1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nghiên cứu giá điện cận biên và dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh

95 110 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Trang 1

404450)

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

HUTECH

University

LE MINH TRAN

NGHIEN CUU GIA DIEN CAN BIEN VA DICH VU PHU TRO TRONG THI TRUONG

DIEN CANH TRANH LUAN VAN THAC SI

Trang 2

CONG TRINH DUGC HOAN THANH TAI TRUONG DAI HQC CONG NGHE TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Ot _.TS NGUYEN HÙNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM feo : ngày ¿4 tháng ` năm „¿.”.ˆ Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đông 1 RaS.TS LE Mind Chủ tịch 2 a ¡ Phản biện 1 EAC.Vó, Trưởng VÀ: Any 3 = mm Phản biện 2

T© thun Quang Minh

4 pack on ay! yi Uy vién

5 TS Vỹ Vi Ca a = Uy vién, Thu ky y 9

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

a

x

La

Trang 3

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH Độc lập — Tự do - Hạnh phúc

TP HCM, ngày tháng năm 20

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên hoc vién: LE MINH TRAN Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 31/12/1974 Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện MSHV: 1341830041

I- Tên đề tài:

Nghiên cứu giá điện cận biên và dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện

cạnh tranh

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Giới thiệu tổng quan vẻ thị trường giá điện

- Phương pháp xác định thành phần giá điện cận biên và giá cho dịch vụ phụ

trợ

- _ Nghiên cứu bài toán phân bố tối ưu công suất (OP#) tính giá điện cận biên

bằng phần mềm Power World

- _ Mô phỏng thị trường giá điện dịch vụ phụ trợ bằng phần mềm Power World IIT- Ngày giao nhiệm vụ: 18/8/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/01/2015

V- Cán bộ hướng dẫn:TS NGUYÊN HÙNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

Trang 5

LOI CAM ON Tôi xin chân thành cảm on va tri an:

- TS NGUYÊN HÙNG đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn

- Quý Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM

- Ban Giám Hiệu và các Thầy Cô đồng nghiệp Trường Cao đắng Điện lực

Tp.HCM đã tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành khóa học

Trang 6

11

TÓM TẮT

Trên thế giới quá trình cải tổ và cơ câu lại ngành điện đã và đang diễn ra ở nhiều nước phát triển Ở các nước này, ngành công nghiệp điện theo xu hướng

hướng cạnh tranh và thị trường điện đang dần thay thế các phương pháp vận hành

truyền thống Mục tiêu của thị trường điện chính là giảm giá điện thông qua sự

cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả đầu tư của các công ty Điện

lực Quốc gia (hầu hết là sở hữu Nhà nước), tăng cường tính cạnh tranh ở cả 3 khâu: sản xuất, bán buôn và bán lẻ điện năng bằng cách thiết lập thị trường điện và

tư nhân hóa một hay nhiều bộ phận của Công ty Điện lực Quốc gia Kết quả cho

thấy đây là một tiến bộ của khoa học quản lý trong ngành năng lượng Bởi vì, thị trường điện tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và là giải pháp hữu hiệu huy động vốn trong việc đầu tư xây dựng nguồn cũng như hệ thống truyền tải điện

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, khi nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập

với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì việc hình thành thị trường điện là

một tất yếu Khi đó, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của ngành điện nói

chung và của Công ty Truyền tải điện nói riêng sẽ phải có những thay đổi cơ bản để đáp ứng phù hợp với các quy định mới trong hoạt động điện lực, cũng như các

quy luật của cơ chế thị trường

Ở Việt Nam, lộ trình cho việc áp dụng thị trường điện đã được Thú tướng

Chính phủ phê duyệt Hiện nay, đang áp dụng những bước thí điểm và sau đó tiễn

tới xây dựng một thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn Thị trường điện là một vấn

đề rất mới đối với Việt Nam, do vậy cần thiết phải có những nghiên cứu về thị

Trang 7

ABSTRACT

The power sector has currently become the infrastructure of the national economy and consumption has become a measure of theeconomic level of each nation In order to overcome problems, meet new challenges in the globalizationtrendand successfully implement the industrialization and modernization of the country, Vietnam's power sector needs to organize, innovate, grow and improve efficiency in the production andbusiness, guarantee prices, reliability, quality, and the customers’ rightas well

asenhance the competitive capacity with the regional and globalpower companies

In reality, the power companies have gone through a period with a lot of changes, especially the structure of the electricity market and the accompanying policies The theory of Nodal Price in the electrical system with the decentralized structure is to

make the correct economic signals for the efficientuse of power andgrid resources

