Trần Hồng Ca 4 SVTH: Lê Trung Đại CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người làm chứng 1.1.1 Khái niệm
Trang 1GVHD: ThS Trần Hồng Ca 1 SVTH: Lê Trung Đại
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay cùng với việc đẩy mạnh hội nhập phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thì yêu cầu đặt ra cần xây dựng một xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, trong đó có hoạt động tư pháp nói chung, cũng như các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định Hiện nay, chính sách pháp luật về tố tụng hình sự được quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia tiến hành tố tụng
Pháp luật tố tụng hình sự từng bước hoàn thiện hơn các quy định đối với hoạt động lấy lời khai người làm chứng và sự bảo đảm của nhà nước về tính khách quan, trung thực trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tra giải quyết vụ án hình sự; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm
Tình hình tội phạm trong những năm trở lại đây ngày càng gia tăng, với những hình thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội trước cơ quan điều tra, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân Xuất phát từ tình hình trên yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng điều tra phá án xử lý đúng người, đúng tội, bên cạnh đó là
sự phối hợp của các ngành có liên quan và quan trọng hơn nữa là tinh thần tố giác tội phạm, kịp thời cung cấp những thông tin thật sự có giá trị cho cơ quan điều tra để tiến hành xác minh làm rõ sự thật của các vụ án đã xảy ra trên địa bàn, để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu trên thì người làm chứng cũng có vai trò quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật của vụ án đã xảy ra
Trong tố tụng hình sự thì hoạt động lấy lời khai người làm chứng là một hoạt động rất quan trọng, bởi người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng
sự, do lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ để giải quyết
vụ án, nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động khó khăn và phức tạp trong quá trình điều tra vụ án Hoạt động lấy lời khai người làm chứng phải được tiến hành theo đúng
Trang 2GVHD: ThS Trần Hồng Ca 2 SVTH: Lê Trung Đại
quy định của pháp luật, đảm bảo bí mật về chuyên môn nghiệp vụ của cơ được giao nhiệm vụ lấy lời khai người làm chứng
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng được tiến hành đối với người làm chứng, nhằm mục đích thu thập thông, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án để phục vụ cho công tác điều tra giải quyết vụ án, hoạt động này được tiến hành trong giai đoạn đầu điều vụ án để xác định đối tượng gây án và làm rõ những tình tiết có liên quan đến vụ án
Việc nghiên cứu hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn và có những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động lấy lời khai người làm chứng là hoàn toàn cần thiết
Xuất phát từ thực tế, do đó tôi đã chọn đề tài “Lấy lời khai người làm chứng trong tố tụng hình sự”, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống
tội phạm, nhất là công tác điều tra khám phá làm rõ sự thật của vụ án
2 Phạm vi nghiên cứu
Phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về hoạt động lấy lời khai người làm chứng trên cơ sở lý luận
Phân tích thực trạng trong công tác lấy lời khai người làm chứng trên cơ sở thực
tiễn của cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc quy định trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, từ đó tìm ra những bất cập và đề ra các giải pháp
để nâng cao chất lượng trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, góp phần vào công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm đạt được nhiều kết quả hơn trong thời gian
tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm, hoạt động lấy khai người làm chứng, luận văn được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp cơ
Trang 3GVHD: ThS Trần Hồng Ca 3 SVTH: Lê Trung Đại
bản khác: phương pháp phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, bình luận, so sánh, đối chiếu
Trang 4GVHD: ThS Trần Hồng Ca 4 SVTH: Lê Trung Đại
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người làm chứng
1.1.1 Khái niệm người làm chứng
Theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì người làm
chứng là “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được
triệu tập đến làm chứng” Như vậy, theo quy định của pháp luật ta có thể hiểu: người
làm chứng là người nào biết được thông tin có liên quan đến vụ án có thể là trực tiếp
hoặc gián tiếp (trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hay được người khác kể lại), không nhất
thiết là thông tin mà họ biết ít hay nhiều, có chính xác hay không chính xác đều có thể
được triệu tập đến để làm chứng
Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì quy định người làm chứng là
“Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và
được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng” Như vậy,
người làm chứng là người biết được tình tiết có liên quan đến nguồn tin về tội phạm
hoặc thông tin về vụ án mà bằng cách nào đó họ có thể biết được đều được triệu tập
đến để làm chứng
Theo trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ pháp luật thì: "Người làm chứng là
người tham gia tố tụng Người nào biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án
đều có thể được triệu tập đến làm chứng Người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu
tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; có nghĩa vụ khai trung thực tất cả
những tình tiết mà mình biết về vụ án ” Như vậy, người làm chứng là người biết
