5.1. Thu mẫu bệnh
- Thu những con ba ba có dấu hiệu bệnh như lờ đờ, khó thở, kém ăn. 5.2. Dấu hiệu bệnh lý
5.2.1. Dấu hiệu bên ngoài
- Ba ba mù cả hai mắt, lờ đờ thường là lên bờ nằm im một chỗ, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm, ăn kém rồi bỏ ăn.
- Mắt bị xung huyết, sưng mù, lòng đen bị lõm sâu, có rử mắt che kín. - Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao bị bẩn về mùa nắng hạn.
- Mùa xuân và mùa thu, ít bị bệnh này. 5.2.2. Dấu hiệu bên trong
- Mổ ba ba ra thấy phổi bị đen, có các nốt sần cứng nổi lên trên. 5.3. Xác định bệnh
- Quan sát bằng mắt thường các dấu hiệu bệnh lý bên ngoài.
- Giải phẫu ba ba và quan sát nội tạng, đặc biệt chú ý đến phổi của ba ba. Ba ba bị bệnh phổi bị đen và có các nốt sần.
5.4. Chuẩn bị thuốc
- Trộn một trong các thuốc kháng sinh: Tetracycline, Chlorocid hoặc Sunfamid vào thức ăn; thuốc sử dụng với lượng 0,2 g thuốc/1 kg thức ăn trong ngày đầu tiên, hai ngày sau dùng với lượng 0,1 g thuốc/ 1kg thức ăn; Lượng thuốc đảm bảo đủ dùng 3- 4 ngày.
- Cho ăn bữa nào trộn thuốc vào thức ăn bữa đó. 5.5. Thực hiện trị bệnh sưng phổi, hỏng mắt cho ba ba
- Vào mùa xuất hiện bệnh, cho ba ba ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh trong 3-4 ngày liên tục.
- Không để nước ao bị bẩn; trong ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để chúng tận dụng thức ăn, làm sạch ao.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi: Nêu dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của bệnh viêm loét do vi khuẩn, bệnh nấm thủy mi, bệnh di độc tố mỡ, bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt và bệnh ngộ độc do nước bẩn ở ba ba?
- Bài tập thực hành:
Thu mẫu ba ba bệnh, chẩn đoán và trị bệnh ở mô hình nuôi ba ba tại địa phương.
C. Ghi nhớ:
Để chẩn đoán bệnh cho ba ba cần tiến hành thu mẫu bệnh, sau đó căn cứ vào dấu hiệu bệnh lý bên ngoài và bên trong cơ thể để chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp với từng loại bệnh.
Phụ lục
1. Các loại thuốc thường dùng
Bảng 5-6: Thuốc và kháng sinh dùng cho bệnh truyền nhiễm vi khuẩn ở động vật thuỷ sản
Tên thuốc Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng
Tetracyclin Vi khuẩn gram (-) - Tắm
- Cho ăn
- 20 - 50 g/m3 trong 1 giờ - 100 mg/kg cơ thể
Ôxytetracyline Vi khuẩn gram (-) - Tắm
- Phun vào nước
- 20-50 g/m3 trong 1 giờ - 2 - 5 g/m3
Streptomycine Vi khuẩn gram (-) - Tắm - Tiêm
- 20 - 50 g/m3 trong 1 giờ - 10 mg/kg cơ thể
Erythromycin Vi khuẩn gram (-) - Tắm
- Phun vào nước
- 10 - 30 g/m3 trong 1 giờ - 1 - 3 g/m3
Rifamycin Vi khuẩn gram (-) - Tắm
- Phun vào nước
- 10 - 20 g/m3 trong 1 giờ - 1 - 2 g/m3
Bactrim Vi khuẩn gram (-) - Phun vào nước - 1 - 3 g/m3
Flofenicol Vi khuẩn gram (-) - Cho ăn - 10-20mg/kg cơ thể
Bảng 5-7: Hoá chất diệt vi sinh vật và ký sinh trùng cho ba ba
Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng
Sunphát đồng CuSO4
- Trùng bánh xe, loa kèn, tảo đơn bào, tà quản trùng
- Tắm
- Phun vào nước
- 7-10g/m3, th/g 30 phút - 0,7-1 g/m3
Muối ăn NaCl
- Vi khuẩn, nấm và ký sinh đơn bào nước ngọt
- Tắm - 3-4%, thời gian 10 - 15 phút Thuốc tím KMnO4 - Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ngoại ký sinh - Tắm
- Phun vào nước
- 15-20 g/m3 , th/g 30-60 phút
- 1,5-2 g/m3
Iodine Nhiễm khuẩn ngoại ký
sinh
Phun vào nước 1-3ml (g)/m3(hàm lượng Iodine 10-11%)
Bảng 5-8: Hoá chất khử trùng và cải thiện môi trường nuôi
Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lƣợng Đối tƣợng
