Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi tr
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
SỞ Y TẾ -* -
ĐỀ TÀI
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THỰC HÀNH TIÊM AN TOÀN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ
TỈNH KON TUM NĂM 2016
Chủ nhiệm đề tài: ĐẶNG THỊ THANH THUỶ, Trường TCYT Kon Tum Cộng sự: LÊ THÀNH VINH, Trường TCYT Kon Tum
HOÀNG THỊ CHÚC, Trường TCYT Kon Tum
NGUYỄN THỊ HOÀI ANH, Trường TCYT Kon Tum PHẠM THỊ KIM DUNG, Trường TCYT Kon Tum
Kon Tum - 2016
Trang 2Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường;
TS.BS Lê Trí Khải, người Thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu, định hướng và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài;
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum và các nhân viên y tế tại các Khoa, phòng đã tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu;
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ về mọi mặt để chúng tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu;
Các em học sinh đã hợp tác tốt cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài;
Cuối cùng, chúng tôi xin chia sẻ kết quả nghiên cứu với các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm
Trân trọng cảm ơn!
Đại diện nhóm nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài
Đặng Thị Thanh Thủy
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Các định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 3
1.2 Các vấn đề về hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hành tiêm an toàn 6
1.3 Thực trạng thực hiện Tiêm an toàn 9
1.4 Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu 14
Chương 2 17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
2.3 Thiết kế nghiên cứu 17
2.4 Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 17
2.5 Các biến số, chỉ số nghiên cứu: 18
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.6 Các biến số nghiên cứu (chi tiết xem Phụ lục 1) Error! Bookmark not defined 2.7 Tiêu chuẩn đánh giá 25
2.8 Phương pháp phân tích số liệu 27
2.9 Đạo đức nghiên cứu 27
2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai sốError! Bookmark not defined Chương 3 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Thông tin chung 28
3.2 Kiến thức về Tiêm an toàn của học sinh 28
3.3 Thực hành Tiêm an toàn 37
3.4 Tổng hợp kỹ năng thực hành Tiêm an toàn đạt 38
3.5 Một số yếu tố liên quan đến thực hành Tiêm an toàn 39
Chương 4 41
BÀN LUẬN 41
Trang 44.2 Kiến thức Tiêm an toàn 41
4.3 Thực hành Tiêm an toàn của HS thực hiện 42
4.4 Một số yếu tố liên quan với thực hành Tiêm an toàn 43
4.5 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 44
KẾT LUẬN 46
5.1 Kiến thức và thực hành Tiêm an toàn của học sinh 46
5.2 Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn 46
KHUYẾN NGHỊ 47
6.1 Đối với trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum 47
6.2 Đối với bệnh viện trong nghiên cứu 47
6.3 Đối với các học sinh Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 5BV Bệnh viện
Trang 6Bảng 3.1 Một số đặc điểm về thông tin chung của HS:……… .37 Bảng 3.2 Kiến thức chung về tiêm an toàn đạt theo từng tiêu chí:……… 39 Bảng 3.3 Kiến thức chuẩn bị người bệnh, học sinh thực hiện……… 41 Bảng 3.4 Kiến thức chuẩn bị dụng cụ tiêm đạt theo từng tiêu chí……… ……… 43 Bảng 3.5 Kiến thức về chuẩn bị thuốc tiêm đạt theo từng tiêu chí……….……… 44 Bảng 3.6 Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc đạt theo từng tiêu chí……… 45 Bảng 3.7 Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm đạt theo từng tiêu chí………… 46 Bảng 3.8 Thực hành chuẩn bị NB, HS thực hiện đạt theo từng tiêu chí………… 47 Bảng 3.9 Thực hành về chuẩn bị DC, thuốc tiêm đạt theo từng tiêu chí………… 48 Bảng 3.10 Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc đạt theo từng tiêu chí………49 Bảng 3.11 Thực hành xử lý chất thải và VST sau tiêm đạt theo từng tiêu chí… 49 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa một số yếu tố ngành học và kỹ năng thực hành TAT đạt khi đạt trên 16 điểm (75%)……… 50 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa một số yếu tố giới tính và kỹ năng thực hành TAT đạt khi đạt trên 16 điểm (75%)……… 51 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa một số yếu tố năm học thứ mấy và kỹ năng thực hành TAT đạt khi đạt trên 16 điểm (75%)……… 51 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TAT ……… ……51
Trang 7Biểu đồ 3.1 Tổng hợp kiến thức đạt về TAT của học sinh……… 36 Biểu đồ 3.2 Kết quả tổng hợp đạt về thực hành TAT……… 39
Trang 8Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 16 tỉ mũi tiêm.Trong đó, khoảng 20 -50% mũi tiêm ở các nước đang phát triển là chưa đạt tiêu chí mũi tiêm an toàn Hàng năm thiệt hại
do tiêm không an toàn gây ra được ước tính khoảng 535 triệu USD và 1,3 triệu người chết do tiêm không an toàn Hơn nữa, tiêm không an toàn còn làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan C và lây nhiễm HIV Tại Việt Nam, hậu quả do những mũi tiêm không an toàn tại các cơ sở y tế đã gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh mà còn ảnh hưởng đến nhân viên y tế và cả cộng đồng Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn Tiêm an toàn tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân
liên quan Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu“Kiến thức, kỹ năng thực hành
tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016” Với mục tiêu là: (1) Mô tả kiến thức và kỹ năng thực hành
tiêm an toàn của học sinh Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016; (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang, cỡ mẫu trong
nghiên cứu là chọn toàn bộ 134 em học sinh trực tiếp thực hành tiêm tại 3 khoa lâm sàng Nội, Sản, Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum), mỗi học sinh thực hiện 01 mũi tiêm) Nghiên cứu tiến hành từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016 Tổng hợp, xử