Unlike traditional hierarchical structure, nodal price changes over time and space It

includes the costs of manufacture, operations and other expenses to maintain the

reliability of power supply as well as ancillary services So far, there have been

several methods to calculate the nodal electricity price not only basing on short-term

operating costs but also other ancillary services Therefore, to understand the

components that construct nodal prices, various methods have been given

Trang 8

iv MUC LUC

Trang

Chuong 1 TONG QUAN VE THI TRUONG DIEN

1.1 Giới thiệu chung 1

1.1.1 Đặt vấn dé 1

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3

1.1.3.1 Mục tiêu của đề tài 3

1.1.3.2 Nội dung nghiên cứu 3

1.1.3.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên 4 cứu

1.2 Tổng quan về thị trường điện 4

1.2.1 Giới thiệu chung 4

1.2.2 Một số khái niệm chung 5

1.2.2.1 Độc quyền và độc quyền tự nhiên 5

1.2.2.2 Khái niệm về thị trường điện và thị trường 7

điện hoàn hảo

1.2.3 Cấu trúc thị trường điện 8

1.2.3.1 Lý do hình thành thị trường điện 8

1.2.3.2 Các thành phần cơ bản của thị trường điện 11 1.2.3.3 Cách tổ chức thị trường điện 13 1.2.3.4 Thị trường điện ở các nước trên thế giới 17

1.3 Thị trường điện Việt Nam 21

Trang 9

1.3.2 Lưới điện

1.3.3 Mô hình tô chức của EVN

1.3.4 Lộ trình triển khai thị trường điện Việt Nam 1.4 Giá trị thực tiễn của đề tài

1.5 Bố cục của luận văn

Chương2 MO HINH GIA DIEN CAN BIEN

2.1 Giá điện cận biên

2.1.1 Đặt vẫn đề

2.1.2 Giá cận biên và phương pháp tính toán giá biên nút

2.1.2.1 Giá cận biên

2.1.2.2 Mơ hình bài tốn phân bố công suất tôi ưu -

OPF tính giá biên nút 2.2 Giới thiệu phần mềm Powerworld

2.2.1 Các ứng dụng của phần mềm PowerWorld

2.2.2 Bài toán OPF trong Power World

Trang 10

vi 3.1.1 Mua ban co ban 3.1.2 Mua bán dịch vụ 3.2 Nhiệm vụ của lưới truyền tải điện 3.3 Các dịch vụ cấp cho khách hàng

3.4 Trong thực tế các địch vụ trên được vận dụng thế nào?

3.5 Mô hình thị trường điện dự trữ 3.5.1 Đặt vấn đề 3.5.2 Mô phỏng thị trường điện dự trữ của hệ thống điện 3 nút 3.5.3 Mô phỏng thị trường điện dự trữ của hệ thống điện 10 nút 3.6 Ôn định điện áp theo các đường đặc tuyến P/V, Q/V 3.6.1 Dat van dé

3.6.2 Tổng quan về ôn định điện áp trong hệ thống điện 3.6.2.1 Nguyên nhân gây mắt én định điện áp

Trang 11

STT Chir viet tắt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 II 12 13 14 15 16 17 18 19 vii DANH MUC CAC KY HIEU, CAC CHU VIET TAT IPP LMP EVN OPF GENCO LDC DISCO TRANSCO so ISO MO RESCO PX CP SR CR OR Nguyên nghĩa

Independent Power Producer: Nhà máy phát điện độc lập Locational Marginal Price: Giá biên nút

Vietnam Electricity: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Optimal Power Flow: Dòng công suất tối ưu Generation Company: Cac công ty sản xuất điện

Local Distribution Company: Céng ty phan phối địa phương Distribution Company: Cong ty phan phối điện

Transmission Company: Công ty truyền tải điện System Operator: Don vi van hanh hệ thống điện

