- Địa điểm xây dựng trang trại, ao nuôi ba ba phải yên tĩnh, có nguồn nước sạch quanh năm.
Hình 5-28: Nguồn nước tốt
- Không có các nguồn nước thải đổ vào, nhất là nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp và nước thải bệnh viện.
- Chất đất không có nhiều chất hữu cơ, không xì phèn và phải giữ được nước, tốt nhất là đất thịt pha cát.
- Phải có hệ thống mương cấp nước và thoát nước độc lập.
- Nên sử dụng một diện tích nhất định để chứa các chất thải sau mỗi chu kỳ nuôi, ngăn chặn các mầm bệnh lan truyền ra xung quanh.
- Trong trại nuôi ba ba, ao nuôi chiếm 60-70% diện tích trại, ao chứa chiếm từ 15-20% diện tích và ao xử lý nước thải chiếm 10-15% diện tích.
- Do ba ba sống cả ở trên cạn, dưới nước vì vậy khi xây dựng ao nuôi phải chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi và tắm nắng cho ba ba.
Hình 5-30: Chỗ nghỉ của ba ba 2. Tẩy trùng cho ao nuôi
* Mục đích: + Diệt địch hại.
+ Diệt sinh vật gây bệnh cho ba ba như vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào và các loài ký sinh trùng.
+ Cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng, giảm chất độc tích tụ ở đáy ao.
+ Đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao. * Tẩy ao:
Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng thường dùng 7-10 kg/100 m2 đáy.
Lượng vôi cần dùng (kg) = S x M/100 Trong đó S: diện tích ao nuôi
M: lượng vôi bón cho 100 m2
ao.
Ví dụ: Một ao có diện tích 300 m2, khi cải tạo bón vôi với lượng 7 kg/ 100 m2 ao. Tính lượng vôi cần dùng?
Lượng vôi cần dùng = 300 x 7/100 = 21 (kg) + Bước 2: Bón vôi
Vôi bột vãi đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo cán gỗ múc rải khắp đáy ao.
Hình 5-31: Bón vôi bột tẩy trùng ao trước khi nuôi
+ Bước 3: Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần.
+ Nếu đáy ao xì phèn thì phải rửa chua 3-5 lần, sau đó bón vôi khắp đáy ao và phơi khô.
Vôi nung dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng, có hiệu quả kinh tế cao. Bảng 5-5: Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao
Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha
> 6 1.000- 1.500 500- 1.000
5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000
4 - 5 5.000-8.000 2.500-4.000
< 3 12.000- 14.000 8.000- 10.000
3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh
Ba ba chuyển từ vùng này qua vùng khác phải tiến hành kiểm dịch và xử lý nghiêm túc khi kiểm tra có bệnh.
* Khử trùng cơ thể ba ba trước khi thả
- Ba ba giống trước khi thả vào ao cần được tắm sát trùng cơ thể bằng một trong các loại sau:
+ Muối ăn NaCl 3- 4%, thời gian 15-20 phút
+ Thuốc tím: nồng độ 3 - 5 g/m3 nước trong thời gian từ 20- 30 phút. + CuSO4.5H2O (phèn xanh) 2-5 g/m3 nước thời gian 20-30 phút. - Cách tắm như sau:
+ Bước 1: Xác định thể tích nước dùng để tắm:
Căn cứ vào số lượng ba ba, lượng nước trong chậu chỉ cần ngập đến lưng để ba ba có thể hít thở không khí bình thường.
+ Bước 2: Tính lượng thuốc cần dùng
+ Bước 3: Pha thuốc vào nước, đảm bảo thuốc tan hết
+ Bước 4: Thực hiện tắm cho ba ba theo thời gian quy định của từng loại thuốc.
Hình 5-33: Tắm cho ba ba bằng nước muối * Khử trùng thức ăn và nơi động vật thuỷ sản đến ăn:
- Thức ăn là động vật tươi sống nên rửa sạch và dùng thức ăn còn tươi, tốt nhất là nấu chín.
- Vớt bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn và thường xuyên khử trùng địa điểm cho ăn.
Thường xuyên dùng vôi nung hoặc dùng TCCA treo 2-3 túi xung quanh chỗ cho ăn để tẩy trùng. Liều lượng 2-4 kg vôi nung/ túi; 10-20g TCCA/ túi .
