Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá (Trang 54 - 64)

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh

3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh Phúc gia

3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD

Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc thể hiện cụ thể ở các chỉ tiêu sau:

a. Các chỉ tiêu doanh lợi

Các chỉ tiêu doanh lợi gồm:

- Doanh lợi vốn kinh doanh (%) = (lợi nhuận ròng + lãi trả vốn vay)/ vốn kinh doanh. (1) - Doanh lợi doanh thu (%) = lợi nhuận trước thuế/ tổng doanh thu. (2)

Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng D.thu 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 Vốn k.doanh 3.519 4.246 4.035 6.295 7.585 8.424 L.nhuận trước thuế 628 740,6 403,8 308,4 585,2 340 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 D.lợi vốn k.doanh (%) 11,9 8,7 (1,56) (1,65) 2,0 1,48 Đoanh.lợi D.thu (%) 9,61 11,1 5,6 3,5 5,5 2,45 Nhìn vào bảng số ta có sự phân tích và nhận xét:

+ Chỉ tiêu (1)- doanh lợi vốn kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty:

02 năm sau CPH, chỉ tiêu này tương đối cao, năm 2000 là 11,9% có nghĩa là khi công ty dùng 1 đồng vốn kinh doanh thì thu về 0,119 đồng lợi nhuận (bao gồm cả lãi trả vốn vay), năm 2001 bỏ ra một đồng vốn thì tạo ra 0,087 đồng lợi nhuận.

Trong 2 năm tiếp theo chỉ tiêu này là âm, năm 2002 = -1,56% và năm 2003 = -1,65%. Đây là thời kỳ doanh thu thuần của công ty bị giảm đáng kể dẫn đến chỉ tiêu này mang dấu âm hay hiệu quả sử dụng đồng vốn kinh doanh chưa cao.

Nhưng trong 2 gần đây thì chỉ tiêu này đi vào ổn định, năm 2004 = 2% tức là 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận và năm 2005 = 1,48% tức là bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 0,015 đ lợi nhuận

Nhận xét: Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh của công ty biến đổi không đều qua các năm sau CPH, hai năm đầu chỉ tiêu này tương đối cao thể hiện được hiệu quả sử dụng đồng vốn. Đây là thời kỳ công ty mới đi vào hoạt động dưới hình thức CTCP, là đơn vị đi đầu trong tiến trình CPH DNNN của tỉnh Vĩnh Phúc nên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía lãnh đạo Tỉnh, được tạo nhiều điều kiện thuận

lợi để hoạt động. Hơn nữa, thời kỳ này hoạt động vận tải tư nhân hầu như chưa phát triển nên thị trường hoạt động của công ty rất thuận lợi.

Thời gian tiếp theo chỉ tiêu này có xu hướng giảm và còn có những năm mang dấu âm, thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh vào hoạt động SXKD bị giảm sút. Đây là thời kỳ công ty mở rộng đầu tư phương tiện vận tải và các thiết bị khác phục vụ cho hoạt động SXKD nên mức chi phí tăng đáng kể, hơn nữa thời kỳ này công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của lực lượng vận tải tư nhân.

+ Chỉ tiêu (2)- doanh lợi doanh thu thấy được tỉ lệ lợi nhuận so với doanh thu của công ty (ở đây sử dụng biến lợi nhuận trước thuế để tính chỉ tiêu):

Hai năm đầu sau CPH, chỉ tiêu này cao hơn, năm 2000 = 9,6%, năm 2001 = 11% có nghĩa là 1 đồng doanh thu của công ty thì sẽ có lần lượt 0,096 đồng và 0,11 đồng lợi nhuận.

Trong bốn năm tiếp theo chỉ tiêu trung bình là 4,26% nghĩa là trung bình trong 1 đồng doanh thu có 0,0426 đồng lợi nhuận (bao gồm cả thuế). Tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn này là ổn định, luôn có lợi nhuận.

Nhận xét: Các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu đều mang dấu (+) và ở mức tương đối cao phản ánh lợi nhuận trước thuế qua các năm là ổn định so với phần doanh thu đạt được, có thể nói là công ty làm ăn có lãi, doanh thu luôn cao hơn tổng chi phí, tuy nhiên mức chênh lệch này còn phải thực hiện nghĩa vụ ngân sách với nhà nước và phân bổ vào các quỹ.