được nội dung có liên quan đến vụ án đều có thể được cơ quan điều tra triệu tập đến để
lấy lời khai, có mặt theo giấy triệu tập và có nghĩa vụ phải khai báo trung thực những
gì mà mình biết
Người làm chứng là người biết được các tình tiết về vụ án và được cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập ra làm chứng, người làm chứng có nghĩa vụ
trình bày tất cả sự việc mà họ biết về vụ án như: thời gian, địa điểm xảy ra vụ án; đối
tượng là ai, hung khí gây án là gì…đồng thời cung cấp các thông tin có liên quan đến
vụ án cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Trang 5GVHD: ThS Trần Hồng Ca 5 SVTH: Lê Trung Đại
Trong thực tiễn vẫn có trường hợp một số người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án nhưng vẫn không được triệu tập đến để làm chứng là do cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy là không cần thiết Trường hợp có nhiều người biết các thông tin liên quan đến vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải có sự lựa chọn Những người biết được nhiều tin tức quan trọng, biết được các tình tiết một cách sâu sắc, chính xác, đầy đủ; những người có khả năng mô tả lại một cách tốt nhất những hiểu biết của họ mà cơ quan điều tra đang cần; những người có thiện chí, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ người làm chứng thường được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn Việc lựa chọn triệu tập ai là người làm chứng sẽ làm giảm được khối lượng công việc, tránh tình trạng lan man trong thu thập chứng cứ
Từ những phân tích trên có thể hiểu khái niệm về người làm chứng như sau: Người làm chứng là người biết được tình tiết liên quan đến vụ án, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để trình bày những sự việc mà họ biết trong vụ
án
1.1.2 Đặc điểm người làm chứng
Người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng họ là cá nhân, họ không có quyền lực Nhà nước tham gia vào hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, họ phải có khả năng nhận thức được các tình tiết của vụ án và có khả năng khai báo những gì họ biết một cách đúng đắn Để được ra làm chứng thì cá nhân phải được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập và những cá nhân không được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập thì không được ra làm chứng, được quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người sau đây không được ra làm chứng: người bào chữa của người bị buộc tội; người
do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn Người làm chứng là người biết được những tình mà mình biết có liên quan đến việc giải quyết vụ án, họ có thể nhìn thấy trực tiếp diễn biến sự việc của
vụ án, đối tượng gây án là ai, phương tiện, công cụ gây án … cũng có thể họ nghe người khác kể lại những tình tiết, nội dung có liên quan đến vụ án hay đối tượng trong
vụ án
Khi tham gia vào tố tụng hình sự người làm chứng là chủ thể không có sự quan tâm pháp lý về kết cục của vụ án Lý do tham gia của người làm chứng trong tố tụng
Trang 6GVHD: ThS Trần Hồng Ca 6 SVTH: Lê Trung Đại
hình sự không phải vì lợi ích liên quan đến vụ án hay là lợi ích của bị can, bị cáo, người bị hại, của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, mà vì lợi ích chung của xã hội, nhưng họ khai báo một cách trung thực, với mục đích giúp cơ quan cơ điều tra làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, người làm chứng không được bất cứ quyền lợi về mặt vật chất nào từ việc làm chứng Sự tham gia của họ góp phần vào việc chứng minh làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án và người làm chứng có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Trong thực tiễn, khi một vụ án xảy ra và trong giai đoạn điều tra của cơ quan điều tra thì có đại đa số quần chúng nhân dân luôn sẵn sàng cộng tác với cơ quan điều tra, qua đó cung cấp những thông tin hết sức quan trọng và có ích cho việc giải quyết
vụ án với mục đích là làm rõ sự thật vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng người đúng tội Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người làm chứng từ chối, lẩn tránh việc ra làm chứng, không hợp tác với cơ quan điều tra, khai báo một cách gian dối, có tâm lý
là e ngại khi được yêu cầu ra làm chứng; cũng có trường hợp họ chấp nhận ra làm chứng nhưng là bị ép buộc từ đó khai báo không đúng sự thật, không đầy đủ làm sai lệch nội dung của vụ án và gây khó khăn cho công tác điều tra
Người làm chứng là người là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ
án, nguồn tin về tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng để cung cấp những thông tin, tài liệu để nhanh chóng điều tra giải quyết vụ án, cho nên họ có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức kho , danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng; được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật Trong một số vụ án có trường hợp đã xảy ra là các đối tượng hay người thân của đối tượng có hành vi đe dọa, trả thù hoặc gây tâm lý hoang mang cho những người biết được sự thật của vụ án, do đó họ không dám ra làm chứng sợ ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, nhất là trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều nhóm tội phạm mang tính chất côn đồ, tội phạm có tổ chức luôn có vũ khí “nóng” sẵn sàng đâm, chém người làm chứng hoặc đe dọa thân nhân người làm chứng Xuất phát từ những hành vi côn đồ và sự đe dọa đến tính mạng của đối tượng đối với người biết rõ sự việc của vụ án, khi những người này được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập thì họ tìm cách trốn tránh không đến hoặc đến nhưng họ khai báo không đúng như
