1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Người làm chứng trong tố tụng dân sự việt na

13 370 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Người làm chứng trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học cho mình nhằm nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

MÃ SỐ CN: 6038010

TÊN ĐỀ TÀI:

NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

HỌC VIÊN: NGUYỄN THANH TRÚC

KHOÁ: 21

MSHV: 1421030146

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH – 2016

Trang 3

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

I Tên đề tài:

“Người làm chứng trong tố tụng dân sự Việt Nam”

II Dự kiến đề cương luận văn

1 Lý do chọn đề tài

Đối với hoạt động thu thập chứng cứ nói riêng và quá trình giải quyết vụ việc dân sự, thì lời khai của người làm chứng được xem là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho Tòa án xác định các tình tiết sự kiện cần chứng minh, nhất là đối với những vụ việc dân sự không có hoặc có rất ít vật chứng, tài liệu

Người làm chứng là những người biết các tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc nhưng lại không phải là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc đó nên lời khai của họ thường khách quan, trung thực hơn so với lời khai của đương sự Tuy nhiên, lời khai của người làm chứng cũng chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố chủ quan như: khả năng ghi nhớ, khả năng nhận thức và trình bày, tâm lý, quan điểm về vụ việc, Do đó, pháp luật tố tụng dân sự đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng nhằm bảo vệ người làm chứng đồng thời đảm bảo tính trung thực khách quan trong lời khai của họ

Hiện nay, việc thực hiện các quy định về người làm chứng trong tố tụng dân sự đang gặp phải một số vướng mắt như: Căn cứ để xác định người làm chứng; hình thức lấy lời khai của người làm chứng để đảm bảo giá trị làm chứng cứ của lời khai; chế tài đối với trường hợp người làm chứng vi phạm nghĩa vụ như không tham dự phiên tòa khi được triệu tập, khai báo không trung thực…vẫn chưa được quy định rõ ràng, còn

Trang 4

mang tính hình thức,

Từ những yêu cầu của thực tiễn có thể thấy việc nghiên cứu tìm hiểu để nhận thức đúng và đầy đủ lý luận về người làm chứng cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật

về người làm chứng trong tố tụng dân sự là hết sức cần thiết Tuy nhiên cho đến hiện nay, chỉ có một số công trình nghiên cứu đề cập đến người làm chứng nhưng chỉ dừng lại ở gốc độ phân tích, bình luận văn bản quy phạm pháp luật, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ về người làm chứng trong tố tụng dân sự Chính vì vậy, tác giả

quyết định chọn đề tài “Người làm chứng trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm luận

văn thạc sĩ luật học cho mình nhằm nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về người làm chứng trong pháp luật tố tụng dân sự trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình khoa học liên quan đến Đề tài “Người làm chứng trong tố tụng dân sự Việt Nam” như:

Hà Thị Mai Hiên, Trần Văn Biên (2012), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân

sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011,

NXB Tư pháp, Hà Nội: Các tác giả bình luận quy định về người làm chứng trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 như khái niệm, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, lấy lời khai của người làm chứng Do phạm vi nghiên cứu của công trình này là khá rộng và phân tích bình luận rất nhiều vấn đề cơ bản được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự nên không thể phân tích sâu về người làm chứng cũng như nêu các thực trạng áp dụng pháp luật

Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (Chủ biên) (2012), Bình

Trang 5

luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, NXB Lao động Xã hội, Tp.Hồ Chí Minh:

Công trình này, các tác giả nghiên cứu khá đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân

sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, trong đó, tại phần người tham gia tố tụng trong

tố tụng dân sự và thu thập chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự có phân tích, bình luận về khái niệm người làm chứng, lấy lời khai của người làm chứng, nêu được một số bất cập về việc bảo vệ người làm chứng nhưng chưa chỉ ra được các bất cập khác liên quan đến người làm chứng cũng như những kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luât về người làm chứng trong tố tụng dân sự

Về luận văn thạc sĩ, cho đến hiện nay chưa có luận văn nào viết về đề tài “Người

làm chứng trong tố tụng dân sự Việt Nam”, có một số luận văn có đề tài liên quan như:

Hà Thái Thơ (2013), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP.HCM: Tại phần về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự, tác giả có nêu và phân tích quy định pháp luật về lấy lời khai người làm chứng, đối chất giữa đương sự và người làm chứng Tuy nhiên, do đây là luận văn về hoạt động thu thập chứng cứ nên các nội dung có liên quan đến người làm chứng chủ yếu được nêu dưới góc độ trình tự và thủ tục phục vụ cho chủ

đề chính của luận văn, chưa thể phân tích sâu, toàn diện về người làm chứng trong tố tụng dân sự, chưa có so sánh với pháp luật các nước khác; Nguyễn Thị Kiều Oanh

(2004), Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam và Thụy Điển, Luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Luật TPHCM - Đại học Lund Luận văn có đề cập đến người làm chứng tại phần về khái niệm chứng cứ, phân loại chứng cứ Tuy nhiên, do luận văn nghiên cứu về hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự nên chỉ dừng lại ở việc nêu những nội dung liên quan đến phạm vi đề tài, chưa thể phân tích sâu các khía cạnh khác

về người làm chứng trong tố tụng dân sự, nhất là góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật

Trang 6

Ngoài ra, còn có một số bài báo đăng trên tạp chí khoa học có đề cập đến người

làm chứng như: Tưởng Duy Lượng (2007), “Những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định người tham gia tố tụng dân sự và kiến nghị”, Tạp chí Kiểm sát, (13), trg

33-36: Bài viết nêu thực tiễn áp dụng các quy định về người tham gia tố tụng dân sự, tại mục 7 của bài viết nêu về cơ chế xử lý của người làm chứng không trung thực, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Do bài viết đề cập đến nhiều nội dung khác về người tham gia tố tụng dân sự nên về người làm chứng tác giả chỉ mới dừng lại

ở việc nêu bất cập và đề xuất chỉnh sửa luật, ban hành nghị định hướng dẫn nhưng chưa nêu cụ thể chỉnh sửa như thế nào, lý giải vì sao nên chỉnh sửa theo hướng đó

Các công trình nghiên cứu nêu trên là những tài liệu tham khảo quý giá, chứa nhiều thông tin và có giá trị khoa học về lý luận lẫn thực tiễn giúp cho tác giả có thể định hướng và phục vụ việc nghiên cứu đề tài của mình Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu khá rộng nên chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về người làm chứng trong tố tụng dân sự Từ thực tiễn

tình hình nghiên cứu nêu trên, việc chọn lựa nghiên cứu về “Người làm chứng trong

tố tụng dân sự Việt Nam” là phù hợp và cần thiết.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với mục đích nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về người làm chứng trong tố tụng dân sự Việt Nam

Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về người làm chứng trong tố tụng dân sự so sánh với các quy định của một số nước khác, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật qua thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có sự tham gia của người làm chứng Từ đó, tác giả sẽ chỉ ra những hạn chế của pháp luật thực

Trang 7

định, kiến nghị những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về người làm chứng trong tố tụng dân sự

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu 4.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và một số văn bản khác có liên quan về người làm chứng trong tố tụng dân

sự, các vấn đề về người làm chứng trong các lĩnh vực khác như giao dịch dân sự, thi hành án dân sự sẽ không được tác giả phân tích trong luận văn này Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về người làm chứng trong giải quyết

vụ việc dân sự thông qua thực tiễn xét xử tại toà án; tìm hiểu các quy định của các nước khác về người làm chứng trong tố tụng dân sự, so sánh với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, đánh giá luật, phương pháp bình luận án, phương pháp so sánh luật

Phương pháp phân tích, đánh giá luật được sử dụng ở hầu hết các phần của luận văn và tập trung nhất ở chương 1 - Những vấn đề cơ bản về người làm chứng trong tố tụng dân sự Luận văn sẽ phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về người làm chứng, tổng hợp các ý kiến, các quan điểm của các tác giả về người làm chứng, đồng thời đưa ra nhận định riêng

Phương pháp so sánh luật được sử dụng ở một số nội dung trong Chương 1 và Chương 2 của luận văn, đặc biệt là phần lý giải cho những nội dung kiến nghị Bên