Kết luận: Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến các chỉ tiêu doanh lợi của công ty, nó được đánh giá cho toàn bộ vốn kinh doanh của công ty ( bao gồm cả vốn tự có và vốn đi vay). Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chỉ tiêu này nhìn chung còn chưa cao và biến đổi chưa đồng đều theo hướng giảm dần, tức là hiệu quả của toàn bộ số vốn còn thấp, chưa thật sự phát huy hết khả năng và điều kiện của công ty. Đây coi là chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà công ty đã sử dụng.

b. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn

Bao gồm:

- Hiệu quả kinh doanh theo chi phí (%) = tổng doanh thu/ tổng chi phí (3) - Tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (%) = lợi nhuận ròng/ vốn cổ phần (4) - Chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu (1000đ) = lợi nhuận ròng/ số lượng cổ phiếu lưu thông. (5) - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu (%) = (5) /giá trị mỗi cổ phiếu. (6) Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau:

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng C.phí 5.886 5.872 6.746 8.494 9.881 13.531 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 Vốn C.phần 3.637 4.446 4.336 4.974 5.453 5.563 H.quả theo C.phí(%) 111 112,6 105,9 103,6 105,9 104,6 T.suất L.nhuận vốn cổ phần (%) 11,43 8,2 (1,45) (3,78) 2,83 3,71 Thu nhập c.phiếu (1000đ) 114,38 81,95 - - 28,34 31,77 T.suất l.nhuận cổ phiếu (%) 11,4 8,2 - - 2,8 3,17

Qua bảng số liệu ta có sự phân tích và nhận xét:

+ Chỉ tiêu (3)- chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí phản ánh sự tương quan giữa doanh thu và chi phí:

Trung bình hai năm đầu sau CPH chỉ tiêu này trung bình là 111,8% tức là bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về trung bình 1,118 đồng doanh thu.

Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này là 104,7% nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu về 1,047đồng doanh thu. Đây là thời kỳ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị và phương tiện, mở rộng hoạt động SXKD.

Hai năm gần đây chỉ tiêu này đã ổn định theo hướng kinh doanh có hiệu quả cho công ty doanh thu luôn cao hơn chi phí.

Nhận xét: Doanh thu và tổng chi phí của công ty luôn có mức tương quan tương đối ổn định và doanh thu luôn cao hơn chi phí. Nhưng mức biến động này có

xu hướng giảm dần, điều này một phần cũng thể hiện trong những năm gần đây công ty đã chú trọng đến đầu tư phương tiện, trang thiết bị sản xuất phục vụ cho hoạt động SXKD. Đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận đối với một doanh nghiệp sau CPH, đi vào hoạt động với nhiều khó khăn như Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc.

+ Chỉ tiêu (4)- chỉ tiêu lợi nhuận vốn cổ phần phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty:

Năm 2000 chỉ tiêu này = 11,43% tức là dùng 1 đồng vốn cổ phần sẽ tạo ra 0,114 đồng lợi nhuận sau thuế, tương tự năm 2001 chỉ tiêu này là 8,2 tức là 1 đồng vốn cổ phần tạo ra 0,082 đồng lợi nhuận ròng.

Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này đều âm, trung bình là –2,615% nghĩa là 1 đồng vốn cổ phần làm giảm trung bình 0,026 đồng lợi nhuận ròng.

Hai năm tiếp theo chỉ tiêu này lần lượt là 2,83% và 3,17% vốn cổ phần được sử dụng hiệu quả hơn trước

Nhận xét: thời gian đầu chỉ tiêu này tương đối cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của công ty. Nhưng trong thời gian tiếp theo chỉ tiêu này mang dấu âm, hiệu quả vốn cổ phần không được thể hiện do lợi nhuận ròng âm, đây là thời kỳ hoạt động SXKD của công ty có sự biến đổi theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây chỉ tiêu này đã khả quan hơn và có xu hướng tăng dần, công ty đang đi vào hoạt động ổn định, lợi nhuận ròng đã tăng, hiệu quả vốn cổ phần đã được thể hiện tốt hơn.

