Thành tựu ở công cuộc đổi mới nước ta đạt được những năm gần đây đã chứng tỏ hướng đẩy mạnh " Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước" là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
====000====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
CỔ PHẦN HÓA MỘT BỘ PHẬN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thái Hoàng
Mã sinh viên: 1212210055
Lớp: Anh 4, Khối 2 Quản trị kinh doanh, Khóa 51 Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Ngọc Lan
HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I Một số vấn đề lý luận chung về Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước 2
1 Khái niệm Cổ phần hoá 2
1.1 Phân biệt cổ phần hoá và tư nhân hoá 2
1.2 Công ty Cổ phần 2
2 Sự cần thiết phải Cổ phần hoá 1 bộ phận Doanh nghiệp Nhà nước 3
2.1 Cổ phần hoá là xu hướng chung ở nhiều nước 3
2.2 Xuất phát từ thực trạng hoạt động kém hiệu quả ở doanh nghiệp Nhà nước 4
2.3 Xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò chủ đạo ở kinh tế Nhà nước 5
2.4 Cổ phần hoá là sự lựa chọn ở các doanh nghiệp Nhà nước 5
a Chế độ Cổ phần hoá là sản phẩm tất yếu ở xã hội hoá sản xuất kinh tế thị trường 5
b Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng chế độ Cổ phần hoá sẽ có lợi cho giải phóng và sản xuất 5
II Thực trạng Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 6
1 Tiến trình Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta 6
2 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế sau 10 năm Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 7
2.1 Thành Tựu 7
2.2 Hạn chế 8
2.3 Nguyên nhân của hạn chế 9
III Phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới 10
1 Phương hướng 10
2 Giải pháp 11
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 14
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong tiến trình chuyển đổi kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường, sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu đã trở thành đòi hỏi tất yếu
và ngày càng phổ biến trong toàn xã hội Thực tế cho thấy rằng bên cạnh hình thức sở hữu Nhà nước, thì các hình thức sở hữu khác (tư nhân hay hỗn hợp) nếu được tạo điều kiện tồn tại thuận lợi, cũng phát huy vai trò tích cực trong đời sống kinh tế Dựa trên cơ sở này các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam với tư cách là nòng cốt chủ chốt
ở nền kinh tế, đã tìm ra giải pháp thích hợp là Cổ phần hoá Thành tựu ở công cuộc
đổi mới nước ta đạt được những năm gần đây đã chứng tỏ hướng đẩy mạnh " Cổ
phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước" là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp
với quy luật phát triển kinh tế.
Trang 4I MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm cổ phần hoá
1.1 Phân biệt Cổ phần hoá và tư nhân hoá
Khi xem xét vấn đề Cổ phần hoá, trước hết cần phân biệt Cổ phần hoá và tư nhân hoá, đó là hai khái niệm riêng rẽ
Tư nhân hoá theo nghĩa rộng (định nghĩa của Liên Hợp Quốc) "là sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường"
Theo nghĩa hẹp tư nhân hoá là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ Nhà nước sang tư nhân đồng thời chuyển các lĩnh vực kinh doanh sản xuất từ Nhà nước độc quyền sang cho tư nhân đảm nhiệm theo nguyên tắc thị trường (cung cầu, chiến tranh….) Như vậy mặc nhiên Cổ phần hoá chỉ là một trong nhiều cách để tư nhân hoá một phần tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hoá là một khái niệm hẹp hơn
tư nhân hoá
Vậy về hình thức: Cổ phần hoá là việc Nhà nước bán một phần và toàn bộ giá trị cổ phần hoá của mình trong các xí nghiệp cho các đối tượng tổ chức và tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho các bộ quản lý, công xưởng của xí nghiệp bằng đấu giá công khai và thông qua thị trường chứng khoán để thành công ty TNHH và công ty cổ phần
Về thực chất: Cổ phần hoá là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, của hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty
cổ phần, với nhiều chủ sở hữu để tạo mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường, đầu tư, yêu cầu của nền kinh doanh hiện đại
1.2 Công ty cổ phần