nuôi Vôi nung CaO, Ca(OH)2 - Khử trùng - Tăng pH - Tẩy trùng đáy ao nuôi - Bón định kỳ hàng tháng 1- 2 lần - 1000 - 1500 kg/ha -1-2kg/100m3 nước /lần - Ao nuôi động vật thuỷ sản Zoelite Hấp thụ khí độc - Bón định kỳ hàng tháng 1- 2 lần -1-2 kg/100m3 nước /lần - Ao nuôi thâm canh động vật thuỷ sản TCCA (Trichloisocy anuric axit) Khử trùng - Tẩy trùng đáy ao nuôi từ 7 - 10 ngày - Tẩy trùng dụng cụ từ 12-24 giờ - 3-5 g/m3 (>90% Cl) - 30 -50g/m3 - Ao nuôi động vật thuỷ sản - Dụng cụ nuôi động vật thuỷ sản. BKC (Benzalkoniu m Chloride) Khử trùng - Tẩy trùng môi trường - Phòng bệnh ngoại ký sinh 10-20ml/m3 (>80% Cl) 0,5-1,0ml/m3 Ao nuôi động vật thủy sản
2. Hóa chất, kháng sinh cẩm và hạn chế sử dụng
Bảng 5-9: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
TT Tên hoá chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng
1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chóng
Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước vµ lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. 2 Chloramphenicol 3 Chloroform 4 Chlorpromazine 5 Colchicine 6 Dapsone 7 Dimetridazole 8 Metronidazole
9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 10 Ronidazole
11 Green Malachite (Xanh Malachite) 12 Ipronidazole 13 Các Nitroimidazole khác 14 Clenbuterol 15 Diethylstibestrol (DES) 16 Glycopeptides 17 Trichlorfon (Dipterex)
Bảng 5-10: Bổ sung danh mục kháng sinh nhóm Fluoronoquinones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định
số 26/2005/QĐ-BTS ngµy 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
TT Tên hóa chất, kháng sinh Đối tƣợng áp dụng
1 Danofloxacin Thức ăn, thuốc thú
y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến. 2 Difloxacin 3 Enrofloxacin 4 Ciprofloxacin 5 Sarafloxacin 6 Flumequine 7 Norfloxacin 8 Ofloxacin 9 Enoxacin 10 Lomefloxacin 11 Sparfloxacin
Bảng 5-11: Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS
ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản) TT Tên hoá chất, kháng sinh Dư lượng tối đa (ppb)* Mục đích sử dụng Thời gian dừng thuốc trước khi thu
hoạch làm thực phẩm 1 Amoxicillin 50 2 Ampicillin 50 3 Benzylpenicillin 50 4 Cloxacillin 300 5 Dicloxacillin 300
6 Oxacillin 300 Dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y cho đông, thực vật thủy sản và lưỡng cư Cơ sở SXKD phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng thuốc trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn cho phép cho từng đối tượng nuôi và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm 7 Danofloxacin 100 8 Difloxacin 300 9 Enrofloxacin 100 10 Ciprofloxacin 100 11 Oxolinic Acid 100 12 Sarafloxacin 30 13 Flumepuine 600 14 Colistin 150 15 Cypermethrim 50 16 Deltamethrin 10 17 Diflubenzuron 1000 18 Teflubenzuron 500 19 Emamectin 100 20 Erythromycine 200 21 Tilmicosin 50 22 Tylosin 100 23 Florfenicol 1000 34 Lincomycine 100 25 Neomycine 500 26 Paromomycin 500 27 Spectinomycin 300 28 Chlortetracycline 100 29 Oxytetracycline 100 30 Tetracycline 100
31 Sulfonamide (các loại) 100 32 Trimethoprim 50 33 Ormetoprim 50 34 Tricaine methanesulfonate 15-330
* Tính trong động, thực vật dưới nước, lưỡng cư và sản phẩm động, thực vật dưới nước, lưỡng cư
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Mô đun Quản lý môi trường và dịch bệnh là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề của nghề Nuôi ba ba;
- Được giảng dạy sau mô đun Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng và trước mô đun Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm; mô đun Quản lý môi trường và dịch bệnh cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên.
- Mô đun Quản lý môi trường và dịch bệnh là được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành ở ngoài thực địa để học viên có khả năng xác định, xử lý các yếu tố môi tường trong ao nuôi; phòng, chẩn đoán và trị bệnh cho ba ba.