Trang 7GVHD: ThS Trần Hồng Ca 7 SVTH: Lê Trung Đại
những gì họ biết hay nhìn thấy, làm sai lệch nội dung của vụ án và gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra Dó đó họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ quyền lợi cho họ
Người làm chứng được Cơ quan cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến để tiến hành lấy lời khai, khi đó người làm chứng có nghĩa vụ của phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nếu cố tình vắng mặt
mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc nguồn tin về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử thì họ có thể bị dẫn giải Khi được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến thì người làm chứng phải trình bày trung thực, đầy đủ, chính xác những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải thích cho người làm chứng biết mà từ chối không khai báo hoặc khai báo gian dối hoặc cố tình bịa đặt, cung cấp những tài liệu giả mạo, gian dối làm không đúng sự thật sẽ vi phạm vào Điều 382 tội cung cấp cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015
1.2.3 Vai trò của người làm chứng
Người làm chứng tham gia trực tiếp vào hoạt động tố tụng trình bày cho Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về những tình tiết, thông tin mà mình biết có liên quan đến vụ án, nguồn tin về tội phạm, để làm sáng tỏ những tình tiết cần thiết trong quá trình điều tra, chứng minh tội phạm Người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng thường có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự bởi lời khai của họ là một trong những nguồn chứng cứ và cung cấp nguồn chứng cứ cho cơ quan điều tra trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
Một vụ án hình sự bao giờ cũng để lại dấu vết và những dấu vết đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, nhằm xác định có hay không có hành vi phạm tội Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào các dấu vết đã thu thập được để khởi tố, truy tố, xét xử một người có hành vi phạm tội Những dấu vết đó được gọi là chứng cứ Theo quy định khoản Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì lời khai của người làm chứng được xác định là một trong nguồn chứng cứ góp phần xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần
Trang 8GVHD: ThS Trần Hồng Ca 8 SVTH: Lê Trung Đại
thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án Thông qua việc xác định nguồn gốc lời khai của người làm chứng mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách hợp pháp, từ đó xác định sự thật của
vụ án, người làm chứng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc chứng minh làm sáng tỏ vụ án Thêm vào đó người làm chứng tham gia với tư cách là người vì lợi ích chung, lợi ích xã hội, không có bất kỳ lợi ích
cá nhân với mong muốn làm sáng tỏ vụ án
1.2 Khái niệm, đặc điểm và mục đích lấy lời khai người làm chứng
1.2.1 Khái niệm về lấy lời khai người làm chứng
Người làm chứng là người biết được tình tiết liên quan đến vụ án, được cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh,
làm rõ trong vụ án
Khi vụ án xảy ra, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ thực hiện nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động lấy lời khai nhằm thu thập thông tin, chứng cứ, bằng hình thức Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốt tụng sẽ tiến hành hỏi một người nào đó
về một vấn đề có liên quan đến vụ án và người được lấy lời khai sẽ trả lời các câu hỏi
mà Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốt tụng đưa ra, nhằm làm rõ tình tiết của vụ án,
để thu thập thêm thông tin và tài liệu về vụ án từ đó điều tra làm rõ sự thật của vụ án
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng là hoạt động của cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra thực hiện bằng cách trực tiếp gặp và hỏi người biết những thông tin
về các tình tiết của vụ án hình sự hoặc về người thực hiện hành vi phạm tội để thu thập những thông tin cần thiết cho việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự và phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng hỗ trợ cho cơ quan điều tra làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án; về lời khai của người làm chứng là lời trình bày
về những tình tiết về vụ án, mối quan hệ nhân thân giữa họ với những người tham gia
tố tụng khác, bằng cách nào mà họ biết được tình tiết của vụ án và trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra đưa ra
Vậy, về lấy lời khai người làm chứng ta có thể hiểu như sau: Lấy lời khai người làm chứng là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện biện pháp điều tra nhằm thu thập lời khai của người làm chứng về những tình tiết có liên
Trang 9GVHD: ThS Trần Hồng Ca 9 SVTH: Lê Trung Đại
quan đến vụ án đang điều tra, những chứng cứ phạm phạm tội để làm rõ thủ phạm vụ
án, kiểm tra và sử dụng các chứng cứ, tin tức, tài liệu khác để giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
1.2.2 Đặc điểm về lấy lời khai người làm chứng
Lấy lời khai người làm chứng là một trong những biện pháp điều tra, mang tính cưỡng chế bắt buộc và chủ thể có quyền tiến hành lấy lời khai người làm chứng là Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được trao quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động điều tra tố tụng hình sự Hoạt động lấy lời khai người làm chứng, nhằm mục đích thu thập thông tin về những tình tiết có liên quan đến vụ án, nguồn tin về tội phạm, chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra và xử lý vụ án Người làm chứng có trách nhiệm khai báo những nội dung có liên quan đến vụ án một cách chính xác, đúng sự thật cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ cho công tác điều tra và nhanh chóng làm rõ sự thật của vụ án