* Khử trùng dụng cụ:
- Dụng cụ của nghề nuôi ba ba nên dùng riêng biệt từng ao hoặc sau khi sử dụng xong phải khử trùng mới dùng cho ao khác.
- Khử trùng bằng cách ngâm vào dung dịch CaO(Cl2) nồng độ 200 g/m3 nước ít nhất trong 1 giờ và rửa sạch mới dùng.
4. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi
- Trong quá trình nuôi ba ba nên thường xuyên bón vôi 2-4 lần/tháng với liều lượng 1-2 kg/100m3 nước.
+ Bước 1: Xác định thể tích nước trong ao V (m3) = S x H
Trong đó:
H: Độ sâu mực nước trung bình của ao (m)
Ví dụ: Một ao nuôi ba ba có diện tích 200 m2, độ sâu mực nước trung bình là 1,5m. Hãy xác định thể tích nước của ao?
Thể tích nước của ao nuôi ba ba nói trên là: 200 x 1,5 = 300 (m3) + Bước 2: Tính lượng vôi cần bón
Lượng vôi cần bón (kg) = V x M/100 Trong đó:
V: Thể tích nước trong ao (m3) M: Lượng vôi bón cho 100 m3 nước
Ví dụ: Một ao có thể tích là 300 m3 nước, bón vôi định kỳ với liều lượng 2 kg/100 m3 nước. Hãy tính lượng vôi cần bón?
Lượng vôi cần bón là: 300 x 2/100 = 6 kg
+ Bước 3: Hòa tan vôi vào nước, lượng nước đảm bảo đủ để vôi tan hết và té được khắp mặt ao.
+ Bước 4: Té đều khắp mặt ao, nên bón vào sáng sớm hoặc chiều mát. - Định kỳ 15 ngày phun thuốc tím hoặc BKC vào ao, đặc biệt vào thời điểm giao thời giữa mùa xuân và mùa hè, giữa mùa thu và mùa đông có nhiệt độ nước thấp từ 15-22 0
C kéo dài.
+ Liều lượng thuốc: thuốc tím (KMnO4) nồng độ 2-5g/m3 nước; Benzalkonium Chloride (BKC) nồng độ từ 0,1-0,5 g/m3 nước.
+ Bước 1: Xác định thể tích nước có trong ao + Bước 2: Tính lượng thuốc cần dùng
+ Bước 3: Cân thuốc
Sử dụng đúng nguồn điện ổn định.
Đặt cân ở vị trí tránh gió, luồng máy lạnh, gần cửa ra vào. Cắm điện cho cân ổn định tối thiểu 15 phút.
Mở cân bằng cách nhấn phím ON/OFF/OT, chờ cho cân hiển thị 0.0000g.
Đặt vật mẫu lên chính giữa đĩa cân và đọc kết quả. Khi cân ở trạng thái 0.0000g, đặt bì lên dĩa cân rồi nhấn
ON/OFF/OT. Cân tự động trừ bì và hiển thị 0.0000g. Đặt mẩu vào bì và cân bình thường.
Lưu ý: khi lấy bì ra khỏi đĩa cân, nhớ nhấn phím ON/OFF/OT để cân về vị trí 0.0000g trước khi tắt cân.
+ Bước 4: Hòa tan thuốc vào nước, lượng nước đảm bảo hòa tan hết thuốc và đủ để phun khắp ao, bể
Hình 5-34: Hòa thuốc tím + Bước 5: Thực hiện té đều khắp ao
Hình 5-35: Té thuốc tím vào môi trường 5. Tăng sức đề kháng cho ba ba
- Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không nhiễm bệnh.
- Không để ba ba cắn nhau. - Mật độ thả nuôi thích hợp:
+ Đứng về góc độ phòng bệnh cho ba ba, nếu trong cùng một ao nuôi mật độ thưa thuận lợi cho phòng bệnh hơn với mật độ dày.
+ Trong các ao nuôi ba ba mật độ bao nhiêu căn cứ vào mức độ đầu tư, và việc chăm sóc, quản lý; thường nuôi với mật độ 1-2 con/m2.
Nuôi mật độ quá dày, ba ba sống chật chội, ba ba bị bệnh có điều kiện thuận lợi để lây lan cho ba ba khoẻ, ba ba sinh trưởng chậm, gầy yếu, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh và gây ra chết hàng loạt.