Sau khi Cổ phần hoá, các doanh nghiệp sẽ trở thành các công ty cổ phần Đó là một loại doanh nghiệp trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn (tức là số cổ phần) của mình góp vào doanh nghiệp
Trang 5Công ty cổ phần có đặc điểm:
Về mặt pháp lý: Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần Các cổ đông trong công ty chỉ có TNHH đối với phần vốn góp của mình Nhờ đặc điểm này
mà công ty là một hình thức pháp lý đầy đủ, thuận lợi để kinh doanh
2 Sự cần thiết phải Cổ phần hoá một bộ phận Doanh nghiệp Nhà nước
2.1 Cổ phần hoá là xu hướng chung ở nhiều nước
Trong những năm 1980, quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước đã trở thành hiện tượng kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới Chỉ tính từ năm 1984 - 1991, trên thế giới đã có 250 tỷ USD tài sản Nhà nước đem bán và chỉ tính riêng 1991 đã chiếm 50
tỷ USD Làn sóng Cổ phần hoá được khởi đầu từ Vương quốc Anh cuối những năm
1970 với hàng chục xí nghiệp quốc doanh được Cổ phần hoá, đến 1991 Nhà nước thu được 34 tỷ bảng Sau đó quá trình này đã lần lượt chuyển ra ở tất cả các nước công nghiệp phát triển với nhiều hình thức phong phú trong đó Cổ phần hoá được lựa chọn nhiều nhất và trở thành hiện tượng phổ biến Sau đó các nước đang phát triển cũng gia nhập vào xu hướng Cổ phần hoá này
Trung Quốc cũng là một quốc gia đi từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Trung Quốc cũng đã chọn giải pháp Cổ phần hoá Nhờ đó Trung Quốc đã và đang thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, phát triển kinh tế vững mạnh và hiện đại
Việc Doanh nghiệp Nhà nước nước ta Cổ phần hoá chứng tỏ đang hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới và Cổ phần hoá là một đòi hỏi khách quan khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và vẫn theo con đường xã hội chủ nghĩa
2.2 Xuất phát từ thực trạng hoạt động kém hiệu quả của Doanh nghiệp Nhà nước
Các Doanh nghiệp Nhà nước đựơc hình thành trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài hàng chục năm, trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó tất cả hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của Nhà
Trang 6nước Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì cả một khu vực kinh tế Nhà nước đồ
sộ, cồng kềnh bộc lộ tất cả những yếu kém về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chấp vá, không đồng bộ và xơ cứng trong việc thích ứng với cơ chế mới
Các Doanh nghiệp Nhà nước từ lâu đã không được đặt trong môi trường cạnh tranh, do đó chậm đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm Chế độ bao cấp bù lỗ tràn lan làm cho hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp Nhà nước chỉ là giả tạo, sản xuất không tính chi phí, như hiện tượng lãi giả, lỗ thật lại hết sức phổ biến Có thể kể ra một số dữ liệu: trong số 12.084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4.584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, chiếm trên 30% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước Trong đó quốc doanh trung ương có 501 cơ sở thua lỗ = 29,6% số cơ sở do trung ương quản lý, quốc doanh địa phương có 4.083 cơ sở thua lỗ = 39,9% số đơn vị
do địa phương quản lý và với việc bù giá, bù lương, bù chênh lệch ngoại thương và hàng loạt khoản bao cấp chuyển Nhà nước khác cho các doanh nghiệp Nhà nước làm cho gánh nặng tài chính và khoản vay nợ chuyển Nhà nước ngày càng nặng nề trầm trọng, trong khoảng 85-90 tỷ lệ thiếu hụt ngân sách là trên 30%
Tổ chức bộ máy trong các doanh nghiệp Nhà nước không phù hợp do quan niệm về sở hữu trong doanh nghiệp không rõ ràng, không có sự phân biệt đầy đủ quyền sở hữu Nhà nước và quyền kinh doanh
Việc phân phối về tính chất không dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động
mà mang nặng tính bình quân không kích thích người quản lý và công nhân trong các Doanh nghiệp Nhà nước nâng cao hiệu quả công tác và năng suất lao động Ngoài ra đội ngũ cán bộ với kiến thức và trình độ quản lý không phù hợp, thiếu năng động
Như vậy tình trạng kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước làm cho nền kinh tế không thể phát triển được, chế độ quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng Do đó khi ở sang nền kinh tế thị trường, phát triển Nhà nước kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì việc Cổ phần hoá một bộ doanh nghiệp Nhà nước là cần thiết và cấp thiết