Trang 8

cạnh đó, luận văn cũng có sử dụng phương pháp bình luận án tại chương 2 để làm rõ thực trạng pháp luật, từ đó tổng hợp để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện vấn đề đang nghiên cứu

5 Các vấn đề dự kiến cần giải quyết

Luận văn được thiết kế gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Trong đó phần nội dung gồm hai chương như sau:

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1 Khái niệm và đặc điểm của người làm chứng trong tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm người làm chứng trong tố tụng dân sự

1.1.2 Đặc điểm của người làm chứng trong tố tụng dân sự

1.2 Lược sử quy định của pháp luật Việt Nam về người làm chứng trong tố tụng dân sự 1.3 Căn cứ xác định người làm chứng

1.4 Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng

1.5 Lấy lời khai của người làm chứng

1.6 Chế tài áp dụng đối với người làm chứng vi phạm nghĩa vụ

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Trang 9

2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật

2.1.1 Về căn cứ xác định người làm chứng

2.1.2 Về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng

2.1.3 Về thủ tục lấy lời khai của người làm chứng

2.1.4 Chế tài áp dụng đối với người làm chứng vi phạm nghĩa vụ 2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về người làm chứng

2.2.1 Về căn cứ xác định người làm chứng

2.2.2 Về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng

2.2.3 Về thủ tục lấy lời khai của người làm chứng

2.2.4 Chế tài áp dụng đối với người làm chứng vi phạm nghĩa vụ

6 Tài liệu tham khảo

Văn bản pháp luật

1 Hiến pháp 2013;

2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;

3 Bộ luật dân sự năm 2005;

4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011;

5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

6 Bộ luật dân sự năm 2015;

7 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp

8 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga

Trang 10

9 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự;

10 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự;

11 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn Quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự;

12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989;

13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994;

14 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996;

Giáo trình, sách tham khảo

1 Nguyễn Công Bình (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội;

2 Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (2012), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, NXB Lao động Xã hội, Hồ Chí

Minh;

3 Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng

Trang 11

dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB Tư pháp, Hà Nội;

4 Bùi Thị Thanh Hằng (2014), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;

5 Nguyễn Đức Mai (Chủ biên) (2012), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân

sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

6 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức;

7 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam,

NXB Công an nhân dân

Luận văn

1 Nguyễn Thị Kiều Oanh (2004), Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam và Thụy Điển, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP HCM

-Đại học Lund;

2 Nguyễn Thị Hồng Thanh (2009), Thu thập chứng cứ trong giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án lý luận và thực tiễn tại TP Hồ Chí Minh, Luận văn

thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP HCM

3 Hà Thái Thơ (2013), Hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP HCM.

Tạp chí, bài viết

1 Nguyễn Việt Cường (2005), Người tham gia tố tụng dân sự, Tạp chí Tòa án

nhân dân, (08), tr.14-20;

Trang 12

2 Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Văn Tiến (2010) Người tham gia tố tụng trong thủ tục giải quyết việc dân sự từ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp

chí Nghề luật, (05), tr.19-21, 59;

3 Tưởng Duy Lượng (2007), “Những khó khăn, vướng mắc trong việc xác định người tham gia tố tụng dân sự và kiến nghị”, Tạp chí Kiểm sát, (13), tr

33-36;

4 Đinh Văn Quế (2003), Một số vấn đề về quyền và nghiã vụ của người tham gia tố tụng , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (30), tr.51-57;

5 Thanh Sơn (2000), Về vấn đề xác định những người tham gia tố tụng và tư cách của họ trong vụ án dân sự , Tạp chí Tòa án nhân dân, (02), tr.17-18;

III Dự kiến kế hoạch thực hiện

- Giai đoạn 1 (Từ tháng 01/2015 – tháng 02/2016): thu thập và nghiên cứu tài liệu;

- Giai đoạn 2 (Từ tháng 03 – tháng 8/2016): viết luận văn

+ Tháng 3, 4: viết chương 1;

+ Tháng 5, 6: viết chương 2;

+ Tháng 7, 8: chỉnh sửa

và hoàn tất luận văn

Ngày 14 tháng 01 năm 2016

Học viên

Nuyễn Thanh Trúc

Ngày đăng: 16/09/2017, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w