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành lấy lời khai người làm chứng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định, bằng cách đặt câu hỏi, khi đó người làm chứng có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi mà chủ thể tiến hành lấy lời khai đưa ra, trước khi chủ thể tiến hành lấy lời khai đặt câu hỏi phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng biết và được ghi vào biên bản, lời khai của người làm chứng được chủ thể tiến hành lấy lời khai lập biên bản ghi lời khai theo mẫu quy định của Bộ công an, sau khi biên bản ghi lời khai được lập xong phải đọc lại cho người làm chứng nghe hoặc người làm chứng tự đọc và xác nhận nội dung lời khai
trong biên bản là đúng và cùng chủ thể tiến hành lấy lời khai ký tên vào biên bản
1.2.3 Mục đích của việc lấy lời khai người làm chứng
Việc lấy lời khai người làm chứng nhằm mục đích tìm chứng cứ, thu thập các thông tin về vụ án để chứng minh sự thật của vụ án mà pháp luật quy định Việc chứng minh sự thật vụ án mới đủ căn cứ để kết luận cá nhân hoặc pháp nhân nào đó có phạm tội hay không phạm tội, trong một vụ án đã xảy ra, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm Chính vì l đó, việc chứng minh sự thật
vụ án không những là mục đích cuối cùng của việc điều tra vụ án hình sự nói chung và
Trang 10GVHD: ThS Trần Hồng Ca 10 SVTH: Lê Trung Đại
hoạt động lấy lời khai người chứng nói riêng mà còn là yêu cầu của pháp luật đối với giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Ngoài ra trong quá trình lấy khai người làm chứng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì có thể phát hiện thêm một số tình tiết mới có liên quan đến vụ án đang điều tra, giúp cho cơ quan điều tranh nhanh chóng tìm ra thủ phạm để kịp thời giải quyết vụ án, tránh gây dư luận trong quần chúng nhân dân Có những vụ án xảy ra trong quá khứ, công tác điều tra lại diễn ra ở thời điểm hiện tại thì hoạt động lấy lời khai người làm chứng sẽ làm sáng tỏ thêm một số nội dung của vụ án, từ đó mới có sở pháp lý để chứng minh sự thật của vụ án
Thực tế đã có một số vụ án đã xảy ra thì các đối tượng đã dùng mọi thủ đoạn để đánh lạc hướng của cơ quan điều tra như: xáo trộn hiện trường của vụ án, xóa các dấu vết mà đối tượng để lại hiện trường, tạo hiện trường giả…gây khó khăn cho việc điều tra vụ án của cơ quan điều tra Chính vì thế cần thiết tiến hành lấy lời khai người làm chứng nhằm thu thập chứng cứ, xác định đối tượng, để chứng minh sự thật khách quan của vụ án
1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng 1.3.1 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tố tụng hình sự Trong đó nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bao trùm nhất, không chỉ định hướng cho hoạt động tố tụng hình
sự mà còn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự
Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này Có nghĩa là không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định Trong quá trình tố tụng hình
sự thì phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, tuân thủ triệt để nguyên tắc này và bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, việc tuân thủ triệt để các thủ tục trong tố tụng hình sự có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trong hoạt động lấy lời khai
Trang 11GVHD: ThS Trần Hồng Ca 11 SVTH: Lê Trung Đại
người làm chứng cũng vậy không được phân biệt thành phần chính trị xã hội, dân tộc, tôn giáo…mọi công dân đủ các điều kiện về thể chất lẫn tinh thần và là người biết được tình tiết của vụ án thì điều có thể được Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành lấy lời khai và được thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự, việc áp dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, sẽ đảm bảo được lời khai của người làm chứng khách quan, đầy đủ và chính xác, giúp cho quá trình điều tra giải quyết vụ án được nhanh chóng
Bên cạnh đó, khi Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng điều tra vụ án hình
sự cần phải tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra và được quy định rất chặt chẽ
tại Điều 19 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là “Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định
vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án”
Theo đó, Chủ thể tiến hành lấy lời khai phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc lấy lời khai, có thái độ làm việc phải thận trọng, khách quan, nhưng phải được tiến hành một cách nhanh chóng, đảm bảo không thay đổi, chỉnh sửa, không thêm bớt hay làm sai lệch nội dung, những tình tiết trong lời khai người làm chứng theo ý muốn của chủ thể tiến hành lấy lời khai, phải đảm bảo tính toàn diện, nguyên vẹn và đầy đủ các tình tiết mà người làm chứng khai
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng là một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động điều tra tố tụng hình sự, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều tra làm rõ sự thật của vụ án Vì thế, việc đảm nguyên tắc tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, nhanh chóng, toàn diện và đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong việc lấy lời khai người làm chứng, từ đó góp phần cho việc lấy lời khai một cách chính xác không bị sai lệch nội dung và không làm ảnh hưởng đến quá trình đều tra vụ án Bên cạnh đó, sẽ hoàn thiện hơn về mặt chứng cứ, một cách đầy đủ, chính xác giúp cho vụ
