Song đặc điểm cơ bản trong các sáng tác của Mạc Ngôn chính là việc: nhà văn đã rất khéo léo trong việc sử dụng những biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm để từ đó truyền tải đến độc giả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
HÀ THỊ HẢI YẾN
BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI - MẠC NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
HÀ NỘI - 2017
Trang 2bổ ích cho tôi trong suốt khóa học
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, người
đã trực tiếp hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và công việc nghiên cứu của mình
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2017
Sinh viên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng công
bố trong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2017
Tác giả
Hà Thị Hải Yến
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi khảo sát 4
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4.1 Mục đích nghiên cứu 4
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Giới thuyết khái niệm 5
6.1 Biểu tượng 5
6.2 Biểu tượng nghệ thuật 8
7 Cấu trúc của khóa luận 10
NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1: CAO MẬT- BIỂU TƯỢNG KHÔNG GIAN TRUNG HOA THU NHỎTRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI 11
1.1 Không gian vật lí vùng Cao Mật trong Báu vật của đời 11
1.1.1 Không gian vật lí gắn với biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng Error! Bookmark not defined 1.1.2 Không gian vật lí gắn với biểu tượng lễ hội 19
1.2 Không gian tiên tri, điềm báo 22
1.3 Tiểu kết 27
CHƯƠNG 2: BIỂU TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI 28 2.1 Báu vật của đời- biểu tượng Tính nữ 28
Trang 52.1.1 Báu vật của đời- biểu tượng cho sự sinh sôi, sự sức sống mãnh liệt 28
2.1.2 Báu vật của đời- biểu tượng cho tình mẫu tử 32
2.1.3 Báu vật của đời- biểu tượng của cái đẹp 35
2.2 Cánh chim - biểu tượng của khát vọng tự do và không thỏa hiệp 45
2.3 Tiểu kết 50
KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nền văn học Trung Quốc tính từ những năm 80 của thế kỉ XX đã có được một diện mạo hoàn toàn mới cùng với đó là những bước đột phá, những cách tân trên nhiều phương diện: đề tài, phong cách… Đây cũng là thời kì xuất hiện thêm nhiều cây bút tài năng, họ đã mang đến cho văn học đương đại Trung Quốc những diện mạo đa sắc màu Có thể kể tới một số nhà văn nổi tiếng như: Tào Đình, Vương Mông, Phùng Kí Tài, Trương Tử Long… và đặc biệt là Mạc Ngôn- một cây bút xuất sắc đã được vinh danh với giải thưởng Nôben văn học
Trên văn đàn Trung Quốc đương đại, Mạc Ngôn được đánh giá là “có bút lực mạnh nhất hiện nay”, là “nhân vật khai phá” của thế kỉ XXI ở Châu Á,
là nhà văn có nhiều tác phẩm được dịch và được dư luận Việt Nam chú ý nhiều nhất Năm 2012, ông đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học cho những cống hiến không mệt mỏi trong sự nghiệp sáng tác của mình Mạc Ngôn đạt thành công ở nhiều thể loại nhưng về cơ bản, tiểu thuyết mới chính là thể loại thành công nhất của ông
Điều làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Mạc Ngôn chính là lối hành văn ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu dồn dập mang tính hiện đại, có sự kết hợp giữa hiện thực và huyền thoại, tính nhiều tầng, đa nghĩa Song đặc điểm cơ bản trong các sáng tác của Mạc Ngôn chính là việc: nhà văn đã rất khéo léo trong việc sử dụng những biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm để từ đó truyền tải đến độc giả những ý nghĩa sâu sa
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ với hơn 200 tác phẩm, có thể thấy tiểu
thuyết Báu vật của đời là một trong những tác phẩm nổi bật hơn cả Nó được
coi là “viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học” của Mạc Ngôn Với ý nguyện viết một cuốn sách dâng tặng mẹ, nhưng ý nghĩa của tác phẩm đã vượt qua dự
Trang 7định ban đầu của nhà văn, trở thành cuốn sách thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và có giá trị trên nhiều phương diện
Báu vật của đời đã khái quát một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng của đất
nước Trung Hoa thông qua các thế hệ khác nhau trong gia đình nhà Thượng
Quan Đọc Báu vật của đời chúng ta thấy được một xã hội trần trụi được Mạc
Ngôn mô tả rất tỉ mỉ Trong xã hội ấy, chiến tranh, tệ nạn và đặc biệt là cái
xấu, cái ác luôn đè nặng lên con người Tiểu thuyết Báu vật của đời có sức
khái quát rất rộng mà cũng vô cùng cụ thể
Điểm nhìn của tác giả dựa trên hiện thực lịch sử và quan điểm của nhân dân từ đó Mạc Ngôn thể hiện được tài năng cá nhân trong việc sáng tạo ra hệ
thống các chi tiết, hình ảnh có tính “lạ hóa” Báu vật của đời có sức hút riêng
của nó bởi lối viết văn mới mẻ đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ thú vị này đến thú vị khác và đặc biệt là ở việc Mạc Ngôn đã xây dựng thành công các biểu tượng nghệ thuật độc đáo, mang nhiều ý ngĩa nhân văn sâu sắc Biểu tượng trong cuốn tiểu thuyết này có tác động, thậm chí là có
sự chi phối lớn trong việc hình thành cấu trúc chung của tác phẩm
Chính vì lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Biểu tượng nghệ thuật
trong báu vật của đời- Mạc Ngôn với mong muốn khảo sát, phân tích và
bước đầu khái quát về một số biểu tượng tiêu biểu, mang tính nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết này Từ đó, chúng tôi mong muốn góp một phần để việc đánh giá, tiếp nhận tác phẩm Mạc Ngôn được ngày càng hoàn chỉnh hơn
2 Lịch sử vấn đề
Báu vật của đời của Mạc Ngôn là một bộ tiểu thuyết đương đại đang tạo
được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực
và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó Nhưng vì là một tác phẩm đương đại
nên số lượng bài nghiên cứu về Báu vật của đời còn chưa phong phú Đồng
thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược tác phẩm dưới góc độ
