Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
4 MB
Nội dung
0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẬU BÁ THÌN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, THANH HÓA Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Nghệ An - 2013 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam được cộng nhận là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á phong phú về loài và là một trong những trung tâm giàu về đa dạng sinh học. Cho đến nay, hệ thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam đã thống kê được 11.603 loài và dưới loài. Mặc dù, hệ thực vật không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi đặc hữu, nhưng số loài đặc hữu chiếm đến 20% tổng số loài. Đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: bảo vệ và điều hòa không khí, cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu,… và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, nó còn tạo ra những cảnh quan thiên nhiên đẹp, là cơ sở quan trọng cho sự phát triển du lịch sinh thái. Với diện tích 16.982,6 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 14.934 ha chiếm 84% diện tích khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN). Pù Luông bao gồm một phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rộng 8.876,26 ha, một phân khu phục hồi sinh thái rộng 7.892,34 ha và một khu vực hành chính dịch vụ rộng 1 ha thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa. Pù Luông là một trong các khu BTTN của tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ trong mình những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú với sự đa dạng về các loài động-thực vật sinh sống. Tuy nhiên, từ khi thành lập tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về thực vật một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống. Để có tư liệu cơ bản về thành phần loài thực vật bậc cao có mạch và các kiểu thảm của Pù Luông, nhất thiết phải điều tra, thu thập, phân loại các loài và mô tả các kiểu thảm thực vật hiện có ở đây. Làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các dự án, chiến lược quy hoạch, công tác bảo tồn, sử dụng hợp lý, phát triển bền vững tài nguyên rừng và cân bằng sinh thái, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch về: thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng, loài hiếm và vấn đề bảo tồn. - Đánh giá có hệ thống tính đa dạng của thảm thực vật trên phương diện cấu trúc quần xã thực vật. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Bổ sung dẫn liệu về đa dạng hệ thực vật ở khu BTTN Pù Luông đến thời điểm hiện nay. 2 + Đánh giá được tính đa dạng thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý, giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng ở khu BTTN Pù Luông. + Hệ thống hóa các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu. - Ý nghĩa về thực tiễn + Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả của luận án sẽ giúp các nhà quản lý đề xuất và xây dựng chiến lược bảo tồn tổng thể cũng như bảo tồn các loài thực vật có giá trị quý hiếm, các kiểu rừng hiện có, đặc biệt là các kiểu rừng trên đá vôi tại khu BTTN Pù Luông. + Danh lục các loài cây có giá trị sử dụng sẽ hỗ trợ tốt cho việc định hướng quản lý, khai thác hợp lý và phát triển bền vững trong tương lai. 4. Những điểm mới của luận án - Lần đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về thành phần loài thực vật bậc cao có mạch và các kiểu thảm ở khu BTTN Pù Luông. - Lần đầu tiên đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý và cấu trúc của thảm thực vật. - Bổ sung thêm vùng phân bố tại Thanh Hóa của 166 loài và dưới loài (vùng phân bố cũ: từ Ninh Bình trở ra các tỉnh phía Bắc) và 188 loài và dưới loài (vùng phân bố cũ: từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam). 5. Bố cục của luận án Luận án bao gồm 105 trang: Mở đầu: 3 trang (1-3); Chương 1: Tổng quan - 27 trang (4-30); Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - 10 trang (31-40); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - 63 trang (41-103); Kết luận và kiến nghị: 2 trang (104-105); Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án; 140 tài liệu tham khảo; 3 Phụ lục. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Nghiên cứu thực vật trên thế giới 1.1.1.1 V ề h ệ thực vật Đối với các nước Âu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga) Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, một số nước đã được nước ngoài tài trợ, giúp đỡ cho nên tuy chưa hoàn thành nhưng cơ bản các nước đó đã có bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh như Trung Hoa, Thái Lan, Indonexia, Malaysia 3 1.1.1.2 V ề th ảm thực vật Có một số tác giả đưa ra hệ thống phân loại thảm như Braun-Blanquet (1928), Caiande A. K., Schimper (1918), Rubel, Ilinski, Burt-Davy, Aubréville Champion (1936), Bear (1944), Schmithusen (1959). Tổ chức UNESCO (1973) đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và được thể hiện trên bản đồ 1:2.000.000. 1.1.2 Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam 1.1.2.1 Về hệ thực vật Một số công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển nhằm thống kê các loài thực vật Việt Nam của J. Loureiro (1793), J.B.L. Pierre (1880), H. Lecomte và cộng sự (1907-1952), A. Aubréville (1960-1996), Lê Khả Kế và cộng (1971-1989), Phạm Hoàng Hộ (1991-1993; 1999-2000), Tập thể các nhà nghiên cứu thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005). Ngoài ra, còn có một số tài liệu về các họ riêng biệt đã được công bố như Orchidaceae Việt Nam (L. Averyanov, 1994), Euphorbiaceae (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999), Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000), Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002), Cyperaceae (Nguyễn Khắc Khôi, 2002), Một số nghiên cứu về đa dạng thành phần loài: T. Pócs (1965), Phan Kế Lộc (1969, 1980), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Lê Trần Chấn (1999), Nguyễn Tiến Bân (2005)…. 1.1.2.2 Về thảm thực vật Một số công trình nghiên cứu về thảm thực vật của người nước ngoài như: Chevalier (1918), Maurand (1943), Dương Hàm Nghi (1956), Rollet, Lý Văn Hội và Neay Sam Oil (1958), Loschau (1960), Schmid M. (1974), Trong nước, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả: Vũ Tự Lập (1976), Thái Văn Trừng (1978, 2000), Vũ Đình Huề (1984), Phan Kế Lộc (1985). Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác như: Phùng Ngọc Lan (1996), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004),…. 1.1.2.3 Về dạng sống Các công trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và các khu hệ thực vật của các địa phương nói riêng đã áp dụng theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của C. Raunkiær (1934). Một số công trình nghiên cứu như: T. Pócs (1965) nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạng tán, chất liệu dây leo, Lê Trần Chấn (1999) … 1.1.2.4 Về yếu tố địa lý thực vật Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam (1926, 1944), T. Pócs (1965) đã phân tích và sắp 4 xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các yếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà không phân tích đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999),…. 1.1.2.5 Về giá trị sử dụng của hệ thực vật Một số công trình nghiên cứu đã ghi nhận những giá trị sử dụng của thực vật như: Thực vật Nam Bộ (J. Loureiro, 1793), Thực vật rừng Nam Bộ (J.B.L. Pierre, 1880), Thực vật chí Đông Dương (H. Lecomte chủ biên, 1907-1952), Cây cỏ thường thấy (Lê Khả Kế và cộng sự, 6 tập, 1969-1976), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991- 1993, 1999-2000), Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1989), Vietnam Forest Tree (Vũ Văn Dũng và cộng sự, 1996), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2003), 1900 cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002), …. 