lý số liệu và phân tích kết quả trên phần mềm Stata 10.0
Kết quả: Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về tiêm an toàn là 51,4%, tỉ lệ học sinh thực hành tiêm an toàn đạt là 54,4% Ngoài ra, các yếu tố như giới tính, ngành học,
và kiến thức có mối liên quan với kỹ năng thực hành tiêm an toàn của học sinh
Khuyến nghị: Tăng cường và chuẩn hóa việc đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành
tiêm an toàn theo quy trình chuẩn từ khi còn ở nhà trường sẽ giúp cho các em thực hành tốt hơn khi làm việc tại các cơ sở y tế trong tương lai Về phía cơ sở y tế nơi các em thực hành chúng tôi mong muốn được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ công tác tiêm an toàn
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh (NB) cấp cứu, NB nặng Trong lĩnh vực phòng bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tác động mạnh mẽ và có hiệu quả cao vào việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em [3]
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 16 tỉ mũi tiêm Trong khi đó khoảng 20 -50% mũi tiêm ở các nước đang phát triển là chưa đạt tiêu chí mũi tiêm an toàn (TAT) Hàng năm thiệt hại do tiêm không an toàn gây ra được ước tính khoảng 535 triệu USD và 1,3 triệu người chết do tiêm không
an toàn Hơn thế nữa, tiêm không an toàn còn làm lây truyền các bệnh: viêm gan B, viêm gan C và lây nhiễm HIV Cụ thể, năm 2000, tiêm không an toàn là nguyên nhân dẫn đến 21 triệu người nhiễm bệnh viêm gan B, 2 triệu người nhiễm viêm gan
C và 260 nghìn người nhiễm HIV Có thể thấy rằng tiêm là kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong công tác khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) tại các cơ sở y tế, vì thế tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ra những nguy cơ có hại đối với cơ thể người bệnh, nhân viên y tế và toàn thể cộng đồng [3]
Tại Việt Nam, hậu quả do những mũi tiêm không an toàn tại các cơ sở y tế
đã gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của không những người bệnh (NB) mà còn ảnh hưởng đến nhân viên y tế (NVYT) và cả cộng đồng Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KBCB và uy tín của ngành y tế Theo nghiên cứu của thạc sĩ Phạm Đức Mục về vấn đề rủi ro gây ra tai biến do tiêm không an toàn chiếm 29,2% Theo kết quả nghiên cứu về thực hiện kỹ thuật tiêm tại các bệnh viện thuộc khu vực thành phố Hà nội: tỉ lệ điều dưỡng viên (ĐDV) không rửa tay trước khi tiêm là 55,6%, dùng panh không đảm bảo vô khuẩn là 36%, không sát khuẩn ống thuốc trước khi lấy thuốc là 34%, dùng tay để tháo lắp kim tiêm (KT)
là 20,4% [14] Hơn nữa, vấn đề bất cập hiện nay là tài liệu đào tạo TAT tại các trường đào tạo NVYT chưa thống nhất, đặc biệt là điều kiện thực hành tại các cơ sở thực hành chưa đáp ứng đúng và đủ để thực hành TAT Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
Trang 10rằng kiến thức và thực hành TAT của ĐDV tại các BV còn nhiều hạn chế
Vì vậy, trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn Tiêm an toàn tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng trong thực hành TAT để triển khai áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân liên quan Trường trung học y tế (TTHYT) tỉnh Kon Tum là đơn vị trực thuộc sở y tế tỉnh Kon Tum cũng đã triển khai việc dạy kiến thức, kỹ năng và thái độ trong công tác thực hành TAT cho các đối tượng học sinh ở các ngành nghề điều dưỡng, hộ sinh và y sĩ Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đánh giá được thực trạng kiến thức, thực hành TAT của HS Trường TCYT Kon Tum tại bệnh viện đa khoa (BVDDK) tỉnh Kon Tum và các cơ sở y tế Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên
cứu “Kiến thức, kỹ năng thực hành và một số yếu tố liên quan của học sinh
trường Trung cấp Y tế tỉnh KonTum năm 2016” nhằm mục tiêu:
1 Mô tả kiến thức và kỹ năng thực hành tiêm an toàn của học sinh Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kỹ năng thực hành tiêm an toàn của đối tượng nghiên cứu
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Định nghĩa Tiêm an toàn
Tiêm an toàn là quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm và không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng [3]
Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Mũi tiêm an toàn trong nghiên cứu
Mũi tiêm an toàn trong nghiên cứu là mũi tiêm đạt đủ 21 tiêu chí thực hành trong bảng kiểm đánh giá thực hành TAT
Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu
Mũi tiêm không an toàn trong nghiên cứu là mũi tiêm có từ một tiêu chí thực hành không đạt trở lên bao gồm những đặc tính sau: dùng bơm tiêm, kim tiêm (BKT) không vô khuẩn, tiêm không đúng thuốc theo chỉ định; không thực hiện đúng các bước của quy trình tiêm; các chất thải, đặc biệt là chất thải sắc nhọn (CTSN) sau khi tiêm không phân loại và cô lập ngay theo quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế [3]
Chất sát khuẩn
Các chất chống vi khuẩn (ngăn ngừa nhiễm khuẩn với mô sống hoặc da) Chất này khác với chất kháng sinh sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu và khác với chất khử khuẩn dụng cụ Một số loại chất sát khuẩn (SK) là chất diệt khuẩn thực sự, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong khi một số loại chất SK khác chỉ có tính năng kìm hãm, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của chúng [3]
Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn
Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng, gel hoặc kem bọt dùng để xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật Các loại dung dịch này có thể chứa một hoặc nhiều loại cồn pha theo công thức được công nhận của các hãng dược phẩm
Trang 12Dự phòng sau phơi nhiễm