Trang 8xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu về các biểu tượng nghệ thuật trong Báu vật của đời Nhà văn Mạc Ngôn được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam khi Báu vật của
đời được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001 Các
nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ, nhiều phương diện để
đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết Báu
Phó Giáo sư Lê Huy Tiêu với bài nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết của Mạc Ngôn” in trong cuốn Cảm nhận mới về văn hoá văn học Trung Quốc (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005) đã khái quát gần như
đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bản sắc dân gian… Đặc biệt, Phó Giáo sư nhấn mạnh thế giới nhân vật trong tác phẩm của Mạc Ngôn chủ yếu là ba thế hệ nhân vật “tiêu biểu cho tinh thần cần cù dũng cảm của quê hương Cao Mật, nói rộng ra là tượng trưng cho truyền thống của dân tộc Trung Hoa Họ là hóa thân của nhân sinh tự tại, sinh mệnh tự do…” Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Đức,
Trung Quốc, Nhật Bản đã tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời dưới nhiểu góc
độ như: lịch sử, chính trị, xã hội…
Trang 9Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Báu vật
của đời Từ lịch sử vấn đề được khảo sát như trên, có thể thấy tình hình
nghiên cứu tiểu thuyết Báu vật của đời được chú ý ở khá nhiều phương diện
Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào việc khái quát lại một số khía cạnh nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Như vậy, có thể thấy cho đến nay ít có công trình nào đề cập đến sự sáng tạo độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn trong việc khai thác giá trị của tác phẩm ẩn sau các biểu tượng nghệ thuật
Với tinh thần học tập không ngừng chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ các nhà nghiên cứu đi trước để từ đó tìm hiểu về các biểu tượng nghệ thuật một cách chi tiết
và cụ thể hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong tiểu thuyết Báu vật của đời của
Mạc Ngôn
3.2 Phạm vi khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát tác
phẩm Báu vật của đời dựa trên bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà
xuất bản văn nghệ Hà Nội ấn hành năm 2000
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Biểu tượng nghệ thuật trong Báu
vật của đời- Mạc Ngôn nhằm mục đích sau:
- Thông qua việc nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Báu
vật của đời để từ đó thấy được quan điểm nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn
- Khẳng định những thành công của tiểu thuyết Mạc Ngôn và đóng góp
Trang 10của ông cho nền văn học Trung Quốc nói riêng, nền văn học thế giới nói chung
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ:
- Khảo sát tiểu thuyết Báu vật của đời của nhà văn Mạc Ngôn qua bản
dịch của Trần Đình Hiến để chỉ ra những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu
- Phân tích làm rõ hai biểu tượng nghệ thuật là: biểu tượng không gian
và biểu tượng con người để thấy được tài năng và sự sáng tạo của Mạc Ngôn khi xây dựng những biểu tượng này
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong tiểu thuyết Báu vật
của đời của Mạc Ngôn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
ra chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: đối chiếu, thống
kê, phân loại để làm rõ những biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết: Báu
vật của đời của Mạc Ngôn
6 Giới thuyết khái niệm
6.1 Biểu tượng
Biểu tượng là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhân loại Ngày nay, nghiên cứu biểu tượng đã và đang trở thành lĩnh vực được nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau đặc biệt quan tâm
Trang 11Thế giới biểu tượng nói chung góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành
và phát triển của một cộng đồng, một dân tộc Biểu tượng mang lại những đặc sắc về văn hóa cho mỗi quốc gia Mỗi một nền văn hóa trên thế giới này đều
là sự tổng hòa của các hệ thống biểu tượng Jean Chevalier, tác giả của cuốn
Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới từng nhận xét rằng: “Nói chúng ta sống
trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [5, 14] Như thế, vai trò của biểu tượng đã được đánh giá khá chính xác với những gì chúng đóng góp trong đời sống của con người Việc đi sâu vào thế giới biểu tượng và mối quan hệ của biểu tượng với đời sống con người là một trong những phương thức giúp con người nhận ra giá trị của chính mình trong vũ trụ Thế giới biểu tượng vẫn còn là một thế giới đầy kì ảo, mê hoặc và luôn có sức hấp dẫn đặc biệt Tiếp cận và lý giải nó
là mong muốn của nhân loại trên con đường đi đến tương lai
Trước hết, ta cần tìm hiểu: biểu tượng là gì? Biểu tượng, theo tiếng Hán,
biểu là bày ra, trình bày; tượng là hình ảnh, hình dạng Biểu tượng là một hình
ảnh cụ thể được bày ra, được thể hiện để nhằm biểu thị một ý nghĩa trừu tượng Thuật ngữ chỉ biểu tượng trong tiếng Anh là symbol có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là symbollon (có nghĩa là kí hiệu, dấu hiệu để nhận ra nhau là một) Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng với những nội hàm khác nhau Từ xa xưa, biểu tượng đã được dùng để chỉ một vật được cắt, tách ra làm đôi (thường là mảnh sứ, gỗ hoặc kim loại) Mỗi mảnh này được giữ bởi hai người (chủ - tớ, người cho vay – người vay, tình nhân, chồng – vợ, …) Sau này, khi hai mảnh vỡ ấy có cơ hội ráp lại với nhau thì họ sẽ nhận ra mối quan hệ cũ Như vậy biểu tượng chia ra và kết lại với nhau chứa đựng hai ý tưởng phân li và tái hợp Điều này cũng đồng nghĩa rằng mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ: “Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ: ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa
Trang 12là gãy vỡ, vừa là kết nối những phần của nó đã bị vỡ ra” [5, 23] Sau này, khi khoa học về biểu tượng được hình thành và phát triển hơn thì có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu tượng, mối quan hệ và vai trò của biểu tượng trong đời sống của con người Theo phân tâm học Freud, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng
Tóm lại, các ý kiến trên ít nhiều đều có sự khác nhau, song về cơ bản, tất
cả đều chỉ ra rằng, biểu tượng là những cách thức dùng hình ảnh này để bày tỏ
ý nghĩa nọ, dùng hình ảnh cụ thể để thể hiện một ý nghĩa trừu tượng Hay nói cách khác, biểu tượng là sự thống nhất của hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt Con người tồn tại, trưởng thành từ những kinh nghiệm sống của thế
hệ đi trước và tự tạo ra kinh nghiệm sống cho chính mình Những kinh nghiệm đó thường được con người lưu giữ trong trí nhớ, đây chính là cơ sở tạo nên biểu tượng Và biểu tượng chính là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thế nhưng giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
và những ý nghĩa mà nó hàm chứa (dưới góc độ biểu tượng) không phải là sự đồng nhất mà là một sự tương ứng ở nhiều khía cạnh, cấp độ, quan hệ khác nhau Chính điều này làm nên tính đa nghĩa của biểu tượng
Biểu tượng mang tính cộng đồng Bởi chỉ những sự vật, hiện tượng, hay hình ảnh được cộng đồng chấp nhận, đồng tình rằng nó có chứa những ý nghĩa nào đó ở bên ngoài nó, thì nó mới trở thành biểu tượng Sau khi trải qua thời gian, biểu tượng được hình thành, phát triển ổn định, chắc chắn trong tâm thức cộng đồng Cũng chính vì biểu tượng mang tính cộng đồng, tính xã hội
mà trên thế giới có vô số các cộng đồng, dân tộc khác nhau, nên các sự vật, hiện tượng dù giống nhau cũng không bao giờ chứa các ý nghĩa biểu tượng
Trang 13hoàn toàn giống nhau Trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca
dao truyền thống người Việt, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp đưa ra một số ví
dụ về tính đa dạng của biểu tượng trong đời sống của các cộng đồng dân tộc khác nhau trên thế giới: “Chẳng hạn, đối với người Hindu, thấm nhuần tư tưởng Vệ - Đà, con bò cái mang một ý nghĩa tinh thần khác hẳn đối với người nuôi bò xứ Normandie Đối với người dân lao động Nga, trong thi ca dân gian, chim thiên nga, con tu hú mang những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc mà ở các dân tộc khác không có” Mặc dù không toàn toàn trùng khớp về những lớp nghĩa biểu tượng trong những cộng đồng, dân tộc khác nhau, thế nhưng giữa chúng có một mối liên hệ liên kết con người lại với nhau Điều này thể hiện cụ thể qua một số biểu tượng mang tầm vóc quốc tế bên cạnh những nét riêng của dân tộc mình: chim bồ câu – biểu tượng của sự hòa bình, hoa – biểu tượng chỉ người con gái, …
6.2 Biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng nghệ thuật là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật, đặc biệt, nó có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hình tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay triết lí sâu xa về con người, về cuộc đời Biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt Nó chính là sự mã hoá cảm xúc ý tưởng của nhà văn
Biểu tượng nghệ thuật luôn luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa không chỉ trong sáng tác mà còn cả trong tiếp nhận Cái biểu đạt có thể vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa của nó đã được bổ sung Và như vậy khi xuất hiện trong tác phẩm với nét nghĩa mới nó vẫn lưu giữ trong mình những ý nghĩa đã từng có trong lịch sử
Bên cạnh những ý nghĩa truyền thống, biểu tượng nghệ thuật luôn luôn
có xu hướng cách tân hoặc là bổ sung ý nghĩa cho những biểu tượng cũ hoặc
Trang 14là phát sinh những biểu tượng hoàn toàn mới.Chẳng hạn trong ca dao con thuyền thường là biểu tượng cho người con trai gắn với sự chuyển động tìm
tòi khi vào thơ Xuân Quỳnh nó lại gắn với người con gái: Nếu từ giã thuyền
rồi/Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa em/ Anh chỉ còn bão tố Trong
biểu tượng nghệ thuật thường xuyên đan xen giữa yếu tố truyền thống và yếu
tố cách tân Chính điều đó khiến cho biểu tượng nghệ thuật một mặt dễ thức dậy những nỗi niềm từ ngàn đời trong tâm thức của độc giả mặt khác lại tạo nên cảm hứng về những điều mới lạ
Biểu tượng nghệ thuật mang chức năng mã hoá cảm xúc tư tưởng quan niệm của nhà văn về đời sống; kết tinh bản sắc văn hoá suy nghĩ quan niệm của dân tộc; thể hiện sâu sắc dấu ấn của thời đại hay khuynh hướng văn học
Có thể xem biểu tượng như là một sự quy ước, hay nói đúng hơn, một trong những đặc điểm của biểu tượng là tính quy ước Đó có thể là quy ước của một cá nhân, một cộng đồng hay một dân tộc Khi đi vào trong tác phẩm văn học, biểu tượng đơn thuần sẽ trở thành biểu tượng nghệ thuật Một nhà văn, nhà thơ thường xuyên sử dụng một hình ảnh nào đó trong các sáng tác của mình nhằm biểu hiện một thông điệp cá nhân về con người và cuộc sống Độc giả tiếp xúc và nhận ra các hình ảnh quen thuộc đó, đồng thời khám phá
ra các giá trị thẩm mĩ của những hình ảnh mà nhà văn, nhà thơ đã dụng công xây dựng Điều này làm cho tác phẩm, tác giả có sức sống với thời gian Đó là biểu tượng của cá nhân, mang tính quy ước của một tác giả nào đó Rộng hơn
là những biểu tượng là quy ước của cộng đồng Biểu tượng sẽ chỉ tồn tại khi
nó được cộng đồng hiểu, chấp nhận Ở đây, ta phải nhắc đến ý nghĩa ổn định của biểu tượng trong một thời kì lịch sử nào đó, trong một bối cảnh xã hội nhất định Biểu tượng sẽ chết nếu đứng yên, bất biến Thế nhưng nếu một sự vật, hiện tượng luôn luôn thay đổi về ý nghĩa thì khó mà tạo nên giá trị biểu tượng cho bản thân nó Biểu tượng phải vừa ổn định, vừa không ổn định
Trang 15“Mỗi nhóm người, mỗi thời đại có những biểu tượng của mình: rung động trước cái biểu tượng đó, tức là tham gia vào nhóm người và thời đại ấy” [5, 33]
