1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM

41 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 600,78 KB

Nội dung

a Tuyến trung ương • Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; viện có giường bệnh trực thuộc • Trung tâm Y tế có chức năng khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế; • Bệnh viện tuyến huyện hạng II;

Trang 1

HỆ THỐNG KHÁM CHỮA BỆNH

TẠI VIỆT NAM

Bộ môn Quản lý HTYT

Trang 2

Mục tiêu học tập

1 Mô tả được hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam

hiện nay

2 Trình bày được cơ cấu tổ chức, phân hạng và các

nhiệm vụ của Bệnh viện

3 Trình bày định hướng phát triển, những tồn tại thách

thức và ưu tiên trong công tác KCB tại Việt Nam

thời gian tới

Trang 4

Thuật ngữ

• Dịch vụ KCB bao gồm tất cả các dịch vụ

liên quan tới khám, chẩn đoán, điều trị,

chăm sóc và phục hồi chức năng cho

Trang 5

Nhu cầu khám chữa bệnh/6 khía cạnh chất lượng dịch vụ KCB

Trang 7

Khái niệm về hệ thống cung ứng dịch vụ và

cơ cấu tổ chức ở Việt Nam

Khái niệm quốc tế Cơ cấu tổ chức ở Việt Nam

Dịch vụ y tế chuyên sâu Dịch vụ KCB chuyên sâu tại một số trung tâm

có đầu tư trang thiết bị chuyên sâu và có cán

bộ được đào tạo, có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu

Trang 8

Đầu vào Cung ứng DV Đầu ra

Mô hình cung ứng dịch vụ y tế/KCB

Trang 9

Cơ sở KCB trực thuộc TW:

Bệnh viện, viện có giường

UBND tỉnh, TPTW

Trang 10

TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI VÀ CUNG ỨNG

DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH

• Phân tuyến kỹ thuật – chuyển tuyến

• Chăm sóc sức khỏe lồng ghép và tính liên tục của chăm sóc

• Đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ

KCB

Trang 12

Định nghĩa bệnh viện

Bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh Công tác ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình đặt trong môi trường của nó Bệnh viện còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội (WHO)

Trang 13

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1 Chức năng bệnh viện

năng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh

2 Nhiệm vụ của bệnh viện

Trang 14

Cơ cấu tổ chức của bệnh viện

• Bộ phận hành chính lãnh đạo gồm: Ban giám

đốc và các phòng quản lý chức năng như:

phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tổng

hợp, phòng hành chính quản trị, phòng tài chính

kế toán, phòng y tá trưởng bệnh viện

• Bộ phận chuyên môn gồm: Các khoa lâm sàng

và các khoa cận lâm sàng

• Bộ phận phục vụ gồm: Các kho, bộ phận sửa

chữa, bảo vệ chăn nuôi gia súc, nhà giặt các

bộ phận này có thể nằm trong phòng vật tư,

trang thiết bị y tế

Trang 15

Quy chế bệnh viện

Gồm 153 quy chế và quy định theo quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày

19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Trang 16

PHÂN HẠNG BV

• Thông tư số 23/2004/TT-BYT năm 2004 của Bộ Y tế,

quy định bệnh viện được phân làm 5 hạng: Bệnh viện hạng đặc biệt; Bệnh viện hạng I; Bệnh viện hạng II;

Bệnh viện hạng III; Bệnh viện hạng IV

• Phân hạng bệnh viện dựa trên 5 nhóm tiêu chuẩn:

– Vị trí, chức năng và nhiệm vụ;

– Quy mô và nội dung hoạt động;

– Cơ cấu lao động và trình độ cán bộ;

– Khả năng chuyên môn kỹ thuật, hiệu quả chất lượng

công việc;

– Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Trang 17

PHÂN TUYẾN KỸ THUẬT TRONG KHÁM BỆNH,

Trang 18

PHÂN TUYẾN KỸ THUẬT TRONG KHÁM

CHỮA BỆNH (1)

2 Theo phân tuyến tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế

• Quy định phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh gồm 4 tuyến:

tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã

a) Tuyến trung ương

• Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; viện có giường bệnh trực thuộc

• Trung tâm Y tế có chức năng khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế;

• Bệnh viện tuyến huyện hạng II;

• Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng II của Y tế ngành;

• Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập

Trang 19

c) Tuyến huyện

• Bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố;

• Phòng khám đa khoa khu vực;

• Bệnh viện hạng III và các bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm Y tế có giường bệnh của Y tế ngành;

• Phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập

• Cơ sở dịch vụ y tế

d) Tuyến xã

• Trạm Y tế xã;

• Trạm Y tế của các cơ quan, đơn vị, trường học

PHÂN TUYẾN KỸ THUẬT TRONG KHÁM

CHỮA BỆNH (2)

Trang 22

QUẢN LÝ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TUYẾN

TW (1)

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về KCB của Bộ Y tế: Chính phủ thống

nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế chịu trách

nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:

1 Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về

khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

2 Chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

3 Quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động

Trang 23

4 Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành

7 Thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa

nhận chứng chỉ hành nghề giữa các nước, hướng dẫn khám

bệnh, chữa bệnh nhân đạo, hợp tác chuyên gia, chuyển giao

kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới

QUẢN LÝ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TUYẾN

TW (2)

Trang 24

Nhiệm vụ của Cục Quản lý

khám, chữa bệnh

• Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về công tác khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trong cả nước

• Cục Quản lý khám, chữa bệnh có các nhiệm vụ,

• Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện 4 nhiệm vụ

quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, từ số 1 đến số 4 nêu ở trên

• Phối hợp với các Tổng Cục, Cục, Vụ và đơn vị của Bộ Y tế để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện 3 nhiệm vụ quản lý nhà

nước về khám bệnh, chữa bệnh, từ số 5 đến số 7 nêu ở trên

Trang 25

Nhiệm vụ KCB tuyến trung

ương

• Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương là tuyến thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu, hiện đại, nghiên cứu

khoa học, đồng thời là cơ sở thực hành

cho sinh viên các trường Đại học Y -

Dược

Trang 26

QUẢN LÝ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TUYẾN

chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là y tế)

Trang 27

Về khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng,

Sở Y tế có các nhiệm vụ sau:

1 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phẫu thuật tạo hình, giải phẫu thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định

pháp y, giám định pháp y tâm thần trên cơ sở quy định,

hướng dẫn của Bộ Y tế theo phân cấp và theo phân tuyến kỹ thuật

2 Cấp, đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ

sở khám, chữa bệnh tư nhân theo quy định của pháp luật và theo phân cấp

3 Giúp ủy ban nhân tỉnh quản lý về tổ chức, bộ máy, nhân sự,

cơ sở vật chất và tài chính bệnh viện theo phân cấp

Trang 28

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

tuyến tỉnh

• Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh gồm:

– Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành

phố;

– Bệnh viện đa khoa khu vực;

– Một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Y tế

ngành;

– Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập

• Dịch vụ KCB tuyến tỉnh

chuyên khoa, chuyên ngành, đáp ứng hầu hết nhu cầu

khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn, trừ các kỹ thuật cao, chuyên sâu;

- Là cơ sở thực hành cho học sinh các trường y - dược

trong tỉnh, thành phố

Trang 29

QUẢN LÝ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TUYẾN HUYỆN

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về KCB của Phòng Y tế

• Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y

tế trên địa bàn huyện

• Về khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, Phòng Y tế có các nhiệm vụ sau: Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong thực hiện các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, trên cơ sở quy định,

hướng dẫn của Bộ Y tế theo phân cấp của Sở Y tế và theo phân tuyến kỹ thuật

Trang 30

Các cơ sở KCB tuyến huyện

• Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện gồm:

– Bệnh viện quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành

phố

– Phòng khám đa khoa khu vực

– Bệnh viện hạng III và các bệnh viện chưa xếp hạng

– Phòng khám đa khoa, chuyên khoa ngoài công lập

– Nhà hộ sinh

– Cơ sở dịch vụ y tế

• Dịch vụ KCB tuyến huyện cung cấp các dịch vụ

khám, chữa bệnh thông thường về nội khoa và các

trường hợp cấp cứu ngoại khoa; là cơ sở chỉ đạo

chuyên môn đối với trạm y tế xã

Trang 31

• Ngoài ra, trạm y tế xã còn là cơ sở quản lý thai sản, đỡ đẻ

thường và tiếp nhận người bệnh đầu tiên để khám bệnh, chữa bệnh một số bệnh thông thường và làm thủ tục chuyển người bệnh lên tuyến trên