Trang 72.3 Xuất phát từ sự thay đổi nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước
Hội nghị Trung ương lần thức VI tháng 3/1989 đã nêu rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không phải có mặt với tỷ trọng lớn ở tất cả mọi ngành mà chỉ chiếm giữa những vị trí then chốt trong nền kinh tế Giải pháp được đặt ra để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đưa ra là: tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước trong những lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện tốt chủ trương Cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn
2.4 Cổ phần hoá là sự lựa chọn tốt nhất của các Doanh nghiệp
a Chế độ Cổ phần là sản phẩm tất yếu của xã hội hoá sản xuất và của nền kinh
tế thị trường Là một hình thức quyền TS, chế độ cổ phần là biểu hiện hình thức vận hành ở góc độ quan hệ sản xuất của sự xã hội hoá sản xuất, theo cách nói của Mác nó
là "tư bản xã hội", tư bản tự nó vốn dựa trên phương thức sản xuất xã hội và đòi hỏi phải có sự tập trung xã hội về tư liệu sản xuất và sức lao động, ở đây trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội (tư bản của những cá nhân trực tiếp liên hiệp lại với nhau), Mac coi đó là "hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sang phương thức sản xuất tập thể" là "sự phủ định", là hình thức phủ định cao nhất" đối với tư bản tư nhân
b Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng chế độ cổ phần hoá sẽ có lợi cho giải phóng và thuận lợi sản xuất được thể hiện
Phân định ranh giới rành mạch về quan hệ về quyền TS tức là quyền sở hữu cuối cùng Như vậy doanh nghiệp sẽ thực sự là sản xuất kinh doanh
Thể hiện sự thống nhất về vai trò song trùng vừa là người lao động vừa là người sở hữu Khi đó quyền lợi của công nhân sẽ gắn chặt với vận mệnh của công ty
Vì vậy giúp cho công nhân và công ty trở thành một khối vững chắc, đoàn kết
Tách quyền sở hữu ra khỏi quyền kinh tế Nó cho phép chuyên môn hoá các chức năng quản lý, sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của Doanh nghiệp đồng thời tạo cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù
Trang 8Cổ phần hoá giúp cho việc khơi thông nguồn vốn xuyên khu vực kết hợp các yếu tố sản xuất xuyên khu vực vì vậy mà gắn chặt việc xây dựng và mở rộng thị trường vốn
Ngoài ra Cổ phần hoá giúp ích cho việc mở của thị trường và thu hút nguồn vốn nước ngoài
Từ kinh nghiệm của nhiều nước và phân tích trên cho thấy Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là quá trình phát triển tiến lên phù hợp với quy luật của thời đại, có lợi cho việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội hoá hiện đại hoá phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Bởi vậy mà Cổ phần hoá là bộ phận Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta là cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hiện đại
II THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1 Tiến trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta
Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta trải qua một quy trình bốn bước, được quy định theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước -> Công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị Cổ phần hoá Danh mục Doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị
đưa ra Cổ phần hoá được chia làm 2 loại: loại có vốn 3 tỷ đồng Việt Nam, loại có vốn
> 3 tỷ Việt Nam đồng
Các Doanh nghiệp Nhà nước thuộc danh mục này phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Phải là đơn vị hạch toán phụ thuộc tính được giá thành trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và có báo cáo hoạt động kinh doanh sản xuất (ít nhất một năm cuối) phải độc lập tương đối về tài sản, tiền vốn, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và địa điểm làm việc
Phải bảo đảm về điều kiện về vốn pháp định theo ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp chính sau khi đã tách một bộ phạn để Cổ phần hoá
Bước 2: Xây dựng phương án Cổ phần hoá Trong bước này Bộ Tài chính kết