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Cao Mật- biểu tượng Trung Hoa thu nhỏ trong Báu vật
của đời
Chương 2: Biểu tượng con người trong Báu vật của đời
Trang 16NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CAO MẬT- BIỂU TƯỢNG KHÔNG GIAN TRUNG HOA
THU NHỎ TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI 1.1 Không gian vật lí vùng Cao Mật trong Báu vật của đời
1.1.1 Không gian vật lí gắn với biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng
Biểu tượng văn học là một biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa Từ những biểu tượng văn hóa với những nét nghĩa đã được hình thành từ xưa các nhà văn, nhà thơ đã lựa chọn và sử dụng trong tác phẩm văn học Từ đó, biểu tượng ấy được bồi đắp thêm nhiều lớp ý nghĩa mới, chuyển tải thêm nhiều cảm xúc, tình cảm của tác giả về đời sống của con người đương đại Những hình ảnh, sự kiện, … của thế giới xung quanh được nhà văn, nhà thơ chắp nối, tái tạo theo một logic mới, trật tự mới để tạo ra những biểu tượng hoàn toàn mới mẻ dựa trên cơ sở những mẫu gốc Như thế biểu tượng văn học xuất hiện Trong văn học, khi nói đến biểu tượng là người ta thường đề cập đến hai dấu hiệu nhận biết Biểu tượng là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, nhằm diễn đạt, truyền tải một thông điệp, nội dung trừu tượng Biểu tượng văn học được coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa Nó là sự mã hóa cảm xúc, ý tưởng của nhà văn Biểu tượng văn học chính là phương tiện diễn đạt
cô đọng, hàm súc, có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp nhận của độc giả Những tác phẩm sử dụng nhiều biểu tượng chính là sự thể hiện cách từ chối của tác giả về cách bày tỏ tâm tư, tình cảm một cách trực tiếp Điều này ta thường thấy trong thơ ca Biểu tượng văn hóa, biểu tượng văn học (biểu tượng nghệ thuật) cũng có sự khác biệt cơ bản
Như đã nói, biểu tượng văn học là một biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa Ngoài ra, biểu tượng văn hóa cũng có xu hướng được bổ sung ý nghĩa, và sau một thời gian, dường như ý nghĩa đó trở nên cố định và nhiều
Trang 17lúc trở nên khó hiểu đối với con người ở thế hệ sau Còn biểu tượng văn học luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa, không chỉ trong sáng tác mà trong
cả tiếp nhận văn học Một vài nét nghĩa có thể vẫn được giữ nguyên nhưng sẽ
có một vài nét nghĩa của nó được bổ sung Và như thế, khi xuất hiện trong tác phẩm với nét nghĩa mới nó vẫn giữ trong mình những ý nghĩa từng có trong lịch sử Lý do cơ bản của việc vì sao biểu tượng văn hóa đôi khi lại gây khó hiểu cho con người ở thế hệ sau đó chính là do thời đại phát sinh đã không còn hiện hữu, trái lại biểu tượng văn học, ngoài môi trường thời đại, xã hội thì
nó còn một môi trường không bao giờ có thể mất đi, đó là chỉnh thể tác phẩm
Do đó, cho dù thời đại phát sinh có lùi xa vào quá khứ thì việc cảm nhận, lí giải, cắt nghĩa biểu tượng văn học cũng không mấy khó khăn Khi những biểu tượng văn học được nhiều người thừa nhận, đồng thời chính nó có một đời sống rộng lớn trong lòng công chúng, chứa đựng toàn vẹn nỗi niềm của con người thì nó trở thành biểu tượng văn hóa Sự biến đổi này đôi lúc khiến chúng ta khó nhận ra được là biểu tượng đi từ đời sống vào văn học hay ngược lại Văn học là một bộ phận của văn hóa Có thể nói, được trở thành biểu tượng văn hóa là một thành công lớn lao của biểu tượng văn học
Đi vào tìm hiểu các biểu tượng trong văn học, ta cần phải phân biệt sự khác nhau giữa biểu tượng và những khái niệm có nội hàm gần giống nó như
ẩn dụ và hình tượng Từ điển Thuật ngữ văn học nói về sự giống và khác nhau
giữa ẩn dụ và biểu tượng như sau: sự giống nhau là chúng đều được “hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý nghĩa cụ thể sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [8, 24] Sự khác nhau giữa chúng là: “ẩn dụ và hoán dụ đều mang ít hay nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là những hoán dụ, ẩn dụ (…) ; biểu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính
Trang 18của vật tượng trưng (…) trong khi đó, ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi có khuynh hướng làm mờ ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói; nếu như ý nghĩa của ẩn
dụ, hoán dụ trong ngữ cảnh cụ thể của từng văn bản, thì ý nghĩa của biểu tượng tồn tại cả ngoài văn bản” [8, 24, 25] Đó là những ý kiến sâu sắc về sự khác nhau giữa ẩn dụ và biểu tượng Như vậy biểu tượng có xu hướng ổn định
về nghĩa và ý nghĩa của nó luôn được số đông cộng đồng thừa nhận, ý nghĩa của biểu tượng còn là sự phức tạp, đa nghĩa Trong khi đó ẩn dụ thì có xu hướng nghiêng về một ý nghĩa cụ thể riêng biệt, không ổn định Nghĩa của biểu tượng không chỉ được tạo nên từ văn bản tác phẩm mà còn từ sự cảm nhận, tiếp nhận của độc giả Nó phải thể hiện quan niệm về cuộc đời, xã hội,
về thế giới, về con người qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử văn minh Còn ẩn dụ chủ yếu được tạo nên từ văn bản tác phẩm, trong nhiều tác phẩm của nhà văn hay nhiều nhà văn Không phải lúc nào nghĩa của biểu tượng cũng rõ ràng, cụ thể và dễ nhận ra, vì có lúc nó ẩn sâu bên trong đòi hỏi người cảm nhận phải có một bề dày kiến thức đời sống xã hội, một năng lực cảm thụ văn chương và một sự nhiệt tình lớn lao để khám phá, tìm tòi ý nghĩa biểu tượng
Trong tiểu thuyết Báu vật của đời, Mạc Ngôn xây dựng không gian sống
và sinh hoạt của các nhân vật chủ yếu là không gian vùng đất Cao Mật- quê hương của tác giả Thông qua bức tranh thiên nhiên và đời sống văn hóa của Cao Mật để phản ánh tính cách con người vùng đất này
Không gian được tác giả chú ý xây dựng mang đậm chất biểu tượng cho những truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của con người Không gian trong tác phẩm hiện lên với đặc điểm nổi bật đó là tính lưỡng cực: đẹp đẽ mà khắc nghiệt cũng như văn hóa nơi đây: gồm cả phong tục và hủ tục