Independent System Operator: Đơn vị vận hành hệ thống

điện độc lập

Market Operator: Đơn vị điều hành thị trường điện Retail Sale Company: Công ty bán lẻ

Power Exchange: Giao dịch điện

Clear Price: gia thanh toan

Regulation Reserve: Dự trữ diéu chinh Spinning Reserve: Dự trữ quay

Trang 12

Ky hiéu Bang 1.1 Bang 1.2 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 3.1 Vill DANH MUC CAC BANG Tén bang

Các đặc tính của 3 cách mua-ban điện

Tình hình cải cách ở một số nước phát triển Thẻ hiện LMP khi không có tắt nghẽn và tổn thất

Thể hiện LMP khi có tắt nghẽn, Không có tổn that

Thể hiện LMP khi có tắt nghẽn va ton thất trên đường dây Kết quả thể hiện giá LMP khi không có sự tắc nghẽn

Kết quả thể hiện giá LMP khi xảy ra tắc nghẽn

Trang 13

Ky hiéu Hinh 1.1 Hinh 1.2 Hinh 1.3 Hinh 1.4 Hinh 1.5 Hinh 1.6 Hinh 1.7 Hinh 1.8 Hinh 1.9 Hinh 1.10 Hinh 1.11 Hinh 2.1 Hinh 2.2 Hinh 2.3 Hinh 2.4 Hinh 2.5 Hinh 2.6 Hinh 2.7 Hinh 2.8 Hinh 2.9 Hinh 2.10 ix DANH MUC CAC HiNH VE, DO THI Tên hình vẽ và biển đồ

Lợi ích xã hội ròng trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh

Thị trường điện bán buôn nhiều TRANSCO

Thị trường điện bán buôn có I TRANSCO

Thị trường bản buôn và bán lẻ

Thị trường chỉ có một người mua duy nhất POOLCO

Giao dịch song phương Sản giao dịch

Giao dịch trong thị trường bán lẻ

Tương quan giữa tăng trưởng nguồn và phụ tải cực đại

Biểu đồ cơ cấu công suất đặt nguồn năm 2011

Tiến độ triển khai thị trường điện tại Việt Nam

Hàm giá thầu bán (a) và giá thầu mua (b)

Giá thầu bán và giá thầu mua được đặt trên cùng 1 hình

Giá thầu bán và giá thầu mua khi xảy ra nghẽn mạch Tuyến tính hoá đường cong

Sơ đồ dữ liệu mô phỏng hệ thống điện 3 nút

Kết quả mô phỏng sơ đồ hệ thống điện 3 nút không tắt nghẽn

và tốn thất

Kết quả mô phỏng sơ đồ hệ thống điện 3 nút khi có tắt nghẽn,

Không có tôn thất

Kết quả mô phỏng sơ đồ hệ thống điện 3 nút khi có tắt nghẽn

và tôn thất trên đường dây

Sơ đồ dữ liệu mô phỏng hệ thống điện 7 nút

Trang 14

Hinh 2.11 Hinh 3.1 Hinh 3.2 Hinh 3.3 Hinh 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 Hinh 3.10 Hình 3.11 Hình 3.12 Hình 3.13 Hình 3.14 Hình 3.15 Hình 3.16 Hình 3.17 Hình 3.18 Hình 3.19 Hình 3.20 Hình 3.21 Hình 3.22 Hình 3.23 Hình 3.24 nghẽn

Mô phỏng tăng tải tại nút 5 lên 170MW Khai báo các thông số máy phát điện dự trữ Khai báo các yêu cầu cần dự trữ trong khu vực

Đồ thị biểu diễn nhu cầu dự trữ trong khu vực Chỉ có một giá trị duy nhất cần dự trữ trong khu vực

Mô hình dự trữ

Mô phỏng hệ thống điện 3 nút trong thị trường dự trữ Thông số các biến dé điều khiển dự trữ

Thê hiện các giá trị dự trữ

Chi phí dự trữ của các máy phát điện

Đồ thị biểu diễn các yêu cầu dự trữ dự phòng

Mô phỏng hệ thống điện 10 nút trong thị trường dự trữ Khu vực A áp đặt Quy chế vận hành và dự trữ Khu vực B áp đặt vận hành và dự trữ dự phòng kết quả dự trữ của vùng l kết quả dự trữ của vùng 2 kết quả dự trữ của vùng 3