- Nuôi luân canh các động vật thuỷ sản:
+ Một ao nuôi ba ba nhiều vụ, dưới đáy ao sẽ tích luỹ nhiều chất thải gây ô nhiễm, xuất hiện sinh vật bám đơn bào.
+ Sau chu kỳ nuôi ba ba chúng ta nuôi các loài cá ăn thức ăn là động vật, thực vật phù du và sinh vật bám (mè, trôi, rô phi..), cá ăn các sinh vật bám, kích thích sinh vật phù du phát triển sẽ lọc sạch dần môi trường nước.
- Cho ba ba ăn theo phương pháp “4 định”:
+ Định chất lượng thức ăn: thức ăn dùng cho ba ba ăn phải tươi, sạch sẽ; không bị mốc, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể ba ba.
+ Định số lượng thức ăn: tính theo khối lượng ba ba có trong ao.
+ Định vị trí để cho ăn: cần tập cho ba ba có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định, tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý của cơ thể ba ba.
+ Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho ba ba ăn 2 lần vào lúc mát của buổi sáng và buổi chiều.
- Thường xuyên chăm sóc quản lý:
+ Hàng ngày nên có chế độ thăm ao theo dõi hoạt động của ba ba để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay không cho bệnh phát triển và kéo dài.
+ Cần quan sát biến đổi chất nước, bổ sung nguồn nước mới đảm bảo chất lượng nước và hạn chế các chất độc.
+ Để tạo môi trường ba ba sống sạch sẽ cần vớt bỏ xác ba ba chết, các thức ăn thừa; tiêu độc nơi ba ba đến ăn để hạn chế sinh vật gây bệnh và lây truyền bệnh.
- Thao tác đánh bắt, vận chuyển nên nhẹ nhàng, tránh sây sát cho ba ba. - Nên chọn mua ba ba giống ở những địa chỉ tin cậy.
- Ba ba bố mẹ trong quá trình sinh sản không được cận huyết, khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh.
6. Dùng thuốc phòng ngừa trước mùa phát sinh bệnh
Hầu hết các bệnh của ba ba phát triển mạnh trong các mùa vụ nhất định, thường mạnh nhất vào mùa xuân đầu hè, mùa thu đối với miền Bắc, mùa mưa đối với miền Nam do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế được tổn thất.
+ Có thể treo túi vôi, TCCA xung quanh nơi cho ăn hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh.
+ Sau khi treo túi thuốc cần theo dõi, nếu không thấy ba ba đến ăn chứng tỏ nồng độ quá cao cần giảm xuống hoặc bớt túi thuốc.
- Dùng thuốc phòng bệnh: định kỳ 1 tháng cho ăn thuốc phòng bệnh đường ruột từ 1-2 đợt, có thể dùng kháng sinh như tetracylin với liều lượng 100 mg/kg ba ba/ngày mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục.
- Cho ăn vitamin C với liều lượng 20-30 mg/kg ba ba/ngày, cho ăn trong vòng một tháng.
- Cho ba ba ăn KN 04-12 với liều lượng 4 g thuốc/1 kg ba ba/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục để phòng bệnh viêm loét do vi khuẩn.
Chú ý: Phải trộn thuốc vào thức ăn để cho ăn, cách trộn thuốc như sau:
Bước 1: Tính khối lượng ba ba có trong ao. P (kg) = Ptb x N
Trong đó:
+ P: khối lượng ba ba có trong ao (kg).
+ PTB: khối lượng trung bình của 1 con ba ba (kg/con). + N: số lượng ba ba có trong ao (con).
Bước 2: Tính lượng thuốc cần dùng Mthuốc (mg) = P x m
Trong đó: Mthuốc là khối lượng thuốc cần dùng (mg) P: khối lượng ba ba có trong ao (kg)
m: liều lượng thuốc sử dụng (mg/kg ba ba) Bước 3: Trộn thuốc vào thức ăn
Thức ăn nên chọn loại thức ăn là cá mè, giun, nghiền nhỏ sau đó trộn đều thuốc vào thức ăn.