Biện pháp ngăn ngừa lây truyền các tác nhân gây bệnh đường máu sau phơi nhiễm
Đậy nắp kim tiêm bằng hai tay
Kỹ thuật đậy nắp kim một tay: nhân viên y tế cầm bơm kim tiêm bằng một tay và đưa đầu nhọn của kim vào phần nắp đặt trên một mặt phẳng sau đó dùng hai
tay đậy lại [3]
Kỹ thuật vô khuẩn
Là các kỹ thuật không làm phát sinh sự lan truyền của vi khuẩn trong quá trình thực hiện như: vệ sinh tay (VST), mang trang phục phòng hộ cá nhân, sử dụng chất khử khuẩn da, cách mở các bao gói vô khuẩn, cách sử dụng dụng cụ vô khuẩn [3]
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm nghề nghiệp là sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) có chứa tác nhân gây bệnh trong khi NB thực hiện nhiệm vụ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh
Phương tiện phòng hộ cá nhân
Phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm găng tay, khẩu trang, áo khoác phòng thí nghiệm, áo choàng, tạp dề, bao giày, kính bảo hộ, kính có tấm chắn bên, mặt nạ Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ NVYT, NB, người nhà NB và NVYT khỏi bị nguy cơ phơi nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh
ra môi trường bên ngoài Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo sử dụng khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ mắt, quần áo bảo vệ trong thực hiện tiêm Các phương tiện phòng hộ cá nhân này chỉ sử dụng trong trường hợp người tiêm có nguy
cơ phơi nhiễm với máu, dịch tiết, chất tiết (trừ mồ hôi) [3]
Tiêm bắp
Đưa mũi tiêm v ào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60 - 90 độ so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí sau: Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay, vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi, vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt [3]
Trang 13Tiêm dưới da
Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim tiêm để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới
da của NB, kim chếch 300- 450 so với mặt da Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm) [3]
Tiêm, truyền tĩnh mạch
Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 300 so với mặt da Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng tiêm nguyên vẹn
Tiêm trong da
Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 100-
150, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da Thường chọn vùng
da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay, đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu), bả vai,
Còn gọi là “hộp đựng chất thải sắc nhọn (CTSN)”, “hộp kháng thủng” hay
“hộp an toàn” Hộp đựng CTSN được sản xuất bằng chất liệu cứng, chống thủng, chống rò rỉ được thiết kế để chứa CTSN một cách an toàn trong quá trình thu gom, hủy bỏ và tiêu hủy Thùng (hộp) này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế [4]
Xử lý các vật sắc nhọn sau khi tiêm
Phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộp
Trang 14kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không đậy lại nắp kim, không uốn cong hoặc bẻ gẫy kim
Tổn thương do kim tiêm
Vết thương do kim tiêm đâm
1.2 Các vấn đề về hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao chất lượng thực hành tiêm an toàn
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vào sử dụng rộng rãi Theo ước tính của WHO, hằng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm
là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích kế hoạch hóa gia đình, 1% mũi tiêm được
sử dụng trong truyền máu và các sản phẩm của máu
Thực tế đã cho thấy tiêm là một thủ thuật phổ biến có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh Tuy nhiên tiêm cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả người nhận mũi tiêm, người thực hiện tiêm và cộng đồng nếu như không có những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện mũi tiêm an toàn [8]
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và thực hành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu - Safety Injection Global Network (SIGN) Mạng lưới này đã hỗ trợ các nước thành viên khắc phục những khó khăn nhưng đồng thời thúc đẩy các nước này vào khuôn khổ trách nhiệm trước sự an toàn trong chăm sóc y tế Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêm và thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm Có 5 nội dung chính
Trang 15trong chính sách TAT: áp dụng hợp lý các biện pháp điều trị tiêm; ngăn ngừa việc sử dụng lại bơm tiêm và kim tiêm; hủy bơm tiêm và kim tiêm đã qua sử dụng ngay tại nơi sử dụng; phân tách chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải; xử lý an toàn và tiêu hủy dụng cụ tiêm đã qua sử dụng Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiến lược toàn cầu vì mũi TAT bao gồm:
- Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, NB và cộng đồng
- Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị
- Quản lý chất thải an toàn và thích hợp
Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trong tiêm trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm Với chính sách của SIGN đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi của NB và cộng đồng, đặc biệt với chiến dịch hỗ trợ về truyền thông, kỹ thuật và thiết bị cho các nước chậm phát triển đã dần nâng cao tỷ lệ TAT và góp phần giảm thiểu các nguy
cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn tại mỗi quốc gia và trên toàn thế giới [3]
1.2.2 Tại Việt Nam
1.2.2.1 Ban hành tài liệu hướng dẫn tiêm an toàn
Thực hiện khuyến cáo và được sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, năm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam ra Quyết định số 2642/QĐ-BYT ngày 21 tháng 7 năm