1.1.3 Nghiên cứu thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Viện điều tra quy hoạch rừng (1998) cho thấy tại Pù Luông có 552 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 413 chi, 139 họ và thảm thực vật với 4 kiểu rừng chính. Hoàng Liên Sơn và cộng sự (2003) đã tập trung việc điều tra các loài Phong lan và một số lâm sản phụ có giá trị kinh tế bị buôn bán. L. Averyanov và cộng sự (2005) đã xác định được 1.109 loài thuộc 152 họ và 477 chi thực vật bậc cao có mạch; về thảm thực vật đã ghi nhận và mô tả 8 nhóm quần xã thực vật nguyên sinh. 1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1 Vị trí địa lý Khu BTTN Pù Luông nằm trên địa bàn hành chính của các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn (huyện Bá Thước), Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân và Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa), có tọa độ địa lý: 20 o 21 ’ - 20 o 34 ’ vĩ độ Bắc, 105 o 02 ’ - 105 o 20 ’ kinh độ Đông. 1.2.1.2 Địa hình địa mạo Địa hình của khu BTTN Pù Luông bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hướng Tây Nam-Đông Bắc được ngăn cách với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Độ cao trong khu bảo tồn khoảng từ 60 m đến 1650 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Pù Luông (1700 m). Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), địa hình khu BTTN Pù Luông gồm 4 kiểu chính (địa hình kiến tạo, địa hình xâm thực, địa hình karst và karst-xâm thực và địa hình tích tụ). 5 1.2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), chỉ ra: Theo diện phân bố, 60% diện tích khu bảo tồn là đá vôi, 37% là đá phun trào và chỉ có 3% là đá lục nguyên. 1.2.1.4 Khí hậu thủy văn Khu bảo tồn có khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí hậu vùng Tây Bắc. Có hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. 1.2.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội 1.2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Theo Ban quản lý khu BTTN Pù Luông năm 2011, hiện có 4.850 hộ với 23.674 nhân khẩu sinh sống tại vùng đệm và 452 hộ, 2.101 nhân khẩu sống trong vùng lõi (của 9 xã). 1.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp Nền kinh tế ở các thôn bản vùng lõi và vùng đệm ở Pù Luông là thuần nông, độc canh cây lương thực. 1.2.2.3 Sản xuất lâm nghiệp 1.2.2.4 Nuôi trồng thủy sản 1.2.2.5 Công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ Các thôn vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn là các thôn vùng sâu, vùng xa, thuộc các đặc biệt khó khăn, đường giao thông đi lại khó khăn nên ngành nghề chưa phát triển, dịch vụ hầu như còn thiếu và yếu. 1.2.2.6 Cơ sở hạ tầng Văn hoá xã hội: Dân tộc Thái, Mường đều có đời sống văn hoá riêng đặc sắc của dân tộc mình như Lễ hội Cồng chiêng của người Mường, múa xoè của người Thái và đều ở nhà sàn. Giao thông: Khu bảo tồn có trên 20 km đường Quốc lộ 15C nhưng chất lượng xấu (đường hẹp, độ dốc lớn), cùng với hàng trăm km đường liên xã, liên thôn cũng trong tình trạng đường đất nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng địa phương. Thuỷ lợi: Các thôn thuộc vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn nằm trong vùng núi đá vôi nên rất thiếu nước, nhất là mùa khô. Y tế: Mỗi xã đều có một trạm y tế ở trung tâm xã, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiếu, trình độ cán bộ chưa cao, ở bệnh xá chỉ điều trị những bệnh thông thường chưa đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân. Giáo dục và Đào tạo: Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học đều đã đến trường. Học sinh đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, thời tiết xấu. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở 6 chỉ còn một số ít học sinh có điều kiện kinh tế khá mới học tiếp trung học phổ thông, còn lại phần lớn là bỏ học. Với những đặc điểm về điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực nghiên cứu như trên, sẽ có những tác động đến tính đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng. Do đó, trong quá tình nghiên cứu sẽ thu thập các thông tin, tìm hiểu các nguy cơ gây suy giảm đa dạng thực vật để có thể đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở khu BTTN Pù Luông. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch và các trạng thái rừng (các trạng thái thảm thực vật) ở khu BTTN Pù Luông. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1 Đa dạng hệ thực vật - Xây dựng danh lục các loài thực vật khu BTTN Pù Luông một cách đầy đủ và có hệ thống đến thời điểm hiện nay. - Đa dạng các taxon hệ thực vật. - Đa dạng về dạng sống. - Đa dạng về yếu tố địa lý. - Đa dạng về giá trị sử dụng. - Nhóm các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn. 2.2.2 Đa dạng thảm thực vật - Hệ thống các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu. - Mô tả cấu trúc của các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp luận Hệ sinh thái được cấu tạo từ quần xã sinh vật và các đơn vị của tự nhiên như ngoại mạo, thổ nhưỡng, khí hậu… và sự đa dạng của các hệ sinh thái, trước hết là sự đa dạng của lớp phủ thực vật có vai trò quyết định. Thảm thực vật vừa là mái nhà chung, vừa là nơi cung cấp nguồn thức ăn, dưỡng khí cho tất cả các sinh vật khác, nên nó có vai trò quyết định tới sự tồn tại, sinh sống và phát triển của cả hệ sinh thái. Vì vậy, đối với công tác nghiên cứu đa dạng và cụ thể ở đây là đa dạng thực vật thì trước hết cần đánh giá về đa dạng thành phần loài. Sự đa dạng và phong phú về thành phần loài thực vật sẽ quyết định mức độ đa dạng về kiểu thảm và các dấu hiệu khác. Đó cũng là cơ sở giúp định hướng trong công tác bảo tồn. 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa Quy trình điều tra nghiên cứu thực địa áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn trong (1997, 2004, 2008). 7 2.3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ khảo sát thực địa Các trang thiết bị xác định vị trí: bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000, máy định vị toàn cầu: GPS Garmin, máy ảnh… Các vật dụng để thu mẫu và mô tả cấu trúc thảm: nhãn cây và dây buộc đánh dấu, kéo cắt, nhãn ghi mẫu vật, bút ghi nhãn, dây buộc, ống nhòm, túi đựng mẫu tạm thời, kẹp mẫu, cồn công nghiệp… 2.3.2.2 Xác định điểm và tuyến nghiên cứu Việc xác định điểm và tuyến nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Chọn 9 tuyến nghiên cứu (tuyến tại xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm huyện Bá Thước và xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân huyện Quan Hóa). Các điểm và tuyến nghiên cứu đi qua các sinh cảnh khác nhau đặc trưng cho khu vực nghiên cứu. 2.3.2.3 Quan trắc Trong quá trình khảo sát theo tuyến, tại mỗi điểm quan sát, vị trí quan sát được ghi nhận bằng tọa độ, so sánh trên bản đồ nền và bản đồ hiện trạng rừng. Quan sát và mô tả sơ bộ cấu trúc thảm thực vật. 2.3.2.4 Phương pháp thu mẫu và xử lý sơ bộ mẫu ngoài thực địa Được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997). 2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Các mẫu vật được thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích và xử lý trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như lưu trữ. Các tài liệu sử dụng trong quá trình xác định tên khoa học của loài gồm: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993, 1999-2000), Trung Hoa Cao đẳng thực vật chí đồ giám (ICS, 5 tập, Trung văn, 1972-1976, Thực vật chí Đông Dương (1907-1952), Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam (A. Aubréville và cộng sự, 1960-1997), Flora of China (1994-2002), Flora Yunnanica (1977-1997), Thực vật chí Việt Nam (tập 1-11, Nxb Khoa học-Kỹ thuật, Hà Nội,) … Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Thống nhất tên gọi theo Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997), sắp xếp tên họ và chi theo R.K. Brummitt (1992), chỉnh lý tên tác giả theo R.K. Brummitt và cộng sự (1992). Tên đầy đủ của loài cùng với các thông tin về yếu tố địa lý, dạng sống và giá trị sử dụng được dựa vào các tài liệu: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005), “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997, 2012), “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007),…. 2.3.4 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật - Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). 8 - Đa dạng về dạng sống: Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của hệ thực vật nghiên cứu theo thang phân chia các dạng sống của C. Raunkiær (1934). - Đa dạng về các yếu tố địa lý: Căn cứ vào sự phân bố của các loài thực vật, xác định các yếu tố địa lý của hệ thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). - Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật khu BTTN Pù Luông bằng các tài liệu chuyên ngành, như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997, 2012), “1900 loài cây có ích” (1993), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (1999-2001), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005), “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007), “Cây cỏ Việt Nam” (1991-1993, 1999-2000), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2003), - Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn: Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007), thang đánh giá của IUCN (2012), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (2006), các phụ lục của công ước Quốc tế về buôn bán động thực vật quý hiếm CITES (2011). 