Vai trò của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam.. Khung lý thuyết đánh giá tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịc
Trang 1NGUYỄN TUẤN THANH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Duy Luật
2 TS Nguyễn Khắc Hiền
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cám ơn các Thầy, Cô Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y
tế đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập cao học tại trường Tôi xin đặc biệt trân trọng và biết ơn PGS.TS Nguyễn Duy Luật; TS Nguyễn Khắc Hiền, là những người thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, trang bị kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Đảng Ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế cùng tập thể Lãnh đạo, nhân viên Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha Mẹ kính yêu đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn động viên, giúp con có nghị lực và ý chí vươn lên.
Xin được gửi tình yêu thương tới gia đình: người bạn đồng môn, người bạn đời thân yêu, hai cô con gái yêu quý là chỗ dựa tinh thần để tôi phấn đấu.
Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị em, bạn bè đồng nghiệp tại lớp Cao học khóa 24, chuyên ngành Quản lý bệnh viện đã luôn bên cạnh động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017
Nguyễn Tuấn Thanh
Trang 3Tôi là Nguyễn Tuấn Thanh, học viên lớp Cao học khóa 24 - Chuyên
ngành Quản lý Bệnh viện, hệ tập trung theo chứng chỉ, khóa học 2015-2017tại Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1 Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học củaPGS.TS Nguyễn Duy Luật và TS Nguyễn Khắc Hiền
2 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực vàkhách quan, do tôi thu thập và thực hiện
3 Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được đăng tải trên bất kỳmột tạp chí hay một công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017
Nguyễn Tuấn Thanh
Trang 4Cơ sở vật chấtCSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
TTB
TP
Trang thiết bịThành phố
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Tổ chức và hoạt động của dịch vụ y tế tư nhân tại Việt Nam 7
1.3 Vai trò của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 9
1.4 Một số nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của y tế tư nhân trong
cung ứng dịch vụ CSSKSS 13
1.5 Một số văn bản liên quan đến Y tế 17
1.6 Khung lý thuyết đánh giá tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế tư
nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.9 Sai số và hạn chế của nghiên cứu 24
2.10 Đạo đức nghiên cứu 25
Chương 3: KẾT QUẢ 26
3.1 Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 26
Trang 6sinh sản tại Hà Nội năm 2017 45
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1 Thông tin chung về cơ sở y tế tư nhân56
4.2 Thực trạng tổ chức tổ chức của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2017 604.3 Thực trạng hoạt động của cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại Hà Nội năm 2017 65
4.4 Hạn chế của nghiên cứu 69
KHUYẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng cung cấp thông tin 26Bảng 3.2 Đặc điểm của cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản 28Bảng 3.3 Phân bố các loại hình dịch vụ đăng kí hoạt động của các cơ sở 28Bảng 3.4 Tỷ lệ nhân lực theo chức danh 29Bảng 3.5.Thực trạng cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản có phương tiện cơ bản 35Bảng 3.6 Thực trạng về cơ sở vật chất (phòng ốc) tại các cơ sở 36Bảng 3.7 Thực trạng các cơ sở y tế tư nhân có trang thiết bị trong cung ứng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 38Bảng 3.8 Thực trạng cơ sở y tế tư nhân có các dụng cụ y tế trong cung ứng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 39Bảng 3.9 Thực trạng cơ sở y tế tư nhân sẵn có một số bộ dụng cụ chuyên
khoa trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 40Bảng 3.10 Thực trạng các cơ sở y tế có tài liệu, phác đồ chuyên môn cụ trong
cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 41Bảng 3.11 Thực trạng cơ sở y tế tư nhân sẵn có tài liệu truyền thông trong
cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 42Bảng 3.12 Thực trạng sẵn có một số loại thuốc thiết yếu trong cung ứng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 43Bảng 3.13 Tỷ lệ cơ sở y tế đảm bảo hệ thống xử lý vệ sinh môi trường 44Bảng 3.14 Tỷ lệ cơ sở có một số dịch vụ xét nghiệm 45Bảng 3.15 Thực trạng cung cấp các dịch vụ sẵn có của cơ sở y tế tư nhân
cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 46Bảng 3.16 Thực trạng sẵn có một số dịch vụ kế hoạch hóa gia đình 48
Trang 8cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 50Bảng 3.19 Kết quả cung cấp dịch vụ năm 2016 của cơ sở y tế tư nhân cung
ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 51
Trang 9sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 18Biểu đồ 3.1 Phân bố các loại hình kinh doanh của cơ sở y tế tư nhân cung
ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản 27Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Hà
Nội được giám sát, kiểm tra trong năm 31Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ nhân viên y tế được cấp chứng chỉ hành nghề 32Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ cán bộ y tế theo chức danh, vị trí việc làm được cấp
chứng chỉ ngành nghề 32Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ nhân viên y tế được tập huấn trong vòng 2 năm 33
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, hệ thống y tế của Việt Nam ngày càng phát triển,nhờ những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành, Việt Nam đã đạtđược những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dânnói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng Năm 2015, Việt Namhoàn thành mục tiêu thiên niên kỉ cho thấy tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm mộtcách đáng kể trong vòng hai thập kỷ: từ 233 ca tử vong trên 100.000 ca sinhvào năm 1990 xuống còn 69 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2009 Năm 2013, tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai là 96,4%; tỷ lệ phụ nữ đượckhám thai ≥ 3 lần trước sinh trong 3 thời kỳ là 89,6% Bên cạnh đó, ViệtNam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụchăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh,
kế hoạch hoá gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiệnđại Nhằm đa dạng hóa ngành y tế, giảm tải cho dịch vụ y tế công, đồng thờigóp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận các dịch vụ y
tế, dịch vụ y tế tư nhân đã ra đời và phát triển, hàng năm tăng dần về sốlượng, quy mô và chất lượng, y tế tư nhân đã trở thành một bộ phận không thểtách rời trong hệ thống y tế quốc gia Từ năm 2003 sau khi Quốc hội ban hànhPháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, hệ thống y tế tư nhân ngày càng pháttriển và đã có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe, huyđộng các nguồn lực cho phát triển y tế, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạnghóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội, là khu vực
có đặc điểm kinh tế xã hội phát triển, năm 2016 hiện có 3250 cơ sở khámchữa bệnh tư nhân, trong đó 349 cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏesinh sản, các cơ sở này đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sứckhỏe của bà mẹ mang thai, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ
Trang 11Vậy vai trò của khu vực y tế tư nhân đối với hệ thống y tế chung như thếnào? Thực trạng tổ chức và hoạt động của của các cơ sở y tế tư nhân này rasao? Cần phải có giải pháp gì để thúc đẩy hình thức này phát triển vì lợi ích
của người dân và xã hội? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tổ chức, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2017” nhằm cung cấp thông tin
giúp đề xuất cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ sở y tế tư nhântrên địa bàn
Mục tiêu:
1 Mô tả tổ chức của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2016- 2017.
2 Mô tả một số hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2016- 2017.
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Cơ sở y tế tư nhân.