Sự ôn định của một quả banh lăn

Dạng đường cong P-V cơ bản Dạng đường cong Q-V điển hình

Hệ thống điện 7 nút

Đường cong PV khi vận hành bình thường Sự cô mắt một đường dây

Đường cong PV khi mất một đường dây

Trang 15

Hinh 3.25 Hinh 3.26 Hinh 3.27 Hinh 3.28 Hinh 3.29 Hinh 3.30 Hinh 3.31 Hinh 3.32 xi

Duong cong QV tai nut 1 Đường cong QV tại nút 3 Đường cong QV tại nút 6

Sự cô mắt 1 đường dây

Dé thị biểu diễn Q„„„ của các nút trường hợp mắt 1 đường dây

Trang 16

CHUONG 1

TONG QUAN VE THI TRUONG DIEN

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Đặt vấn đề

Ngành điện ngày nay đã trở thành cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, mức tiêu thụ

trở thành thước đo trình độ kinh tế của mỗi quốc gia Để khắc phục những tổn tại,

đáp ứng những thách thức mới đặt ra trong xu hướng tồn cầu hố, thực hiện thắng lợi công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Ngành điện cần phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo giá cả, độ tín cậy, chất lượng, quyền tự do lựa chọn của khách hàng đồng thời có khả năng cạnh tranh với các công ty điện lực trong khu vực và thế giới

là vấn đề thiết yếu

Hiện nay thị trường điện đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế

giới Thị trường điện với cơ chế mở, cạnh tranh, đã hoạt động có hiệu quả ở các

nước và cho thấy những ưu điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật hơn hắn hệ thống điện

tập trung cơ cấu theo chiều đọc truyền thống Thu nhận kết quả từ các nước chuyển

sang thị trường dién nhu: Anh, My, Canada, Argentina, Brasil, Uc, Nhat, Trung

Quéc, Thai Lan cho thay hé théng dién kh6ng ngimg phat triển không chỉ về số lượng, chất lượng mà còn cả về giá bán điện cho người sử dụng rẻ hơn

Thực tế trên thế giới, các công ty điện lực đã trải qua một quãng thời gian

với rất nhiều thay đổi, đặc biệt là cấu trúc của thị trường điện va các chính sách kèm

theo Với sự xuất hiện của các nhà sản xuất điện độc lập (IPPs) cũng như sự thay

đổi về cấu trúc của hệ thống cung cấp điện (Electricity Supply Industry — ESD,

ngành điện đã bước vào thời kỳ phát triển cạnh tranh với yêu cầu phải chứng minh

Trang 17

các dấu hiệu kinh tế chính xác để sử dụng các nguồn tài nguyên lưới và nguồn được

hiệu quả Khác với cấu trúc ngành doc truyền thống, giá nút thay đổi theo thời gian

và không gian Nó gồm các chỉ phí cho việc sản xuất vận hành và các chi phí khác đề duy trì độ tin cây cung cấp điện cũng như là các dịch vụ phụ trợ kèm theo Đến

thời điểm hiện nay đã có một số phương pháp để tính toán giá điện nút được đưa ra

không chỉ dựa vào các chỉ phí vận hành ngắn hạn mả còn các dịch vụ phụ trợ khác

(Ancillary Service) Hầu hết các lý thuyết hiện tại về giá nút đều dựa vào các hệ số

của phương trình Lagrangian để đánh giá các giá trị của các yếu tố rằng buộc, độ tin cậy và chất lượng điện năng Mặc dù các hệ số Laprangian này cung cấp thêm các thông tin để phản ánh các ràng buộc (nghẽn mạch, giới hạn điện áp ), nó không

thé cung cap một cách chi tiết về sự mô tá về giá tại các nút Nói cách khác, vẫn

không có sự rõ ràng về sự ảnh hưởng của giá tại các nút đối với các nhà máy điện cũng như các ràng buộc khác, không rõ ràng về việc mỗi yếu tố đó ảnh hưởng như

thế nào đến giá tại các nút

Do đó để tìm hiểu kỹ về các thành phần cấu thành giá tại các nút đã có nhiều phương pháp được đưa ra Trong luận án này trình bày phương pháp xác định giá điện cận biên (LMP) và giá các dịch vụ phụ trợ

