1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, mộc châu, sơn la

75 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 730,9 KB

Nội dung

Rừng Xuân Nha được ghi nhận là đa dạng về thành phần loài, về hệ sinh thái và trạng thái rừng với khu hệ động thực vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, ngoài

Trang 1

-

NGÔ VĂN BÍCH

TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA,

MỘC CHÂU, SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ: 60.62.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN DƯ

HÀ NỘI, NĂM 2010

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Nha là một trong 86 Khu Bảo tồn thiên nhiên được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ phê duyệt thành lập năm 1986 theo quyết định 194-CP ngày 19/8/1986 Rừng Xuân Nha được ghi nhận là đa dạng về thành phần loài, về hệ sinh thái và trạng thái rừng với khu hệ động thực vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, ngoài ra khu BTTN Xuân Nha còn có giá trị to lớn là phòng hộ đầu nguồn của dòng sông Đà, là lưu vực lớn của suối Lóng Sập chảy ra sông Đà

Khu BTTN Xuân Nha kéo dài từ xã Lóng Sập qua Chiềng Sơn tới xã Xuân Nha, sát với ranh giới khu BTTN Pà Cò của tỉnh Hòa Bình Khu vực Xuân Nha thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt -Lào và ranh giới 2 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, đi lại rất khó khăn Trước năm 1985 rừng ở đây còn rất giầu về số lượng và trữ lượng các loài động thực vật Nhưng trong thời

kỳ khai thác gỗ phục vụ công trình thủy điện Hòa Bình năm 1982-1992, thì nơi đây

là địa bàn khai thác của các loại gỗ quí như Giổi, Du sam, Sến, Nghiến, Trai, Đinh, Lát, Chò chỉ, Ràng ràng… của lâm trường Xuân Nha, cộng với nạn khai thác trộm

và buôn bán bừa bãi của tư thương, của dân địa phương, nạn đốt rừng làm nương rẫy và nạn khai khác gỗ Pơ mu trong những năm 90 của thế kỷ trước, đã làm cho diện tích đất trống, đồi trọc ở vùng thấp chân núi tăng lên nhiều Diện tích rừng nghèo ngày một tăng, diện tích rừng tốt còn lại ít đi và thường nằm trên các sườn dốc, trên các dông núi cao hiểm trở

Việc xây dựng và mở rộng đường quốc lộ và đường phân phối vào trung tâm của các xã đã chia cắt hệ sinh thái rừng, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã biến thành ruộng, nương, đất trống và đôi chỗ là rừng trồng Một số đất rừng bị chuyển đổi thành trang trại cây ăn quả, cây công nghiệp đã làm cho thành phần thực vật khu bảo tồn theo chiều hướng ngày càng xấu đi

Ngoài hệ sinh thái rừng, ở khu BTTN còn có các hệ sinh thái (HST) khác phân bố xen kẽ như HST đồng cỏ, HST đồng ruộng, HST làng xóm và HST ao suối… Các HST này có diện tích không đồng đều phân bố ở các xã trong khu vực

Trang 3

Khu BTTN đã được tổ chức bảo vệ, nhiều khu rừng có giá trị được phục hồi Tuy nhiên việc quản lý, bảo vệ, đầu tư vào khu BTTN chưa thật đầy đủ với giá trị

và qui mô của nó Do vậy rừng vẫn bị xâm phạm và chịu nhiều tác động, đặc biệt là sức ép của người dân từ cộng đồng các dân tộc có ở nơi đây

Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thực vật ở đây [1, 2, 3] nhưng

đó cũng chỉ là những số liệu sơ bộ ban đầu, chưa thật đầy đủ Vì vậy tôi tiến hành

nghiên cứu “Tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại Khu bảo tồn thiên nhiên

Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La” nhằm đánh giá đầy đủ về thành phần loài, nguồn

tài nguyên thực vật và đưa ra các giải pháp bảo tồn chúng, từng bước nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho cán bộ khu BTTN và người dân địa phương là những vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc

Trang 4

Chương 1 TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, vấn đề nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đang được quan tâm hàng đầu Trước đây, những quan niệm về ĐDSH cũng có những điểm chưa thống nhất, chưa đầy đủ

và chưa rõ ràng

Trong chương trình hành động ĐDSH Việt Nam cũng nêu ra một khái niệm

về đa dạng sinh học “Là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh bao gồm tổng số các loài động vật và thực vật; tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng về hệ sinh thái của các cộng đồng sinh thái khác nhau; hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau” Định nghĩa này là chưa đầy đủ bởi mới chỉ đề cập đến động vật và thực vật, còn các sinh vật khác thì chưa nói đến

Một định nghĩa khác do Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đề xuất như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và

là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” Định nghĩa này có phần đầy đủ hơn ở chỗ: đã nêu ra được sự tồn tại của cả động vật, thực vật

và vi sinh vật trong cùng một môi trường sống, định nghĩa cũng đã chỉ ra được sự

đa dạng sinh học là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây (tháng 6 năm 1992): Công ước về bảo tồn

đa dạng sinh học được thông qua hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Rio de Janeiro (Braxin) đã đi đến một thống nhất chung về đa dạng sinh học như sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”

Như vậy, ĐDSH phải được tính đến theo ba mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ sinh vật sống trên trái đất (từ vi khuẩn đến các loài động, thực

Trang 5

vật và các loài nấm) Ở mức độ tinh tế hơn, ĐDSH bao gồm các sự khác biệt giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể ĐDSH còn bao gồm các sự khác biệt giữa các quần xã sinh vật mà trong đó các loài sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác với nhau

Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra những nhận thức chung về các nội dung của ĐDSH là:

- Đa dạng di truyền (tức là đa dạng về gen và nhiễm sắc thể)

- Đa dạng về loài sinh vật

- Đa dạng về hệ sinh thái

1.2 TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1 Về thảm thực vật

Theo Schmitthusen (1959), ở Châu Âu có hệ thống phân loại thảm thực vật mà chủ yếu là hệ thống phân loại các quần xã thực vật của Braun – Blanquet (1928), được thực hiện chủ yếu bởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp

và hệ thống phân loại các quần thể thực vật được thực hiện bởi những nhà địa thực vật của Đức (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)

Ở Phần Lan, Caiande A.K chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm tươi Ông cho rằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ của lâm phần Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môi trường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng Tuy thế, điều này là không hoàn toàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có khả năng chỉ thị cho tất cả các điều kiện lập địa Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như: lửa rừng, khai thác cũng ảnh hưởng lên thảm tươi (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)

Ở Hoa Kỳ, phân loại rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (Climax) của Colleman Phân loại theo Climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong quá trình

Trang 6

phát triển lâu dài trên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành

từ lâu Khí hậu là nhân tố để xác định Climax Ngoài khái niệm Climax, các nhà lâm học Hoa Kỳ còn đưa ra khái niệm tiền đỉnh cực (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực, đa đỉnh cực (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)

Ở vùng nhiệt đới, theo Thái Văn Trừng (1978), có lẽ Schimper (1918) là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới (ghi theo Thái Văn Trừng 1978) Trong đó hệ thống này, Schimper đã phân chia thảm thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi Trong quần hệ khí hậu lại được phân chia thành 4 kiểu: Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai; ngoài ra còn có thêm hai kiểu là: Thảo nguyên nhiệt đới và Hoang mạc nhiệt đới

Rubel, Ilinski, Burt, Aubresville chỉ căn cứ vào độ tàn che trên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưa và trảng chuông (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)

Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được chia thành 9 lớp quần hệ là: Lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ Sa-van, lớp quần hệ đồng cỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống một năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần

hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)

Gần đây, các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật thành 16 kiểu quần hệ: Rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa Á nhiệt đới, rừng mưa lạnh

ôn đới, rừng xanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim rộng ôn đới, kiểu quần hệ cây gỗ có gai, kiểu cây gỗ có là rộng, kiểu thảo nguyên rừng, kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyên ôn đới, kiểu đàm lầy, kiểu hoang mạc nóng và kiểu hoang mạc khô lạnh (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)

1.2.2 Về hệ thực vật

Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu, tuy nhiên những công trình nghiên cứu có giá trị lại chủ yếu xuất hiện vào thế kỉ XIX – XX như: Thực vật chí Hongkong (1861), Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng

Trang 7

Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miễn Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977)

Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kì mở đầu cho thời kì nghiên cứu

hệ thực vật cụ thể: Tolmachop A.I cho rằng: “chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao chum được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hóa mặt địa lý” Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể Tolmachop đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường là 1500 –

Từ năm 1960, Loschau đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh, bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái như sau (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)