Khu vực y tế tư nhân: là bao gồm hoạt động của các chủ thể cung cấp
dịch vụ y tế ngoài quyền sở hữu của Nhà nước, có thể hoạt động vì mục đíchlợi nhuận hoặc phi lợi nhuận
Y tế tư nhân: được xác định bao gồm tất cả các nhà cung cấp dịch vụ y tế
nằm ngoài hệ thống y tế nhà nước, bất kể mục tiêu của họ là từ thiện haythương mại, điều trị hay phòng bệnh
Cơ sở y tế tư nhân: là cơ sở mà ở đó bất kỳ người bệnh nào đến đều
được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định về y tế, thực hiện cácthủ thuật, phẫu thuật hoặc các biện pháp điều trị và sau đó ra về, hoặc là cơ
sở mà tại đó một người được cung cấp các dịch vụ hoặc phương pháp điều trị;
y tế tư nhân không bao gồm: một tổ chức được tiến hành bởi Nhà nước hoặcthay mặt cho Nhà nước, dịch vụ bệnh viện hoặc cơ sở y tế y tế dưới sự kiểmsoát của tổ chức y tế công cộng trong phạm vi ý nghĩa của luật, hoặc một nhàdưỡng lão
Trong nghiên cứu này này chúng tôi chỉ quan tâm đến những cơ sở hànhnghề y tế tư nhân đã được cấp giấyphép hoạt động và cung cấp dịch vụ chămsóc sức khỏe sinh sản
Điều kiện hành nghề Y tế tư nhân:
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là văn bản do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quyđịnh của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Trang 13Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: là văn bản do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiệnhoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: là người đã được cấp chứng
chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được
cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1.1.2 Các thành phần cấu thành y tế tư nhân
Các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân rất đa dạng, phù hợp theo cácloại hình hành nghề được quy định bởi Luật khám chữa bệnh bao gồm: Bệnhviện; Nhà hộ sinh; Phòng khám đa khoa, chuyên khoa; cơ sở dịch vụ y tế;Phòng xét nghiệm, phòng thăm dò chức năng; Phòng chụp X-quang Đối vớitừng loại hình dịch vụ, y tế tư nhân tham gia vào hệ thống cần đáp ứng cácđiều kiện hoạt động quy định tại Chương 3 Nghị định số 109/2016/NĐ-CPngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối vớingười hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữabệnh
Nhân lực y tế tư nhân: Gồm những nhân viên y tế làm việc toàn thời gian
hoặc bán thời gian; Nhân viên y tế làm việc bán thời gian hay một phần thờigian là những người đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập, làm việc ngoàigiờ hành chính tại các cơ sở y tế tư nhân (thường vào buổi chiều tối và ngàycuối tuần); những nhân viên y tế làm việc toàn thời gian là những nhân viênnhà nước đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chưa từng làm việc trong cơ sở y tế nhànước, đăng ký làm việc toàn thời gian hoạt động của cơ sở y tế Ngoài ra còn
có những lực lượng tham gia cung cấp dịch vụ y tế tư nhân không chính thốngnhư: thầy mo, thầy cúng, các bà đỡ vườn, ông lang, bà mế… hoạt động chủyếu ở các vùng nông thôn, miền núi Nhân lực của các cơ sở y tế tư nhân
Trang 14được tổ chức rất đa dạng: từ một người đến vài chục người hoặc vài trămngười phụ thuộc vào quy mô tổ chức bệnh viện hoặc phòng khám Những cơ
sở y tế tư nhân có quy mô nhỏ thường có người phụ trách chuyên môn đồngthời là người quản lý và thực hiện khám và chữa bệnh
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế tư nhân:
Trang thiết bị y tế được dùng để chỉ tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật,hóa chất, phần mềm cần thiết, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng vàthông dụng được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau trong các hoạt độngphòng bệnh, chẩn đoán và chữa bệnh phục vụ cho con người Cơ sở khámchữa bệnh được cấp phép hoạt động phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tếphù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký
Hiện nay các bệnh viện tư nhân được đầu tư xây dựng kiên cố, có diệntích sử dụng rộng rãi, bài trí hiện đại Hoạt động chuyên môn theo mô hìnhtập trung, tổ chức liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên, đảm bảothông thoáng, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và xử lý chất thải Nhiều cơ
sở y tế tư nhân đầu tư trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại nhằm thực hiệncác kỹ thuật cao, kỹ thuật mũi nhọn Cơ sở y tế tư nhân có thể thay đổi từhình thức cá thể, các công ty vì lợi nhuận, sang hình thức tổ chức hoạt độngkhông vì lợi nhuận, các tổ chức tài trợ, các nhóm cộng đồng Quan hệ đối tác
có thể thay đổi về mặt tài chính sang phi tài chính Hiện nay nước ta đang tồntại song song hệ thống y tế công và tư trong CSSKSS
1.1.3 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hội nghị dân số và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập năm 1994đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏemạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi thứ liên quanđến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó chứ không phải chỉ
là bệnh tật hay ốm yếu”
Trang 15Sức khỏe bà mẹ là tình trạng sức khỏe của người phụ nữ trong suốtquá trình mang thai, sinh con và thời kỳ hậu sản Nó bao gồm chăm sóc sứckhỏe ở góc độ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trước mang thai, khi mangthai và sau đẻ
Chăm sóc trước khi mang thai bao gồm giáo dục sức khỏe, điềuchỉnh chế độ ăn, cân bằng lối sống, phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnhhưởng tới sự mang thai sau này, quan trọng nhất là bổ sung acid folic và lên
kế hoạch có thai
Chăm sóc trước sinh: thời kỳ này, bà mẹ cần được khám thai ít nhất
3 lần vào 3 quí của thai kỳ, được tiêm vắc xin phòng uốn ván, uống bổsung viên sắt phòng thiếu máu Việc khám và quản lý thai nghén là rất cần thiết
để phát hiện kịp thời các nguy cơ, các bệnh lý sẵn có của người mẹ và các bệnh
lý xuất hiện trong thời kì thai nghén
Ngoài những lần khám theo quy định, bà mẹ mang thai cần được thămkhám khi có những dấu hiệu bất thường Về chế độ lao động, sinh hoạt, dinhdưỡng… bà mẹ cần được: Ăn tăng cả về lượng và chất, làm việc theo khảnăng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thángcuối
Chăm sóc trong quá trình sinh đẻ: một cuộc cuộc chuyển dạ bình thường chỉ kéo dài trong 24 giờ nhưng tỷ lệ tử vong lại cao nhất tronggiai đoạn này do các tai biến sản khoa như băng huyết; nhiễm trùng, đặcbiệt nguy hiểm là uốn ván, nhiễm trùng nước ối; vỡ tử cung; sản giật Vìvậy, cuộc đẻ cần được thực hiện ở cơ sở y tế có nhân viên y tế được đào tạođúng chuyên ngành, đảm bảo đỡ đẻ sạch, an toàn
Chăm sóc sau khi sinh: Thời kỳ này các nguy cơ cho mẹ liên quan
đến cuộc đẻ vẫn tồn tại như nhiễm khuẩn hậu sản; băng huyết; nhiễm độcthai nghén; những vấn đề mới liên quan tới dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sơ
Trang 16sinh như uốn ván rốn Thời kỳ này bà mẹ cần được nghỉ ngơi và ăn uống bồidưỡng để phục hồi sức khoẻ và có đủ sữa cho con bú
Kế hoạch hóa gia đình: là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá
nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàmviệc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng củacác cặp vợ chồng để có thai Công tác Dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nhữngnước đang phát triển chủ yếu là giảm sự gia tăng dân số
1.2 Tổ chức và hoạt động của dịch vụ y tế tư nhân tại Việt Nam
kể Năm 2002 có 18 Bệnh viện, năm 2003 là 23 bệnh viện, năm 2004 có 34bệnh viện, đến năm 2009 đã có 100 bệnh viện, tính đến ngày 31/12/2016 sốbệnh viện tư nhân trên toàn quốc là 204 bệnh viện trong đó Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh chiếm số lượng lớn các cơ bệnh viện
- Bên cạnh sự tăng lên về số lượng của các bệnh viện còn có sự tăng lênnhanh chóng của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các phòng chẩn trị yhọc cổ truyền, các cơ sở dịch vụ y tế…
-Quy mô lao động của các cơ sở y tế tư nhân đã có sự gia tăng đáng kểtrong giai đoạn 2000-2015 Quy mô về lao động của một doanh nghiệp chủyếu từ 10 đến 49 người/doanh nghiệp Xu hướng này thể hiện một đặc điểmbản chất của thành phần kinh tế y tế tư nhân ở Việt Nam là phát triển chủ yếu
ở quy mô nhỏ và vừa
Trang 17-Quy mô lao động tại các bệnh viện tư nhân: Bệnh viện có quy mô nhânlực lớn hiện còn chiếm ít, tập trung tại các cơ sở có hình thức tổ chức Bệnhviện đa khoa Còn lại chủ yếu là các bệnh viện có quy mô nhân lực giao động
từ 30 đến 150 nhân viên hình thức tổ chức là các bệnh viện chuyên khoa
-Với các cơ sở khám chữa bệnh có hình thức phòng khám đa khoa vàchuyên khoa có quy mô nhỏ hoặc trung bình thì chỉ cần khoảng từ 5 đến 30lao động Các phòng khám chuyên khoa hoạt động ngoài giờ hành chính nhânlực chỉ phổ biến có từ 1-5 nhân viên; các cơ sở này chủ yếu sử dụng lao độngbán thời gian, ngoài giờ hành chính
1.2.2 Phân bố các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân
Số lượng các bệnh viện tư nhân tập trung nhiều ở các tỉnh và thành phốlớn và chủ yếu tại khu vực nội thành Trong tổng số 204 bệnh viện tư nhân trên
cả nước, thành phố Hồ Chính Minh và Hà Nội là hai thành phố tập trungnhiều bệnh viện tư nhân nhất với số lượng lần lượt là 47 và 34 bệnh viện…
1.2.3 Cung ứng dịch vụ y tế tư nhân:
Tình hình hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện tư nhân
Số giường bệnh
-Theo kết quả so sánh của các bệnh viện trong toàn nghành y tế năm
2008 và 2009 cho thấy, năm 2008 số giường bệnh của các bệnh viện tư nhânchiếm 2,9% trong toàn ngành, trong đó các bệnh viện công chiếm 97,1%
Đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 3%, trong đó tỷ lệ giường của bệnhviện công là 97% Bệnh viện tư nhân tuy đã phát triển về quy mô và số lượng,nhưng thực tế vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ hệ thống y tế
Trang 18Số
lượt khám bệnh
Năm 2008 các bệnh viện tư nhân đã thực hiện được 4.957.286 lượt khámbệnh cho các bệnh nhân, số lượt khám bệnh này đến năm 2009 là 6.098.933lượt đã tăng 1,141,647 lượt Số lượt khám bệnh phán ánh mức độ lựa chọn sửdụng dịch vụ của người tiêu dùng Đây là con số gia tăng khá lớn, tăngkhoảng 23% số lượt khám bệnh Sự gia tăng về tổng số lượt khám bệnh đã thểhiện mức độ tin tưởng của người bệnh đối với dịch vụ y tế tư nhân
-Trong năm 2009, khối bệnh viện tư nhân đã đóng góp 4.637.060 lượtkhám nội trú chiếm tỷ lệ là 4.4% đối với tổng số lượt của các hệ thống là106.427.741 lượt
- Y tế tư nhân có ưu thế về chuyên môn: Năm 2009 tổng số lượt phẫuthuật nội soi (một kỹ thuật mới) của khối bệnh viện tư nhân đã là là 22.142lượt, số lượng này cũng tương đương với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế vàtrung ương
Tổng số phẫu thuật
Trong năm 2009 khối bệnh viện tư nhân cũng đã tham gia phẫu thuật(loại 3 trở lên) là 151.557 lần phẫu thuật, chiếm 7,3% trong toàn ngành Phẫuthuật nội soi của bệnh viện tư nhân là 22.142 lần chiếm 17,2%, loại phẫuthuật này bệnh viện tư nhân chiếm tỷ lệ gần bằng các bệnh viện trực thuộc bộvới tỷ lệ tương ứng là 17,5% và là nhóm có số lượt phẫu thuật cao nhất trongtoàn hệ thống ,
1.3 Vai trò của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam.
Khu vực y tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh đã cónhững tác động đáng kể trong việc nâng cao cơ hội tiếp cận y tế cho ngườidân Tác động tích cực là góp phần huy động các nguồn lực cho phát triểndịch vụ tế, huy động nguồn vốn tham gia vào lĩnh vực y tế, góp phần chia sẻ
Trang 19gánh nặng tài chính với khu vực y tế công Khu vực y tế tư nhân phát triểnlàm tăng nhu cầu về bác sỹ, điều dưỡng…, vì vậy đã tạo động lực kích thíchnguồn cung các lực lượng này Hai là, tạo môi trường cạnh tranh trong cungcấp dịch vụ y tế: tạo nên sự cạnh tranh giữa các khu vực nhà nước và tư nhân,
sự cạnh tranh với các dịch vụ y tế quốc tế Ba là, đa dạng hóa sự lựa chọn củangười sử dụng dịch vụ Tư nhân tham gia thị trường dịch vụ y tế đã làm tăngthêm sự lựa chọn cho người có nhu cầu khám chữa bệnh Bốn là, giảm tải chokhu vực y tế công Bên cạnh đó y tế tư nhân cũng có những tác động tiêu cựcảnh hưởng đến dịch vụ CSSK: Tác động do thông tin không đối xứng, lợidụng việc không hiểu biết của người bệnh dẫn tới việc một số trường hợp cơ
sở cố ý chẩn đoán hoặc đưa các phương pháp chữa trị không cần thiết, chẩnđoán bệnh nặng hơn thực tế để người bệnh phải thực hiện thêm nhiều khâu,nhiều thăm khám nhằm tăng thu chi chí của người bệnh Tác động của độcquyền: trong dịch vụ y tế độc quyền thường xảy ra trong việc bán thuốc vàcung cấp một số dịch vụ khám chữa bệnh có trình độ cao, người bệnh có tâm
lý sẵn sàng đánh đổi giữa việc chữa khỏi bệnh nhanh chóng và chi phí cao.Nắm được tâm lý đó mà một số cơ sở y tế đã sẵn sàng tăng giá thuốc và tănggiá khám chữa bệnh để từ đó thu lợi nhuận Tác động của đầu cơ tăng giá:việc đầu cơ trong lĩnh vực y tế là tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội vì nóảnh hưởng đến một nhu cầu thiết yếu là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, màmọi đối tượng đều cần phải sử dụng Hơn thế nữa, vấn đề cung cấp dịch vụchất lượng chưa tốt: một bộ phận y tế tư nhân đã cung cấp dịch vụ với chấtlượng chưa đạt yêu cầu, kém hiệu quả và chưa đáp ứng được kỳ vọng củangười bệnh, thậm chí gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh Đó làcác hiện tượng: một số phòng khám hoạt động vượt quá phạm vi chuyên mônđược cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt, đăng kí khám chữa bệnh tại một
số chuyên khoa nhất định, nhưng thực tế để giảm chi phí nhân lực, các cơ sở
Trang 20này không duy trì sự có mặt thường xuyên của bác sỹ chuyên khoa, sử dụngcán bộ y tế chưa có đủ chứng chỉ hành nghề hoặc tự ý tăng giá dịch vụ, giáthuốc … .
Công tác CSSKSS luôn được sự quan tâm của thế giới cũng như củaViệt Nam Từ thập kỷ 60 Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác sinh đẻ có kếhoạch, hướng dẫn bảo vệ CSSKBM Công tác này được Bộ Y tế xây dựngchính sách, quản lý, tổ chức thực hiện trên toàn quốc Theo báo cáo củaUNICEF tại Việt Nam năm 2009, tỷ lệ các bà mẹ được khám thai ít nhất 4 lầnrất thấp (40%), trong đó có trên 13% số bà mẹ không đi khám thai lần nào,các tai biến sản khoa vẫn còn nhiều (2,3%), số trẻ được bú mẹ hoàn toàntrong 4 tháng đầu chỉ chiếm 17% Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ do những nguyênnhân liên quan tới quá trình sinh đẻ, cũng như tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổicòn cao Năm 2009, tỷ lệ tử vong mẹ là 69/100.000 trẻ đẻ sống, tỷ lệ tử vongcủa trẻ dưới 5 tuổi là 24,4‰ Theo báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2014,các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được cải thiện so với năm 2013
và đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 đề ra: tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lýthai là 96,4%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ là89,6%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván là 95,7%; tỷ
lệ phụ nữ đẻ do cán bộ được đào tạo hỗ trợ là 97,5%; tỷ lệ bà mẹ/trẻ sơ sinhđược chăm sóc sau sinh là 89,9%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thểcân nặng/tuổi là 15,0
Trong lĩnh vực CSSKSS và KHHGĐ, YTTN cũng tham gia tích cực vàoviệc cung cấp dịch vụ một cách đa đạng, phong phú, tập trung vào các bệnhthường gặp và có mức độ nhẹ đến trung bình, tại hầu hết các loại dịch vụ sứckhỏe sinh sản như khám trước sinh cho phụ nữ mang thai, đặt vòng, hỗ trợđiều trị vô sinh, hút điều hòa kinh nguyệt… Kết quả nghiên cứu tại 43 cơ sởYTTN cung cấp dịch vụ CSSKSS- KHHGĐ ở Hải Dương đã được cấp phép
Trang 21hoạt động trong thời gian dài, cơ bản đáp ứng nhu cầu CSSKSS và KHHGĐcủa khách hàng nữ 15-49 tuổi như khám chữa bệnh phụ khoa, khám thai vàcung cấp biện pháp tránh thai Khách hàng đến với phòng khám tư nhân dođược đáp ứng đầy đủ nhu cầu và không phải chờ đợi lâu như các cơ sở y tếcông lập Nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại như giá dịch vụ tạicác phòng khám tư nhân còn cao, nhiều phòng khám chưa thực hiện đầy đủquy định hành nghề trong khi công tác quản lý, giám sát chưa thườngxuyên….
Tại các cơ sở y tế tư nhân, khách hàng có thể mua thuốc theo đơn hoặcmua theo sự hiểu biết hoặc mua theo tư vấn của người bán thuốc thông qua kểbệnh của khách hàng Số lượng bệnh nhân đến các phòng khám tư nhân phụthuộc vào quy mô của phòng khám đó, vào đặc điểm vùng miền của nơi đó.Các cơ sở tư nhân cung cấp đa dạng dịch vụ phù hợp với nhiều tầng lớp trong
xã hội Thay vì đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế công lập, người dân (nhất lànhững gia đình có điều kiện về kinh tế) sẽ có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ
y tế tư nhân bởi đặc điểm thuận lợi như: dịch vụ tiếp đón chu đáo, tiết kiệmthời gian, thuận tiện cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế Dịch vụ y tế
tư nhân có khả năng đáp ứng những nhu cầu khám định kì, thường xuyên.Các bệnh nhân được kê đơn điều trị phần lớn là các bệnh nhẹ còn các bệnhnặng, mãn tính hoặc tiên lượng xấu thì chủ yếu là chuyển đến các cơ sở y tếnhà nước Bệnh nhân điều trị nội trú tại cơ sở y tế tư nhân cũng không nhiều,thường được chuyển đến tuyến trên, cơ sở y tế nhà nước Các cơ sở khámchữa bệnh công lập sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân được các cơ sở YTTN giớithiệu đến Sự hỗ trợ của các bệnh viện công cũng có thể coi là cơ chế chínhsách, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tư nhân hoạt động
Như vậy, các cơ sở y tế tư nhân đóng góp một phần cho việc sàng lọcbệnh nhân, cùng việc chuyển chuyên khoa phù hợp trong hệ thống y tế Tuyvậy, hệ thống YTNN chưa có thông tin rõ ràng về ngành dọc của dịch vụ
Trang 22CSSKSS, nhiều khi các cơ sở này lúng túng, trong việc tiếp cận thông tin và
sự hỗ trợ chuyên môn của tuyến y tế nhà nước Do đó, cần có các biện pháp
hỗ trợ và quản lý phù hợp để cơ sở YTTN hoạt động được tốt hơn như: khám,chữa bệnh đúng đăng ký, có chế độ báo cáo, tập huấn định kỳ
Mặc dù các cơ sở YTTN ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong cungcấp dịch vụ, nhưng họ vẫn giữ vai trò khiêm tốn trong cung cấp dịch vụCSSKSS Hiện nay không có quy định thưởng phạt cho những cơ sở y tế khôngcung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo phân tuyến kỹ thuật
1.4 Một số nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của y tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ CSSKSS
1.4.1 Trên thế giới.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản rất đa dạng và phong phú vì thếnhu cầu về dịch vụ này của cộng đồng cũng rất đa dạng điều này dẫn đếnhành vi tìm kiếm dịch vụ của người dân cũng khác nhau Các hành vi tìmkiếm dịch vụ phụ thuộc vào khu vực, văn hóa, xã hội, chính trị … Nghiên cứutổng hợp theo địa lý (Demographic and Health Surveys - DHS) của SuponLimwattananon tại 25 Quốc gia có thu nhập thấp, 6 nước thuộc khu vực ĐôngNam Á tham gia nghiên cứu, trong đó có Việt Nam cho thấy: các bà mẹthường sử dụng song song cả 2 loại hình dịch vụ: y tế tư nhân và y tế nhànước Trong báo cáo này cũng cho thấy khi các nước có mức thu nhập càngcao thì nhà nước chi trả cho các dịch vụ y tế công sẽ giảm đi Đối với dịch vụKHHGĐ thì 50% được cung cấp ở khu vực y tế tư nhân của 8/19 nước ChâuPhi và 2/6 nước thu khu vực Đông Nam Á Các bệnh ho, sốt và tiêu chảy ở trẻ
em được báo cáo là có tỷ lệ sử dụng cao nhất tại các cơ sở y tế tư nhân
Tại Ấn Độ, trong khi chi phí ngân sách công chi tiêu cho các chươngtrình y tế tiếp tục bị cắt giảm thì vai trò của YTTN ngày càng quan trọng đặcbiệt trong lĩnh vực CSSK sinh sản YTTN tham gia cung cấp dịch vụ tránhthai, chẩn đoán trước sinh, siêu âm, thụ tinh trong ống nghiệm… bao gồm cả
Trang 23các nhà hộ sinh và bệnh viện tư nhân Nhà hộ sinh chủ yếu thực hiện khámthai, đỡ đẻ, KHHGĐ 40% các nhà hộ sinh và bệnh viện ở Hyderabad có máysiêu âm, 84% bác sĩ phụ khoa tư nhân ở Bombay tiến hành các xét nghiệmxác định giới tính 73% các nhà hộ sinh ở Delhi có một máy siêu âm, với 80%
cơ sở sử dụng máy để thử nghiệm xác định giới tính
Một nghiên cứu tại 6 quốc gia tại cận sa mạc Sahara châu Phi năm 2006cho thấy, khu vực tư nhân góp phần quan trọng trong CSSK sinh sản là nguồncung cấp chính của bao cao su, thuốc uống và dụng cụ tử cung PK tư nhân, cáchiệu thuốc là nơi quan trọng trong điều trị các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục Những phát hiện này làm nổi bật sự cần thiết phải tăng lên rất nhiều cam kếttài trợ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe CSSK sinh sản cũng như sự chú ý củachính sách hơn sự đóng góp của các nhà cung cấp công cộng, tư nhân và vai tròcủa sự hợp tác giữa họ mở rộng tiếp cận dịch vụ cho người dân
Trong khi đó một nghiên cứu khác về vai trò của các nhà cung cấp dịch
vụ tư nhân trong việc cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại với tăng bấtbình đẳng ngang trong sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại được thực hiệnqua điều tra dân số và y tế từ bốn quốc gia được lựa chọn (Nigeria, Uganda,Bangladesh và Indonesia) Kết quả cho thấy việc mở rộng cung cấp khu vựcthương mại tư nhân biện pháp tránh thai trong bốn quốc gia nghiên cứu đãkhông dẫn đến gia tăng sự bất bình đẳng trong việc sử dụng biện pháp tránhthai hiện đại Ở Nigeria và Uganda, bất bình đẳng thực sự giảm theo thờigian, trong khi ở Bangladesh và Indonesia, bất bình đẳng dao động Từ đó cóthể kết luận rằng, kết quả nghiên cứu không cung cấp hỗ trợ cho giả thuyếtrằng vai trò gia tăng của khu vực thương mại tư nhân trong việc cung cấp vật
tư tránh thai dẫn đến tăng sự bất bình đẳng trong sử dụng biện pháp tránh thaihiện đại
Trang 24Một nghiên cứu tại Anh ước tính có khoảng 85% điều trị vô sinh và 15%các cặp vợ chồng nhận công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), và một tỷ lệ khá lớnđược cung cấp bởi PK tư nhân
1.4.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam.
Y tế nơi liên tục thay đổi mô hình bệnh tật và yêu cầu tăng cường sửdụng công nghệ hiện đại để chẩn đoán và điều trị đã làm cho nó hầu nhưkhông thể tồn tại duy nhất một hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ mà cần đadạng loại hình và hợp tác giữa các tổ chức Các đối tác này có thể có nhiềuhình thức, từ các quan hệ đối tác toàn cầu giữa các công ty đa quốc gia và cácnhà tài trợ đa phương, các đối tác địa phương, giữa các cơ sở hành nghề tưnhân và cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước Hà Nội, nơi có dịch vụ y tế tưnhân phát triển nổi trội hơn hẳn, thì việc tạo ra mạng lưới y tế chung càng cầnthiết và thực sự hữu ích
Hà Nội là một trong 7 tỉnh thành phố trên cả nước được lựa chọn triểnkhai chương trình nhượng quyền xã hội tại khu vực y tế tư nhân trong lĩnhvực chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em,tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKSS đối với phụ nữ có thu nhập thấp Năm 2015, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Dân số và Kế hoạch hóa giađình Thành phố cho biết giai đoạn 2011-2015 toàn thành phố đều đạt và vượtcác chỉ tiêu được Trung ương giao, hoàn thành chỉ tiêu thành phố giao vềgiảm sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mất cân bằng giới tínhkhi sinh, chỉ tiêu các biện pháp tránh thai Cụ thể, Số sinh toàn thành phốtrung bình mỗi năm khoảng 120.000 trẻ (2011: 115.943 trẻ, 2012: 137.820trẻ, 2013: 126.796, 2014: 121.989) Tỷ suất sinh năm 2010 là 16,8‰, tăngcao vào năm 2012 là 19,36‰ sau đó giảm dần vào năm 2013, 2014, dự kiến
Trang 25cuối năm 2015 tỷ suất sinh đạt 15,8‰ hoàn thành chỉ tiêu công tác dân sốnăm 2015 và giai đoạn 2011-2015 (trung bình mỗi năm giảm 0,2‰) Số trẻ làcon thứ 3 tăng cao vào năm 2012 (11.860 trẻ) và có xu hướng giảm từ năm
2013 trở lại đây (2013: 9.806 trẻ, 2014: 9.068 trẻ, 6 tháng đầu năm 2015:3.699 trẻ) Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010 là 7,4%, đến năm 2014 là7,43%, hết năm 2015 đạt 7,13% giảm 0,3% so với năm 2010, hoàn thành chỉtiêu công tác dân số năm 2015 Tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 là 117 trẻtrai/100 trẻ gái, giảm dần qua các năm và đang duy trì ở mức 114,5 trẻtrai/100 trẻ gái, cuối năm 2015 ở mức 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái hoàn thành chỉtiêu giai đoạn 2011-2015 và chỉ tiêu năm 2015 Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và
sơ sinh ngày càng tăng qua các năm Năm 2012, tỷ lệ sàng lọc trước sinh là40,36%, đến 2014 tăng lên 67% (cao hơn 1,6 lần so với 2012); tỷ lệ sàng lọc
sơ sinh năm 2012 đạt 20,21% đến 2014 tăng lên 47,6% (cao hơn 2,4 lần sovới 2012) Tính đến tháng 6 năm 2015, đã thực hiện sàng lọc trước sinh cho282.444 trường hợp và sàng lọc sơ sinh cho 177.493 trẻ, thực hiện sàng lọc sơsinh cho 61,89% số trẻ sinh ra, phát hiện 646 trường hợp nghi ngờ thiếu menG6PD, 20 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh Dự kiến cuối nămđạt tỷ lệ sàng lọc sơ sinh là 85% hoàn thành kế hoạch đề ra Tỷ lệ cặp vợchồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 74,5% (2011) lên76,0% (2014) và dự kiến đến hết năm 2015 đạt 76%
Hay một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Ngọc Hoan trong nghiêncứu thực trạng công tác CSSKBM, Dân Số - KHHGĐ tại Sóc Sơn, Thành phố
Hà Nội năm 2000 đã đưa ra kết quả: tỷ lệ phụ nữ khám thai là 98,2%, trong
đó khám thai 3 lần trở lên là 75,0% Tỷ lệ PNCT được tiêm phòng uốn ván là97,8% Tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở Y tế là 95,6% Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp
Trang 26dụng các biện pháp tránh thai 74,3% Các BPTT đa dạng nhưng dụng cụ tửcung vẫn chiếm phần lớn 69,0%
Trong một khảo sát về phát triển dịch vụ CSSKSS tại 14 quận, huyệnphía Tây Hà Nội gồm: Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất,Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, PhúXuyên, Thường Tín, Mỹ Đức do Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản HàĐông (Hà Nội) tiến hành trong 6 năm 2008-2014 cho thấy, nhận thức củangười dân về CSSKSS tăng rõ rệt và tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc trước đẻ sovới tổng số đẻ tăng từ 78% (năm 2008) lên 94% (năm 2014)
1.5 Một số văn bản liên quan đến Y tế
- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 quyđịnh về cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hànhnghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khámbệnh, chữa bệnh
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế
- Thông tư 41/2015/TT-BYT, ngày 16 tháng 11 năm 2015 sửa đổi bổ sungmột số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 14 tháng 11 năm 2011
- Thông tư số 41/2011/TT-BYT, ngày 14 tháng 11 năm 2011 Hướng dẫncấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt độngđối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh,chữa bệnh
- Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội;
Trang 27- Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 của Quốc hội;
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, banhành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT ngày 27/9/2016 của Bộ trưởng Bộ
- Chỉ số về thực hiện KHHGĐ.
- Chỉ số thực hiện cận lâm sàng
- Chỉ số chuyển tuyến, tai biến, tử vong…
Quá trình hoạt động
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh sản phụ khoa, dịch
vụ CLS, KHHGĐ,…
- Đảm bảo chất lượng (giám sát, kiểm tra )
- Hoạt động quảng bá
Trang 28Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở hành nghề YTTN cung ứng chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện
có tại TP Hà Nội năm 2016 gồm:
Bệnh viện đa khoa có chuyên khoa phụ sản (15 bệnh viện)
Bệnh viện chuyên khoa phụ sản (01 bệnh viện)
Phòng khám đa khoa có chuyên khoa phụ sản (45 phòng khám)
Phòng khám chuyên khoa sản phụ khoa (150 phòng khám)
2.1.1 Nghiên cứu định lượng
Người trả lời thông tin là người đại diện hợp pháp của cơ sở y tế tưnhân, đảm bảo những tiêu chuẩn sau:
- Quản lý cơ sở hoặc NVYT phụ trách chuyên môn kỹ thuật của các cơ
sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại TP Hà Nội;
- Đồng ý tham gia nghiên cứu;
Tiêu chuẩn loại trừ: không có mặt trong thời gian nghiên cứu vì các lý
do khác nhau như: công tác, nghỉ phép không đồng ý tham gia nghiên cứu
Sổ sách, báo cáo của cơ sở y tế nhân cung cấp dịch vụ CSSKSS
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Loại trừ: không có mặt trong thời gian nghiên cứu vì các lý do khác nhaunhư: công tác, nghỉ phép không đồng ý tham gia nghiên cứu
Trang 292.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2016 - 5/2017
Thời gian thu thập số liệu: tháng 1/2017 - 3/2017
2.3 Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thànhphố Hà Nội có hoạt động cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
2.4 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp với định tính
Định lượng: nhằm mô tả tổ chức và hoạt động của cơ sở YTTN trongcung ứng dịch vụ CSSKSS tại TP Hà Nội Sử dụng phương pháp phỏng vấn
tự điền đối với toàn bộ các cơ sở, quan sát và thu thập số liệu thứ cấp tại một
số cơ sở và trên các hoạt động báo cáo của cơ sở
Định tính: nhằm khai thác thông tin về một số yếu tố liên quan đến tổchức và hoạt động của cơ sở YTTN trong cung ứng dịch vụ CSSKSS tại TP
Hà Nội Các yếu tố chia làm 2 nhóm chính: về phía chính sách của Nhà nước,
về phía cơ sở YTTN
2.5 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Định lượng:
- BCH tự điền: chọn toàn bộ các cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụCSSKSS trong TP Hà Nội năm 2016 Mẫu thu thập được là: 311 cơ sở YTTN(trên tổng số 349 cơ sở cung ứng dịch vụ), chiếm 89,1%
- Quan sát: chọn ngẫu nhiên mỗi loại hình cơ sở YTTN 2 cơ sở Tổng
cỡ mẫu là 2 x 4 = 8 cơ sở
- Định tính:
Chọn chủ đích mỗi khu vực: nội thành và ngoại thành, chọn 1 bệnh viện
đa khoa có chuyên khoa Phụ sản, 1 bệnh viện chuyên khoa Phụ sản, 1 phòngkhám đa khoa có chuyên khoa Phụ Sản, 1 phòng khám chuyên khoa Phụ Sản
để thực hiện định tính
Trang 30Bảng 2.1 Tổng hợp cỡ mẫu định tính
Số lượng người/khu vực
Tổng số (người/ cuộc)