2011 thành lập Ban soạn thảo các tài liệu hướng dẫn KSNK, trong đó có Hướng dẫn TAT Ban soạn thảo tài liệu gồm các thành viên có kinh nghiệm lâm sàng, giảng dạy và quản lý liên quan đến tiêm như ĐDV, Bác sĩ, Dược sĩ, Chuyên gia KSNK, Chuyên gia quản lý khám, chữa bệnh và đại diện Hội Điều dưỡng Việt Nam Tài liệu được biên soạn trên cơ sở tham khảo chương trình, tài liệu đào tạo TAT do Cục Quản lý khám, chữa bệnh phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam xây dựng và áp dụng thí điểm tại 15 BV trong toàn quốc trong hai năm 2009-2010; tham khảo các kết quả khảo sát thực trạng TAT của Hội Điều dưỡng Việt Nam các năm 2005, 2008, 2009; tham khảo kết quả rà soát các tài liệu về tiêm, vệ sinh tay, quản lý chất thải y tế và KSNK Việt Nam và các tổ chức WHO, CDC, UNDP, tài liệu hướng dẫn TAT của một số Bộ Y tế các nước, các trường đào tạo điều dưỡng, y khoa, các tạp chí an toàn cho NB và KSNK của khu vực và của toàn thế giới
Trang 16Ban soạn thảo xây dựng “Tài liệu Hướng dẫn Tiêm an toàn” đã cập nhật các thông tin mới nhất từ cuốn “Thực hành tốt nhất về tiêm và những quy trình liên quan của WHO” ban hành tháng 3 năm 2010 (WHO best practices for injections and related procedures toolkit, WHO, 2010) Nội dung của tài liệu Hướng dẫn bao gồm 5 phần:
- Các khái niệm mục đích phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn
- Sinh bệnh học nhiễm khuẩn đường máu do tiêm không an toàn
- Các giải pháp tăng cường thực hành TAT
- Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh đường máu trong tiêm
- Phụ lục: các bảng kiểm quy trình vệ sinh tay và quy trình tiêm các loại Ngày 27 tháng 9 năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn TAT tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT với nhiều nội dung cập nhật so với quy trình tiêm hiện đang được thực hiện và yêu cầu:
- Các cơ sở KBCB sử dụng tài liệu này để tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cung ứng phương tiện tiêm, thuốc tiêm và thực hành TAT tại đơn vị mình
- Các cơ sở đào tạo điều dưỡng, các trường đại học, cao đẳng và trung học y
tế sử dụng tài liệu này để cập nhật chương trình, tài liệu đào tạo
- Các cá nhân liên quan đến thực hành tiêm, cung ứng phương tiện và thuốc tiêm, các nhân viên thu gom chất thải y tế sử dụng tài liệu này trong thực hành, kiểm tra, giám sát nội dung tiêm, truyền tĩnh mạch ngoại vi
Ngày 02 tháng 8 năm 2013, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã
có Công văn số 671/KCB-ĐDV yêu cầu các đơn vị trực thuộc trong toàn quốc tổ chức, thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn TAT Sở Y tế Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế
Hà Nội đã có Công văn số 2369 ngày 19 tháng 8 năm 2013 yêu cầu các BV trực thuộc triển khai thực hiện Hướng dẫn TAT [3]
1.2.2.2 Mục đích và phạm vi áp dụng của tài liệu hướng dẫn
Trang 17Tài liệu hướng dẫn này nhằm cung cấp những chỉ dẫn an toàn trong thực hành tiêm tới các cơ sở KBCB, cơ sở đào tạo cán bộ y tế và các cá nhân liên quan bao gồm điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên y học, bác sĩ, giáo viên hướng dẫn thực hành tiêm tại các cơ sở đào tạo y khoa [3]
1.2.2.3.Đối tượng sử dụng tài liệu hướng dẫn
Tài liệu này sử dụng để hướng dẫn đào tạo và hướng dẫn thực hành cho tất
cả nhân viên y tế - người thực hiện tiêm truyền tĩnh mạch và lấy máu nhân viên thu gom chất thải y tế Tuy nhiên tài liệu này cũng hữu ích đối với các bác sĩ, dược sĩ các điều dưỡng trưởng, nhân viên mạng lưới KSNK, và nhân viên phụ trách mua sắm dụng cụ tiêm và vật tư y tế khác và cả nh ng cán bộ giáo viên đào tạo sinh viên
y khoa điều dưỡng và nhân viên y tế [3]
1.2.2.4 Các giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn
Có 6 nhóm giải pháp chính để tăng cường thực hành TAT, bao gồm:
- Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết
- Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế và thiết lập, thực hiện
hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp theo quy định tại Thông
tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB
- Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Điều dưỡng trưởng và mạng lưới KSNK về việc tuân thủ vệ sinh tay tuân thủ quy trình tiêm truyền dịch và KSNK
- Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm [3]
1.3 Thực trạng thực hiện Tiêm an toàn
1.3.1 Thực trạng sử dụng thuốc tiêm và hiện tượng lạm dụng tiêm
Tiêm, truyền đang trở thành một thủ thuật phổ biến, với số lượng mũi tiêm lớn trong chẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh Theo một nghiên cứu của Yan và cộng sự năm 2006, tại một bệnh viện quận ở Trung Quốc, một bệnh nhân trung bình nhận 10,9 mũi tiêm cho một đợt nằm viện Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra
Trang 18rằng có đến 57% mũi tiêm là không cần thiết [20] Tương tự như vậy, Hauri và cộng
sự năm 2004 cũng cho thấy tỷ lệ tiêm hàng năm cho mỗi người dao động từ 1,7 đến 11,3 và nhiều tỉ lệ mũi tiêm không cần thiết cũng rất cao [8] Tại Việt Nam, Nghiên cứu của Trần Thị Minh Phượng tại BV đa khoa Hà Đông năm 2012 cho thấy tỷ lệ
NB nội trú có tiêm chiếm 64%, trung bình mỗi NB nhận tới 3,1 mũi tiêm/ngày [5], [19]
Thực tế cho thấy, việc lạm dụng tiêm truyền đang trở thành một vấn đề báo động tại một số nước đang phát triển Lạm dụng tiêm gây nên những thiệt hại lớn
về mặt kinh tế và làm tăng nguy cơ không an toàn trong quá trình thực hiện tiêm Thật vậy, những thiệt hại về lây nhiễm bệnh, tử vọng và khuyết tật do việc lạm dụng tiêm truyền cũng được các nghiên cứu chỉ ra [8], [11], [12],[16]
Nguyên nhân dẫn đến lạm dụng tiêm bắt nguồn từ cả phía người được tiêm, người tiêm và cộng đồng Thật vây, người được tiêm vẫn còn thiếu thông tin về những nguy hại do tiêm truyền Ngoài ra, người được tiêm có niềm tin rằng khi được tiêm truyền thì tác dụng sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn đường uống hay các đường khác Bên cạnh đó bác sỹ cũng kê đơn lạm dụng thuốc tiêm để làm hài lòng