Rừng loại I: gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi

Rừng loại II: gồm những rừng non mới mọc

Rừng loại III: gồm tất cả những loại rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác gỗ trụ mỏ

Rừng loại IV: Rừng nguyên sinh chưa bị khai phá

Đây là hệ thống phân loại rừng đã được áp dụng khá rộng rãi ở nước ta trong điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái

Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt nam, tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat, 1975), Thái Văn Trừng đã đưa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái, đây được

Trang 8

xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt nam phù hợp nhất trên quan điểm sinh thái cho đến nay

Trần Ngũ Phương: “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” đã tiến hành phân chia rừng miền Bắn Việt Nam thành 3 đai, 8 kiểu, ngoài ra ông còn chia

ra các kiểu phụ Trong đai rừng Á nhiệt đới mưa mùa núi cao ông không dùng kiểu

mà chỉ dung loại hình thay cho kiểu, sau loại hình là kiểu phụ

1.3.2 Về hệ thực vật

Một trong những công trình nổi tiếng đó là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” do H.Lecomte chủ biên (1907 – 1952) Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương Thái Văn Trừng cũng đã dựa vào công trình này để thống kê hệ thực vật Việt Nam và biết được có 7004 loài, 1850 chi, 289 họ Riêng miền Bắc, Pocs Tamas (1965) thống kê được 5190 loài; Phan Kế Lộc (1969) thống

kê và bổ sung, nâng số loài ở miền Bắc lên 5609 loài, 1660 chi, 140 họ; trong đó có

5069 loài thực vật hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại

Gần đây, Aubréville khởi xướng và chủ biên bộ “Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam” (1960 – 1997) cùng với nhiều tác giả khác đến nay đã công bố 29 tập nhỏ, gồm 74 họ cây có mạch (chưa đầy 20% tổng số họ đã có)

Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam (1971 – 1988) đã công bố 7 tập

“Cây gỗ rừng Việt Nam” giới thiệu khá chi tiết cùng với tranh vẽ minh họa nhằm phục vụ cho việc khai thác tài nguyên rừng

Trong thời gian gần đây, các nhà thực vật Nga và Việt Nam đã hệ thống lại

hệ thực vật Việt Nam đăng trên Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật Việt Nam” (tập

1 – 2 , 1996) (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)

Từ năm 1995 – 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng với một số tác giả khác đã công bố một số bài báo về đa dạng sinh học của các Vườn Quốc gia, Vùng núi đá vôi Hòa Bình, Sơn La, Vùng núi cao Sa Pa , cùng với cuốn “Cẩm nang nghiên cứu

đa dạng sinh vật” nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên

Trang 9

Từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 2 năm 2010, Viện Sinh thái Tài nguyên và Sinh vật Việt Nam đã tiến hành điều tra, khảo sát để đánh giá nguồn tài nguyên thực vật tại khu BTTN Xuân Nha

Một số công trình nghiên cứu, đánh giá về đa dạng sinh học của các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên miền bắc Việt Nam gần đây:

Tính đa dạng của quần xã thực vật tại Cúc Phương (Phùng Ngọc Lan, Nguyến Nghĩa Thìn và Nguyễn Bá Thụ) (1996)

Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng), (2008)

Trang 10

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 MỤC TIÊU

- Đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật có mạch ở khu KBTTN Xuân Nha

- Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài thực vật có mạch ở khu BTTN Xuân Nha

- Đề xuất những biện pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại khu BTTN Xuân Nha

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nghiên cứu Đa dạng về thảm thực vật và Hệ sinh thái

- Đa dạng thảm thực vật

- Đa dạng hệ sinh thái

2.2.2 Đa dạng thành phần loài thực vật

- Đa dạng các bậc taxon ngành và lớp

- Đa dạng các bậc taxon dưới ngành

+ Đa dạng về số lượng loài cây

+ Đa dạng về loài và chi thực vật

+ Đa dạng về họ thực vật

2.2.3 Đánh giá về nguồn tài nguyên thực vật

- Nhóm cây cho gỗ - Nhóm cây làm thuốc

- Nhóm cây có tinh dầu - Nhóm cây cho dầu béo

- Nhóm cây cho nhựa mủ - Nhóm cây ăn được

- Nhóm cây cho sợi và nguyên liệu - Nhóm cây cảnh

- Nhóm cây cho tanin và làm thuốc nhuộm

2.2.4 Đánh giá thành phần thực vật đặc hữu, quý hiếm trong Khu bảo tồn

- Số lượng thực vật quý hiếm

- Nghiên cứu sự phân bố của những loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn

- Nghiên cứu đặc điểm một số loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn

2.2.5 Nghiên cứu tình trạng, mối đe doạ và nguyên nhân gây suy giảm Đa dạng sinh học tại khu nghiên cứu

- Tình trạng và các mối đe doạ làm suy giảm ĐDSH ở khu BTTN Xuân Nha

Trang 11

- Nguyên nhân suy giảm ĐDSH ở khu BTTN Xuân Nha

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Kế thừa các tài liệu đã có và điều tra bổ sung dẫn liệu mới về đa dạng sinh học tại khu BTTN Xuân Nha:

Tôi dựa vào bảng danh lục thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Xuân Nha

do Viện Điều tra và Quy hoạch đã đánh giá năm 2002

- Phương pháp điều tra thảm thực vật: Sử dụng hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng (1978) và hệ thống phân chia đất đai và các kiểu thảm thực vật trong khu bảo tồn (Viện Điều tra qui hoạch rừng, 1991) Tổng hợp kết quả được ghi vào bảng 2.1

Bảng 2.1 Điều tra các kiểu thảm thực vật tại khu BTTN Xuân Nha

STT Kiểu thảm thực vật Trạng thái Loài thực vật đặc trưng

SÁCH ĐỎ VIỆT NAM

2007

Công dụng

1

Trang 12

- Điều tra cấu trúc và tổ thành loài của thảm thực vật Điều tra theo tuyến và điều tra theo ô tiêu chuẩn

Tiến hành lập 9 tuyến điều tra cắt ngang qua các dạng sinh cảnh đặc trưng của khu BTTN Xuân Nha (mỗi xã trong khu BTTN lập 3 tuyến điều tra), với chiều dài mỗi tuyến 1200m, đặc biệt là trú trọng tới những nơi hẻo lánh, núi đá và trên những đỉnh núi cao của 3 xã thuộc khu BTTN Kết quả thu được tôi ghi vào bảng 2.2

Bảng 2.2 Thành phần thực vật bậc cao có mạch trên tuyến điều tra

Ngày điều tra:… / …/2009 Trạng thái rừng: ………

Người điều tra: Ngô Văn Bích

Tuyến điều tra: ……… Xã:………

Tên Việt Nam Tên khoa học

1

2

- Điều tra theo ô tiêu chuẩn: Trên mỗi tuyến điều tra tôi thiết lập 4 ô tiêu chuẩn

để thống kê thành phần thực vật, tuỳ theo các kiểu thảm hoặc các sinh cảnh có kích thước từ 0,025 đến 0,1 ha Đo đếm và ghi chép thảm thực vật trong từng tiêu chuẩn Kết quả thu được ghi vảo bảng 2.3 sau:

Trang 13

Bảng 2.3 Điều tra thành phần thực vật trên ô tiêu chuẩn

Ngày điều tra:…… /…… /2009

Người điều tra: Ngô Văn Bích

Trạng thái rừng:………… Số thứ tự tuyến điều tra:………

Số thứ tự ô tiêu chuẩn:…… Diện tích ô tiêu chuẩn:……….ha

(m)

D1.3 (cm) Ghi chú

Trên mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành lập 5 ô dạng bản với diện tích mỗi ô là 9 m2

(3m×3m) được thiết lập tại 4 góc (4 ô dạng bản) và vị trí giữa của ô tiêu chuẩn Trông ô dạng bản tôi tiến hành điều tra thành phần cây tái sinh, kết quả được ghi

vào bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4 Điều tra tình hình tái sinh của thực vật rừng

tại khu BTTN Xuân Nha

Ngày điều tra:……… /2009 Số thứ tự OTC: ……

Người điều tra: Ngô Văn Bích Số thứ tự tuyến điều tra:………

Trang 14

Đồng thời tiến hành điều tra thành phần cây bụi thảm tươi, thực vật ngoại tầng trên các ô dảng bản, kết quả được ghi vào bảng 2.5:

Bảng 2.5 Điều tra thành phần cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng

Ngày điều tra: …… /2009 Số thứ tự OTC:…………

Người điều tra: Ngô Văn Bích Số thứ tự tuyến:…………

và tập 3)) Kết quả được ghi vào bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6 Điều tra thành phần các loài thực vật được người dân

khai thác và sử dụng

Ngày điều tra: …/…./2009

Người điều tra: Ngô Văn Bích

Đại diện chủ hộ:……… Bản:……… Xã:………

Thường xuyên Ít Hiếm

1

2

Trang 15

- Đưa công nghệ thông tin và kỹ thuật ảnh vào báo cáo của đề tài

Sử dụng máy định vị toàn cầu JPS để xác định vị trí các loài thực vật đặc trưng, quý hiếm trong khu bảo tồn, bên cạnh đó sử dụng máy ảnh để chụp và ghi lại các trạng thái rừng, các loài thực vật trên tuyến điều tra, trên ô tiêu chuẩn

- Thu tập thông tin về diện tích, số loài thực vật, đặc trưng bởi các loài thực vật của một số Vườn Quốc gia và khu BTTN như: Hữu Liên (Lạng Sơn); Kẻ Rỗ (Bắc Giang); Phong Thổ (Lai Châu); Tà Sùa (Sơn La); Côpia (Sơn La); Vũ Quang (Hà Tĩnh); Tân Sơn (Hoà Bình); Pà Cò (Hoà Bình) để so sánh mức độ đa dạng về thành phần loài thực vật

Trang 16

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA

Phía Bắc giáp các xã Mường Sang, Vân Hồ, Lóng Luông

Phía Nam giáp huyện Mường Lát, huyện Quan Hoá, Thanh Hoá

Phía Đông giáp khu BTTN Pà Cò, Hoà Bình

Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Diện tích (cũ) 38.069 ha Diện tích hiện tại 16.316,8 ha

3.2 ĐỊA HÌNH

Khu điều tra tài nguyên thực vật có địa hình núi đất và núi đá vôi xen đồi đất, dâng cao ở phía Tây Bắc, thấp dần ở phía Đông Nam, có độ cao từ 260m đến 1.900m, trung bình 1.000m so với mặt biển

Vùng đất phía Tây Bắc của Khu bảo tồn có độ cao trung bình trên 1.100m, đỉnh Pha Luông 1.886m là đỉnh cao nhất của khu vực và nằm trên ranh giới xã Chiềng Sơn với nước Lào Vùng giữa và phía Đông Khu bảo tồn có độ cao thấp hơn, trung bình 500-600m Đỉnh núi cao nhất trong khu bảo tồn thuộc xã Xuân Nha (cao 936 m) Địa hình phần nhiều là các dông núi của 3 hệ thống núi khởi đầu của dãy Trường Sơn nổi tiếng

- Hệ thống núi đá vôi chạy dọc ranh giới phía Bắc Khu bảo tồn

- Hệ thống núi đá vôi xen núi đất chạy từ Yên Châu về Hoà Bình

- Hệ thống núi đất có xen đá vôi chạy từ Yên Châu dọc biên giới Việt Lào rồi chạy về Quan Hoá, Thanh Hoá Các hệ thống trên có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Xen kẽ trong các dông núi là các dải đồi đất hẹp hay các dải đất dốc tụ

Trang 17

chân núi, đây là phần đất quan trọng đối với nơi ở và canh tác của đồng bào Mường, Thái, H’Mông của 3 xã vùng cao này

Địa hình trong khu bảo tồn không chỉ bị chia cắt do 3 dãy núi mà còn bị chia cắt bởi nhiều dông núi phụ xuất phát từ 3 dãy núi chạy về hai bên tạo ra các thung, áng, khe suối sâu, các hút nước do hiện tượng Các-tơ của vùng núi đá vôi tạo nên Khu bảo tồn có độ dốc trung bình 20-250, nhiều nơi có độ dốc trên 350 rất khó cho việc đi lại Nhìn chung địa hình khu bảo tồn thuộc loại: trung và tiểu địa hình vùng núi Càng đi sát các đỉnh núi đá vôi, núi càng cao và độ dốc càng lớn, có nhiều sườn núi đá, vách đá dựng đứng Địa hình phức tạp và bị chia cắt nhiều là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về thực vật và hoàn cảnh rừng cho thực vật còn tồn

tại đến ngày nay mà không bị người dân khai thác

3.3 ĐỊA CHẤT VÀ THỔ NHƯỠNG

+ Nền địa chất Khu bảo tồn có lịch sử nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ địa chất

Đệ Tam (Tortiazv), thuộc thời kỳ Ladini, cách ngày này khoảng 220 triệu năm Địa hình kiến tạo chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động tạo sơn Indexin kỷ Triat thuộc Đại trung sinh Núi đá vôi khu vực có tuổi địa chất trẻ (kỷ Đệ tam) nên các dãy núi

ở đây được xem là núi trẻ, đỉnh núi nhọn nhưng quá trình bào mòn địa chất tự nhiên theo thời gian không mạnh mẽ

- Đá mẹ:

Đá mẹ trong Khu bảo tồn thuộc 3 nhóm chính:

+ Đá Trầm tích mà Đá vôi, Cuội, Sỏi kết là đại diện cơ bản, rộng khắp

+ Đá Macma axít với các loại đá phổ biến như Granit, Sa thạch khối, Phấn sa,

Đá sét… có rải rác

+ Đá biến chất với nhiều loại khác nhau nhưng không nhiều

Trừ hệ thống đá vôi phân bố theo dải, còn các loại đá mẹ khác như Đá sét, Phiến thạch sét, Phấn sa, Sa thạch thô, Cuội kết thường không đại diện, chúng phân

bố theo vệt, theo vùng nhỏ trên nền đá vôi cổ Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra các loại đất khác nhau, là điều kiện cho nhiều loài cây ưa thích đất đá khác nhau phân

bố trong khu vực

Trang 18

- Các loại đất chính trong khu vực:

Đất Feralit mùn vàng nâu núi cao phát triển trên hang hốc núi đá vôi Đá biến chất, đá Mácma axit tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình thường phân

+ Đất Feralit màu vàng nhạt hoặc vàng xám phát triển trên phiến thạch sét, Phấn sa, Đá cát, Sa thạch, Sỏi cuội kết, tầng đất dày thành phần cơ giới trung bình hay nhẹ thường ở vùng đồi núi thấp (độ cao 300-1.000m hoặc xen kẽ nhau)

+ Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản và trên các sườn núi có nguồn nước

+ Đất dốc tụ chân núi, ven suối có thành phần cơ giới trung bình, nhẹ có nhiều

3.4 KHÍ HẬU THUỶ VĂN

- Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 9 có nhiệt độ bình quân 20-250C Mưa to thường tập trung vào mùa nóng, độ ẩm mùa nóng trung bình 80-85% Mùa lạnh từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau: trong mùa lạnh nhiệt độ thường thấp hơn 200C Trong các đợt rét nhiệt độ thường xuống dưới 130C và cá

Trang 19

biệt có khi xuống tới 3-50C Trong mùa lạnh không khô, độ ẩm khá cao, thường 80% và nhiều ngày có sương mù, ẩm ướt

70 Khu bảo tồn có lượng mưa trung bình 1.70070 2.000 mm

Mùa mưa thường gây ra ngập úng cục bộ trong thời gian ngắn ở các thung, khe hoặc quanh các lỗ hút xuống sông suối ngầm Mùa lạnh, các khe suối thường cạn kiệt, đôi chỗ còn các đám sình lầy, nước ngọt chủ yếu còn trong các mỏ

- Sương mù: Tháng 1 và 2 trong mùa lạnh thường có sương mù

- Sương muối: Thông thường không có sương muối trong năm, nhưng đôi khi

có nhẹ không gây hại

- Gió: Hướng gió thịnh hành của khu bảo tồn là Đông Bắc, Đông Nam Hàng năm và các tháng 4-8 đôi khi có gió tây khô nóng xuất hiện mỗi đợt 2-4 ngày với tốc độ gió 10-15 m/giây

- Mưa đá: Tần suất xuất hiện mưa đá rất nhỏ

- Thuỷ văn: Trong khu bảo tồn không có sông, không có suối lớn Đáng chú ý

là hệ thống các suối nhỏ bắt nguồn, đón nước từ dãy núi ranh giới với Thanh Hoá

đổ xuống vùng trung tâm Các suối kể trên có đoạn lộ, đoạn mất, không thường xuyên có nước quanh năm Mật độ suối thấp, tuy độ dốc lớn nhưng có nhiều hút nước, sông ngầm, hang động vùng đá vôi nên chỉ có lũ cục bộ trong những ngày mưa lớn và rất ít nước vào mùa khô