án được giải quyết một cách nhanh chóng và làm sáng tỏ sự thật của vụ án
Việc áp dụng nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và nguyên tấc tuân thủ pháp luật trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng có một số ý nghĩa: Giúp
Trang 12GVHD: ThS Trần Hồng Ca 12 SVTH: Lê Trung Đại
cho việc lấy lời khai người làm chứng được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, tránh xự tràn lan trong việc lấy lời khai, trách nhiệm của chủ thể được giao nhiệm vụ lấy lời khai, phải tôn trọng sự thật, được tiến hành khách quan, nhưng phải toàn diện và đầy đủ Ngoài ra, còn bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, giúp cho quá trình lấy lời khai được tiến hành một cách khách quan Đảm bảo cho quá trình lấy lời khai được thực hiện đúng theo quy định của háp luật
1.3.2 Nguyên tắc xác định sự thật vụ án, xem trọng chứng cứ, nhƣng phải đƣợc kiểm tra, xác minh đảm bảo tính khách quan
Hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự là giai đoạn đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự nhằm xác định sự thật của vụ án Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn đối với những người bị oan, sai mà còn ảnh hưởng lớn tới tâm lý của tất cả mọi người, tạo cho người dân yên tâm, tin tưởng hơn nữa vào chính sách pháp luật của Nhà nước ta Giữa chủ thể tiến hành lấy lời khai và người người làm chứng có tư tưởng và vị thế xã hội hoàn toàn khác nhau, cho nên rất dễ xảy
ra xung đột về tư tưởng và có thể dẫn đến việc lấy lời khai không đảm bảo khách quan Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc xác định sự thật của vụ án, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
có nghĩa là trách nhiệm của họ phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ
Việc lấy lời khai người làm chứng là quan trọng, do lời khi của làm chứng phản ánh nội dung của vụ án, là nguồn chứng cứ để xác định sự thật của vụ án Lời khai của người làm chứng là nguồn chứng cứ để xác định một phần hoặc toàn bộ sự thật của vụ
án, về đối tượng phạm tội Khi đó chủ thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng phải hết sức thận trọng và xem trọng lời khai của người làm chứng, tuy nhiên không vì vậy
mà tin tưởng tuyệt đối vào lời khai của người làm chứng, nhưng phải được kiểm tra, nhằm đảm bảo tính khách quan Nếu lời khai của người làm chứng đúng sự thật, thì được xem là một nguồn chứng cứ và có giá trị pháp lý quan trọng, ngược lại thì dẫn đến việc làm sai lệch nội dung của vụ án gây tác hại nghiêm trọng Do đó, chủ thể sau khi lấy lời khai cần tiến hành kiểm tra, xác minh lời khai người làm chứng, như vậy mới đảm bảo tính khách quan, rõ ràng và phù hợp với tình tiết của vụ án đã xảy ra, trên cơ sở các thông tin, tài liệu đã thu thập được Cho nên, chủ thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng phải tuân thủ nguyên tắc này
Trang 13GVHD: ThS Trần Hồng Ca 13 SVTH: Lê Trung Đại
Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho chủ thể tiến hành lấy lời khai khắc phục được lối làm việc cẩu thả, qua loa, dễ tin vào lời khai của người chứng, qua đó đảm bảo được quá trình lấy lời khai người làm chứng thu thập được những chứng cứ quan trọng, giúp cho quá trình điều tra vụ án được nhanh chóng, xác được sự thật của
vụ án
1.3.3 Nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh sự và nhân phẩm
Nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về sức kho , danh dự và nhân phẩm được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013
“ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức kho , danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”
Theo quy định tại Điều 10 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về thân thể Như vậy, trong hoạt động tố tụng hình sự Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ nguyên tắc này nhằm bảo vệ các quyền của công dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện tốt nhất các quyền mà mình có khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, ngăn ngừa vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể từ phía Cơ quan có thẩm quyên tiến hành
tố tụng Về quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm được quy định tại Điều 11 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có nghĩa là trong hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo hộ tính mạng, sức kho , danh dự, nhân phẩm của cá nhân, đồng thời pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức kho , danh dự, nhân phẩm của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự Mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức kho , danh
dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, của bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác đều bị xử lý theo pháp luật
Hoạt động lấy lời khai người làm chứng là việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gặp trực tiếp người làm chứng và được người làm chứng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc nguồn tin về tội phạm để làm sáng tỏ sự thật của vụ án một cách khách quan, nhanh chóng, bởi lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ giúp Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác
Trang 14GVHD: ThS Trần Hồng Ca 14 SVTH: Lê Trung Đại