2.3.5 Phương pháp xây dựng bản đồ thảm thực vật và hệ thống các đơn vị thảm thực vật Áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm của M. Schmid (1974) khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam và hệ thống phân loại các kiểu thảm của Thái Văn Trừng (1978). Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập được hơn 5.000 mẫu, trong đó hơn 2.000 mẫu được lưu trữ tại khu BTTN Pù Luông, phần còn lại lưu trữ tại Phòng mẫu Thực vật-Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh. Đã xác định được hệ thực vật ở khu BTTN Pù Luông gồm 1.533 loài và dưới loài thuộc 715 chi, 181 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (trong đó có 45 loài mới xác định đến chi). 3.1.1 Đa dạng các taxon của hệ thực vật 3.1.1.1 Đa dạng taxon ngành - Đa dạng bậc ngành: Thành phần loài thực vật ở khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa đã xác định được 1.533 loài và dưới loài, 715 chi, 181 họ thực vật bậc cao có mạch chi tiết thể hiện ở Bảng 3.1. Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, hệ thực vật Pù Luông có mặt đầy đủ 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, phần lớn các taxon tập trung trong Magnoliophyta với 151 họ (chiếm 83,43%), 642 chi (chiếm 89,79%) và 1.360 loài (chiếm 88,71%) so với tổng số họ, chi và loài của cả hệ thực vật, tiếp đến là Polypodiophyta với 20 họ (chiếm 11,05%), 59 chi (chiếm 8,25%) và 147 loài (chiếm 9,59%). 4 ngành còn lại (Equisetophyta, Pinophyta, 9 Psilotophyta và Lycopodiophyta) chiếm tỷ lệ không đáng kể (tổng số loài của 4 ngành chiếm 1,71% so với tổng số loài của cả hệ thực vật). Bảng 3.1. Phân bố các bậc taxon trong các ngành thực vật Tên ngành Họ Chi Loài Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL % Psilotophyta Khuyết lá thông 1 0,55 1 0,14 1 0,07 Lycopodiophyta Thông đất 2 1,10 3 0,42 13 0,85 Equisetophyta Cỏ tháp bút 1 0,55 1 0,14 1 0,07 Polypodiophyta Dương xỉ 20 11,05 59 8,25 147 9,59 Pinophyta Thông 6 3,31 9 1,26 11 0,72 Magnoliophyta Ngọc lan 151 83,43 642 89,79 1.360 88,71 Tổng 181 100 715 100 1.533 100 Như vậy, các ngành trong hệ thực vật Pù Luông có vai trò khác nhau. Cụ thể: Magnoliophyta ưu thế nhất chiếm 88,71% (1.360 loài), trong khi đó các ngành khác chưa có ngành nào vượt qua 10%. Kết quả này phù hợp với sự tiến hóa của thực vật là Magnoliophyta luôn chiếm ưu thế cao so với các ngành khác. - Tỷ lệ của hệ thực vật Pù Luông trong hệ thực vật Việt Nam: Để thấy được tính đa dạng của hệ thực vật ở Pù Luông, tiến hành so sánh hệ thực vật Pù Luông với hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2005). Kết quả thể hiện tại Bảng 3.2. Bảng 3.2. Tỷ lệ của hệ thực vật ở Pù Luông so với hệ thực vật Việt Nam Pù Luông Việt Nam (1) Ngành Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % Pù Luông so với Việt Nam Psilotophyta 1 0,07 1 0,01 100 Lycopodiophyta 13 0,85 55 0,47 23,64 Equisetophyta 1 0,07 2 0,02 50,00 Polypodiophyta 147 9,59 700 6,03 21,00 Pinophyta 11 0,72 70 0,60 15,71 Magnoliophyta 1.360 88,71 10.775 92,86 12,62 Tổng 1.533 100 11.603 100 13,21 (1) Nguyễn Tiến Bân (2005). Bảng trên cho thấy, mặc dù diện tích khu BTTN Pù Luông chỉ chiếm 0,05% so với diện tích lãnh thổ Việt Nam, nhưng hệ thực vật ở đây có số loài chiếm 13,21% so với tổng số loài của hệ thực vật cả nước. Xét cụ thể từng ngành: Ở khu vực nghiên cứu có mặt một loài duy nhất trong Psilotophyta. Ngành có tỷ trọng cao nhất là Equisetophyta (chiếm 50%), [...]