Tóm lại, Khu bảo tồn là vùng núi cao của huyện Mộc Châu, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa trong năm, mùa nóng nhiệt độ cao và mưa nhiều, mùa đông có nhiệt độ thấp, lạnh nhẹ và hơi khô, riêng mùa đông lại có sương mù nên ít gây cản

trở tới sinh trưởng và phát triển của cây

3.5 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KHU HỆ THỰC VẬT

Rừng Xuân Nha được hình thành cách ngày nay khoảng 220 triệu năm trên nền núi đá vôi thời kỳ Ladini, thuộc kỷ Đệ tam Bộ mặt nguyên vẹn của rừng được nhìn thấy một phần ở các nơi hiểm trở người dân không thể khai thác được Trước năm

1985, theo nhiều tài liệu và người dân sống lâu năm ở đây đều khẳng định trong rừng Xuân Nha có nhiều cây lớn, chủ yếu là các loài Nghiến, Đinh, Trai, Chò chỉ,

Trang 20

Lát hoa, Chò nhai, Chò xanh, Chò đãi, Cà lồi, Cà ổi, Xoan đào, Nhò vàng, Màu cau, Sồi đá, Kháo vàng, Trường sâng, Trường mật, Lát xoan, Sấu, Phay Trải qua nhiều thập kỷ bị tàn phá, ngày nay Xuân Nha chỉ còn lại thảm thực vật nhỏ bé, thưa thớt

Do một loạt các nguyên nhân như nạn đốt nương làm rẫy tràn lan lâu dài, do khai thác trái phép gỗ xây dựng và đặc biệt là củi đun nên diện tích rừng ở đây bị thu hẹp, tính đa dạng giảm

Khu hệ thực vật trong Khu bảo tồn không đồng nhất Phần lớn diện tích rừng ở đây không còn tự nhiên, nguyên vẹn Rừng nguyên sinh ít bị tác động chỉ tồn tại từng vùng nhỏ ở những nơi cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối đá, sườn núi đá

Thực vật rừng trong Khu bảo tồn phong phú về thành phần loài nhưng kích thước cá thể trung bình loài nhỏ; nhiều loài cây gỗ quí không chỉ giảm về số lượng

mà kích thước trung bình cũng bị giảm nhiều Nhiều loài thực vật ưa sáng như Thôi chanh, Thôi ba, Lộc mại, Sừng hươu, Cọc rào, Nhò vàng, Ô rô, Găng gai, Màng tang, Chè đuôi lươn, Mua, Ba soi, Bui bui, Thành ngạnh, Thẩu tấu, Hoắc quang, Cà muối, Mò lá tròn, Kháo cuống đỏ, Dạ nâu, Đa, Si, Sanh, Cà muối, Xoan ta, Đáng dù… và nhiều loài thân cỏ như: Cỏ lào, Cúc đơn buốt, Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá tre,

Cỏ lông v.v tăng vụt về số lượng cá thể trong loài đã làm biến đối diện mạo thảm thực vật rừng trong khu vực

Từ bảng danh lục thực vật ta có một số nhận xét về xuất xứ của thực vật khu vực như sau:

- Có nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ và coi là yếu tố bản địa bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa với các đại diện chính như các họ Họ Dầu (Dipterocarpaceae), Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Mạ sưa (Proteaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Ráy (Arecaceae), họ Bàng (Combretaceae), các loài điển hình cho thực vật nhiệt đới như: Chò nhai, Chò xanh, Đa, Sanh, Mít rừng, Ngái, Sui, Dâu da, Răng cưa, Lim xanh, Lim sẹt, Ráy dại, Củ nưa, Dây dất, Thị, Trôm, Xoan, Bứa…

Trang 21

- Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới (yếu tố

di cư) từ Malaysia - Indonesia, Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu, Ấn Độ - Miến Điện di xuống, định cư ở Việt Nam trong thành phần không nhiều, chủ yếu với các đại diện chính như các loài của họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Gạo (Bombacaceae),

họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Chè (Theaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Sau sau (Altingiaceae), các loài điển hình như: Chò chỉ, Táu mật, Sồi, Dẻ gai, Chẹo tía, Giổi xanh, Ngọc lan, Thích, Vối thuốc, Sau sau, Thành ngạnh, Dẻ cau, Giổi mỡ, Giổi bà, Thích lá bóng, Xoan đào, Máu chó, Thông pà cò, Súm, Sặt, Chè rừng

- Có nhiều họ thực vật có phân bố rộng ở Nhiệt đới và Á nhiệt đới như các loài trong các họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Cau (Arecaceae), họ Chè (Theaceae), phân họ Tre (Bambusoideae)

- Có nhiều họ thực vật lá kim có phân bố ở vùng Á nhiệt đới núi thấp và vừa trong khu vực mà đại diện là các loài Bách tán (Cupressaceae), Thông pà cò (Pinaceae), Thông tre, Thông nàng (Podocarpaceae), Dây gắm (Gretaceae)

- Yếu tố nhập nội dẫn giống chủ yếu với các đại diện chính như các loài Keo

lá tràm, Keo tai tượng, Xà cừ, Phượng vĩ, Lim sẹt cảnh, Trứng gà, Hồng xiêm Nhìn chung Thực vật rừng trong khu bảo tồn còn giữ được sự phong phú về loài nhưng nghèo về số lượng các cá thể trong các loài, kích thước trung bình cá thể của loài nhỏ; nhiều loài cây gỗ quí như Lát hoa, Du sam, Chò chỉ, Đinh thối, Giổi xanh, Kim giao, Thông nàng… nhiều loài cây thuốc quý có giá trị sử dụng cao: Hài gấm, Hoàng đằng, Thạch hộc, Lan một lá, Huyết đằng v.v trở nên hiếm hoi, nhiều loài thực vật ưa sáng như Màng tang, Chè đuôi lươn, Bui lui, Ba soi, Cọc rào, Hèo gân dày và nhiều loài thân cỏ như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá tre, Cỏ lông, Đơn buốt, Ngải cứu v.v tăng vụt về số lượng cá thể trong loài Tuy rừng bị tàn phá nhiều

Trang 22

nhưng còn khá nhiều loài cây có giá trị bảo tồn, nghiên cứu khoa học như: Trai lý, Nghiến, Chò chỉ, Chờ nhai, Chò nâu, Cây đăng, Sấu, Trám trắng, Trám đen, Trám

ba cạnh, Vàng anh, Lim xẹt, Dẻ gai, Cà ổi… Thành phần thực vật Xuân Nha chủ yếu là thực vật Nhiệt đới; thực vật Á nhiệt đới Thực vật Xuân Nha tuy có nhiều loài cây tại chỗ nhưng có tỷ lệ đặc hữu thấp, không thể vượt quá 17,9% như con số

mà Nguyễn Nghĩa Thìn nêu ra khi nghiên cứu về thực vật đặc hữu ở Hoàng Liên, nơi được coi là vùng có tỷ lệ TV đặc hữu cao nhất Việt Nam (Theo Thái Văn Trừng

tỷ lệ này ở Việt Nam là 50%)

3.6 DÂN SỐ, DÂN TỘC, LAO ĐỘNG, PHÂN BỐ DÂN CƯ, TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ

3.6.1 Tổng dân số 3 xã:

18.731 người; nam 9.258 người, nữ 9.473 người; lao động chính 8.611 lao động Qua điều tra dân sinh kinh tế năm 2002, 3 xã Lóng Sập, Chiềng Sơn và Xuân Nha cụ thể như sau:

- Xã Lóng Sập: 3.459 người; trong đó: nam 1.748 người, nữ 1.711 người; lao động chính: 1.470 người, tỷ lệ tăng dân số 2,9%; mật độ dân số bình quân 24 người/km2

- Xã Chiềng Sơn: 6.821 người; trong đó nam 3.298 người, nữ 2.523 người; lao động chính 3.162 người, tỷ lệ tăng dân số 2,6%; mật độ dân số bình quân 26 ng-ười/km2

- Xã Xuân Nha: 8.451 người; trong đó nam 4.212 người, nữ 4.239 người; lao động chính 3.979 người, tỷ lệ tăng dân số 2,9%; mật độ dân số bình quân 26 người/km2