định một phần hoặc toàn bộ sự thật về vụ án Do đó, khi Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành lấy lời khai người làm chứng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho người làm chứng, khi đó người làm chứng mới có tâm lý an tâm, tuyệt đối tin tưởng vào pháp luật mà trình bày một cách trung thực những gì mà mình biết cho cơ quan có thẩm quyền Nếu Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không tuân thủ và tôn trong nguyên tắc này trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng thì sẽ dẫn đến việc bức cung, ép buộc người làm chứng khai theo ý muốn của cơ quan điều tra thậm chí bị xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của người làm chứng, từ đó người làm chứng
sẽ khai báo không đúng sự thật dẫn đến việc oan sai và ảnh đến tâm lý của những người làm chứng khác
Việc áp dụng nguyên tắc này vào hoạt động lấy lời khai người làm chứng sẽ giúp cho quá trình lấy lời khai người làm chứng đảm bảo được tính khách quan, ngăn ngừa hành vi bức cung, nhục hình đối với người làm chứng; người làm chứng sẽ trình bày những sự việc mà mình biết một cách trung thực và tự nguyện, tránh đến việc oan sai
1.4 Lược sử quy định của pháp luật về lấy lời khai người làm chứng
1.4.1 Giai đoạn 1988 đến năm 2003
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta
và được Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp lần thứ 3, ngày 28 tháng 6 năm 1989
và được sửa đổi, bổ sung 03 lần vào tháng 6/1990, tháng 12/1992 và tháng 6/2000, có tác động tích cực đến hoạt động điều tra nói chung và hoạt động lấy lời khai người làm chứng nói riêng trong giai đoạn này
Lần đầu tiên trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định người làm chứng
là người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến
để làm chứng và việc triệu tập người làm chứng được quy định tại Điều 109, giấy triệu tập người làm chứng có thể thể gửi trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú, làm việc, trong mọi trường hợp việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận, trường hợp người làm chứng chưa đủ 16 tuổi thì giấy triệu tập được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 chưa quy định cụ thể về chủ thể lấy lời người làm chứng, về thời gian lấy lời khai người làm chứng không được lấy lời
Trang 15GVHD: ThS Trần Hồng Ca 15 SVTH: Lê Trung Đại
khai vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi lý do vào biên bản Về địa điểm lấy lời khai người làm chứng được quy định cụ thể tại Điều 110 việc lấy lời khai người làm chứng có thể tiến hành tại nơi điều tra hoặc chỗ ở của người đó
Trước khi lấy khai người làm chứng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ khi ra làm chứng, việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng phải được ghi vào biên bản Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể yêu cầu người làm chứng kể lại hoặc viết
ra giấy những gì họ biết về nội dung của vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi cho người làm chứng trả lời Bên cạnh đó, lời khai của người làm chứng sẽ không được dùng làm chứng cứ nếu họ không nói được lý do vì sao họ biết được những tình tình tiết của vụ
án mà họ vừa mới trình bày Trong Bộ luật này cũng quy định việc lấy lời khai người làm chứng dưới 16 tuổi phải có người đại diện hợp pháp của họ Kết thúc việc lấy lời khai người làm chứng phải được ghi vào biên bản lấy lời khai
Qua gần 15 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự đã phát huy nhiều tích cực và mang lại hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và góp phần quan trọng vào quá trình bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong giai đoạn đất nước đang đổi mới
Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới, trong đó việc lấy lời khai người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới như:
Người làm chứng là người biết được tình tiết về vụ án đều có thể được triệu tập đến để làm chứng, việc này sẽ gây mất thời gian điều tra vụ án
Việc lấy lời khai được tiến hành tại nơi điều tra vụ án hoặc chỗ ở, sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người làm chứng, nếu người làm chứng ở xa sẽ gây khó khăn cho việc đi lại cũng như gây mất nhiều thời gian cho việc điều tra vụ án, đôi lúc việc lấy lời khai người chứng tại nơi ở sẽ không khách quan, thiếu tính chính xác
Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là yêu cầu khách quan và tất yếu Sau một thời gian nghiên cứu Viện kiểm sát nhân dân tối cao thay mặt
Trang 16GVHD: ThS Trần Hồng Ca 16 SVTH: Lê Trung Đại
Ban soạn thảo văn đã trình văn bản dự thảo Bộ luật tố hình sự sửa đổi lên Quốc hội tại
kỳ họp lần thứ 3 của Quốc hội khóa XI năm 2003 để thảo luận ý kiến Đến tháng 11/2003 tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XI toàn văn Bộ luật tố tụng hình sự và theo Nghị quyết số 24/2003/QH11 thì Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2004
1.4.2 Giai đoạn 2003 đến nay
Trong giai đoạn này đất nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế Chính vì vậy sau hơn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đã góp phần quan trong trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa
Bên cạnh đó, cũng giáo dục mọi người ý thức tham gia bảo vệ pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo tình hình an ninh, trật tự của đất nước, đảm bảo các trình tự thủ tục thố tụng đúng theo quy định của pháp luật và thực hiện một cách thuận lợi, giúp cho người dân được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ trong tham gia hoạt động tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có quy định cụ thể Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng được quy định tại Điều 35 và