Văn hóa là nhân tố căn bản cấu thành một dân tộc, mỗi một dân tộc (dù
có chữ viết hay không có chữ viết) đều có nền văn hóa riêng của mình Văn
Trang 19hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và là tài sản quý báu trong lịch sử văn hóa nhân loại Văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần được tạo bởi hoạt động thực tiễn của con người Nó là một tiêu chí quan trọng trong sự phát triển lịch sử loài người Nền văn hóa của đất nước Trung Hoa rộng lớn ấy là một nền văn hóa đặc sắc, đậm đà tính dân tộc, phong phú bởi
sự hợp thành của nhiều dân tộc, nhiều bộ phận Cũng chính vì vậy, khi nhắc đến văn hóa Cao Mật của Mạc Ngôn ta vẫn có thể hình dung được nó là một đại diện cho nền văn hóa Trung Hoa
Thông qua việc xây dựng không gian sinh sống của các nhân vật tác giả cũng không ngần ngại phê phán những tập quán lạc hậu từ thuở xưa vẫn còn tàn dư cho đến hôm nay Người Cao Mật khi sinh nở chưa có thói quen mời bác sĩ đỡ đẻ mà thường gọi các lão bà bà Tuy nhiên, những bà lão này trình
độ kém, khi đỡ đẻ họ “thường dùng chày cán bột đè lên bụng sản phụ, lại còn dùng những tấm giẻ rách nhơ bẩn nhét vào miệng sản phụ trông chẳng khác nào họ sợ là đứa bé sẽ tòi ra từ miệng của người mẹ vậy” [12, 21] Họ còn mê muội và không ý thức được rằng những việc mình làm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ mà chỉ đơn giản nghĩ đến việc “được ăn một bữa cơm ra trò tại nhà sản phụ, ra về còn có hai chiếc khăn vải và chục quả trứng gà xem như tiền thù lao” [12, 20] Không những vậy, người Cao Mật còn quan niệm rằng
đứa trẻ đẻ ngược sẽ khiến người ta kinh sợ bởi họ truyền tụng câu “chen chân
ra, rước nợ quỷ ma” Quả thực, đây là những suy nghĩ, những quan niệm và
tập quán xấu cần phải loại bỏ Nó cho thấy sự lạc hậu của vùng quê Cao Mật Chịu ảnh hưởng của tục bó chân, Cao Mật cũng không nằm ngoài quan niệm vẻ đẹp của thời đại Chính vì thế, những bé gái tuổi lên năm; sáu đằng sau những chiếc giày bé xíu với những màu sắc rực rỡ là một nỗi đau thể xác
vô cùng lớn Đôi bàn chân không được tăng trưởng, bằng mọi cách để chúng không vượt qua kích thước lí tưởng “gót sen vàng” là 7.5 cm Đây là một hủ
Trang 20tục đã đè nén người phụ nữ khiến họ đau đớn về thể xác và tinh thần mà vùng đất Cao Mật không tránh được Lỗ Toàn Nhi là một ví dụ: Từ khi mới lên năm tuổi, Toàn Nhi đã là nạn nhân của hủ tục này Đây là điều đã gây ra cho những người phụ nữ Trung Quốc thương tích, tật nguyền suốt đời, họ phải chịu nhiều đau đớn với lí do “phụ nữ không bó chân sẽ thành bàn chân quốc , không ai thèm lấy” [13, 763] Với lí do như vậy, mọi bé gái sẽ bị ép phải bó chân , chịu đựng những đau đớn không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần Với ngòi bút miêu tả chân thực, Mạc Ngôn đã cho bạn đọc thấu hiểu được nỗi đau khôn cùng của người phụ nữ trong cái tập tục bó chân lạc hậu ấy: “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng Sau đó cuốn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc…” [13, 764] Bên cạnh đó, người Cao Mật còn có tập tục rải đất dưới lưng sản phụ “bà
Lã đổ đất lên mặt giường đắp bằng đất đã lột bỏ chiếu và đệm rơm (…) bà dùng cả hai tay san đất cho phẳng (…) chị Lỗ cố sức lê cái bụng nặng nề lên giường, chỗ đã trải đất mịn sau khi lột bỏ chiếu” [13, 10-11] Có lẽ, đối với người Cao Mật thì đó là cách để đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ đã tiếp xúc với đất, thực tiễn hóa niềm tin “mọi người được sinh ra từ đất” [11, 362] Đứa trẻ vừa sinh ra đã được tiếp xúc với đất của quê hương, nơi thấm máu anh hùng của cha ông, nơi có niềm vui và nỗi buồn của bao người, như vậy đứa trẻ sẽ được sinh ra và lớn lên từ mảnh đất quê hương với những câu chuyện anh hùng, truyền kì…
Cũng từ mảnh đất Cao Mật này đã hình thành nên biết bao nhiêu vẻ đẹp của tín ngưỡng dân gian Tín ngưỡng như là chỗ dựa tâm linh cho sự sáng tạo nghệ thuật, hơn thế, tín ngưỡng còn được nghệ thuật hóa để trở thành những biểu tượng mang ý nghĩa kép: ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn
Trang 21Tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn dễ nhận thấy là tâm thức tôn sùng Mẫu và thờ cúng vật tổ, nó cũng chính là cách mà Mạc Ngôn thể hiện quan niệm của mình về con người Theo dịch giả Trần Đình Hiến: tôtem là linh vật, mang ý nghĩa biểu tượng về sức mạnh tinh thần của con người Ở Trung Quốc, tôtem ban đầu thường là những biểu hiện về người phụ
nữ như mặt trăng, cá và đặc biệt được biết đến sau này là rồng Trong Báu
vật của đời những hình ảnh về tôtem xuất hiện khá ít nhưng lại bao hàm một
ý nghĩa lớn lao Trong tác phẩm, Lai Đệ nói Lãnh Đệ là “chim phượng hoàng”, Kim Đồng thì cho rằng “chị đã nhập vào thế giới của loài chim, suy nghĩ là suy nghĩ của chim, hành vi là hành vi của chim, thái độ là thái độ của chim (…) biến thành một con chim tuyệt đẹp, không là phượng hoàng thì là khổng tước, không là khổng tước thì là gà nấm…” [13, 160] Chim vốn là con vật được dùng làm biểu tượng cho mối liên thông giữa người và đất Theo các tài liệu nghiên cứu thì hình ảnh về phượng hoàng là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là Phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với Long - Rồng là con vật mang ý nghĩa của giống đực Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực, nó biểu thị cho sự hòa hợp âm dương Người Trung Quốc coi Rồng và Phượng ( Phượng hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương Vì thế phượng là biểu
tượng của hạnh phúc Như vậy, câu chuyện về nàng Tiên Chim trong Báu vật
của đời rất đậm chất truyền thống Biểu tượng tôtem này phải chăng là những
ước mơ bình an, hạnh phúc trong một cuộc sống đầy rẫy những bất an và gian khổ của cư dân vùng Cao Mật
Trang 22Tín ngưỡng phồn thực cũng được Mạc Ngôn đề cập tới trong tiểu thuyết