3.6.2 Dân tộc

Qua kết quả kiểm tra thống kê năm 2008 cho biết các dân tộc sinh sống trên 3 xã

cụ thể như sau:

a - Số bản xã Lóng Sập: 12 bản gồm: bản A Má, Pha Đoán, Bốc Quang, Hông

Húa, Pu Nhân, Co Chạy, Pa Nhêu, Bó Sập, bản Phiêng Cài, Phát, Na, Bốc Phát

Trang 23

Chủ yếu một số bản nằm sát biên giới Việt - Lào là vùng đệm của KBTTN Xuân Nha

b- Số bản xã Chiềng Sơn: 19 bản, tiểu khu gồm: tiểu khu 10, tiểu khu 1, tiểu

khu 2, tiểu khu 3, tiểu khu 4, tiểu khu 5, tiểu khu 6, tiểu khu 7, tiểu khu 30/4, tiểu khu 3/2, tiểu khu 29, bản Chiềng Ve, Hin Pén, bản Dân quân, Nà Tén, Co Phờng và bản Suối Thín, bản Pha Luông

Số bản nằm trong khu bảo tồn:

- Vùng phục hồi sinh thái gồm bản: Suối Thín, Pha Luông

- Vùng đệm: bản Nà Tén, bản Dân Quân, bản Co Phơng, bản Hin Pén

c- Số bản xã Xuân Nha:

Số bản nằm trong khu bảo tồn:

- Vùng nghiêm ngặt 5 bản gồm: Bản Lún, Láy, A Lang, Cột Mốc, Sa Lai

- Vùng phục hồi sinh thái gồm 10 bản: Bản Kho Hồng, Chiềng Na, Pù Lầu, Tưn, Tà, Lớt, Ngà, Thín, Đông Tà Lào, Tây Tà Lào

- Vùng đệm: Số bản còn lại của xã đều nằm trong vùng đệm của KBTTN Xuân Nha

23 bản gồm: Bản Mường An, Nà An, Tưn, Pù Lầu, Nậm Dên, An, A Lang, Na Sang, Dúp Lắc Kén, Khò Hồng, Chiềng Hin, Thín, Chiềng Na, Nà Hiềng, Đông Tà

Lào, Tây Tà Lào, Bớt, Cột Mốc, Sa Lai, Bún, Ngà và bản Láy, Sai Lai mới

3.7 TẬP QUÁN CANH TÁC, SINH HOẠT VĂN HOÁ

3.7.1 Tập quán canh tác

Trong khu vực 3 xã nói chung và khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha nói riêng, người dân tộc Thái và dân tộc Mường có canh tác lúa nước ở các khu vực thấp gần giống như người dân tộc Kinh, đã ổn định Còn dân tộc HMông và các dân tộc khác ở trên cao, họ có kinh nghiệm tạo ra các ruộng nước bậc thang theo đường bình độ ven núi có giá trị lớn đối với cuộc sống hàng ngày của họ, song sống chủ yếu vẫn là phát nương làm rẫy là chính

Trang 24

Tổng diện tích đất nông nghiệp của 3 xã là 4.117 ha trong đó ruộng nước là

406 ha Bình quân 0,22 ha đất nương/người/năm, bình quân 0,02 ha lúa nước/ người/năm

Ruộng đất trồng lúa nước hẹp và thiếu nên nhìn chung đồng bào các dân tộc ở đây đều đốt nương làm rẫy để mở rộng diện tích cây trồng nông nghiệp như Lúa, Sắn, Ngô, Khoai, Đậu, Lạc…

3.7.2 Sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán

Trong khu BTTN Xuân Nha, dân tộc đông nhất là dân tộc Thái và dân tộc HMông, ít nhất là dân tộc Khơ Mú, Puộc Tuy nhiên mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, hình thức sinh hoạt, văn hoá riêng biệt thể hiện bản sắc dân tộc của mình; song về cơ bản vẫn mang bản sắc làng bản

Điều kiện giao thông, thông tin liên lạc trong khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn, Hiện nay trong các bản làng phong tục ma chay, cưới xin lãng phí và lạc hậu Những phong tục này cần được tuyên truyền giáo dục tiến tới xoá bỏ và lưu giữ lại những bản sắc quý giá của dân tộc, phát triển đi tới hoàn thiện theo sự yêu cầu của

- Đời sống kinh tế còn chậm phát triển, mang nặng tính tự túc, tự cấp

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng cấy ruộng nước và phát rừng làm nương rẫy, phụ thuộc vào tự nhiên

- Chăn nuôi gia súc gia cầm còn ở phạm vi gia đình và trao đổi trong khu vực, chưa hình thành chăn nuôi công nghiệp, sản xuất lớn

- Về phát triển công nghiệp chủ yếu gồm một số ít trong gia đình như cây chè, mía, cây ăn quả các loại Do điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên cây công nghiệp ở vùng này chưa phát triển do vậy đời sống người dân thấp so với yêu cầu xu thế phát triển

Trang 25

3.8.2 Những tác động ảnh hưởng tới khu bảo tồn

Do thiếu ruộng nước canh tác, khó khăn về lương thực và thiếu thốn về thực phẩm của các cộng đồng nằm trong khu bảo tồn, đặc biệt vùng nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái Do vậy tình trạng đốt nương làm rẫy một vài nơi vẫn xảy ra và tình trạng du canh du cư đã làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới giá trị bảo tồn nguyên vẹn, tới phục hồi hệ sinh thái nguồn gen động thực vật rừng

Mặt khác do sức ép gia tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ giới do di dân tự

do làm cho sự quản lý của chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn, từ đó trực tiếp hoặc gián tiếp đã ảnh hưởng tiêu cực vào khu BTTN Xuân Nha

Mức thu nhập bình quân đầu người trong vùng qui ra thóc từ 150-250

kg/người/năm, trong đó có Gạo, Ngô là 2 loại lương thực chính đạt 65-70%, còn lại

là Sắn, Khoai và các loại nông sản khác

Cụ thể bình quân lương thực của 3 xã như sau:

- Xã Lóng Sập: 708 kg/người/năm

- Xã Chiềng Sơn: 1460 kg/người/năm

- Xã Xuân Nha: 603 kg/người/năm

Nhìn chung đời sống của người dân ven và trong vùng Bảo tồn thiên nhiên còn gặp nhiều khó khăn Những khó khăn trong sản xuất mùa vụ đã làm cho nhiều

hộ gia đình bị thiếu ăn từ 5-6 tháng, những hộ này thường tập trung vào vùng phục hồi sinh thái và vùng cao nơi bảo tồn nguyên vẹn của Khu bảo tồn thiên nhiên

Do vậy đầu tư vào sản xuất đối với các đối tượng này cần sự quan tâm và ưu tiên đúng mức để góp phần tích cực khôi phục hệ sinh thái rừng ở Xuân Nha

3.8.3 Phân mức độ giàu nghèo

- Mật độ trung bình tính chung cả 3 xã là 36 người/km2

- Mật độ trung bình tính riêng 3 xã trong khu BTTN Xuân Nha là 46 người/km2

- Nhìn chung mật độ dân số phân bố thuộc diện thấp, khả năng cho phép qui hoạch khu dân cư và Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha để phục vụ chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung

Trang 26

- Tuy nhiên xét trên phương diện địa hình, đa phần toàn vùng có độ dốc trên 350, tầng đất mặt mỏng, nhiều đá lẫn, hệ thống sông suối nhiều, đặc biệt tỷ lệ tăng dân

số còn ở mức khá cao 2,8%, ngoài ra việc tăng dân số cơ giới lại thường xuyên xẩy

ra, đây là điều kiện hết sức khó khăn gây sức ép đến công tác quy hoạch ổn định đời sống của dân cư trong vùng, khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển hệ động, thực vật tài nguyên rừng nói chung trong khu BTTN Xuân Nha

3.9 VĂN HOÁ GIÁO DỤC, Y TẾ, GIAO THÔNG

3.9.1 Về văn hoá giáo đục

Khu BTTN Xuân Nha nằm ở cận Nam của huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, nằm trên địa bàn 3 xã là vùng núi cao, trong vùng có nhiều dân tộc chung sống nhưng sinh hoạt văn hoá vẫn đơn điệu chỉ diễn ra vào những ngày tết, phong tục tập quán lạc hậu, văn hoá và các sinh hoạt văn minh khác của xã hội còn ít được thâm nhập Tuyên truyền giáo dục văn hoá mới không được thực hiện thường xuyên trong các cộng đồng thôn bản, các chính sách xã hội chuyển tải tới người dân còn nhiều hạn chế

Về giáo dục: Tỷ lệ mù chữ và thất học vẫn còn như ở cộng đồng ít người HMông, Khơ Mú, Puộc… với cộng đồng người Puộc hầu như không có người học