Mục đích của việc khảo sát này là đưa ra phương pháp để mô ta chỉ tiết giá tại các nút Ví đụ như nó được chia nhỏ thành các thành phần liên quan đến các yếu

tố như là nguồn phát, nghẽn mạch, giới hạn điện áp và các ràng buộc khác Sự phân

tích này là duy nhất và mỗi thành phần tại các nút đứng trên quan điểm kinh tế là

như nhau vì đạo hàm các thành phần được lay dựa vào các điều kiện biên Việc phân tích thông tin đầy đủ này không chỉ giúp cho việc sử dụng tài nguyên của lưới điện và quản lý nghẽn mạch được hiệu quả hơn mà còn có vai trò khuyến khích các

nhà đầu tư đầu tư vào ngành điện

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, đề tài này tập trung nghiên cứu về thị

Trang 18

trợ của hệ thống điện thông qua việc giải bài toán phân bố tối ưu công suất OPF (Optimal Power Flow) trong hệ thống điện

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta điều biết, điện là nguồn năng lượng không thê thiếu được trong cuộc sống Trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, nó là tiêu chí

đánh giá sự nghèo nàn, lạc hậu của một đất nước, là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,

mức tiêu thụ điện là thước đo khả năng kinh tế của mỗi quốc gia

Trong bối cảnh hiện nay, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã và đang

trong tiến trình đổi mới, cải cách ngành điện chuyên sang cỗ phần hoá các thành viên trong Tập đoàn Điện lực và từng bước chuyển sang thị trường điện Việc

nghiên cứu các vấn đề trong thị trường điện, xác định giá điện tại các nút trong hệ

thông điện và các dịch vụ phụ trợ sẽ làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị

trường điện tại Việt Nam

Khi chuyền sang thị trường điện thi vấn đề xác định được giá điện tại các nút trong hệ thống không những góp phần điều tiết sự nghẽn mạch trong hệ thống, sử dụng tài nguyên lưới điện hợp lý và hiệu quả mà còn làm cơ sở định hướng cho việc

khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào ngành điện 1.1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.1.3.1 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu để tài này là để xây dựng mô hình về giá điện nút, giá cận biên và

các dịch vụ phụ trợ bằng cách chia nhỏ giá tại mỗi nút ra thành nhiều phần khác

nhau dựa trên các yếu tố liên quan như: nguồn phát, sự nghẽn mạch, ton thất công suất, giới hạn điện áp, và các ràng buộc khác Các thông tin này của giá nút được dùng không chỉ để nâng cao hiệu quả hoạt động của lưới điện cũng như quản lý, vận

hành hệ thống, mà còn để tạo ra một khung giá hợp lý cho hệ thống điện cũng như

khuyến khích các nhà đầu tư vào nguồn phát và đường dây truyền tải điện 1.1.3.2 Nội dung nghiên cứu

Trang 19

- Phương pháp xác định thành phân giá điện cận biên và giá cho dịch vụ phụ trợ

- Nghiên cứu bài toán phân bố tối ưu công suất (OPF) tính giá điện cận biên bằng

phần mềm Power World

- Mô phỏng thị trường giá điện dịch vụ phụ trợ bằng phần mềm Power World

1.1.3.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường điện các thành phần và quá trình phát triển của thị trường điện Tìm hiểu các mô hình giá điện và đánh giá các yếu tổ ảnh

hưởng đến giá điện cận biên và các dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện

Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng mô hình giá điện cận biên và các dịch vụ phụ trợ

- Giải bài toán phân bố tối ưu công suất (OPE) bằng phần mềm Power World - Dùng phần mềm Power World mơ phỏng, tính tốn giá điện cận biên, các dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá điện

nút

1.2 Tổng quan về thị trường điện [I, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11]

1.2.1 Giới thiệu chung

Ngành điện trên thế giới đang phải đương đầu với cơ cầu lại, tiễn tới tư nhân

hóa và mở đầu sự cạnh tranh trong thị trường năng lượng điện Những cải cách

ngành công nghiệp điện trên toàn thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết

để tăng tính hiệu quả sản xuất năng lượng điện, truyền tải, phân phối và cung cấp một mức giá hợp lý hơn, chất lượng cao hơn và sản phẩm an toàn hơn cho khách hàng

Lịch sử quá trình hình thành và phát triển thị trường điện của một số nước

trên thế giới bắt đầu từ cuối những năm 1970 Mỹ, Chỉ Lê là những nước đầu tiên

cho phép xây dựng các IPP và bán điện cho các công ty Điện lực độc quyền Làn sóng cải cách bắt đầu diễn ra mạnh từ những năm 1990, xuất phát từ Anh sau đó lan

Trang 20

NewZecaland v.v Cuối những năm 1990, cải cách ngành điện bắt đầu lan sang các nước Châu Á như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Thái Lan

Công nghiệp điện giờ đây đã phát triển thành ngành công nghiệp cung cấp và

cạnh tranh Thị trường đóng vai trò quyết định giá cả, giảm chi phí cơ bản để tăng

tính cạnh tranh Việc tái thiết thực sự trở nên cần thiết để phân tách ba thành phần

quan trọng của công nghiệp điện bao gồm: sản xuất, truyền tải và phân phối Do đó, việc tách rời truyền tải được coi là ứng dụng phù hợp nhất đáp ứng được biểu giá

quy định và huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển lưới điện

Thời gian gần đây, nhiều hệ thống truyền tải điện liên quốc gia hoặc liên khu

vực đã được xây dựng tạo nên tảng cho việc hình thành các thị trường điện liên

quốc gia như thị trường điện Châu Âu hoặc thị trường điện Bắc Mỹ v.v Ở những

thị trường điện liên khu vực này, các công ty điện lực có cơ hội để cạnh tranh bán

điện sang các quốc gia lân cận Điện năng được xuất khẩu hoặc nhập khẩu sang các quốc gia khác như các loại hàng hóa thông dụng khác

Hiện nay, hệ thống điện Việt Nam cũng đã kết nối với một số nước trong khu

vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia để mua bán, trao đổi điện và tương lai gần sẽ

hình thành hệ thống truyền tải điện trong các nước ASEAN Các công ty điện nước

ngoài đang và sẽ vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với các công ty điện lực của Việt Nam Ngược lại, các doanh nghiệp kinh doanh điện của Việt Nam,

mà trước tiên là EVN cũng có cơ hội để tham gia kinh doanh ở các quốc gia trong khu vực như tham gia mua bán điện trên thị trường điện khu vực, xây dựng các nhà máy điện v.v

Quá trình cải tổ cơ cau ngành điện Việt Nam và xây dựng thị trường điện sẽ mở ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh điện trên

thị trường điện Việt Nam Các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới một cách cơ bản về tổ

chức, chiến lược kinh doanh, đầu tư v.v để phù hợp với môi trường kinh doanh

Trang 21

Vì thị trường điện là một vấn đề rất mới đối với Việt Nam, cho nên cần thiết

phải có những nghiên cứu về thị trường điện, từ đó áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý để xây dựng thị trường điện Việt Nam thích hợp trong từng giai đoạn

1.2.2 Một số khái niệm chung

1.2.2.1 Độc quyền và độc quyền tự nhiên

Quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện ở bất cứ quốc

gia nào bao giờ cũng gồm 3 khâu thống nhất với nhau: Sản xuất, truyền tải và phân

phối điện năng Không giống như các loại hàng hóa khác, điện năng là một loại

hàng hóa đặc biệt, không thể dự trữ được sau khi đã sản xuất ra Vì vậy, việc cân

băng giữa sản xuất và tiêu thụ tại mọi thời điểm là quy luật cơ bản của chu trình sản

xuất và kinh doanh điện năng

Từ trước đến nay, theo cầu trúc truyền thống, các chức năng nêu trên thường được tập trung trong một công ty: Công ty Điện lực quốc gia Tài sản của công ty