Hình 5-36: Trộn thuốc vào thức ăn
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi: Nêu biện pháp để phòng bệnh cho ba ba? - Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Hãy tính lượng vôi cần bón trong quá trình cải tạo và bón định kỳ vào ao nuôi ba ba có diện tích 300 m2, độ sâu mực nước trung bình là 1,5 m. Biết rằng khi cải tạo ao bón với lượng 10 kg/100m2 và bón định kỳ với lượng 1,5 kg/100m3
nước. Thực hiện bón vôi vào ao nuôi.
+ Bài tập 2: Tính lượng thuốc tím cần dùng để tắm cho ba ba giống trong chậu với thể tích nước là 20l. Biết rằng nồng độ thuốc tím dùng để tắm là 3 g/m3 nước. Thực hiện biện pháp tắm cho ba ba.
C. Ghi nhớ:
- Để phòng bệnh cho ba ba cần hạn chế, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng cho ba ba, không để ba ba cắn nhau.
- Khi tính lượng thuốc hóa chất cần sử dụng phải tính chính xác thể tích nước và dùng đúng liều lượng thuốc.
Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp chẩn đoán và trị bệnh cho ba ba. - Chẩn đoán và trị được bệnh của ba ba.
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Bệnh viêm loét do vi khuẩn (bệnh bã đậu): 1.1. Thu mẫu bệnh 1.1. Thu mẫu bệnh
- Bệnh thường xuất hiện ở những ao, hoặc bể nuôi ba ba có mật độ dày, ít được thay nước, đáy ao bẩn, cát ở đáy thô và sau khi nuôi được 2-3 năm.
- Nguyên nhân sâu xa là do ba ba cắn nhau hoặc do bò leo, vận chuyển, đánh bắt bị sây sát da.
- Thu những con ba ba có biểu hiện bệnh như cơ thể gầy yếu, da có màu không bình thường, hay nổi lên ở tầng mặt ven bờ, hoặc bò lên bờ có những vết loét trên thân.
1.2. Dấu hiệu bệnh lý 1.2.1. Dấu hiệu bên ngoài
- Vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở xung quanh và trên mai, phần bụng, cổ đầu và chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết.
- Các vết loét sâu có thể bị đóng kén bên trong, nếu khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô.
- Bệnh nặng cơ thể ba ba mềm nhũn, hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không tự lật sấp được. Các chân có thể cụt hết móng.
- Ba ba ít ăn hoặc bỏ ăn, sau 1-2 tuần chúng bò lên cạn và chết tới 30- 40%.
- Ở ao nuôi có ba ba bị bệnh nhẹ có thể thấy 1 - 2 con chết rải rác.
- Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa đông và mùa xuân sau khi trú đông, bệnh xuất hiện ở cả ba ba giống lớn, ba ba thịt và ba ba bố mẹ.
Hình 5-37: Vết loét trên mai
Hình 5-39: Ba ba bị bệnh viêm loét ở bụng 1.2.2. Dấu hiệu bên trong
- Dụng cụ giải phẫu ba ba: + Dao giải phẫu
+ Panh + Khay gỗ
- Bước 1: Đặt ba ba trên khay gỗ
- Bước 2: Dùng dùi nhọn cố định 4 chân.
- Bước 3: Dùng dao giải phẫu rạch xung quanh phần đường diềm giữa mai và phần thịt
- Bước 4: Dùng panh lấy mai ra và quan sát: + Phổi ba ba chuyển sang màu đen sẫm.
Hình 5-40: Ba ba có phổi đen, trên gan có đốm đen 1.3. Xác định bệnh
- Quan sát bằng mắt thường các dấu hiệu bệnh lý của ba ba: các vết loét trên mai, cổ, đầu, bụng…
- Quan sát dấu hiệu bên trong: gan, phổi 1.4. Chuẩn bị thuốc
- Nghiền nhỏ Tetracyline sau đó cho ba ba ăn thuốc hoặc bôi trực tiếp vào vết loét; nếu dùng cho ăn:
+ Ngày đầu sử dụng với liều lượng 2 g thuốc/kg thức ăn
+ Ngày thứ 2 đến ngày 5 sử dùng liều lượng 1 g thuốc/kg thức ăn. + Cho ăn trong 3-5 ngày liền.
+ Cho ăn bữa nào thì trộn thuốc vào thức ăn bữa đó.