ở cấp phổ thông cơ sở

3.9.2 Y tế

Mạng lưới y tế từ huyện xuống xã còn nhiều cách biệt, tuy không có hiện tượng trắng về y tế ở các xã, nhưng khó khăn về thuốc men, cơ sở vật chất thiếu, đội ngũ cán bộ y tế mỏng, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra như sốt rét, đau mắt, tiêu chảy và các bệnh xã hội khác… việc hướng dẫn phòng, chữa bệnh chưa tới hết được người dân trong vùng, tế đón thầy mo cúng ma chữa bệnh vẫn thường xuyên xẩy ra

3.9.3 Giao thông

Khu BTTN Xuân Nha duy nhất có một tuyến đường 43b chạy từ Mộc Châu qua Lóng Sập sang Lào, còn lại đường ô tô lâm nghiệp chạy vào Lâm trường 4 cũ nối xuống đường 43b tại đội 11 nằm giữa nông trường Chiềng Ve cũ vào bản Nà Hiềng

Trang 27

trung tâm xã Xuân Nha Trong khu BTTN Xuân Nha có nhiều đường mòn đi tắt

giao lưu với các khu vực lân cận là chính

3.10 TÌNH HÌNH SỬ DỤGN ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN

Năm 2002, UBND tỉnh Sơn La đã có quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002

về việc thành lập khu BTTN Xuân Nha thuộc chi cục Kiểm lâm Sơn La quản lý

Nhưng từ bấy đến nay việc sử dụng đất đai, sử dụng bảo vệ tài nguyên rừng vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, chặt chẽ Tài nguyên rừng, đất rừng vẫn chưa được bảo

vệ đúng mức Tập quán du canh du cư phát nương làm rẫy vẫn xảy ra, đặc biệt đối với vùng phải bảo vệ nghiêm ngặt vẫn còn một số bản của dân tộc HMông đang sinh sống, sử dụng khai thác rừng không hợp lý làm cho hệ sinh thái rừng, chất l-ượng rừng bị suy giảm

Sản xuất trong vùng còn mang tính chất tự túc, tự cấp, năng suất thấp, cơ sở hạ tầng không đáng kể, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống du canh du cư đốt nương làm rẫy vẫn còn thường xuyên xảy ra, việc khai thác lâm sản,

săn bắt động vật hoang dã quý hiếm vẫn chưa ngăn chặn hết được

3.11 CƠ QUAN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Hiện nay trong khu BTTN Xuân Nha có một ban quản lý với 25 biên chế do Kiểm lâm quản lý và 2 đồn biên phòng 473 và 469 đây là 2 đơn vị tham gia tích cực với Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng khá tốt Tuy nhiên do nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là sự tham gia của các cộng đồng dân tộc người H’Mông từ nhiều ngả, nhiều phía vào Xuân Nha đã gây không ít khó khăn tới sự bảo tồn tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha

Trang 28

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

Do khai thác bừa bãi, đến nay diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp đã bị tác động nhiều về cấu trúc và hệ thực vật, diện tích bị thu hẹp, phân tán và còn không đáng kể, phân bố rải rác theo mảng, chủ yếu là rừng thứ sinh nhân tác đang phục hồi sau khai thác, sau cháy rừng và nương rẫy

Theo phân loại rừng của Loschau, kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp có các kiểu phụ:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn

và đỉnh núi đất thấp (các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB)

- Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn và đỉnh núi đá vôi thấp (các trạng thái IIA, IIB, IIIA1)

- Rừng thưa trên sườn, đỉnh núi đá vôi (trạng thái IIA)

- Rừng thứ sinh nghèo phục hồi sau nương rẫy, cháy rừng và khai thác kiệt (các trạng thái IIA, IIB)

- Rừng thứ sinh nghèo sau khai thác (trạng thái IIIA1)

a Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp bị tác động nhẹ trên sườn và

đỉnh núi đất thấp (các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB)

Đặc điểm:

- Phân bổ rải rác ở dọc các khe suối hẹp, hoặc trên sườn và đỉnh núi đất nơi

Trang 29

có địa hình rất hiểm trở, độ dốc cao hoặc xa dân cư

- Diện tích nhỏ và không liền nhau mà thường theo dám, theo dải

- Rừng tốt, mật độ cây cao 1200 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,7 – 0,8 Cây có kích thước tương đối lớn HVnTB = 5 – 20m, D1.3TB = 25cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIIA3, IIIB)

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ:

Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như Chò nâu, Sến mật, Nanh chuột, Thanh thất, Trám trắng, Trám đen, Sấu, Gội, Chò nhai, Đăng, Du sam, Cà ổi, Trường sâng, Vàng tâm, Giổi xanh, Giổi bà, Giổi thơm, Mỡ, Dẻ cau, Dẻ gai, Sồi hồng… lác đác còn những cây lớn cá biệt có đường kính rất lớn D1,3≈ 1,0m như Đăng, Đa, Nhội, Chò nhai, Trường, Trám, Cóc rừng

Chiều cao tầng 1 đạt tới 20-25m, đường kính trung bình cây 30-40 cm

Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao Ngoài cây tầng 1 có mặt

ở đây như Chò nâu, Sến mật, Nanh chuột, Thanh thất, Trám trắng, Trám đen, Sấu, Gội, Chò nhai, Đăng, Du sam, Cà ổi, Trường sâng, Vàng tâm, Giổi xanh, Giổi bà, Giổi thơm, Mỡ, Dẻ cau, Dẻ gai, Sồi hồng còn có các loài cây khác như: Ràng ràng mít, Ràng ràng xanh, Thị đá, Gội gác, Ké, Sến, Táu mặt quỷ, Sao hòn gai, Trường vải, Chẹo, Nhội, Mọ, Xoan nhừ, Cà muối, Trai, Bứa, Vàng anh, Thôi chanh, Trường chua, đặc biệt ở tầng này cũng có gặp Thông tre lá dài, Kim giao nhưng số lượng cá thể không nhiều

Chiều cao tầng 2 đạt tới 15m-20m, đường kính cây 20-30cm

Tầng A3: Tầng gỗ nhỏ

Gồm một số loài cây có chiều cao sát với tầng A2 như Nhọ nồi, Nhội, Đa bóng, Thị đá, Nhãn rừng, Ngát, Màu cau, Nhọc, Đỏm lông, Cà lồ, Re xanh, Rè vàng, Mý, Đỏm gai, đôi khi còn gặp Lát hoa, Thông tre, Kim giao

Tầng B: Tầng cây bụi: thường cao 3-5 m, phổ biến là các loài cây bụi và cây con tái sinh của tầng cây gỗ Thường gặp họ Mua, họ Cà phê, họ Ô rô, họ Cam quýt, họ

Trang 30

Thầu dầu

Tầng C: thảm tươi phát triển khá, gồm Dương xỉ thường, Quyết lá xẻ, Sa nhân, Ráy, Tắc kè đá, Cỏ lá, Cỏ dĩ, Lá han, Gai đại, Bọ mắm… Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Đẳng sâm, Bảy lá một hoa, Củ bình vôi, Củ dòm, Dây đau xương, Hoàng đằng, Dây máu người, Móc câu đằng…

Thực vật ngoại tầng: đáng kể có Dây dất na, Dất nhung, Móc hùm, Móc mèo, Dây gắm, Móng bò, Móc câu, Vỏ quạch, một số phong lan, Tầm gửi, Ráy leo, Cơm lênh, Tai chuột, Hạt bí…

Ưu hợp thực vật cơ bản ở đây là: Giổi lông, Giổi bà, Trường mật, Sến mật, Chò nhai, Chò chỉ, Chò nâu, Nanh chuột, Nhội, Ké, Trám, Sấu, Sung

b Rừng kín thường xanh bị tác động nhẹ trên sườn đỉnh núi đá vôi thấp (các trạng

thái IIA, IIB, IIIA1)

Đặc điểm:

- Nằm rải rác hay thành vùng ở vùng núi đá vôi phía đông KBT sát địa phận Hang Kia-Pà Cò và chạy dọc ranh giới xã Xuân Nha với xã Lóng Luông, Vân Hồ, nơi người dân không thể làm nương rẫy mà chỉ có thể khai thác vận chuyển hạn chế một số lâm sản quý

- Diện tích: Hẹp về diện tích, không liền khoảnh mà theo dải

- Rừng còn cây nhưng trữ lượng thấp vì những cây tốt, cây to đã bị khai thác, mật độ cây thấp 400-600 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5-0,6 Cây có kích thước tương đối nhỏ H = 10-15m, D1.3 = 13-18 cm

- Rừng ở chân, sườn đỉnh núi đá vẫn phong phú về loài cây nhưng kích thước nhỏ hơn cây của rừng trên núi đất Những cây cá biệt lớn như Chò nhai, Vàng anh, Sấu trai, Phay, Đăng, Bồ hòn, Đa, Gạo, Chò xanh có D1.3 = 50-60 cm (Trữ lượng rừng thấp, tương đương loại rừng IIB, IIIA1)

Tầng cây gỗ: 2 tầng

Tầng A1:

Gồm một số loài cây cao, to có tán vượt như: Trám trắng, Trai, Nghiến, Trám đen, Hà nu, Thanh thất, Trương vân, Cà muối, Dâu da, Thôi ba (Mương), Đa,

Trang 31

Nghiến, Sấu, Đăng, Bồ hòn, Dẻ gai, Trâm trai, Đinh thối, Trám ba cạnh…

Tầng A2:

Tầng chính này có độ khép tán cao, có chiều cao trung bình 10-15m Nhiều loài cây phổ biến của vùng núi đá vôi phân bố ở đây như: Nghiến, Trai, Đinh, Ké, Nhội, Lòng mang, Trâm, Thị đá, Giổi bà, Vàng tâm, Nanh chuột, Đa, Si, Màu cau, Kháo đá, Nhọc, Chò nhai, Chò xanh, Táu mặt quỷ, Sơn, Xoan lông, Mò lông, Thành ngạnh, Cọ nọt, Trâm sừng, Dung giấy, Hồng bì, Nhãn rừng, Cà muối, Nhọ nồi… Trong tầng 2 cũng có nhiều cây có D1.3 > 50 cm nhưng thường thấp về chiều cao

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Nghiến, Chò nhai, Mạy tèo, Trai

lý, Bản xe, Gội gác, Thôi chanh, Ô rô

c Rừng thưa trên sườn, đỉnh núi đá vôi (trạng thái IIA)

Trang 32

- Rừng cây thưa thớt có nguồn gốc tự nhiên ít bị chặt phá Đất mỏng hoặc không

có, nóng và thiếu nước nên cây cối chỉ sống trên đá phát triển rất kém, thấp, cây nhỏ cong queo phân nhánh nhiều, đường kính nhỏ 5-10cm, chiều cao thấp H = 5-10m, mật độ cây rất thưa, nên rừng không có trữ lượng hoặc rất thấp Độ khép tán của rừng: S = 0,3-0,5, tuy nhiên lác đác cũng có những đám cây lớn, cao

Tầng A: Tầng cây gỗ có: Đa, Sanh, Trâm sừng, Trâm vối, Chò nhai, Chẹo, Nhãn rừng, Đèo heo (Kháo đá), Màu cau, Nhọ nồi, Thị rừng, Kháo nhớt, Bời lời, Chẩn, Găng thạch, Hồng bì, Mạy tèo, Teo nông, Cọc rào, đôi khi có Trai, Nghiến, Đinh Tầng B, C: Tầng cây bụi thảm tươi chủ yếu có Ruối gai, Ô rô, Trâm muỗi, Quanh châu, Lấu lá bạc, Huyết giác, Lá han, Cốt toái bổ, Sầm xì, Cỏ lá tre, Cỏ lá… Trong trạng thái rừng này ở khu vực sát với Hoà Bình ta còn gặp Thông Pà Cò (trữ lượng rừng rất thấp, tương đương loại rừng IIA)

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Trâm muối - Chò nhai- Mạy tèo- Kháo nước- Thị rừng- Thàn mát- Cọc rào - Ô rô

d Rừng thứ sinh nghèo phục hồi sau nương rẫy, cháy rừng và khai thác kiệt (các

trạng thái IIA, IIB)

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, cháy rừng và sau chặt phá liên tục nhiều lần của dân cư sống trong khu vực có phân bố quanh, các bản và trên các nương rẫy, tập trung nhiều nhất là ở Tà Lào, Thung Ngúp, Pú Lầu, Chiềng Ve, Alan, Bản Phát, Chiềng Him; độ che phủ thấp: S = 0,3-0,5

Tầng A: Tầng cây gỗ

Những cây to sót lại không đáng kể, chủ yếu là cây tái sinh chồi, cây thường thấp và cong queo Chiều cao phổ biến từ 5-7m Thành phần cây rừng gồm: Sau sau, Thẩu tấu, Lòng mang, Chòi mòi, Thanh thất, Dâu da, Xoan nhừ, Thôi ba, Hà

nu, Chẹo tía, Sảng nhung, Cà muối, Bời lời, Ngái, Mùng quân rừng, Đỏm gai, Đại phong tử, Sơn rừng, Chò nhai, Đăng, Lò bo, Muồng trắng, Hoắc quang… Những cây gỗ tốt có tái sinh tự nhiên như: Giổi bà, Giổi lông, Chò nâu, Sồi bàn, Dẻ cau, Cà

ổi, Trường sâng, Gội tẻ, Ké, Vải thiều, Côm… nhưng số lượng không đáng kể Tầng B: Cây bụi, dây leo

Trang 33

Thành phần gồm có: Lấu, Găng, Cỏ lào, Đơn buốt, Cỏ đuôi chuột, Sử quân tử, Dây gắm, dây Bướm nhẵn, Bướm bạc, Hoàng đằng, Dây chiên chiến, Móng bò lá nhỏ, Móc mèo, Dây sưa, Thèm bép và nhiều loại Bìm bìm, Sống rắn…

Tầng C: Thảm tươi:

Do đất còn tốt và nhiều ánh sáng nên ở những nơi trống có tầng thảm tươi phát triển mạnh, ta gặp Lau, Chít, Cỏ lá tre cao, Cỏ tranh, Cỏ lào, Tía tô dại, đặc biệt có rất nhiều cây Đơn buốt, cây Ngũ sắc, Cỏ đuôi chuột, cây Cỏ dĩ

Rừng thứ sinh ở đây bị tác động mạnh thường xuyên nên chưa thể hiện rõ quần xã thực vật ưu thế (Trữ lượng rừng tương đương loại rừng IIA, IIA)

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Sau sau, Thẩu tấu, Lòng mang, Xoan nhừ, Cà muối, Bời lời, Chẹo tía, Thôi chanh, Thôi ba

e Rừng thứ sinh nghèo sau khai thác (trạng thái IIIA1)

Rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác gặp phổ biến ở độ cao <700 m, trong phạm vi cả 3 xã, nơi rừng có điều kiện thuận lợi cho người dân khai thác gỗ, củi và các lâm sản nhiều lần, nhiều năm, gần nhà, gần đường đi… (trữ lượng rừng thấp, tương đương loại rừng IIA, IIIA1) Tuy là rừng thứ sinh sau khai thác kiệt nhưng tuỳ mức độ chặt phá ta có thể xếp loại rừng này vào 2 dạng:

- Rừng thứ sinh nghèo sau khai thác kiệt trên núi đất

- Rừng thứ sinh kiệt bị thoái hoá sau khai thác nhiều lần trên núi đá

* Rừng thứ sinh nghèo sau khai thác kiệt trên núi đất

+ Rừng cây gỗ:

Trạng thái này chiếm diện tích lớn nhất trong khu bảo tồn Phân bố thành đai ở chân và trên một số sườn núi hoặc các dông núi thấp quanh khu dân cư hay dọc theo các trục đường ô tô xã Xuân Nha, vùng dọc suối Thín, suối Quanh, Nậm Con, Nậm Ngà Rừng thứ sinh sau khai thác, có thành phần cây khá phong phú, ngoài những cây có ở kiểu rừng nguyên sinh ít bị tác động đã nêu trên, ở đây còn có nhiều loài cây ưa sáng nhưng cây cối thường nhỏ hơn, thấp hơn Độ khép tán của rừng 0,4-0,6

và không đều, nhiều khoảng trống không có cây; tán rừng có 2 tầng cây gỗ nhưng chưa phân hoá rõ rệt; chiều cao trung bình 10-13m, đường kính trung bình 10-13cm

Trang 34

- Cây bụi gồm: Lá han, Gai đại, Bọ mắm, Cây Áng sơn, Lấu, Găng gai, Bồ cu

vẽ, Bọt ếch, Hèo gân dày, Phèn đen, Quanh châu, Mua, Bỏng nổ và nhiều loài cây khác

- Tầng thảm tươi: Thu hải đường, Nghể chua, Ráy, cây Phị nước, Tắc kè đá, nhiều loài quyết thực vật

