Bệnh viêm loét do vi khuẩn (bệnh bã đậu):

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun quản lý môi trường và dịch bệnh nghề nuôi ba ba (Trang 45)

1.1. Thu mẫu bệnh

- Bệnh thường xuất hiện ở những ao, hoặc bể nuôi ba ba có mật độ dày, ít được thay nước, đáy ao bẩn, cát ở đáy thô và sau khi nuôi được 2-3 năm.

- Nguyên nhân sâu xa là do ba ba cắn nhau hoặc do bò leo, vận chuyển, đánh bắt bị sây sát da.

- Thu những con ba ba có biểu hiện bệnh như cơ thể gầy yếu, da có màu không bình thường, hay nổi lên ở tầng mặt ven bờ, hoặc bò lên bờ có những vết loét trên thân.

1.2. Dấu hiệu bệnh lý 1.2.1. Dấu hiệu bên ngoài

- Vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở xung quanh và trên mai, phần bụng, cổ đầu và chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết.

- Các vết loét sâu có thể bị đóng kén bên trong, nếu khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô.

- Bệnh nặng cơ thể ba ba mềm nhũn, hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không tự lật sấp được. Các chân có thể cụt hết móng.

- Ba ba ít ăn hoặc bỏ ăn, sau 1-2 tuần chúng bò lên cạn và chết tới 30- 40%.

- Ở ao nuôi có ba ba bị bệnh nhẹ có thể thấy 1 - 2 con chết rải rác.

- Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa đông và mùa xuân sau khi trú đông, bệnh xuất hiện ở cả ba ba giống lớn, ba ba thịt và ba ba bố mẹ.

Hình 5-37: Vết loét trên mai

Hình 5-39: Ba ba bị bệnh viêm loét ở bụng 1.2.2. Dấu hiệu bên trong

- Dụng cụ giải phẫu ba ba: + Dao giải phẫu

+ Panh + Khay gỗ

- Bước 1: Đặt ba ba trên khay gỗ

- Bước 2: Dùng dùi nhọn cố định 4 chân.

- Bước 3: Dùng dao giải phẫu rạch xung quanh phần đường diềm giữa mai và phần thịt

- Bước 4: Dùng panh lấy mai ra và quan sát: + Phổi ba ba chuyển sang màu đen sẫm.

Hình 5-40: Ba ba có phổi đen, trên gan có đốm đen 1.3. Xác định bệnh

- Quan sát bằng mắt thường các dấu hiệu bệnh lý của ba ba: các vết loét trên mai, cổ, đầu, bụng…

- Quan sát dấu hiệu bên trong: gan, phổi 1.4. Chuẩn bị thuốc

- Nghiền nhỏ Tetracyline sau đó cho ba ba ăn thuốc hoặc bôi trực tiếp vào vết loét; nếu dùng cho ăn:

+ Ngày đầu sử dụng với liều lượng 2 g thuốc/kg thức ăn

+ Ngày thứ 2 đến ngày 5 sử dùng liều lượng 1 g thuốc/kg thức ăn. + Cho ăn trong 3-5 ngày liền.

+ Cho ăn bữa nào thì trộn thuốc vào thức ăn bữa đó.

- Có thể dùng Rifamicin trộn với mỡ lợn để bôi trực tiếp vào vết loét. Bôi 5-7 ngày liền, ngày đầu bôi 100 mg/ 1 kg ba ba bệnh, ngày thứ 2-7 bôi 50 mg/kg ba ba bệnh.

1.5. Thực hiện trị bệnh viêm loét do vi khuẩn cho ba ba

Để trị bệnh viêm loét cho ba ba có thể cho ăn thuốc hoặc bôi trực tiếp thuốc vào vết loét.

- Bôi thuốc:

+ Dùng đầu kim, đầu panh cậy vẩy các vết loét.

+ Bóp sạch kén trắng ra, dùng bông cồn lau sạch miệng vết loét

+ Rắc tetracycline vào vết loét, dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi bên ngoài để giữ thuốc bột lại hoặc bôi Rifamicin đã chuẩn bị ở trên vào vết loét.

+ Bôi thuốc xong để ba ba vào chỗ yên tĩnh, tách riêng từng con không cho cắn nhau, tốt nhất là để vào cát ẩm.

+ Nhốt ba ba trên cạn càng lâu càng tốt (có thể tới 2 – 3 ngày liên tục tùy theo sức khỏe của ba ba).

+ Khi thấy miệng vết thương đã khô và co lại thì có thể bắt ba ba thả trở lại ao nuôi.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun quản lý môi trường và dịch bệnh nghề nuôi ba ba (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)