+ Chỉ tiêu (5)- thu nhập cổ phiếu phản ánh thu nhập trung bình 1 cổ phiếu, hay lợi nhuận được chia cho mỗi cổ phiếu (Mệnh giá cổ phiếu trung bình của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là 1triệu đồng):

Năm 2000 chỉ tiêu này = 114,38 nghìn đồng tức là 1 cổ phiều trung bình thu được 114,38 nghìn đồng lợi nhuận ròng và năm 2001 chỉ tiêu này = 81,95 nghìn đồng, đây là các chỉ tiêu tương đối cao.

Trong 2 năm 2002 và 2004 lợi nhuận ròng của công ty mang dấu âm nên chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu là không có.

Trong 2 năm gần đây, chỉ tiêu này đã tăng lên và ở mức hợp lý, năm 2004 trung bình 1 cổ phiếu thu được 28,34 nghìn đồng lợi nhuận ròng, năm 2005 chỉ tiêu này = 31,77 nghìn đồng.

Nhận xét: Thu nhập cổ phiếu là một chỉ tiêu hiệu quả quan trọng phản ánh mức thu nhập đối với mỗi cổ phiếu của công ty, mang tính đặc trưng của CTCP. Nó cũng phản ánh hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông và quyết đinh xem có nên đầu tư vào đây không. Trong thời gian đầu sau CPH lợi nhuận cổ phần của công ty là tương đối cao và ổn định, nhưng trong giai đoạn tiếp theo, chỉ số này giảm dần, chỉ trong thời gian gần đây mới có dấu hiệu khả quan hơn.

Chỉ tiêu (6)-tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu, chỉ tiêu này cũng tương đương với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cổ phần. Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chi tiêu này trong thời gian đâu sau CPH là khả quan, nhưng trong 2 năm tiếp theo do chỉ tiêu thu nhập cổ phiếu không có nên không xác đinh được. Nhưng đến hai năm gần đây chỉ tiêu này đã đi vào ổn định thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.

Ngoài các chỉ tiêu đặc trưng của CTCP, hiệu quả sử dụng vốn còn được thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả thông thường khác:

- Chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn (lần) = tổng doanh thu/ vốn kinh doanh (7) - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (%) = lợi nhuận ròng/ TSCĐ (8)

Ta có bảng tính các chỉ tiêu trên như sau:

Ch.tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vốn CĐ 6.187 7.371 10.341 11.385 11.366 11.896

Lợi nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 Số vòng quay

của vốn (lần) 1,85 1,58 1,77 1,40 1,38 1,17

vốn CĐ (%)

+Chỉ tiêu (7)- số vòng quay toàn bộ vốn phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của công ty.

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc có số vòng quay của vốn tương đối ổn định và đều qua các năm, nhưng lại ở mức không cao và có xu hướng giảm qua các năm, một phần cũng do đặc điểm SXKD của công ty làm lượng vốn không thể quay nhiều vòng được. Nhưng nhìn tổng thể thì hiệu quả vòng quay vốn của công ty như vậy là chưa cao.

Cụ thể năm 2000 thì lượng vốn của công ty quay được 1,85 vòng, năm 2003 giảm xuống 1,4 vòng cho đến năm 2005 thì giảm xuống 1,17 vòng, tức là công ty bình quân chỉ sử dụng lượng vốn của công ty mình cho 1 chu kỳ sản xuất.

+ Chỉ tiêu (8)- hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ trong SXKD và khả năng sinh lời của TSCĐ.

Năm 2000 và năm 2001 trình độ sử dụng TSCĐ cao hơn, cụ thể năm 2000 1đ TSCĐ góp phần tạo ra 0,0672 đồng lãi ròng, năm 2001, 1 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 0,0494 đồng lãi ròng.

Năm 2003 và năm 2004 lãi ròng của công ty không có nên hiệu quả sử dụng TSCĐ không được thể hiện.

Năm 2004 và năm 2005 đã tốt hơn và có xu hướng tăng, cụ thể năm 2004 bỏ ra 1 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 0,0136 đồng lãi ròng, năm 2005 bỏ ra 1 đồng TSCĐ góp phần tạo ra 0,048 đồng lãi ròng.