NB và khoản lợi nhuận từ thuốc tiêm cao hơn
1.3.2 Thực trạng cung cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ tiêm
Nhiều quốc gia chưa thực sự quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tiêm an toàn nhằm bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và cộng đồng Thiếu phương tiện, dụng cụ tiêm hoặc phương tiện, dụng cụ tiêm không phù hợp Thiếu BKT hoặc BKT không phù hợp về mặt kích cỡ, chủng loại hay không bảo đảm chất lượng cho việc tái sử dụng Một số cơ sở y tế dùng chung BKT cho những loại thuốc khác nhau, cho những NB khác nhau, dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần [9] Theo một nghiên cứu năm 2006 của Janjua tại một bệnh viện ở Pakistan gần 60% BKT qua sử dụng chưa xử lý tốt được thải ra môi trường và 25% trong số đó còn thải ra môi trường đô thị [10]
Tại Việt Nam, thiếu các phương tiện vệ sinh tay: Không đủ bồn rửa tay tại các buồng bệnh, buồng thủ thuật, không cung cấp đủ nước, xà phòng, khăn lau tay sạch hoặc dung dịch SK tay nhanh có chứa cồn làm ảnh hưởng đến quy trình TAT
Trang 19của ĐDV Giải pháp trang bị đủ các phương tiện vệ sinh tay như lắp đặt đủ các bồn rửa tay ở buồng bệnh, buồng thủ thuật; cung cấp đủ nước, xà phòng, khăn lau tay sạch cho mỗi lần rửa tay hoặc dung dịch SK tay nhanh có chứa cồn treo hoặc đặt sẵn trên các xe tiêm đã được đề cập đến trong Hướng dẫn TAT của Bộ Y tế [4], [21]
Thiếu các phương tiện thu gom chất thải y tế sau tiêm theo đúng quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế Rất nhiều các cơ sở KBCB hiện nay sử dụng hộp đựng CTSN sau tiêm không đạt yêu cầu, không đủ hộp, hộp không có tính kháng thấm, kháng thủng, không phù hợp về kích cỡ, hoặc sử dụng không đúng như đựng quá đầy, để hộp không đúng vị trí gây tai biến cho người thực hành tiêm và người thu gom chất thải sau tiêm Nghiên cứu đánh giá kiến thức về TAT và tần suất rủi ro do vật sắc nhọn đối với điều dưỡng, hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005 của Phạm Đức Mục và cộng sự đã cho thấy có 63,1% và 62,6% số người được hỏi cho rằng thiếu dụng cụ xử lý chất thải và thiếu hộp đựng CTSN chuẩn là nguyên nhân dẫn đến mũi tiêm không an toàn [14]
1.3.3 Thực trạng thực hiện tiêm
Thực hành TAT chưa tốt đặc biệt là tại các nước đang phát triển đang là một vấn đề được rất nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm Theo WHO có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển chưa bảo đảm an toàn, WHO cảnh báo tiêm không
an toàn đã trở thành thông lệ ở các nước đang phát triển [9] Đã có rất nhiều thao tác thực hành tiêm chưa đúng được ghi nhận qua các nghiên cứu của các nước: chỉ có 12,5% rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi thực hành tiêm; 23% trả lời vẫn đậy nắp kim thường xuyên và 32,8% trả lời thỉnh thoảng vẫn đậy lại nắp kim sau tiêm [1] Theo một nghiên cứu của Shyama và cộng sự năm 2010 trên đối tượng sinh viên ĐD thì có đến 98,4% các em bị tai nạn do vật sắc nhọn nhưng chỉ có 18,4% em tường trình lại với NVYT có thẩm quyền [17]
Tại Việt Nam, việc thực hiện tiêm truyền cho NB trong các cơ sở KBCB chủ yếu do ĐDV thực hiện Từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm của Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào TAT trong toàn quốc, đồng thời tiến hành những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời điểm khác nhau Kết quả
Trang 20những khảo sát cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về TAT liên quan đến KSNK; phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng panh, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm…), chưa báo cáo và theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%) [3] Theo nghiên cứu của Paul năm 2011 tại Ấn Độ, chỉ có khoảng 60% điều dưỡng thực hiện đúng các thao tác tiêm an toàn, và 41,2% BKT sau sử dụng được điều dưỡng xử lý đúng[13]
Hiện tại, thực hành tiêm của ĐDV tại các BV rất khác nhau và một số thực hành chưa phù hợp Thiếu kiến thức về phân loại chất thải sau tiêm: sau khi tiêm xong, dùng tay để tháo BKT bằng tay; bẻ cong kim tiêm; đậy nắp kim tiêm; không rửa tay sau khi tiêm; không lường trước được những phản ứng bất ngờ của NB đặc biệt là đối với những bệnh nhi, NB có những rối loạn về tâm thần hay những NB bất hợp tác [3]
Thu gom BKT đã sử dụng để tái sử dụng hoặc bán ra thị trường bên ngoài theo những cách không an toàn Những sai phạm này là hết sức trầm trọng bởi chúng có thể gây hại cho cộng đồng dân cư rộng lớn Thải bỏ BKT bừa bãi ra môi trường Tiêu hủy không đúng cách như thiêu đốt gây ô nhiễm không khí, tạo ra những chất sau tiêu hủy chưa thực sự an toàn hoặc chôn lấp không đạt tiêu chuẩn, không đúng độ sâu gây hại cho những người khác [21]
Tình trạng quá tải NB, quá tải công việc đang là những rào cản lớn đối với việc thực hiện TAT Tình trạng thiếu nhân lực, bố trí công việc không hợp lý khiến ĐDV phải thực hiện quá nhiều công việc dưới nhiều áp lực và việc tuân thủ TAT không được thực thi một cách toàn diện Điều này không chỉ ở Việt Nam mà còn xảy ra
ở nhiều nước phát triển trên thế giới [7]
Ngoài ra, công tác quản lý chưa hiệu quả: thiếu kiểm tra giám sát, thiếu chế tài thưởng phạt, chưa tạo phong trào thi đua, tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho TAT[6] Năm 2012, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn TAT với nhiều nội dung cập nhật so với quy trình tiêm hiện đang được thực hiện và yêu cầu triển khai thực hiện tại tất cả các BV trong toàn quốc nhằm bảo đảm thực hiện mũi tiêm an toàn cho người nhận mũi tiêm, người tiêm và cộng đồng Đến nay nhiều BV đã cập
Trang 21nhật quy trình tiêm theo Hướng dẫn TAT để ĐDV thực hiện tại BV song chưa có nghiên cứu nào đánh giá việc thực hiện TAT tại các BV theo Hướng dẫn này
1.3.4 Nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn
1.3.4.1 Nguy cơ của tiêm không an toàn
Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác nhau ở trên cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia [8], [11], [15], [16]
Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc Việc sử dụng lại bơm tiêm hoặc kim tiêm còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới khiến cho NB phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh một cách trực tiếp (qua dụng cụ nhiễm bẩn) hoặc gián tiếp (qua lọ thuốc nhiễm bẩn)
Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn và trong năm 2000 ước tính trên toàn cầu tình trạng bệnh do tiêm không an toàn gây ra đối với các tác nhân gây bệnh này như sau: 21 triệu ca nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới); 2 triệu ca nhiễm HCV (chiếm 40% số ca nhiễm HCV mới); 260 000 ca nhiễm HIV (chiếm 5% số ca nhiễm HIV mới) [8], [3]
Đối với nhân viên Y tế, nếu mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ yếu là các bệnh lây qua đường máu như viêm gan B; HIV Một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 -72%); tiếp theo là bác sỹ (28%); kỹ thuật viên xét nghiệm là 15%; hộ lý là 3 - 16 %
và nhân viên hành chính chiếm khoảng 1 - 6% [3]
Mặc dù tỷ lệ thương tổn ngoài cộng đồng hiện nay chưa được thống kê một cách đầy đủ hệ thống như những tổn thương cho người bệnh và cán bộ y tế nhưng những bằng chứng của sự tác động đó đã được chứng minh trên thực tế Những nguy hại cho cộng đồng thường xẩy ra khi những dụng cụ sau tiêm không được xử
Trang 22lý an toàn và khi cộng đồng nhặt và sử dụng lại bơm kim tiêm đã sử dụng, những tổn thương có thể xẩy ra, hoặc khi thiêu đốt không an toàn có thể gây ra những nguy hại cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng
1.4 Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu
1.4.1 Bệnh viện đa khoa tỉnh (gọi tắt là Bệnh viện tỉnh)
Bệnh viện Kon Tum được thành lập năm 1990, từ một Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu; trải qua nhiều giai đoạn, vượt qua thời gian bao khó khăn, nhờ sự quan tâm của Ngành chủ quản, các cấp Chính quyền đã dần từng bước phát triển, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt so với các bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và lân cận Đến nay là một bệnh viện tuyến tỉnh hạng II với quy mô 480 giường bệnh, phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh vào năm 2020 Trong những năm qua, Bệnh viện tỉnh nhờ sự đoàn kết của tập thể Lãnh đạo, các Đoàn thể và toàn thể CBVC-NVYT thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó là chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, là nơi mà mọi tầng lớp nhân dân gửi gắm sức khỏe, tính mạng khi gặp hoạn nạn ốm đau …
Trong nhiều năm qua, trung bình mỗi năm thực hiện được hơn 25.000 lượt điều trị nội trú, hơn 145.000 lượt điều trị ngoại trú, 8000 lượt phẫu thuật… tất cả đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, thực hiện nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật tuyến trên, kỹ thuật mới giúp người bệnh không phải chuyển tuyến, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh nhà, tiết kiệm chi phí cho gia đình khi phải chăm nuôi người nhà tại bệnh viện tuyến trên
Một số kỹ thuật cao, kỹ thuật mới đã được triển khai duy trì, phát huy hiệu quả đó là (1) Hệ ngoại – sản: Phẫu thuật thay khớp, nội soi khớp, thần kinh sọ não, lồng ngực, phẫu thuật nhi khoa, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi phụ khoa, phẫu thuậ Phaco…; (2) Nội khoa: Tạo nhịp tim cấp cứu ngoài cơ thể; thận nhân tạo; ứng dung điều trị tiêu sợi huyết bằng Alteptase trong nhồi máu cơ tim cấp; ứng dụng điều trị còn ống động mạch bằng Ibuprofen; ứng dụng điều trị Viêm gan virus C bằng Ribavirin và Interferon; đo chức năng hô hấp [2]
1.4.2 Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum
Trang 23Trường được thành lập chính thức từ năm 1999 Do yêu cầu cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo hướng giảm dần số cán bộ sơ học và tăng số cán bộ có trình độ cao nên Nhà trường tăng cường mở các lớp đào tạo y sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh trung cấp Các hình thức đào tạo sơ học giảm dần đồng thời với việc tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ trung học và cao đẳng Bên cạnh đó, nhà trường vẫn tổ chức tốt các khoá đào tạo hệ không chính quy, y tá điều dưỡng, nhân viên y tế thôn làng Ngày 25/5/2006, UBND tỉnh ra Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND về việc ban hành "Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế tỉnh Kon Tum giai đoạn đến năm 2010" Thực hiện các kế hoạch có tính quy hoạch của UBND tỉnh, trong hơn 7 năm từ 2003 - 2010, Trường Trung cấp Y tế tỉnh đã liên tục tuyển sinh các lớp y sỹ sản nhi, y sỹ định hướng y học cổ truyền, các lớp điều dưỡng trung cấp, nữ hộ sinh trung cấp, dược sĩ trung cấp và các lớp đào tạo 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng của dự
án GAVI cho y tế thôn, làng Đồng thời trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2010, nhà trường duy trì tốt các khoá đào tạo điều dưỡng trung cấp K3, K4, hộ sinh trung cấp K1, K2, dược tá K6, điều dưỡng trung cấp vừa làm vừa học K1, K2 và dược sĩ trung cấp vừa làm vừa học K1 Tổ chức tuyển sinh đào tạo các khoá điều dưỡng trung cấp K5 (35 học viên), hộ sinh trung cấp K3 (25 học viên), dược tá K6 (35 học viên), điều dưỡng trung cấp vừa làm vừa học K3 (40 học viên) và dược sĩ trung cấp vừa làm vừa học K2 (28 học viên) Duy trì tiến độ học tập các lớp y sỹ (K5, K6), điều dưỡng trung học (K6, K7), hộ sinh trung học (K4, K5) Tuyển mới các lớp hộ sinh trung cấp K6, điều dưỡng trung học K8 và Y sỹ K7 Cán bộ y tế ở tất cả các tuyến được tham dự các khoá đào tạo lại, các lớp tập huấn ngắn ngày do trung ương, Trường Trung cấp Y tế tỉnh và các chương trình, dự án tổ chức, giúp cho họ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới để đảm nhận nhiệm vụ ngày càng tốt hơn
Liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Huế:
Để có cán bộ có trình độ đại học về công tác tại tuyến xã, sau khi được UBND tỉnh đồng ý, ngành y tế tỉnh Kon Tum đã chủ động ký các hợp đồng đào tạo bác sỹ
hệ 07 năm (năm đầu học dự bị đại học) với các cơ sở đào tạo có uy tín như Đại học
Trang 24Y khoa Huế, Học viện Quân y Hà Nội Khóa bác sỹ đầu tiên (2001 - 2008), đào tạo bằng ngân sách của tỉnh, các khóa sau đó nguồn kinh phí là của dự án đào tạo Bác
sỹ cho Tây Nguyên của nhà nước Hình thức tuyển sinh là "đào tạo theo địa chỉ" - nghĩa là cử tuyển các em học sinh có hộ khẩu tại tỉnh Kon Tum đi học, sau đó các
em về phục vụ tại địa phương - nơi các em được cử đi học Các năm sau Ngành tiếp tục liên kết đào tạo Bác sỹ cho xã theo phương thức trên cho đến năm 2010 và những năm sau này
Ngoài hình thức hợp đồng đào tạo trên, để giúp đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao trình độ chuyên môn, ngành y tế đã triển khai nhiều mô hình học tập nâng cao trình độ cho cán bộ ở các tuyến Năm 2005, tiến hành đào tạo mới theo địa chỉ 30 y
sỹ sản nhi, 30 điều dưỡng trung học, 30 y tá điều dưỡng và 120 nhân viên y tế thôn, làng Năm 2006, Sở y tế phối hợp với Trường Cao đẳng kỹ thuật y tế II - Bộ Y tế tuyển sinh 30 dược sỹ trung học hệ không chính quy (vừa học vừa làm) niên khoá 2006-2009 Đồng thời, ngành y tế đã tiến hành tuyển chọn và gửi 23 nhân viên y tế thôn, làng là người dân tộc thiểu số đi đào tạo lớp nữ hộ sinh viên thôn làng tại bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 06 tháng; 24 em học sinh đào tạo bác sỹ cử tuyển tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng, niên khoá 2005-2012
theo dự án "Đào tạo Bác sỹ cho các tỉnh Tây Nguyên" của Bộ Y tế Tổ chức các lớp
tập huấn Modul 4 (chăm sóc sức khoẻ ban đầu) và Modul 5 (truyền thông giáo dục sức khoẻ) Tổ chức liên kết đào tạo tại chức các lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I chuyên ngành y tế công cộng Tính đến năm 2008 có gần 300 cán bộ, công chức đang theo học tại các cơ sở đào tạo cán bộ y tế trong và ngoài tỉnh, với các loại hình đào tạo khác nhau
Hầu hết các bác sỹ sau khi được đào tạo đã về làm việc theo đúng địa chỉ đăng
ký ban đầu, phục vụ tại các cơ sở y tế tuyến xã và huyện, đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ nhân dân [18]
Trang 25Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh của 3 ngành Y Sĩ, Hộ sinh, Điều dưỡng đang thực tập tại các khoa
lâm sàng: Nội, Sản, Nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
Tiêu chuẩn lựa chọn
- HS trực tiếp thực hiện các mũi tiêm (bao gồm các loại tiêm bắp, tiêm trong
da, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, các loại tiêm này đều có các tiêu chí đánh giá thực
hành tiêm như nhau) cho NB tại thời điểm quan sát;
- Có thời gian được học và thực hành tiêm trên mô hình tại phòng thực hành
của trường
- Đã hoàn thành xong học phần:
+ Điều dưỡng cơ sở 1, 2 đối với hệ Điều dưỡng và Kỹ thuật điều dưỡng cơ
bản đối với hệ Y sỹ và Hộ sinh
+ Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Các HS từ chối tham gia nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 03 đến tháng 08 năm 2016
- Địa điểm: Các khoa lâm sàng: Nội, Sản, Nhi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon
Tum
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4 Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Mẫu nghiên cứu là 134 HS trực tiếp thực hành tiêm và đồng ý tham gia tại
thời điểm nghiên cứu của 3 khoa ( Nội, Sản và Nhi) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon
Tum
- Qua tham khảo một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành TAT tại Việt
Nam, đa số các nghiên cứu quan sát 01 hoặc 02 mũi tiêm trên 1 đối tượng nên
Trang 26nghiên cứu này sẽ quan sát trên 01 mũi tiêm ở mỗi đối tượng Vì vậy tổng số mũi tiêm phải quan sát là 134 mũi tiêm
2.5 Các biến số, chỉ số nghiên cứu:
Phương pháp thu thập
Y sỹ Điều dưỡng
Hộ sinh
Danh mục Phát vấn
Tai biến (hậu quả)
của tiêm không an
hóa cơ hoặc đâm
vào dây thần kinh
Các biện pháp để phòng xơ hóa cơ
và tổn thương dây thần kinh do
tiêm
Danh mục Phát vấn
Trang 27B5
Phòng, chống sốc phản vệ
do tiêm
Các biện pháp cần thực hiện để phòng, chống sốc phản vệ xảy ra
Số thời điểm cần VST khi
Việc HS cần thực hiện trước khi
tiên
Danh mục Phát vấn
găng tay sạch
Các trường hợp tiêm phải sử dụng
găng tay sau sử
dụng
Thời điểm người HS bắt buộc phải
Trang 28III Chuẩn bị dụng cụ, thuốc
B19 Khi lấy thuốc vào
bơm tiêm cần chú
ý
Những việc cần chú ý thực hiện khi lấy thuốc từ ống/lọ thuốc tiêm Danh mục Phát vấn
B22 Lưu kim lấy thuốc
trên lọ thuốc đa
liều trong trường
hợp
Xác định trường hợp có thể lưu kim lấy thuốc trên nắp lọ thuốc đa
định
Danh mục Phát vấn
Trang 29B24 Kỹ thuật SK da
vùng tiêm trước
khi tiêm tĩnh mạch
Cách SK da vùng tiêm trước tiêm
B25
Góc độ kim tiêm
so với mặt da
trong tiêm dưới da
Góc tạo bởi kim tiêm và mặt da
B26
Góc độ kim tiêm
so với mặt da
trong tiêm bắp
Góc tạo bởi kim tiêm và mặt da
B27
Tốc độ thông
thường trong tiêm
bắp
Số lượng thuốc tiêm vào cơ thể
Thời điểm xử lý ngay BKT sau
gói BKT sau tiêm
Xác định thùng đựng bao gói BKT
Trang 30C3 Rửa tay thường
quy/SK tay nhanh
Hành động HS rửa tay hoặc SK
Hành động HS kiểm tra lại thuốc,
SK và bẻ ống thuốc để lấy thuốc
vào bơm tiêm
bảo vô khuẩn
Danh mục Quan sát
C10
Thay kim tiêm,
cho vào bao đựng
bơm tiêm VK
Hành động HS thay kim tiêm đảm
C11
Kim lấy thuốc và
kim tiêm đảm bảo
Trang 31đúng kỹ thuật
Hành động dùng bông cồn SK da nơi tiêm sạch trước khi tiêm
Hành động HS SK tay nhanh hoặc
C17
Tháo ga rô (tiêm
TM), bơm thuốc
đúng tốc độ
Hành động HS tháo ga rô (tiêm
C18
Hết thuốc, căng
da, rút kim nhanh,
cho ngay BKT vào
thoải mái
Danh mục Quan sát
C21
Phân loại chất thải
sau tiêm đúng quy
định
Hành động phân loại chất thải sau
C22
Vệ sinh tay sau
khi hoàn thành
quy trình
Hành động VST sau khi thực hiện
Trang 32
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Tổ chức thực hiện thu thập số liệu
- Thời gian: 6 tháng
- Địa điểm: tại các 3 khoa lâm sàng của BV đa khoa tỉnh Kon Tum
- Tiến hành:
Phát vấn kiến thức TAT: Phát vấn kiến thức TAT của HS theo bảng hỏi
được thiết kế sẵn do NCV trực tiếp điều hành buổi phát vấn NCV thông báo mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời phiếu theo quy định, người tham gia nghiên cứu không trao đổi thông tin trong quá trình điền phiếu NCV thu phiếu sau khi kết thúc thời gian phát vấn (60 phút), kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi kết thúc buổi phát vấn
Quan sát mũi tiêm
Quan sát thực hành tiêm của HS do đối tượng nghiên cứu thực hiện cho NB tại buồng bệnh các khoa lâm sàng Dựa vào danh sách HS trực tiếp thực hiện tiêm
do giáo viên hướng dẫn tại các khoa đã lập lên Do các loại tiêm bắp, trong da, dưới
da hay tiêm tĩnh mạch đều có tiêu chí quan sát thực hành tiêm giống nhau nên quan sát viên xác định mũi tiêm cần quan sát ngẫu nhiên, quan sát mỗi HS thực hiện 1 mũi tiêm bất kỳ là tiêm bắp, tiêm trong da, dưới da hay tiêm tĩnh mạch, bỏ qua mũi tiêm đầu tiên sau đó quan sát hai mũi tiêm liên tiếp Việc quan sát thực hành tiêm được thông báo trước tuy nhiên đối tượng nghiên cứu không biết mình được quan sát vào thời điểm nào và mũi tiêm nào sẽ được chọn vào nghiên cứu
Sử dụng bảng kiểm quan sát (Phụ lục 3) để đánh giá thực hành tiêm của HS, điền vào bảng kiểm đầy đủ các thông tin theo 22 tiêu chí đánh giá và ghi chú khi cần thiết Mỗi bảng kiểm sử dụng quan sát 01 mũi tiêm của 01 HS
Mỗi HS được quan sát 1 mũi tiêm Thời điểm quan sát nằm trong khung giờ các HS đi thực tập lâm sàng
Tiến hành quan sát cho đến khi thu thập đủ 134 mũi tiêm tại 4 khoa theo kế hoạch
2.6.2 Phát vấn kiến thức TAT
Phát vấn kiến thức TAT của HS theo bảng hỏi được thiết kế sẵn do NCV trực
Trang 33tiếp điều hành buổi phát vấn NCV thông báo mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời phiếu theo quy định, người tham gia nghiên cứu không trao đổi thông tin trong quá trình điền phiếu NCV thu phiếu sau khi kết thúc thời gian phát vấn (60 phút), kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi kết thúc buổi phát vấn
2.7 Tiêu chuẩn đánh giá
2.7.1 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức Tiêm an toàn của học sinh
Sử dụng phiếu phát vấn để tìm hiểu kiến thức của HS về TAT (Phụ lục 2 )
Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức TAT của HS được xây dựng dựa trên nội dung Hướng dẫn TAT của Bộ Y tế, gồm 30 câu và chia làm 6 phần Đánh giá kiến thức
về TAT của HS được tiến hành theo phương pháp cho điểm Đối với câu trả lời một lựa chọn, nếu HS trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không cho điểm
Điểm tối đa của bộ câu hỏi phát vấn là 30 điểm HS được đánh giá là có kiến thức TAT đạt khi trả lời đạt 70% số điểm của Bộ câu hỏi phát vấn trả lời đạt 21 điểm trở lên
Bộ câu hỏi phát vấn kiến thức được chia thành 6 phần với số điểm và cách đánh giá như sau:
1 Thông tin chung về TAT với số điểm đạt tối đa là 06 điểm Học sinh được đánh giá có kiến thức đạt về thông tin chung TAT khi trả lời đạt 04 điểm trở lên cho phần kiến thức này
2 Kiến thức về chuẩn bị NB, học sinh thực hiện với số điểm đạt tối đa là 08 điểm HS được đánh giá có kiến thức chuẩn bị người bệnh, học sinh thực hiện đạt khi trả lời đạt từ 05 điểm trở lên cho phần kiến thức này
3 Kiến thức về dụng cụ tiêm với số điểm đạt tối đa là 04 điểm HS được đánh giá có kiến thức đạt về dụng cụ tiêm khi trả lời đạt từ 03 điểm trở lên cho phần kiến thức này
4 Kiến thức về thuốc tiêm, với số điểm đạt tối đa là 04 điểm HS được đánh giá có kiến thức đạt về chuẩn bị thuốc tiêm khi trả lời đạt 03 điểm trở lên cho phần kiến thức này
5 Kiến thức về kỹ thuật tiêm thuốc với số điểm đạt tối đa là 05 điểm, HS được đánh giá có kiến thức đạt về kỹ thuật tiêm thuốc khi trả lời đạt 04 điểm trở lên
Trang 34cho phần kiến thức này
6 Kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm với số điểm đạt tối đa là 03 điểm HS được đánh giá có kiến thức về xử lý chất thải sau tiêm đạt khi trả lời đạt 02 điểm cho phần kiến thức này
Chi tiết về cách cho điểm kiến thức TAT trong Phụ lục 4
2.7.2 Tiêu chuẩn đánh giá thực hành Tiêm an toàn
Bảng kiểm đánh giá mũi TAT dùng trong nghiên cứu dựa trên nội dung Hướng dẫn TAT của Bộ Y tế
Bộ tiêu chuẩn đánh giá thực hành TAT trong nghiên cứu gồm 22 tiêu chí với
số điểm đạt tối đa là 44 điểm , được chia thành 5 nhóm Thang điểm đánh giá:
- Thực hiện đúng được 2 điểm;
- Có thực hiện nhưng chưa đạt được 1 điểm;
- Không thực hiện được 0 điểm
1 Thực hành chuẩn bị NB, HS thực hiện phải đạt với số điểm tối đa là 6 điểm
2 Thực hành chuẩn bị dụng cụ với số điểm đạt tối đa là 08 điểm
3 Thực hành chuẩn bị thuốc tiêm với số điểm đạt tối đa là 08 điểm
4 Thực hành kỹ thuật tiêm thuốc với số điểm đạt tối đa là 18 điểm
5 Thực hành xử lý chất thải sau tiêm với số điểm đạt tối đa là 4 điểm
Mũi tiêm đạt đủ 22 tiêu chí về TAT là mũi TAT.Thực hành TAT của HS được đánh giá qua 1 mũi tiêm quan sát ngẫu nhiên HS được cho là thực hành đúng TAT khi
có mũi tiêm được quan sát đạt mũi tiêm an toàn hay có số điểm đạt được 75% trở lên (của mũi tiêm là từ 33 điểm trở lên)
Chi tiết về cách cho điểm thực hành TAT trong Phụ lục 4
6 Thực hành chuẩn bị NB, HS thực hiện đạt điểm tối đa là 6 điểm, HS cần đạt 4 điểm trở lên
7 Thực hành chuẩn bị dụng cụ với số điểm đạt tối đa là 8, HS cần đạt 5 điểm trở lên
8 Thực hành chuẩn bị thuốc tiêm với số điểm đạt tối đa là 8 điểm, HS cần đạt 5 điểm trở lên