Khí H2S tích tụ dưới nền đáy ao nuôi chủ yếu là do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, đặc biệt trong điều kiện thiếu ôxy.
NH3 trong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy bình thường các protein, xác bã động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ.
5.2. Quản lý hàm lượng H2S trong ao 5.2.1. Tiêu chuẩn H2S
- H2S là khí rất độc, tác động lên cơ thể động vật trước hết chiếm đoạt ôxy trong máu làm con vật chết ngạt, đồng thời tác động lên hệ thần kinh làm con vật bị tê liệt.
- Trong ao nuôi thủy sản nói chung và ao nuôi ba ba nói riêng cần duy trì hàm lượng H2S < 0,0001 mg/l, tốt nhất hàm lượng H2S là bằng 0 mg/l.
5.2.2. Đo H2S
- Dùng bộ xác định nhanh để đo hàm lượng H2S ở trong nước. - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo.
Hình 5-21: Bộ xác định nhanh H2S
Cách sử dụng bộ EVT-Kit để xác định nhanh hàm lượng H2S như sau: - Dụng cụ:
+ Lọ phản ứng: thể tích 100 ml, vạch chia 20 ml và nút lọ.
Hình 5-22: Lọ phản ứng
Hình 5-23: Lọ thuốc thử số 1 + Lọ thuốc thử H2S-2, gồm 60 viên
Hình 5-24: Lọ thuốc thử số 2 + Thuốc thử số 3: giấy chỉ thị H2S
Hình: 5-25: Thuốc thử số 3 + Bảng chuẩn S2-:
Hình 5-26: Bảng chuẩn - Chuẩn bị nút xác định H2S:
+ Bước 1: Dùng panh lấy giấy thử H2S đặt vào nắp của nút lọ phản ứng. + Bước 2: Đậy chặt nắp lọ vào nút lọ phản ứng.
+ Bước 3: Dùng panh lấy một ít bông cho vào ống dẫn khí. - Quy trình xác định H2S:
+ Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra.
+ Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml.
+ Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chuẩn bị ở phần trên.
+ Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chuẩn để tìm hàm lượng tổng S2- trong mẫu.
Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau: Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S2- x Hệ số H2S pH Hệ số H2S pH Hệ số H2S pH Hệ số H2S 5,0 0,99 6,5 0,71 8,0 0,072 5,5 0,97 7,0 0,44 8,5 0,030 6,0 0,89 7,5 0,20 9,0 0,0049
Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), them nước sinh hoạt không chứa S2- vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2-
trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2- so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng.
- Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em.
- Ghi chú:
+ Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác thải.
+ Lấy bông y tế lau khô thìa, nắp lọ và ống dẫn khí, rửa sạch lọ phản ứng. 5.2.3. Xử lý
- Nếu hàm lượng H2S vượt quá giới hạn cho phép cần giảm lượng thức ăn, tăng cường ôxy hòa tan và tiến hành thay nước.
- Sau một chu kỳ nuôi, ao cần được tát cạn, vét bớt bùn đáy, phơi khô. - Ao nuôi đúng quy chuẩn kỹ thuật, không sâu quá.
- Tốt nhất trong quá trình nuôi nên:
+ Luôn duy trì ổn định độ pH và ôxy hoà tan trong ao. + Quản lý tốt thức ăn và hạn chế thức ăn thừa.
+ Khi sử dụng phân bón, nhất là phân hữu cơ nên hoà thành dung dịch tưới khắp mặt ao.
5.3. Quản lý hàm lượng khí ammoniac trong ao (NH3) 5.3.1. Tiêu chuẩn NH3
- Nồng độ NH3 được coi là an toàn cho ao nuôi là 0,13 mg/L.
- Ở hàm lượng dưới mức gây chết NH3 cũng có ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật:
+Ức chế sự sinh trưởng bình thường.
+ Giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng chống bệnh
- Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH3 trong ao nuôi thủy sản là rất cần thiết để nâng cao năng suất nuôi.
5.3.2. Đo NH3
Để xác định hàm lượng các chất khí hòa tan dùng bộ xác định nhanh (Test kit), cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Có thể dùng bộ xác định nhanh của Đức (Sera NH4+ Test Kit - Germany)
Hình 5-27: Bộ xác định nhanh NH3
- Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Bước 2: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- Bước 3: Cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
- Bước 4: Mở nắp, cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
- Bước 5: Cho tiếp 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều.
- Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.
- Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao.
Bảng 5-4: Mối quan hệ giữa NH4+ và độ pH Giá trị NH4+ sau khi so màu Độ pH Giá trị NH3 thực tế 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm Bảo quản:
Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Chú ý:
Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo.
Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
5.3.3. Xử lý
- Nếu hàm lượng NH3 vượt quá giới hạn cho phép, để làm giảm độc tính của NH3 cần phải tăng cường ôxy hòa tan trong nước hoặc nếu có điều kiện nên thay nước.
- Trong quá trình nuôi nên:
+ Cho ba ba ăn lượng thức ăn vừa đủ, không để thức ăn thừa bị phân hủy ở đáy ao.
+ Duy trì sự phát triển của tảo. Ao có tảo phát triển tốt sẽ cho hàm lượng NH3 thấp.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Xác định độ trong-màu nước, nhiệt độ, pH, ôxy hòa tan, H2S, NH3 trong ao nuôi ba ba cụ thể.
+ Bài tập 2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở bài tập 1, môi trường đó có phù hợp với nuôi ba ba không? Xử lý các yếu tố môi trường đó.
C. Ghi nhớ:
- Để đảm bảo chất lượng nước ao nuôi ba ba cần:
+ Luôn đảm bảo độ sâu mực nước từ 1-1,5m, các ngày nóng hoặc lạnh quá đảm bảo mực nước từ 1,5 m trở lên.
+ Luôn duy trì màu nước ao có màu xanh nhạt. + Hàm lượng ôxy hòa tan từ 4 mg/l trở lên.
- Để quản lý được môi trường ao nuôi ba ba cần thực hiện như sau: xác định các yếu tố môi trường trong ao, sau đó tiến hành xử lý.
Bài 2: Phòng bệnh tổng hợp cho ba ba Mục tiêu:
- Nêu được biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho ba ba. - Thực hiện được công tác phòng bệnh cho ba ba. A. Nội dung: