0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HẬU CỔ PHẦN HOÁ (Trang 75 -80 )

I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh Phúc

2. Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan

2.1.Giải pháp về vốn

Để tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp sau CPH, nhà nước cần có các chính sách dần xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa CTCP và DNNN, vì tình hình chung hiện nay là các CTCP thường chịu sự đối xử thiếu công bằng nhất là so với các DNNN, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoại lệ đó. Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, ngoài việc phải tự do vận động và phát triển, không lệ thuộc về tài chính vào sự hỗ trợ của chính quyền nhà nước cấp cơ sở, công ty đã khó vay vốn từ các tổ chức tín dụng thương mại so với trước đây. Hơn nữa, thủ tục thế chấp để vay vốn phức tạp và gặp rất nhiều trở ngại.

Mặc dù những quy định được lập ra nhằm đảm bảo sự an toàn và nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay nhằm tạo ra hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp nhưng cũng không nên quá khó khăn. Điều quan trọng là nên công bằng hơn đối với các CTCP so với các doanh nghiệp nhà nước.

Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cần hướng dẫn rõ ràng và thống nhất các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sớm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong hệ thống cơ chế chính sách, nhất là về giải quyết quyền sử dụng đất theo yêu cầu kinh doanh, vay vốn.

Ổn định và phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán, thực hiện đầy đủ các ưu đãi đối với các doanh nghiệp này khi tham gia thị trường chứng khoán

Kinh tế thị trường còn ở trình độ sơ khai, thị trường chứng khoán mới manh nha, giao dịch còn hạn chế, số CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán rất ít. Tổng giá trị thị trường chứng khoán chỉ khoảng 3,5% GDP, trong đó nếu tính riêng giá trị cổ phiếu thì chỉ đạt khoảng 0,65%GDP. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn

chưa quen với việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, hơn nữa ở một số CTCP tham gia niêm yết thì tỷ lệ vốn nhà nước còn quá cao dẫn đến giá trị cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch là rất thấp.

2.2. Các giải pháp nhằm đẳm bảo doanh thu cho doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên, yếu tố doanh thu đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp. Để đảm bảo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp vận tải sau CPH, cụ thể là ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc Nhà nước và các cấp, ngành có liên quan cần chú ý thực hiện một số điểm sau:

Tỉnh xem xét lại mức thu phí dịch vụ bến xe, vì hiện nay mức thu phí như vậy là cao (năm 2004 và 2005 tăng 65% so với năm 2003). So với các tỉnh bạn đều cao hơn từ 20- 30%. nay đề nghị mức thu phí mới là 450 đồng/ ghế xe.

Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT với các thành phần kinh tế khác theo một hình thức thống nhất như nhau, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp cổ phần cũng như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân.

Đề nghị Nhà nước thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trên địa bàn mà phương tiện vận tải của công ty tham gia hoạt động các luật Giao thông đường bộ, Nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định 4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải để hoạt động giao thông vận tải đi vào nề nếp hơn, giảm các xe dù của tư nhân chạy vòng vo đón khách, trả khách dọc đường không vào bến bãi, tranh giành hành khách đi xe thiếu lành mạnh với các xe của công ty bằng các hình thức phá giá tự do. Trong thời gian gần đây, tình trạng này xảy ra thường xuyên và ở mức độ nghiêm trọng hơn nên doanh thu vận tải hành khách của công ty bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó cần thay đổi hình thức tính thuế so với lực lượng vận tải tư nhân. Hiện nay, xe của công ty trong khi hoạt động phải tính thuế theo hình thức giãn thu quy định hoá đơn chứng từ đầy đủ còn xe tư nhân hoặc hợp tác xã chỉ nộp thuế tháng (thuế trực thu), tình trạng này làm cho hoạt động vận tải hành khách của

công ty phải tuân theo các thủ tục tốn thời gian, giảm sự cạnh tranh với khu vực vận tải tư nhân.

2.3. Một số giải pháp khác

Như đã trình bày ở trên vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đối với CTCP là một vấn đề nan giải và còn nhiều vấn đề đặt ra. Nhà nước cần ban hành thống nhất về tiêu chuẩn người đại diện sở hữu và quản lý cổ phần cho nhà nước để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Bởi không phải CTCP nào cũng có thể tự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ quản lý, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước. Do vậy các hoạt động SXKD, nhân sự của doanh nghiệp còn chịu sự can thiệp của người đại diện phần vốn nhà nước và cơ quan quản lý phần vốn nhà nước chi phối.

Cần có tiêu chuẩn rõ ràng và thống nhất về người đại diện phần vốn nhà nước, xác định rõ quyền và trách nhiệm của người đại diện. Quy định rõ cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo lợi ích của công ty và nhà nước. Trong các kênh quản lý vốn nhà nước từ các cấp thuộc cơ quan nhà nước cần có một hành lang pháp lý về quản lý tài sản, tài chính để tránh gây thất thoát vốn.

Hiện nay phần vốn của nhà nước trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là không lớn và ngày càng bị thu hẹp nhưng sự ảnh hưởng của nó là không đúng với tỷ lệ đó. Nhiều khi sự can thiệp quá sâu của người đại diện vào hoạt động của công ty đã gây mâu thuẫn và tranh cãi ảnh hưởng tới quyết định về đường lối và kế hoạch hoạt đông SXKD của công ty

KẾT LUẬN

Một trong những giải pháp để cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là CPH. Quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH nói riêng là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn về cả mặt linh tế và mặt tư tưởng văn hoá xã hội. Nhưng những kết quả của các công ty giai đoạn hậu CPH đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn.

Khía cạnh quan trọng thể hiện tính đúng đắn đó chính là hiệu quả hoạt động SXKD của các CTCP, sự so sánh đối chiếu với các DNNN trước khi CPH làm nổi bật lên vấn đề đó. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là một trong những doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều vấn đề bất cập trong CTCP cần điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn CPH. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề đánh giá đúng năng lực SXKD của công ty; chấn chỉnh ý thức làm việc, xử lý tình huống của cán bộ công nhân viên, nhất là bộ phận lao động trực tiếp, thực hiện hợp lý hơn cơ chế khoán của công ty cho phù hợp với đặc điểm lao động và hoạt động của công ty. Về phía nhà nước cần hoàn thiện và cụ thể các cơ chế nhất là cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, giảm thiểu việc đối xử thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp với DNNN. Định rõ quyền hạn và danh giới của nhà nước trong CTCP

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. GS.TS. Ngô Đình Giao- Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997

2. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam- PGS.TS. Hoàng Công Thi và TS. Phùng Thị Đoan. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 1992

3. PGS.TS Ngô Quang Minh- Kinh tế nhà nước và đổi mới kinh tế nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 2001.

4. Bộ Tài chính- Chế độ tài chính về công ty nhà nước và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. NXB Hà nội, 2005

5. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội-1998.

6. PGS.TS Trần Đình Ty, “Doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Hà Nội, số tháng 11/2005

7. Phạm Tuấn Anh, “Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá”. Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội- số 116 tháng 09/2005,

8. Ban đổi mới và phát triển DNNN Bộ GTVT, “Những nội dung cụ thể việc sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN Bộ Giao thông vận tải thời gian tới”, tạp chí Giao thông vận tải- Hà nội, số tháng 04/2001.

9. "Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: đầu xuôi nhưng đuôi chưa lọt". Tạp chí Thị trường tài chính, số 22( tháng 11 năm 2005)

10. dangcongsan.vn

11. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. 12. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc 5 năm sau CPH.

13. Các báo cáo kết quả SXKD và phong trào thi đua các năm 2000 đến 2005 14. Kế hoạch SXKD năm 2006

Các từ viết tắt đã sử dụng trong bài:

SXKD : Sản xuất kinh doanh CPH : Cổ phần hoá

CTCP : Công ty cổ phần

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TSCĐ : Tài sản cố định

HĐQT : Hội đồng quản trị UBND : Uỷ ban nhân dân GTVT : Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HẬU CỔ PHẦN HOÁ (Trang 75 -80 )

×