37 và đây là điểm mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 Điều 131, quy định về thời gian hỏi cung bị can, trong đó quy định không thể hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, việc lấy lời khai người làm chứng cũng áp dụng tương tự như thời gian để hỏi cung bị can Về địa điểm lấy lời khai người làm chứng được quy định giống như Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 nhưng được bổ sung thêm có thể lấy lời khai người làm chứng tại nơi làm việc của người đó quy định tại Điều 135 Khi triệu tập người làm chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập và giấy triệu phai được viết theo mẫu, giấy triệu tập người làm chứng được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan,
tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc của họ được quy định cụ thể tại Điều 133
Việc lấy lời khai người làm chứng được quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về cơ bản không có gì khác so với Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988, chỉ bổ sung trong trường hợp cần thiết, kiểm sát viên có thể lấy lời khai người
Trang 17GVHD: ThS Trần Hồng Ca 17 SVTH: Lê Trung Đại
làm chứng Việc kết thúc lấy lời khai người làm chứng bằng biên bản ghi lời khai người làm chứng được quy định tại Điều 136
Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập, tuy có nhiều mặt tích cực, bên cạnh đó
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng còn nhiều hạn chế, đều đó cũng làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của con người, tính răn đe, giáo dục trong công tác phòng, chống tội phạm và tính nghiêm minh của pháp luật, để phù hợp với điều kiện thực tiễn yêu cầu đặt ra là phải có những thay đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự
Trước tình hình thực tiễn như vậy để đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã được ban hành đặt ra nhiều yêu cầu mới quan trọng Với những yêu cầu này đòi hỏi phải được thể chế hóa trong Bộ luật tố tụng hình sự mới Sau một thời gian nghiên cứu và thảo luận, tại
kỳ họp lần thứ 10 của Quốc hội khóa XIII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được thông qua
Về thời gian lấy lời khai người làm chứng không có gì thay đổi so với Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003, nghĩ là thời gian lấy lời khai người làm chứng không được tiến hành vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phai được ghi vào biên bản Về địa điểm lất lời khai người làm chứng được quy định thêm tại Điều
186 việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi học tập cảu người đó, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng tham gia tó tụng Bổ sung thêm quy định khi triệu tập người làm chứng Điều tra viên phải giấy triệu tập, trong
đó, giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc, không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan, phải có mặt theo giấy triệu tập; về việc giao giấy triệu tập cho người làm chứng đã được bổ sung thêm là việc giao giấy triệu tập có thể giao đến nơi người đó học tập, chính quyền xã, thị trấn nơi người làm chứng
cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp được quy định tại khoản 3 Điều 1985 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Về trách nhiệm của cán bộ điều tra trong việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng trước khi lấy lời khai họ cũng được bổ sung, được quy định cụ thể về các trường hợp kiểm sát viên lấy lời khai người làm chứng, đó là trường hợp xét thấy
Trang 18GVHD: ThS Trần Hồng Ca 18 SVTH: Lê Trung Đại
việc lấy lời khai của điều tra viên không khách quan, ngoài ra việc lấy lời khai người
làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có tiếng
Trang 19GVHD: ThS Trần Hồng Ca 19 SVTH: Lê Trung Đại
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1 Chủ thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng
2.1.1 Điều tra viên
Theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Điều tra viên là chủ thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng Để trở thành Điều tra viên thì họ phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa1
và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về Điều tra viên được quy định trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015
“Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự”
được quy định tại Điều 45 của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 Họ là chủ thể được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự và không được làm những điều mà người Điều tra viên không được làm, Điều tra viên là người tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra trong tố tụng hình sự, do đó họ được phép lấy lời khai người làm chứng, để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc lấy lời khai và họ được đào tạo về trình độ và chuyên môn nghiệp vụ theo đúng quy định, bên cạnh đó họ còn phải có kinh nghiệm về lấy lời khai để họ áp dụng vào thực tế cho phù hợp
Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định cụ thể tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 trong đó có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 186 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc trước lấy lời khai người làm chứng, trong mọi trường hợp Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để họ nắm và biết được quyền và nghĩa vụ có họ khi tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, cho họ biết được các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng phải được ghi vào
1
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015
Trang 20GVHD: ThS Trần Hồng Ca 20 SVTH: Lê Trung Đại
biên bản Từ những quy định trên cho thấy, Điều tra viên có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng theo quy định của pháp luật
Điều tra viên lấy lời khai người làm chứng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình
sự, điều tra viên triệu tập người làm chứng đến để lấy lời khai để thu thập chứng cứ, nắm thêm các nguồn tin về vụ án như đối tượng gây án, hướng chạy trốn của đối tượng, hung khí gây án và những tình tiết khác về vụ án để khởi tố vụ án Đến giai đoạn điều tra vụ án, Điều tra viên tiếp tục tiến hành triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, để làm sáng tỏ thêm một số tình tiết có liên quan đến vụ án, khẳng định lại lời khai ban đầu của họ và chứng minh xem họ có khai đúng sự thật vụ án một cách trung thực, khách quan và chính xác hay không
Khi tiến hành lấy lời khai người làm chứng Điều tra viên phải nghiên cứu hồ sơ
vụ án, xác định được mục đích lấy lời khai, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án xong, phải lập kế hoạch lấy lời khai, có kế hoạch Điều tra viên mới có sự chủ động, nắm chắc được những nội dung cần phải làm và cần lựa chọn hình thức triệu tập người làm chứng hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập tiếp xúc tâm lý giữa Điều tra viên và người làm chứng, đồng thời Điều tra viên cũng là người lựa chọn thời gian
và địa điểm lấy lời khai người làm chứng một cách phù hợp
2.2.2 Kiểm sát viên
Theo quy định tại khoản 5 Điều 186 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
“Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này”
Để trở thành Kiểm sát viên thì họ phải là công dân Việt Nam trung thành với
Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa2
và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về Kiểm sát viên được quy định trong Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014
2 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014
Trang 21GVHD: ThS Trần Hồng Ca 21 SVTH: Lê Trung Đại
Theo quy định tại Điều 74 của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” Theo đó ta có thể hiểu Kiểm
sát viên kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự Về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định cụ thể tại Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Từ những quy định trên cho thấy, Kiểm viên có quyền triệu tập và lấy lời khai người làm chứng theo quy định của pháp luật
Trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng Kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên Trong trường hợp Kiểm sát viên thấy việc lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên không khách quan, không đầy đủ chứng cứ, không trung thực hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng, để làm rõ thêm những nội dung mà cho rằng không khách quan hay thiếu chính xác về vụ án Việc Kiểm sát viên tiến hành lấy lại lời khai người làm chứng là thật sự cần thiết do tình tiết khách quan của vụ án và những yêu cầu trong việc giám sát hoạt động điều tra, đảm bảo việc tiến hành tố tụng hình sự được đúng theo quy định của pháp luật
Trường hợp Kiểm sát viên xét thấy việc lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên không khách quan là việc Kiểm sát viên nhận thấy trong quá trình lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên không trung thực, khi đó lời khai của người làm chứng sẽ không chính xác, không đúng với sự thật của vụ án thì Kiểm sát viên sẽ tiến hành lấy lời khai người làm chứng lại, để đảm bảo tính khách quan và trung thực trong việc lấy lời khai người làm chứng
Trường hợp Kiểm sát viên xét thấy việc lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên có vi phạm pháp luật, có nghĩa là Kiểm sát viên nhận thấy trong quá trình lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn
và tiến hành lấy lời khai người làm chứng không đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định hoặc Điều tra viên có hành vi bức cung, nhục hình đối với người chứng, buộc người làm chứng phải khai theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, thì
Trang 22GVHD: ThS Trần Hồng Ca 22 SVTH: Lê Trung Đại
Kiểm sát viên sẽ tiến hành lấy lời khai người làm chứng lại nhằm đảm bảo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định
Trường hợp Kiểm sát viên xét thấy việc lấy lời khai người làm chứng của Điều
tra viên và dùng lời khai của người làm chứng dùng để xét cần làm rõ chứng cứ, tài
liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, là việc Kiểm sát viên nhận thấy trong quá trình lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên không trung thực, vi phạm pháp luật trong việc lấy lời khai, lời khai của người làm chứng không đủ căn cứ để làm rõ những chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, thì Kiểm sát viên sẽ tiến hành lấy lời khai người làm chứng lại, để làm rõ chứng
cứ, tài liệu cho việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng
Trường hợp Kiểm sát viên xét thấy việc lấy lời khai người làm chứng của Điều
tra viên để quyết định việc truy tố, là việc Kiểm sát viên nhận thấy trong quá trình lấy
lời khai người làm chứng của Điều tra viên không khách quan, vi phạm pháp luật hoặc lời khai của người làm chứng không đủ chứng cứ để quyết định truy tố, thì Kiểm sát viên sẽ tiến hành lấy lời khai người làm chứng lại, để đưa ra đầy đủ chứng cứ để quyết định truy tố
2.2.3 Chủ thể khác
Ngoài hai chủ thể trên, thì tại Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn
quy định cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Theo quy định khoản 1 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát
biển, Kiểm ngư khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền; đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền
Từ những quy định trên cho thấy cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra các cơ quan Bộ