Quản lý (hoặc
chủ) cơ sở y tế tư
nhân
Bệnh viện đakhoa có chuyênkhoa Phụ sản
Bệnh việnchuyên khoa Phụ
sản
Phòng khám đakhoa có chuyênkhoa Phụ Sản
Phòng khámchuyên khoa Phụ Sản -KHHGĐ
TLN
1
2 cuộc
Bệnh việnchuyên khoa Phụ
sản
1
Phòng khám đakhoa có chuyênkhoa Phụ Sản
2
Phòng khámchuyên khoa Phụ Sản
2
2.6 Biến số, chỉ số.
Biến số, chỉ số (Chi tiết xem phụ lục 1)
Nhóm thông tin chung về cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ dịch vụChăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Loại hình hành nghề YTTN;
- Tỷ lệ YTTN có giấy phép hành nghề;
Trang 31- Số năm hoạt động;
- Loại dịch vụ đăng kí kinh doanh;
Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1: “Mô tả tổ chức của cơ sở y tế tư nhân
cung ứng dịch vụ dịch vụ CSSKSS tại Hà Nội năm 2017”
- Đặc điểm về nhân lực: được cấp chứng chỉ hành nghề, tình hình đượctập huấn chuyên môn trong vòng 2 năm;
- Cơ sở hạ tầng: điện, nước, vệ sinh, điện thoại…
- Tình hình cơ sở vật chất, phòng chuyên môn, trang thiết bị phục vụ chohoạt động cung ứng dịch vụ;
- Sự sẵn có về các dụng cụ y tế, vật tư, thuốc;
Biến số, chỉ số cho mục tiêu 2: “Mô tả hoạt động của cơ sở y tế tư nhân
cung ứng dịch vụ dịch vụ CSSKSS tại Hà Nội năm 2017”
- Sự sẵn có về các dịch vụ được cung cấp tại cơ sở y tế tư nhân;
- Sự sẵn có về các xét nghiệm liên quan đến loại hình hành nghề;
- Kết quả đầu ra cung cấp các dịch vụ y tế tư nhân;
Đối với quan sát trực tiếp và thu thập số liệu thứ cấp tại một số cơ sở: đánhgiá về chất lượng, tình trạng về tổ chức hoạt động tại các cơ sở
Nghiên cứu định tính: Kết quả của phân tích số liệu định tính cho biếtcác yếu tố hoặc lý do có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở y tế tưnhân cung ứng DVYT:
- Chính sách, quản lý;
- Người sử dụng dịch vụ;
- Người cung cấp dịch vụ (cơ sở y tế tư nhân);
2.7 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
2.7.1 Công cụ thu thập thông tin.
Trang 32Nghiên cứu định lượng: sử dụng Bộ câu hỏi tự điền, được thiết kế sẵn (phụ lục 2,3) Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên tham khảo đề tài về vai trò
của YTTN trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe năm 2013
Các bước xây dựng bộ công cụ:
- Bước 1: Tổng quan tài liệu
- Bước 2: Xây dựng bộ công cụ
- Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia
- Bước 4: Thử nghiệm Bộ câu hỏi trên 10 cơ sở
- Bước 5: Hoàn chỉnh Bộ câu hỏi
Nghiên cứu định tính: sử dụng Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm về thực trạng tổ chức và hoạt động của y tế tư nhân về CSSKSS (phụlục 4, 5)
- Thảo luận nhóm
- Phỏng vấn sâu
2.7.2 Phương pháp và quy trình thu thập thông tin
2.7.2.1 Nghiên cứu định lượng.
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng: phỏng vấn tự điền đối vớichủ các cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
TP Hà Nội, quan sát trực tiếp tại một số cơ sở
Quy trình thu thập thông tin
Bước 1: Tập huấn 5 điều tra viên trong 2 ngày trước khi bắt đầu
nghiên cứu
Bước 2: ĐTV gửi phiếu và hướng dẫn tự điền qua đường email, phát
tay trực tiếp bộ câu hỏi tự điền đối với người quản lý, người phụ trách chuyênmôn tại các cơ sở YTTN thông qua hội nghị giao ban các cơ sở y tế tư nhân
Trang 33 Bước 3: Giám sát quá trình gửi và nhận phiếu của các cơ sở y tế tư
nhân và giải đáp thắc mắc cho đối tượng khi cần thiết
Bước 5: Kiểm tra và thu thập phiếu khảo sát.
2.7.2.2 Nghiên cứu định tính.
Phương pháp thu thập thông tin:
Phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm trọng tâm (phụ lục 4,5).
Quy trình thu thập thông tin:
Bước 1: Liên hệ với các cơ sở YTTN để xin phép sự đồng ý tham gia PVS
và thảo luận nhóm, hẹn lịch thời gian và địa điểm phỏng vấn, thảo luận nhóm.Điều tra viên được tập huấn như nghiên cứu định lượng
Bước 2: ĐTV tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, sử
dụng ghi âm và giấy bút ghi chép
2.8 Xử lý và phân tích số liệu
2.8.1 Nghiên cứu định lượng.
Số liệu định lượng được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phầnmềm Epidata 3.1sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 13
2.8.2 Nghiên cứu định tính.
Tổng hợp các thông tin do thư kí ghi chép
Mã hóa thông tin thành các nhóm chủ đề chính Lựa chọn thông tin vàtrích dẫn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để sử dụng cho báo cáo Số liệu từnghiên cứu định tính được phân tích theo phương pháp phân tích nội dung(content analysis) thành các chủ đề theo mục tiêu nghiên cứu Một số tríchdẫn điển hình được sử dụng để minh họa cho các chủ để đã được tổng hợp
2.9 Sai số và hạn chế của nghiên cứu
2.9.1 Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục.
Trang 34 Số liệu bị thiếu hoặc nhập sai trong quá trình nhập liệu: tiến hành nhậpliệu cẩn thận, tránh tối đa sai số trong quá trình nhập.
Đối tượng nghiên cứu khó hiểu hoặc không hiểu đúng câu hỏi: thiết kếcẩn thận bộ câu hỏi, giải đáp thắc mắc tại chỗ hoặc để lại địa chỉ liên hệ đểđối tượng có thể được giải đáp nếu cần thiết
Đối tượng nghiên cứu không trả lời đúng về số liệu khám chữa bệnhthực tế tại cơ sở: giải thích sự quan trọng của việc cung ứng số liệu đúng sẽđưa ra được đánh giá đúng và giải pháp giải quyết vấn đề một cách chính xác
2.9.2 Hạn chế của nghiên cứu.
Nghiên cứu chưa đánh giá được toàn diện về tổ chức và hoạt động của
cơ sở y tế tư nhân về cung ứng dịch vụ CSSKSS tại TP Hà Nội
Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò, những đóng góp manglại cho hệ thống y tế chung mà chưa đánh giá được những điểm bất cập, còntồn tại của khu vực y tế tư nhân này
2.10 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự chấp thuận của Sở Y tế TP Hà Nội
Đại diện cơ sở y tế tư nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, đượcgiải thích rõ ràng về nghiên cứu
Tất cả những thông tin cung cấp được bảo mật tuyệt đối và chỉ phục vụcho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác
Trang 35Chương 3 KẾT QUẢ
3.1 Thông tin chung đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng cung cấp thông tin
có gần 50% đối tượng trả lời trong nghiên cứu có trình độ đại học, trình độtrung cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất với gần 5%
Trang 36Biểu đồ 3.1 Phân bố các loại hình kinh doanh của cơ sở y tế tư nhân cung
ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (n=311)Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong 311 cơ sở được nghiên cứu, cơ sở
có số lượng và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là phòng khám chuyên khoa Sản phụkhoa với >80%; phòng khám đa khoa tư nhân (14,5%), Bệnh viện đa khoachiếm 4,5%, thấp nhất là tỷ lệ bệnh viện chuyên khoa với 0,6%
Trang 37Bảng 3.2 Đặc điểm của cơ sở y tế tư nhân cung ứng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản.
Đặc điểm n=311
Phòng khám (n=295)
Bệnh viện (n=16)
Chung (n=311)
Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy 100% các cơ sở đều được cấp giấy phép hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh, có trên 67% cơ sở đã hoạt động trên 2 năm Vềthời gian làm việc, 100% bệnh viện làm cả trong và ngoài giờ hành chính,trong khi các phòng khám chỉ có 46,8%
Bảng 3.3 Phân bố các loại hình dịch vụ đăng kí hoạt động của các cơ sở
Đặc điểm
n=311
Phòng khám (n=295)
Bệnh viện (n=16)
Chung (n=311)
Trang 38(2,3%) Cụ thể, 100% các bệnh viện đều đăng kí dịch vụ khám, điều trị bệnhphụ khoa và dịch vụ siêu âm sản phụ khoa, >43% bệnh viện có đăng kí khámchữa bệnh vô sinh Trong khi các phòng khám phần lớn gần 95% đăng kíkhám điều trị bệnh phụ khoa, không có phòng khám nào đăng kí và được cấpphép hoạt động khám, chữa bệnh vô sinh
3.2 Thực trạng tổ chức của cơ sở y tế tư nhân trong việc cung ứng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại thành phố Hà Nội năm 2017.
Bệnh viện (n=16)
Chung (n=311)
Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy, về tỷ lệ cơ cấu nhân lực của các cơ sở y tế
tư nhân: chiếm tỉ lệ cao nhất là bác sĩ chuyên khoa và hộ sinh trung học(23,63% và 24,38%), thấp nhất là kĩ thuật viên (2,87%) Cụ thể: Tại bệnh việnbác sỹ chuyên khoa chiếm 15,89% và hộ sinh chiếm 44,97%; khu vực phòngkhám, bác sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất 35,80% trong tổng số nhân lực; các đốitượng khác (y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) chiếm 64,20
Nghiên cứu định tính cũng cho thấy nhân lực của các PK tư nhân cóđặc điểm thường là bác sĩ đã về hưu, nghỉ việc, nhóm điều dưỡng, hộ sinh là
Trang 39các nhân viên y tế mới ra trường, mặc dù tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng còn chưađáp ứng đủ tỷ lệ phù hợp theo quy định nhưng về cơ bản đã đáp ứng đượctheo nhu cầu hoạt động của cơ sở.
“Hiện tại nhân lực tại phòng khám chúng tôi gồm 02 bác sỹ 02 Hộ sinh
và 02 Điều dưỡng mặc dù tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng là còn thấp, tuy vậy với, cơ
sở đã sắp xếp công việc hợp lý cho nhân viên, đáp ứng được cơ bản nhu cầu hoạt động của phòng khám Tuy vậy những lúc đông bệnh nhân (khách hàng) nhân lực của phòng khám cũng gặp nhiều khó khăn Mặc dù vậy với đặc điểm của y tế tư nhân là tự thu, tự chi và cân đối tài chính dung hòa giữa lợi ích của người bệnh và lợi ích của cơ sở, tôi cho rằng nhân sự của phòng khám
hiện tại là phù hợp” (PVS người quản lý phòng khám tư nhân, 55 tuổi)
“Cơ sở chúng tôi gồm 01 bác sỹ; 01 Nữ hộ sinh và 02 Điều dưỡng: Đáp ứng được tốt cho công tác khám chữa bệnh 15-20 bệnh nhân/ngày”.
(TLN nhân viên tại phòng khám tư nhân, 42 tuổi)
“Nhân viên tại cơ sở chúng tôi đa phần là các bác sĩ đã về hưu hoặc không làm việc trong nhà nước, do vậy họ cũng có nhiều thời gian làm việc
tại cơ sở.”(PVS quản lý phòng khám tư nhân, 51 tuổi)
Trang 40Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Hà
Nội được giám sát, kiểm tra trong nămNhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy tỉ lệ cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sócsức khỏe sinh sản được giám sát, kiểm tra trong năm 2016 chiếm tỉ lệ khá caovới trên 74% Cụ thể 100% bệnh viện được kiểm tra, giám sát trong khi tỉ lệnày ở khối phòng khám chỉ đạt 75,6%
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các cơ sở y tế tư nhân trongnghiên cứu có được sự giám sát, hỗ trợ từ các tuyến Trung ương, tuyến Thànhphố và tuyến quận/huyện (Phòng y tế/Trung tâm y tế)
“Chúng tôi nhận được sự hỗ trợ thông qua kiểm tra, giám sát từ tuyến trên, đặc biệt là từ Sở Y tế, Bệnh viện được giám sát, chấm điểm chất lượng bệnh viện hàng năm, định kỳ khoảng 3-6 tháng được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn cho Sở tổ chức, đây là cơ hội tốt để nâng cao năng lực
cho nhân viên” (TLN nhân viên tại bệnh viện tư nhân, nữ 46 tuổi)
“Ngoài việc kiểm tra, giám sát, chấm điểm hàng năm, cơ sở của chúng tôi được kiểm tra, giám sát theo chuyên đề như: Công tác điều dưỡng, công tác phòng chống nhiễm khuẩn, công tác sẵn sàng cho cấp cứu và xử lý rác thải y
tế” (PVS quản lý bệnh viện tư nhân, Nam 58 tuổi)