... lai 18 3.2 ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG 3.2.1 Các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu vực nghiên cứu Nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu BTTN Pù Luông, gồm 5 nhóm chính: sinh khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, con người và khu hệ thực vật Trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu, mô tả về các quần xã thực vật theo các điểm, tuyến nghiên cứu, áp dụng... bậc cao hơn ở mỗi hệ thực vật Để thấy được sự đa dạng và phong phú về các chỉ số của khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh các chỉ số tương ứng của hệ thực vật ở Pù Luông với VQG Bến En, khu BTTN Xuân Liên, khu BTTN Pù Hu và VQG Cúc Phương, kết quả được thể hiện tại bảng 3.5 Qua Bảng 3.5 cho thấy: chỉ số chi, chỉ số họ của hệ thực vật Pù Luông (tương ứng là 2,14 và 8,47) chỉ nhỏ thua hệ thực. .. thấy khu BTTN Pù Luông là một khu hệ khá đặc biệt, chứa đựng tính đa dạng sinh học cao trong đó có khu hệ thực vật 15 Ngoài ra, căn cứ vào “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) đã xác định được 166 loài và dưới loài không những phân bố từ Ninh Bình trở ra các tỉnh phía Bắc và 188 loài và dưới loài từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam mà còn có mặt tại khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa. .. 3.8, chúng tôi đã lập được phổ dạng sống (SB-Spectrum of Bilology), cho hệ thực vật khu BTTN Pù Luông, như sau: SB = 83,69 Ph + 8,41 Ch + 2,87 Hm + 1,89 Cr + 3,13 Th Khi so sánh phổ dạng sống của khu hệ thực vật Pù Luông với một số kết quả nghiên cứu trước đây ở các VQG và khu BTTN, kết quả được thể hiện tại Bảng 3.9 Bảng 3.9 cho thấy phổ dạng sống của cả 5 hệ thực vật có một số điểm giống nhau cơ bản,... còn có một số họ thực vật nguyên thủy được tìm thấy ở đây như: Magnoliaceae (7 loài), Annonaceae (40 loài), Chloranthaceae (2 loài), Aristolochiaceae (4 loài), Ranunculaceae (5 loài), Piperaceae (12 loài), Lauraceae (45 loài), 3.1.1.3 Đa dạng bậc chi Để đánh giá đa dạng hệ thực vật ở bậc chi, đã thống kê 10 chi giàu loài nhất của hệ thực vật Pù Luông, mặc dù chỉ chiếm 1,40% tổng số chi nhưng có tới... là 2,14 và 8,47) chỉ nhỏ thua hệ thực vật Cúc Phương (tương ứng là 2,17 và 9,66) nhưng lớn hơn các hệ thực vật lân cận (VQG Bến En, khu BTTN Xuân Liên, Pù Hu) 11 Chứng tỏ, khu BTTN Pù Luông là một trong những khu có tính đa dạng về hệ thực vật cao Bảng 3.5 So sánh chỉ số chi, chỉ số họ và số chi trung bình một họ của hệ thực vật Pù Luông với Bến En, Xuân Liên, Pù Hu và Cúc Phương Chỉ tiêu Chỉ số chi... Thanh Hóa 3.1.4 Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu BTTN Pù Luông chứa đựng nguồn tài nguyên thực vật không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn đa dạng về giá trị sử dụng Dựa vào các tài liệu chính: Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2007), Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997, 2012), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005),… Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu, đã kiểm kê có 922 loài và... tây Thanh Hóa nói chung + Nhóm cây có thể lấy sợi, với một số loài chủ yếu là Cò ke lá lõm (Grewia paniculata), Đay bắc bộ (Boehmeria tonkinensis),… Như vậy, các nhóm thực vật được người dân địa phương ở khu BTTN Pù Luông khai thác và sử dụng có những giá trị, công dụng rất đa dạng Điều này khẳng định thực vật ở đây đã giải quyết tại chỗ phần nào nhu cầu lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật liệu xây... quán địa phương và một phần có tính chất hàng hoá KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN 1 Hệ thực vật khu BTTN Pù Luông đã xác định được 1.533 loài và dưới loài thuộc 715 chi, 181 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta Trong đó, Magnoliophyta đa dạng nhất, chiếm 88,71% tổng số loài 2 10 họ giàu loài nhất của hệ thực. .. hệ thực vật Pù Luông, Polypodiaceae có đến 34 loài và dưới loài được xếp vào một trong 10 họ giàu loài Điều đó khẳng định ở các vùng ẩm và thung núi đá vôi của Pù Luông là một môi trường sống thuận lợi, thích hợp cho các loài của Polypodiophyta phát triển Trong 181 họ thực vật của Pù Luông, có nhiều họ sự có mặt của nhiều loài thể hiện tính chất của một hệ thực vật thuộc về á nhiệt đới trên núi cao . THÌN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, THANH HÓA Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH. tác bảo tồn, sử dụng hợp lý, phát triển bền vững tài nguyên rừng và cân bằng sinh thái, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,. loài thực vật bậc cao có mạch và các trạng thái rừng (các trạng thái thảm thực vật) ở khu BTTN Pù Luông. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1 Đa dạng hệ thực vật - Xây dựng danh lục các loài thực vật