Kết luận: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn là các chỉ tiêu quan trọng đối với các CTCP. Nhìn chung sau CPH, các chỉ tiêu này trong hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là tương đối ổn định. Thời gian đầu các chỉ tiêu ở mức tương đối cao, thể hiện rõ ràng hiệu quả sử dụng các yếu tố liên quan, nhưng trong thời gian tiếp theo chúng đều có xu hướng giảm, có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Sự chỉnh đốn

và điều chính hoạt động SXKD trong thời gian gần đây, hoạt động của công ty đã đi vào ổn định và hiệu quả được thể hiện trở lại và có xu hướng ngày càng tăng.

c. Hiệu quả sử dụng lao động

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bao gồm:

- Chỉ tiêu năng suất lao động (1000đ) = giá trị tổng sản lượng/số lao động bình quân (9) - Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân (1000đ)= lợi nhuân ròng/ số lao động tham gia. (10)

Ch.tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng S.lượng 6.514 6.613 7.150 8.802 10.467 13.871 L.nhuận ròng 416 364,4 (62,9) (188,2) 154,5 176,7 L. động BQ 96 92 88 88 89 106 L. động tham gia 123 120 113 121 115 145 N.suất LĐ (triệu đ) 67,854 71,875 81,249 100,025 98,901 130,806 Mức sinh lời BQ (triệu đ) 3,382 3,037 - - 1,344 1,219

+ chỉ tiêu (9)- năng suất lao động phản ánh sản lượng bình quân của 1 lao động trong 1 năm.

Năng suất lao động trung bình năm 2005 so với năm 2000 tăng 62,952 triệu đồng. Đặc biệt, năng suất lao động trung bình năm 2005 tăng 32,2% so với năng suất lao động trung bình năm 2004.

Ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc chỉ tiêu này tăng đều qua các năm sau CPH, tốc độ tăng trung bình là 15%. chứng tỏ trình độ sử dụng lao động là tương đối tốt.

Công ty đã có kết quả cả trong công tác đào tạo lao động và cải tiến trang thiết bị lao động nâng cao năng suất lao động.

+ chỉ tiêu (10)- mức sinh lời bình quân phản ánh sự đóng góp trung bình của 1 lao động vào lợi nhuận ròng của công ty.

Hai năm đầu sau CPH chỉ tiêu này lần lượt là 3,382 và 3,037 tức là trung bình trong 1 năm 1 lao động tạo ra được lần lượt 3,382 triệu đồng lợi nhuận ròng năm 2000 và 3,037 triệu đồng lợi nhuận ròng năm 2001.

Năm 2004 trung bình 1 lao động tạo ra 1,343 triệu đồng lợi nhuận ròng, năm 2005 trung bình 1 lao động tạo ra 1,219 triệu đồng lợi nhuận ròng.

Do đặc điểm quá trình sản xuất của công ty giai đoạn hậu CPH nên chỉ tiêu này biến động không đều và giảm qua các năm. Theo xu hướng chung của công ty giai đoạn hậu CPH, mức sinh lời bình quân cao ở giai đoạn đầu và giảm dần qua các năm, nhất là hai năm 2002 và 2003. Nhưng trong thời gian gần đây đã có sự cải thiện rất nhiều, hiệu quả sử dụng lao động ngày càng được khẳng định và gia tăng.

Kết luận chung: Nhìn chung, sau CPH Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã bắt tay ngay vào thực hiện chiến lược SXKD và có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy có những thời điểm thăng trầm nhưng Công ty đã dần đi vào sản xuất ổn định trong những năm gần đây. CPH đã mang lại một bộ mặt mới về hoạt động SXKD của công ty. Thời gian đầu sau khi CPH, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự nỗ lực cho công cuộc SXKD của công ty trong thời kỳ đổi mới nên nhìn chung là hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất là tương đối cao và ổn định, năng suất lao động cao và tương đối ổn định.

Trong thời gian tiếp theo đó, cụ thể là trong năm 2003 và năm 2004, do phương hướng của công ty là mạnh rạn đầu tư trang thiết bị và đặc biệt là tiến hành đổi mới những phương tiện vận tải đã lạc hậu khó có thể phục vụ tốt cho công việc SXKD, những thiết bị phục vụ cho công tác đại tu lắp ráp phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất của công ty nên chi phí của công ty đã tăng đáng kể tăng cao hơn mức doanh thu nên sau khi thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước lợi nhuận ròng của công ty đã mang dấu âm, đây không phải con số phản ánh sự giảm sút trong SXKD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w