• Tùy theo từng địa phương mà phân công Phòng Y tế hoặc

Trung tâm y tế hoặc Bệnh viện huyện quản lý Trạm y tế xã

• Trạm y tế xã là cơ sở quản lý chuyên môn nhân viên y tế thôn bản

Trang 32

TÓM TẮT VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ KCB

• Bộ Y tế chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước toàn bộ hệ thống

khám bệnh, chữa bệnh và trực tiếp quản lý toàn diện các bệnh

viện trực thuộc Bộ

• Cục Quản lý khám, chữa bệnh giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà

nước về khám bệnh, chữa bệnh và trực tiếp quản lý một số nhiệm

vụ được Bộ trưởng giao

• Sở Y tế giúp Ủy ban nhân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh của địa phương và trực tiếp quản lý về tổ chức, bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện theo phân cấp

• Phòng Y tế giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về

khám bệnh, chữa bệnh của địa phương và trực tiếp quản lý trạm y

tế xã

Trang 33

ĐỊNH HƯỚNG TRONG CUNG ỨNG

DV KCB (1)

Về tổ chức:

• Phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, phát triển y tế phổ cập kết hợp y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền

• Trong phát triển mạng lưới KCB nhấn mạnh vào

y tế cơ sở

• Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các

tuyến

Trang 34

ĐỊNH HƯỚNG TRONG CUNG ỨNG

DV KCB (2)

Khả năng tiếp cận dịch vụ KCB

• Thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng

chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe chủ yếu dựa trên giải pháp BHYT toàn dân

Tài chính cho khám chữa bệnh

• Tăng chi NSNN cho y tế, phát triển BHYT toàn dân, kết hợp với xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe

Trang 35

ĐỊNH HƯỚNG TRONG CUNG ỨNG DV KCB (3)

An toàn, chất lượng, hiệu năng dịch vụ y tế

• Tăng cường kiểm soát chất lượng các dịch vụ y tế theo

quy định của Bộ Y tế, và xây dựng hệ thống kiểm định

chất lượng dịch vụ y tế định kỳ tại tất cả các cơ sở

khám, chữa bệnh

• Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, điều hành, tài chính,

nhân lực tại các bệnh viện để phát huy tính năng động,

sáng tạo của cơ sở trong việc huy động, quản lý và sử

dụng hiệu quả các nguồn lực

• Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ sở khám chữa

bệnh công lập, cùng với tiến trình mở rộng bảo hiểm y

tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân

Trang 36

1 Tình trạng vượt tuyến trong KCB diễn

ra khá phổ biến : sử dụng dịch vụ tuyến tỉnh, thậm chí tuyến trung ương, để khám chữa bệnh thông thường, thuộc phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu (tuyến xã)

2 Chưa thực hiện tốt việc lồng ghép và liên tục trong KCB, hệ thống chuyển

tuyến còn bất cập

NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC (1)

Trang 37

3 Các cơ sở y tế được thành lập theo đơn

vị hành chính : gần như xã nào cũng có

trạm y tế, huyện nào cũng có bệnh viện đa khoa trong khi mục tiêu phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư không

phân biệt địa giới hành chính -> lãng phí,

hiệu quả không cao

4 Mức độ phát triển của cơ sở y tế công lập

đề công bằng

NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC (2)

Trang 38

5 Tổ chức và hoạt động y tế tư nhân còn nhiều bất cập:

- Phân bổ không đều, thường tập trung ở vùng thành thị, đông dân

cư, có điều kiện kinh tế và có khả năng thu lợi nhuận cao

- Quy mô của hầu hết các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn nhỏ lẻ, phát

triển mang tính tự phát , chủ yếu cung cấp các dịch vụ đơn giản,

sơ cứu ban đầu, đóng góp trong cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt trong dịch vụ điều trị nội trú còn hạn chế

- Vấn đề lạm dụng xét nghiệm, thuốc

- Chất lượng kỹ thuật và chuyên môn của y tế tư nhân còn nhiều

hạn chế

- Một số cơ sở y tế tư nhân hành nghề không có giấy chứng nhận

đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề

- Số liệu về y tế tư nhân rất không đầy đủ và không được thu thập

định kỳ nên công tác quản lý và lập kế hoạch gặp khó khăn

NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC (3)

Trang 39

6 Quá tải bệnh viện: bệnh viện tuyến trung ương,

các thành phố lớn và một số chuyên khoa

- Đề án giảm quá tải bệnh viện 2013-2020

7 An toàn cho người bệnh và

chất lượng dịch vụ KCB: ưu tiên

trong giai đoạn hiện nay

NHỮNG TỒN TẠI & THÁCH THỨC (4)

Trang 40

Những vấn đề ưu tiên (1)

1 Hệ thống tổ chức cung cấp dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu KCB

- Tiếp cận dịch vụ KCB

- Chất lượng dịch vụ KCB

- Kết hợp công tư

-

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w