II. Mục tiêu:
- Mô tả được phương pháp xác định, xử lý các yếu tố: độ trong- màu nước, nhiệt độ, pH, chất khí hòa tan và biện pháp phòng, chẩn đoán và trị bệnh;
- Quản lý được môi trường, phòng, chẩn đoán và trị bệnh; - Tuân thủ quy trình kỹ thuật.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại
bài dạy Địa điểm
Thời lƣợng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Bài mở đầu Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ 05-01 Quản lý môi trường Tích hợp Lớp học/ Cơ sở nuôi ba ba 35 5 29 1 MĐ 05-02 Phòng bệnh Tích hợp Lớp học/ Cơ sở nuôi ba ba 16 4 12 MĐ 05-03 Chẩn đoán và trị bệnh Tích hợp Lớp học/ Cơ sở nuôi ba ba 24 6 17 1
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài1: Quản lý môi trường 4.1.1. Bài tập 1:
Xác định độ trong - màu nước, nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan, H2S, NH3
trong ao nuôi ba ba cụ thể. - Nguồn lực:
+ Cơ sở nuôi ba ba: 01 + Máy bơm nước: 03 chiếc + Máy đo pH: 03 chiếc
+ Máy đo ôxy hòa tan: 03 chiếc
+ Bộ kiểm tra nhanh (pH, ôxy, H2S, NH3): 03 bộ + Cốc thủy tinh: 6 chiếc
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 9 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Bản tường trình gồm: Ngày thu mẫu:
Thời gian thu mẫu: Địa điểm thu mẫu: Nhóm thu mẫu: Nhận xét:
+ Nguồn nước: + Đặc điểm ao:
Chỉ tiêu Sáng Chiều Trung bình Ghi chú
Nhiệt độ nước Độ trong Màu nước pH NH3 DO H2S
4.1.2. Bài tập 2:
Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 1, môi trường đó có phù hợp với nuôi ba ba không? Xử lý các yếu tố môi trường đó.
- Nguồn lực:
+ Cơ sở nuôi ba ba: 01 + Vôi: 300 kg
+ Thuốc tím: 3 kg
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 12 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Môi trường sau khi xử lý có các thông số phù hợp với ba ba. 4.2. Bài 2: Phòng bệnh
4.2.1. Bài tập 1:
Hãy tính lượng vôi cần bón trong quá trình cải tạo và bón định kỳ vào ao nuôi ba ba có diện tích 300 m2, độ sâu mực nước trung bình là 1,5 m. Biết rằng khi cải tạo ao bón với lượng 10 kg/100m2 và bón định kỳ với lượng 1,5 kg/100m3 nước. Thực hiện bón vôi vào ao nuôi.
- Nguồn lực:
+ Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc
+ Cân: 01 chiếc + Ao nuôi ba ba: 1 + Vôi: 25 kg
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: bản tường trình: + Lượng vôi bón cải tạo.
+ Lượng vôi bón định kỳ. + Thao tác bón vôi.
4.2.2. Bài tập 2:
Tính lượng thuốc tím cần dùng để tắm cho ba ba giống trong chậu với thể tích nước là 20l. Biết rằng nồng độ thuốc tím dùng để tắm là 3 g/m3 nước. Thực hiện biện pháp tắm cho ba ba.
+ Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc
+ Cân: 01 chiếc + Ao nuôi ba ba: 1 + Thuốc tím: 3 g
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: + Lượng thuốc tím cần dùng. + Thao tác tắm cho ba ba.
4.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh
Bài tập: Thu mẫu ba ba bệnh, chẩn đoán và trị bệnh ở mô hình nuôi ba ba tại địa phương.
- Nguồn lực:
+ Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc
+ Chuyên gia kỹ thuật + Ba ba bị bệnh: 3 con
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. - Thời gian thực hiện: 18 giờ.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: + Thu được ba ba bệnh. + Chẩn đoán được bệnh. + Xử lý được bệnh.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Quản lý môi trƣờng 5.1. Bài 1: Quản lý môi trƣờng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nắm kiến thức về phương pháp xác định các yếu tố môi trường
- Mức độ hiểu biết
- Thực hiện xử lý các yếu tố môi trường
- Quan sát
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nắm kiến thức về biện pháp phòng bệnh cho ba ba.
Mức độ hiểu biết
- Thực hiện biện pháp phòng bệnh: bón vôi vào ao, tắm cho ba ba
Quan sát
5.3. Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nắm kiến thức về các dấu hiệu bệnh lý của ba ba
Mức độ hiểu biết
- Thực hiện chẩn đoán bệnh Căn cứ vào kết quả chẩn đoán - Thực hiện xử lý bệnh Căn cứ vào kết quả xử lý
VI. Tài liệu tham khảo
1. www.vietlinh.com.vn/kythuat/kythuatthuysan.html 2. www.2lua.vn
3. www.baba.com.vn
4. Tạ Thành Cấu, Cẩm nang nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.
5. Ngô Trọng Lư, Nguyễn Kim Độ, Nguyễn Thị Vĩnh, Kỹ thuật nuôi tăng sản ba ba, ếch, lươn, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2001.
6. Lê Văn Thắng & Ngô Chí Phương, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đặc sản, NXB Nông nghiệp, năm 2007.
7 Vụ nghề cá, Tổng kết kỹ thuật nuôi ba ba ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1998.
8. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005.
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy
sản
2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Hữu Loan - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy
sản
4. Các ủy viên:
- Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Ngô Thế Anh, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Thủy sản - Ông Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I
- Ông Đỗ Văn Sơn, Giảng viên Trường Cao đẳng Thủy sản./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Bà Lê Thị Minh Nguyệt - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