- Thực vật ngoại tầng gồm: Dây Đồng tiền, dây Muồng, dây Mỏ quạ, dây Móc câu, dây Sống rắn, dây Dất na, Dất nhung, Móc hùm, Móc mèo, Dây gắm, Móng

bò, Dây bướm, Dây ban, Móng vò, Vỏ quạch, một số Phong lan, Tóc tiên, Tầm gửi,

Cỏ lá tre, Cỏ đĩ, lác đác có Nứa đặc, Trúc đũa… phân bố thưa thớt (tương đương với IIIA1)

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là:

- Ràng ràng, Re hương, Chò xanh, Giổi, Dẻ, Lim xẹt, Trường, Gội, Chò nâu (phân bố rộng)

- Cơi, Chẹo, Trâm suối, Rù rì, Thuỷ xương bồ (dọc các khe suối)

+ Rừng gỗ Tre Nứa

Rừng được hình thành trên đất rừng bị khai thác kiệt Giang, Nứa đặc phát triển mạnh lấn át và kìm hãm cây gỗ phát triển Những nơi gần rừng gỗ lớn hay xa dân cư còn có cây gỗ ưu thế ở tầng trên và dưới là Giang và Nứa vầu nhỏ Những vùng thấp gần dân cư nhiều nơi Giang hoàn toàn chiếm ưu thế, cây gỗ không đáng

Trang 35

kể Rừng gỗ + Tre nứa hay Tre nứa + gỗ có phân bố nhiều ở Tà Lào, Thung Ngúp, bản Ngà, Alan cũ

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là:

+ Sồi ghè, Chẹo, Nóng sổ, Hoắc quang, Giang, Nứa

+ Giang, Nứa, Chẹo, Hoắc quang, Ba soi, Bông bạc

+ Rừng Tre Nứa xen gỗ và Gỗ xen Tre Nứa:

Rừng Nứa xen gỗ và gỗ xen nứa phân bố rải rác nhiều nơi trong khu bảo tồn nhưng tập trung nhiều nhất ở Tà Lào, Pù Lầu, Trung Ngúp và vùng quanh Nậm Con, Nậm Ngà, kéo sát xuống Thanh Hoá

Rừng gỗ xen Nứa hay Nứa xen Gỗ đan xen vào nhau thường theo đám, nhiều điểm Tre nứa chiếm 100% diện tích rừng Dưới rừng Giang, nứa cây gỗ không thế tái sinh và phát triển Cải tạo rừng Giang, Nứa là rất khó khăn và tốn kém

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là:

+ Chẹo, Ba soi, Nóng sổ, Hoắc quang, Nứa và Giang

+ Giang, Nứa, Hoắc quang, Ba soi, Bông bạc

* Rừng thứ sinh nghèo kiệt thoái hoá sau khai thác nhiều lần trên núi đá

Kiểu phụ Rừng thứ sinh trên núi đá vôi xương xẩu đã bị thoái hoá, phân bố hẹp và có diện tích nhỏ, rừng được hình thành do bị con người chặt phá mạnh, liên tục, nhiều lần, nhiều năm Tuy còn cây nhỏ và có tái sinh nhưng trên núi đá có điều kiện sống khắc nghiệt; đất nghèo, thiếu nước, nóng, cây phát triển kém, cằn cỗi, cong queo

Đặc điểm:

- Mật độ cây thưa, cây gỗ cao 5-7 m không phân tầng và có đường kính nhỏ, không có trữ lượng (tương đương rừng IIA) Tầng cây bụi thảm tươi, dây leo phát triển nhiều

- Thực vật: Những tập đoàn cây phân bố ở đây không đều mà thường theo vệt hoặc theo dải địa hình

- Cây gỗ gồm: Đa thắt nghẹt, Si, Sanh, Sung quả nhỏ, Cọc rào, Nóng nâu, Màu cau, Mùng quân, Lòng trứng, Màng tang, Hoắc quang tía, Thẩu tấu, Thành ngạnh,

Trang 36

Theo phân loại rừng của Loschaus, kiểu phụ thứ sinh nhân tác này là IIA

Ưu hợp thực vật điển hình ở loại rừng này là: Sanh, Ngái, Cọc rào, Nóng nâu, Màu cau, Lòng trứng, Màng tang, Hoắc quang tía, Thẩu tấu, Thành ngạnh, Găng gai…

4.1.1.2 Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp(ở độ cao 800m trở lên)

a Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp có phân bố ở sườn và đỉnh các dông núi (có độ cao 800 – 1700m)

Đặc điểm:

- Phân bố: Kiểu rừng này phân bố trên cao, xa dân cư và tập trung quanh khu vực Pha Luông và dọc ranh giới với tỉnh Thanh Hoá

- Diện tích: Diện tích kiểu rừng này khá rộng và thường liền nhau

- Trạng thái rừng: Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp, ít nhiều đã bị khai thác chọn và rừng hiện tại phần lớn thuộc trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIB Trong rừng có một số diện tích nhỏ rừng phục hồi

+ Đặc điểm chung về rừng: Độ khép tán đạt cao S = 0,6 – 0,8 Chiều cao phổ biến 15 – 25m Đường kính cây TB 25cm, nhiều cây cá biệt như Giổi, Dẻ, Đa, Hà

nu, Sến, Pơ mu, Du sam, Hoàng đàn giả, Chò chỉ, Táu mặt quỷ, Trương vân, Trường vải, Xoan nhừ đường kính tới 50-100 cm

Trạng thái rừng IIA, IIB có thành phần cây chính không khác nhiều so với trạng thái rừng loại III nhưng kích thước đường kính, chiều cao, mật độ nhỏ hơn, tỷ lệ cây

Trang 37

ưa sáng tăng hơn Các chỉ số D1.3, Hvn, mật độ cây tăng dần theo chiều tăng từ IIA

lên IIB, IIIA1 đến IIIA2 đến IIIA3 và IIIB

Cấu trúc tầng rừng tương tự như rừng cây lá rộng nhiệt đới núi thấp nhưng thành phần cây có sự khác nhau Tầng cây gỗ lớn có 2 tầng phụ:

Tầng A1: có tán nhấp nhô, cây cao 15 – 25m, đường kính phổ biến 20 – 30cm Tầng A1 bao gồm một số loài cây cao, to như: Sến mật, Trường mật, Táu mật, Giổi thơm, Giổi găng, Giổi mỡ, Re hương, Dẻ cau, Gội nếp, Gội tẻ, Gội gác, Thanh thất, Kháo, Thôi chanh, Sến đất, Giổi xanh, Trám trắng, Trám ba cạnh, Chò chỉ, Chò xanh, Lim xẹt, Kháo tầng… những cây gỗ tốt điển hình như: Đinh, Giổi, Sến mật, Táu mật, Vàng tâm

Tầng A2: có độ khép tán cao hơn, có chiều cao trung bình 10 – 15m Nhiều loài cây phân bố ở đây như: Tô hạp, Lát hoa, Táu mặt quỷ, Vối thuốc, Giổi găng, Giổi bà,

Re gừng, Re hương, Sồi đàn, Dẻ gai bắc bộ, Chẹo, Xoan nhừ, Bạc tán, Rè vàng, Dẻ gai ấn độ, Côm, Bản xe, Chò nhai, Dẻ cau, Lòng mang, Dâu rừng, Lòng trứng, Chắp xanh, Thôi chanh, Chè là ròn, Chè sim, Đinh, Nhội, Lòng mang, Trâm, Thị

đá, Nanh chuột, Đa, Si, Vải thiều rừng, Nhọc lá to, Sếu rừng, Kháo đá, Dăm bầu, Thôi ba, Chân chim, Mắc niễng và các loài cây hạt trần như Pơ mu, Du sam, Thông tre, Thông nàng, Kim giao, Hoàng đàn giả…

Nhìn vào thành phần cây rõ ràng đa phần là cây của các họ có nguồn gốc Á nhiệt đới như họ Theaceae, Lauraceae, Fagaceae, Magnoliaceae, Altingiaceae, Fabaceae…

Thành phần cây lá kim có các đại diện chính như: họ Cuppressaceae, Podocarpaceae, Pinaceae, trong đó các loài Pơ mu, Thông nàng, Du sam, Sa mộc dầu, Thông pà cò là những đại diện có số cá thể của thực vật hạt trần

Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim có mật độ cây thấp hơn so với kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cây lá rộng Á nhiệt đới núi thấp Nơi có nhiều cây lá kim phân bố, tầng cây bụi, thảm tươi rất ít, cây tái sinh và dây leo bụi rậm cũng ít hơn so với nơi có nhiều cây lá rộng tập trung tuy cùng trong một kiểu rừng, cùng độ cao Các ưu hợp thực vật chủ yếu:

Ngày đăng: 14/09/2017, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w