Báu vật của đời Từ xưa đến nay, đặc biệt ở phương Đông thì vấn đề tình dục
luôn bị xem là một vấn đề cần phải kín đáo và kìm nén Tuy nhiên, trong tiểu thuyết của mình, Mạc Ngôn đã mở ra một thánh địa cho nhân vật tìm đến bản năng như là một cách giải phóng khỏi mọi ràng buộc với thực tại Các nhân vật của ông trong nhiều tiểu thuyết đều được nhà văn tạo điều kiện để khám phá con người bản năng của mình Tín ngưỡng phồn thực với những cảm giác
cơ thể đan cài vấn đề của kinh tế, chính trị, đạo đức… là công cụ để văn học nhận thức khám phá về con người
Trong Báu vật của đời, tác giả miêu tả tình dục như một công cụ để
toát ra nhân tính tốt đẹp nhất của con người Người mẹ Lỗ Thị đã từng thốt lên rằng “bọn con gái nhà Thượng Quan một khi đã có cảm tình với người đàn ông nào thì dù có tám ngựa cũng không kéo lại” [13, 531] Những cô con gái nhà Thượng Quan như Lai Đệ, Lãnh Đệ, Cầu Đệ, Niệm Đệ… đều có tình cảm bản năng ấy Đặc biệt là Lai Đệ - người đàn bà xuân sắc, có khát vọng sống và khát khao mãnh liệt nhưng thiếu vắng người đàn ông bên cạnh Khi
đã là vợ của thằng Câm, cô vẫn theo Hàn Chim mà không hề sợ bất cứ điều
gì Với Tôn Câm, cô không hề có tình yêu mà chỉ là nỗi sợ hãi Hắn hành hạ
cô và biến cô trở thành nô lệ tình dục cho hắn Trong tác phẩm, chúng ta biết
cô là một người phụ nữ có nhiều khao khát, nhưng tại sao với Tôn Câm cô không có cảm xúc? Điều đó cho thấy với Lai Đệ, tình dục vẫn đi với cảm xúc chứ không phải là những ham muốn bệnh hoạn Qua việc miêu tả cuộc tình của Lai Đệ với Hàn Chim tác giả đã thể hiện rõ điều đó Một Lai Đệ đầy uẩn
ức nhưng khi nghe tiếng chim hót lảnh lót, réo rắt gọi bạn tình thì cô trở nên xúc động nghẹn ngào Phải nói rằng, trong khung cảnh ấy, tiếng hót ấy và ánh mắt hiền lành u uất ấy của Hàn Chim đã làm nên một cuộc tình đầy dự cảm bi kịch Trong những lần làm tình thì Lai Đệ luôn cảm thấy được giải thoát khỏi
Trang 23những đau khổ và cũng là để trả thù thằng Câm Sự dịu dàng của Hàn Chim khiến cô thoả mãn, được hiến dâng, được thụ hưởng niềm hạnh phúc tột cùng trong men say tình ái khi hai trái tim, hai tâm hồn, hai thể xác hòa quyện làm một Nhà văn đã không ngần ngại ngợi ca: “Anh ta ngồi bên Lai Đệ Chị hít lấy hít để mùi cỏ dại và mùi ánh trăng trên người anh, cái mùi khiến chị như tỉnh người như say, như thư thái như điên cuồng! Trong khoảnh khắc chờ đợi chim mắc bẫy và trong căn lều ấm áp cách xa thôn xóm này, người đàn bà đã
tự trút bỏ quần áo, còn quần áo của người đàn ông thì do người đàn bà cởi hộ Lần giao hoan lần này giữa Hàn Chim và Lai Đệ là để hiến tế trời đất bao la vùng Cao Mật, là sự trình diễn mẫu mực cho loài người Về trình độ, cao hơn chín tầng mây, về kiểu cách, nhiều hơn các loài hoa trên mặt đất Quả thật họ không còn nghĩ tới sự sống còn nữa Vầng trăng lóa mắt, cằn nhằn chui vào đám mây nghỉ ngơi Hàn Chim nằm phục trên người Lai Đệ… Hai người ôm chặt nhau đầy thông cảm, chỉ tiếc người nọ không thể tan biến vào người kia
để không còn phải xoắn xuýt lăn lộn, không còn phải nói năng lảm nhảm khi cuồng hoan Ánh trăng thấp thoáng trên người họ, lấp lánh như rượu có thuốc độc” [13, 787-790] Lai Đệ hiện lên trong tình yêu với nhiều cung bậc khác nhau từ nhẹ dạ, cả tin đến mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải… Điều này cho thấy ý thức cá nhân, yếu tố riêng đã “cựa quậy” để thoát ra khỏi những ràng buộc cố hữu Đây không phải là điều dễ thấy trong hình ảnh những người phụ nữ trong văn học truyền thống, khi gánh nặng “tam tòng” còn đè nặng lên vai Từ đó đã dần hé lộ ra những dấu hiệu ý thức “nữ quyền” một cách kín đáo nhưng không kém phần quyết liệt
Mạc Ngôn vừa cất tiếng bênh vực, ca tụng quyền thiêng liêng của con người đồng thời muốn áp chế thái độ bất công của xã hội phương Đông khi coi người phụ nữ chỉ là công cụ trong tay đàn ông Nói đến tín ngưỡng phồn thực, Mạc Ngôn còn muốn khẳng định những giá trị của tính dục trong nhận
Trang 24thức, trong khát vọng bản năng của nữ giới Qua tính dục đòi hỏi một sự trân trọng triệt để đối với nữ giới, giúp họ “bung thoát” ra khỏi vòng kim cô bất bình đẳng giới, để họ dám bày tỏ cũng như dám nói những điều mình mong muốn, những khát vọng bản năng thầm kín, dám sống thật với cảm giác của
mình
1.1.2 Không gian vật lí gắn với biểu tượng lễ hội
Không gian vật lí tiếp tục được tác giả đề cập tới trong Báu vật của đời
thông qua việc miêu tả, khắc họa lễ hội độc đáo, kì lạ ở vùng quê Cao Mật Không gian lễ hội chợ Tuyết có ý nghĩa như là một hệ biểu tượng phồn thực tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở giống nòi của cư dân nông nghiệp
Chợ Tuyết là một phiên chợ đặc biệt và kì lạ “chợ họp trên tuyết, giao dịch mua bán trên tuyết và cử hành những lễ nghi trên tuyết Đây là một nghi thức im lặng tuyệt đối, bất kể tình huống nào cũng không được nói, mở miệng nói là chuốc lấy tai họa Ở chợ Tuyết, mọi người chỉ được nhìn thấy, được ngửi, được sờ mó, cảm thụ bằng trái tim, mà không được phép nói thành lời Còn như nếu lỡ miệng nói một câu thì hậu quả như thế nào? Không ai hỏi, cũng không ai giải thích, làm như ai cũng biết, ai cũng hiểu, có điều không nói ra miệng đấy thôi Những người Cao Mật còn sống sót, phần lớn là phụ
nữ và trẻ con, đều mặc quần áo ngày tết, lội tuyết đến chợ” [13, 395-396] Phiên chợ này còn chọn ra một người đảm nhiệm vai “Công tử Tuyết” Kim Đồng đã được lão đạo sĩ lựa chọn và anh trở thành người được rất nhiều phụ nữ ngưỡng mộ Trước khi đi làm nhiệm vụ, Kim Đồng đã được mẹ tắm rửa sạch sẽ, sửa móng tay, lão đạo sĩ mang đến “ một chiếc áo dài màu trắng, một chiếc mũ màu trắng, đều may bằng lụa trơn bóng, sờ mát tay Cụ còn đem cho tôi một chiếc phất trần bằng lông đuôi ngựa trắng” [13, 398] được hai người đàn ông khiêng chiếc kiệu bên trái vẽ rồng, bên phải vẽ phượng khiêng đến lễ hội chợ Tuyết, bước thứ nhất làm lễ thụ phong và bước thứ hai