hợp với Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật UBND tỉnh hoặc các Hội đồng Quản trị
Trang 9các tổng công ty hướng dẫn các doanh nghiệp các khâu Ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp pháp; xử lý những vấn đề tài chính vượt quá quyền hạn của doanh nghiệp như nợ khó đòi, tài sản tổn thất thuộc mọi nguyên nhân Bộ Tài chính sẽ ban hành văn bản quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp để Cổ phần hoá
Bước 3: Duyệt và triển khai thực hiện phương án Cổ phần hoá Trong bước
này, kho bạc Nhà nước sẽ bán tờ phiếu in sẵn để Công ty cổ phần phát hành cho cổ đông đủ điều kiện nhận cổ phiếu, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn phát hành
Bước 4: Công ty cổ phần đăng ký kinh doanh với sở kế hoạch và đầu tư cấp
tỉnh và làm lễ ra mắt
2 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế sau 10 năm Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
2.1 Thành tựu
Thực hiện Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước từ 1992, đến nay đã 14 năm, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể
Tính đến năm 1992 đến hết năm 2005 đã Cổ phần hoá được 2900 Doanh nghiệp Nhà nước Đại đa số Doanh nghiệp Cổ phần hoá 87% đều cho rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính được cải thiện đáng kể so với trước đổi khi còn là Doanh nghiệp Nhà nước Các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng, thu nhập người lao động…đều tăng với các số liệu Tính bình quân doanh thu tăng 13,4%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng trên 9,4%/năm, năng suất lao động tăng 18,3%/năm, đầu tư tài sản cố định tăng 18,3%/năm, lương bình quân tăng 11,4%/năm, giá trị tuyệt đối phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần không những được đảm bảo mà còn tăng thêm 46,3%
Việc Cổ phần hoá không những đã thu hút nhiều vốn từ xã hội mà còn tạo điều kiện đổi mới công nghệ, tương đối tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần Sau Cổ phần hoá, tổ chức và điều hành ở công ty cổ phần đã nhận được những tác động tích cực có sự tách biệt rõ chủ doanh nghiệp với Doanh nghiệp, giữa sở hữu và điều hành hoạt động kinh doanh giữa điều hành và kiểm tra kiểm soát Tổ chức của công ty được bố trí hợp lý và tính giản giản hơn Người lao
Trang 10động trở thành cổ đông nền quyền lợi ở họ đối với công ty vừa là người chủ vừa là người lao động Theo số liệu thì > 90% Doanh nghiệp được hỏi đều khẳng định tính tự chủ trong điều hành quản lý, tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, ý thức làm việc của người lao động
2.2 Hạn chế
Bên cạnh nhữn thành tựu đạt được thì việc Cổ phần hoá cũng có những hạn chế
Tốc độ tiến hành Cổ phần hoá hoá còn chậm Tốc độ và quy mô tiến hành Cổ phần hoá không đồng đều giữa các ngành và các địa phương Các mục tiêu Cổ phần hoá chưa đạt được như mong muốn Năm 2003 chỉ đạt 63% kế hoạch Cổ phần hoá, 6 tháng đầu năm 2004 đạt 20% mục tiêu đề ra
Mục tiêu là huy động vốn của toàn xã hội để phát triển Doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư Trong số các Doanh nghiệp đã Cổ phần hoá có khoảng 40%, số Doanh nghiệp không có cổ đông là người ngoài Doanh nghiệp Tính bình quân chỉ có 8% cổ đông ngoài Doanh nghiệp Cán bộ công nhân viên chức ở doanh nghiệp chiếm 54%, Nhà nước chiếm 38%
Thực chất vẫn là Cổ phần hoá khép kín, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược Cổ phần hoá còn mang tính chất chia phần hoá, chưa thay đổi được cơ bản phương thức quản trị, điều hành doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 10% được Cổ phần hoá năm
2003 tới 84% phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hoá đều có quy mô nhỏ
Tình hình Doanh nghiệp sau Cổ phần hoá còn gặp vướng mắc về tư cách pháp nhân trong vấn đề vay vốn, cơ chế quản lý đối với Doanh nghiệp vẫn không thực sự được cải thiện, 2 cơ chế phân phối lợi ích vẫn còn phụ thuộc vào quyết định của công
ty cổ phần, vai trò của Nhà nước và các đoàn thể bị buông lỏng Việc định giá Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn Nhiều Doanh nghiệp sau khi Cổ phần hoá chưa niêm yết cổ phiếu trên các trung tâm giao dịch chứng khoán
2.3 Nguyên nhân và hạn chế