Trang 25là tuần du trong chợ Công tử Tuyết ngồi trong một tịnh thất nhỏ, trong tịnh thất không thờ cúng thần tiên nào cả và làm một nhiệm vụ đặc biệt Có thể nói, Chợ Tuyết được mệnh danh là ngày Tết của phụ nữ Chính vì vậy, nơi đây đã diễn ra những điều thật kì lạ và thú vị: “Tôi ngồi xuống ghế, nghĩ ngay đến nhiệm vụ cuối cùng khiến tôi vô cùng xúc động Lão đạo sĩ vén tấm ri đô ngăn tịnh thất với bên ngoài, bước vào Lão trùm lên đầu tôi chiếc khăn sa mỏng màu trắng Theo lời dặn của lão, tôi hiểu trong khi thực hành chức trách, tôi không được vén chiếc khăn sa lên (…) Một phụ nữ nhẹ nhàng tiến lại phía tôi Qua tấm sa mỏng, tôi lờ mờ nhìn thấy người này có thân hình thanh mảnh, trên người toát ra cái mùi lông lợn cháy (…) Tôi lập tức thọc hai bàn tay vào chậu tuyết để tuyết thiêng rửa sạch những gì ô uế trên tay tôi, rồi tôi giơ hai tay ra phía trước Theo qui định, những phụ nữ đến cầu tự, đến xin được có nhiều sữa, đều vén áo lên, đưa vú đến tận tay Công tử Tuyết…” [13, 410- 411] Có thể nói, lễ hội Chợ Tuyết là một lễ hội đặc sắc, một hoạt động mang đậm tính dân gian rõ nét được Mạc Ngôn dụng công miêu tả Có thể thấy rằng bầu vú mang vẻ đẹp gắn liền với bản năng làm mẹ, là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nảy nở truyền nòi giống của người phụ nữ
Xây dựng không gian chợ Tuyết, Mạc Ngôn không chỉ dừng lại ở việc nói đến mặt tích cực của tín ngưỡng phồn thực mà nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho những hành vi bất thiện đang được xã hội ấy chấp nhận và đang được thực hiện một cách công khai, biểu tượng cho “phép im lặng” mà theo tác giả đó mới là điều đáng sợ Mạc Ngôn đã từng viết: “Yên lặng mới là điều đáng sợ! Khi người ta lên tiếng loạn xị bát nháo, anh hãy yên tâm là xã hội còn phương để cứu chữa, khi người ta ngậm tăm đưa mắt nhìn thờ ơ ngay cả một tiếng chửi cũng không có, e rằng xã hội ấy đã đến ngày cuối cùng” [12, 22]
Trang 26Thực ra, chợ Tuyết cũng chỉ là một phiên chợ bình thường, là một hình thức sinh hoạt dân gian truyền thống của vùng đất Cao Mật nếu nó không có cái quy định kì dị là không được phép lên tiếng Quy định không được nói
trong chợ Tuyết ở Báu vật của đời hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa, nó có cả mặt
tích cực và tiêu cực Mặt tích cực của chợ Tuyết không được biểu hiện nhiều
mà dường như nó đã bị xâm lấn bởi mặt tiêu cực Năm đó, Kim Đồng được lựa chọn làm công tử Tuyết, có nhiều đặc quyền như: ngồi kiệu dạo phố cho mọi người ngắm nghía, tặng quà, trừng phạt những kẻ dám vi phạm quy định của chợ Tuyết… đặc biệt là sờ vú phụ nữ để ban phước lành Hành động của Công Tử Tuyết được nâng lên thành nghi thức thiêng liêng trong niềm tin rằng đây là hiện thân của thần thánh Dâng tặng bầu vú là thể hiện lòng thành
và sẽ được ban phước Dựa trên những quy tắc bất thành văn đó, Kim Đồng được thỏa sức tiếp xúc với những cặp vú Chợ Tuyết có dáng dấp của một lễ hội với những nghi lễ dân gian thần bí nhưng nghi thức chủ đạo và tôn nghiêm nhất của nó lại mang màu sắc dung tục
Mạc Ngôn đã miêu tả khá tỉ mỉ những màn giao tiếp “linh thiêng” giữa người và hiện thân của thần linh và thông qua đó lột trần bản chất đồi bại của những nghi thức ngỡ như tôn nghiêm đó Lần thực hiện thứ nhất, Công Tử Tuyết “cảm thấy chóng mặt, qua hai bàn tay, luồng hơi ấm hạnh phúc lân khắp cơ thể”, “nghe thấy tiếng thở khó kìm hãm của người phụ nữ” Lần thứ hai, vì chưa được thỏa mãn ở lần đầu tiên nên Kim Đồng “hơi thất vọng”,
“chờ đời cặp vú thứ ba” và khi nó tới, Kim Đồng “ngay lập tức giơ bàn tay rắn chắc chụp lấy chúng” Rõ ràng cảm xúc mà người thực hiện nghi lễ thấy được là không hề tôn nghiêm Sự giao tiếp thần thánh đã lộ rõ bản chất là một hình thức trao đổi những thèm khát bản năng Điều này càng được thể hiện cụ thể hơn khi Kim Đồng tiếp xúc với Kim Một Vú- người đàn bà đầy dục tính Quy ước im lặng trong chợ Tuyết đã vô tình bị phá bỏ, mọi nghi thức dường
Trang 27như đi ngược lại quy luật thông thường Phép im lặng trong chợ Tuyết là một cách để tác giả truyền tải đến bạn đọc rằng: dường như xã hội đó cũng đồng lõa cho nghi thức dung tục đó tồn tại và diễn ra công khai
Thông qua việc xây dựng biểu tượng về không gian văn hóa Mạc Ngôn cũng cho thấy bản sắc văn hóa dân tộc đang ngày càng mai một từ đó ông đã đặt ra nhiệm vụ lưu giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc Ông say mê trong bầu văn hóa của đại địa Cao Mật với những phong tục tập quán, tín ngưỡng đậm đà màu sắc Cao Mật, đắm đuối với những không gian lễ hội độc đáo như
lễ hội Chợ Tuyết Mặc dù viết về hình tượng Cao Mật, vùng đất quê hương mình, nhưng có thể thấy tác giả không giới hạn ở vùng địa lý Cao Mật mà những vấn đề ông đặt ra đều là những vấn đề của Trung Hoa và nhân loại Con người và văn hóa Cao Mật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã chứng minh cho mối quan hệ nội tại giữa văn học và văn hóa Văn học vừa là một thành tố quan trọng, vừa tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc Với tư cách chủ thể văn hóa, Mạc Ngôn đã kêu gọi mỗi con người lưu giữ và bảo tồn những đặc trưng của văn hóa Cao Mật nói riêng và văn hóa Trung Hoa nói chung
1.2 Không gian tiên tri, điềm báo
Không gian trong tiểu thuyết Báu vật của đời không chỉ là những không
gian thực- nơi con người sinh sống, mà đó còn là không gian đã qua lăng kính
kì ảo, không gian được nhìn nhận qua tâm lí của những nhân vật trong tác phẩm Trạng thái tâm lí của chủ thể đã làm mờ đi tính chất hiện thực của không gian, làm cho không gian nhuốm màu thần bí với những hiện tượng thiên nhiên kì lạ, có tính điềm báo
Không gian tâm lí là không gian được xây dựng và đánh giá bằng tâm tư,
tình cảm và suy nghĩ của chính nhân vật Không gian tâm lí trong Báu vật của
đời thường gắn với những điềm báo, nó không chỉ cho thấy số phận cuộc đời
Trang 28của các nhân vật mà còn biểu tượng cho số phận và những biến đổi thăng trầm của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ
Không gian điềm báo là kiểu không gian chứa đựng những thông tin mang tính dự báo về một hiểm họa, một tai ương sắp xảy ra Đặc điểm cơ bản của nó là sự bất thường, khó lí giải về mặt biểu hiện và biểu hiện của nó cũng thấm đẫm chất thần bí, ma quái, gợi sự bất an trong lòng người chứng kiến
Kiểu không gian này được nhắc đến khá nhiều lần trong tiểu thuyết Báu vật
của đời
Các nhân vật trong tác phẩm được tác giả đặt vào hoàn cảnh chung đó là
sự biến động và đổi thay của thời cuộc Vùng Cao Mật đã phải sống trong một đêm đáng sợ với: “Sấm Chớp Máu tươi Xương thịt tung tóe [ …] Một cánh tay giẫy đành đạch, chân vướng ruột người Những hạt mưa to như đồng bạc trắng Những ánh chớp chói mắt…” [13] Nhưng trước cái đêm bí ẩn ấy, Cao Mật đã chứng kiến một ngày bí ẩn không kém khi không gian chìm ngập trong không khí quái đản, bất thường Đây cũng là một ngày lịch sử của Cao Mật: “Buổi trưa, không khí ngột ngạt, mặt trời đen lại, cá trên sông ngửa bụng lên, chim trên trời rơi thẳng đứng Chú lính dựng cột chiếu phim bị trúng thử,
ôm bụng lăn lộn đưới đất, nôn mật xanh mật vàng đó là điều không bình thường Hơn chục con rắn cạp nia rồng rắn kéo qua phố, đó là điều không bình thường […] Mẹ phá bỏ thường lệ, kể một câu chuyện cười về chàng rể ngốc cho chúng tôi nghe đó là điều không bình thường! Nước sông Thuồng Luồng đỏ như máu đó là điều không bình thường! Lúc hoàng hôn, muỗi tập trung thành đàn như một đám mây trên sân đập lúa đó là điều không bình thường! Lúc chạng vạng tối, ráng chiều đỏ như lửa, biến ảo thiên hình vạn trạng, đó là điều không bình thường! Những đóa sen nở muộn trong đầm hiện lên như những linh vật trên trời, đó là điều không bình thường! Sữa của con
dê của tôi có mùi tanh đó là điều không bình thường” [13, 277]
Trang 29Cái chết đồng loạt của cá và chim, sự trốn chạy của những con giang trong đầm, sự diễu hành của loài rắn độc, màu máu của nước sông, mùi tanh của sữa dê… đều ẩn chứa dấu hiệu của sự hủy diệt, chết chóc Tử khí bao trùm lên không gian Đông Bắc Cao Mật Trong không gian đó, không chỉ có thiên nhiên lạ lùng, con người cũng trở nên khó lí giải với hàng loạt những hành động kì quặc Dường như đã có một nguồn năng lượng thôi thúc họ thực hiện điều đó Cả thiên nhiên và con người đều trở nên kì lạ trước khi xảy ra biến cố Không chỉ dừng lại ở đó không gian điềm báo này còn bao trùm lên
cả những sự kiện trong suốt quá trình nó xảy ra, tăng cường tính chất kinh hoàng và kì bí của sự kiện Mưa và ánh chớp liên hồi trong đêm Lỗ Lập Nhân đánh Tư Mã Khố nhấn chìm làng Cao Mật trong sự hỗn loạn, đẩy nhanh nhịp
độ và kịch tính cho sự kiện đồng thời cũng hoàn thành tính điềm báo của mình từ lúc biến cố chưa xảy ra cho đến khi nó hoàn toàn chấm dứt
Không gian điềm báo không phải là chi tiết xa lạ trong văn học Trung
Quốc.Ta có thể bắt gặp kiểu không gian này trong Tam quốc chí diễn nghĩa
của La quán Trung cũng chứa đựng rất nhiều không gian kỳ bí mà không gian điềm báo là một chi tiết nổi bật Trước trận đánh có ngọn gió cuốn cờ là điềm đại bại Đang tự nhiên có ngọn gió vật đổ cây là báo trước một đại tướng qua đời… Tất cả điều đó làm người đọc không sao lí giải về những hiện tượng thần bí của vũ trụ Sự tồn tại của các hiện tượng thiên nhiên kì lạ này một mặt cho thấy tác giả đã chịu ảnh hưởng của thuyết “ thiên nhân cảm ứng, vạn vật hữu linh” với tư tưởng duy tâm, một mặt cho thấy sự gia công của tác giả nhằm đem lại sức hút cho câu chuyện
Việc xây dựng không gian mang tính điềm báo tiếp tục minh chứng cho cái nhìn của Mạc Ngôn về lịch sử: lịch sử luôn mang tính truyền kì
Nhân vật Lỗ Toàn Nhi đã trải qua những giây phút hoảng loạn khi đốt vàng mã cho mẹ chồng- người mà cô đã từng dùng chùy đập chết khi bà ta
Trang 30đang cắn tai của đứa cháu nội, con gái của Toàn Nhi: “Ngọn lửa đốt vàng mã sáng lên trong đêm tối, tàn giấy theo khói bay lên, lên mãi rồi mất hút trong đêm đen Lỗ Toàn Nhi “lấy que củi cởi cho cháy hết, nhưng nhình như không thể cháy hết […], con cú mèo nức nở trên ngọn thông, đôi cánh dày loang trắng trong đêm Từng đốm lửa lân tinh chập chờn giữa đám cỏ khô ngoài nghĩa trang Màn đêm và đường chân trời đột nhiên khép lại, thế là lửa lân tinh sáng rực lên, đêm càng tối hơn, thâm nghiêm hơn, những ngôi sao đặc biệt tỏa sáng” [13, 826] Sở dĩ Lỗ Toàn Nhi đốt vàng mã cho mẹ chồng là vì
cô muốn cầu xin sự tha thứ, muốn giải thoát bản thân ra khỏi nỗi ám ảnh tội lỗi mà mình từng gây ra Thế nhưng, việc vàng mã không cháy hết, tiếng kêu của con cú mèo trong đêm, bầu trời đen đặc quánh…đã tác động mạnh đến tâm trí Lỗ Toàn Nhi, khiến cho cô cảm thấy dường như linh hồn người chết
đã khước từ lời cầu xin tha thứ của cô Nỗi sợ hãi ngày càng tăng lên, đẩy nhân vật vào ảo giác khủng khiếp hơn: nghe giọng cười nhạt của bà mẹ chồng ngay sau lưng Không đủ bình tĩnh nữa, Lỗ Toàn Nhi đã “vừa chạy vừa lăn ra khỏi khu mộ” trong niềm hoảng sợ tột độ
Ở những chi tiết trên, không gian tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm cũng chính là không gian điềm báo Chính niềm tin và nỗi sợ hãi mơ hồ sâu thẳm về linh hồn, bóng ma đã làm cho con người có khuynh hướng đồng nhất những hiện tượng tự nhiên với sự hiển linh của con người từ cõi chết Họ cho rằng những hiện tượng thiên nhiên có chút kì quái là cách thức mà linh hồn, bóng ma hiện về để thông báo hay giao tiếp với cõi trần Các nhân vật trong tác phẩm của Mạc Ngôn thường xuyên rơi vào trạng thái ảo giác: Khi trông thấy cảnh đội quân của Tư Mã Khố bị quân Nhật sát hại, Lai Đệ đã bị những
ảo giác kì lạ bao quanh: “Mắt mờ đi, mi nặng trĩu, hình như cô nhìn thấy một cảnh tượng quái gở mà cô chưa bao giờ được thấy: những cẳng ngựa đứt lìa nhảy nhót, những đầu ngựa bị dao đâm ngập, những đàn ông trần truồng, hai