điện lực hầu hết thuộc sở hữu Nhà nước hoặc một chủ sở hữu nhất định Dưới dạng

ngành dọc toàn phần như vậy, một công ty sở hữu và vận hành toàn bộ các nhà máy

cùng lưới truyền tải và phân phối, đồng thời đảm nhận việc bán lẻ điện năng tới

người sử dụng Công ty được độc quyền trong việc sản xuất và bán sản phẩm trong

phạm vi dịch vụ của mình

Sự tập trung các chức năng trong một công ty như vậy là do xuất phát từ

quan điểm cho rằng nếu như một công ty sở hữu và điều khiển toàn bộ quá trình thì

chỉ phí cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng sẽ thấp hơn

Vậy bản chất độc quyền là gì? độc quyền là tình trạng xảy ra khi thị trường

chỉ tồn tạn một người bán Do không có sự cạnh tranh, người giữ độc quyền có thể

tự định đoạt giá bán sản phẩm của mình nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất

Hiện tượng độc quyền có thể xảy ra đôi với cả khu vực sở hữu công cộng (ví

dụ: Bưu chính viễn thông, giao thông, cấp nước, v.v ) lẫn khu vực sở hữu tư nhân

Trang 22

Theo kinh tế học, độc quyền xuất hiện khi, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế

theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một doanh nghiệp hoặc một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất Khi đó, chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm giảm nhanh khi sản lượng tăng lên và thường xuất hiện ở

những ngành có chỉ phí cố định lớn

Điện năng là một loại hàng hóa đặt biệt, với đặc thù là sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, các hoạt động điện lực có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống điện thống nhất nên mang tính độc quyền cao - dù có sự tham gia rộng

rãi của các thành phần kinh tế Vì vậy, cần phải điều tiết hoạt động này để hạn chế

độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp Khi xem xét hoạt động truyền tải điện, có thẻ thay rang đây là một dạng thị trường độc quyên Chi phí cố định cao trong khi chi phí thường xuyên lại có xu hướng thấp Vì những lý do như vậy, Nhà nước phải đưa ra các quy định cụ thê để tạo ra tính cạnh tranh trong các hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường điện

Hơn nữa, hệ thống phân phối và truyền tải là các ranh giới tự nhiên Lưới phân phối và truyền tải trong một khu vực do một đơn vị sở hữu và điều khiển mà

không có một đơn vị nào khác được quyền thâm nhập vào Đề cạnh tranh trong hoạt

động truyền tải và phân phối, một đơn vị phải xây dựng lưới truyền tải và phân phối

riêng của mình, điều này chắc chắn là khó thực hiện; đồng thời, nếu có đầu tư xây

dựng được chắc chắn sẽ tốn kém không chỉ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến

hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng của Quốc gia hay khu

vực

Tóm lại: Từ những phân tích về bản chất độc quyền và độc quyền tự nhiên, nguyên nhân của sự độc quyền trong ngành điện trong một thời gian dài như vậy là

do bản chất của quá trinh sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện

1.2.2.2 Khái niệm về thị trường điện và thị trường điện hoàn hảo

Khái niệm về thị trường điện: Cũng như các giao dịch thương mại khác,

Trang 23

hợp đồng, các cơ chế quản lý thị trường, cơ cấu giá thành, người vận hành thị trường và người vận hành hệ thống Như vậy, thị trường điện là nơi diễn ra các giao dịch điện năng giữa người bán và người mua, người truền tải, được xác định bằng các hợp đồng kinh tế

Thị trường điện hoàn hảo: Một thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo đạt

được khi giá trị lợi ích xã hội ròng là cao nhất Lý thuyết kinh tế vi mô cho thấy

rằng lợi ích xã hội ròng bằng thặng dư của bên mua cộng thặng dư của bên bán (xem hình 1.1) Gia tri này sẽ đạt giá trị cao nhất trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong khi sẽ thấp hơn ở các dạng thị trường với điều kiện khác như thị

trường độc quyền hay bán tự do Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thị trường cạnh tranh, các câu trúc được xem xét cần hướng đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo dé

tối ưu hóa giá trị lợi ích xã hội ròng Vậy, thị trường điện hoàn hảo là thị trường mà

Trang 24

1.2.3 Cấu trúc thị trường điện

1.2.3.1 Lý do hình thành thị trường điện

Sự phát triển của công nghiệp điện trên thế giới được chia thành hai giai đoạn:

1 - Giai đoạn đầu công nghiệp điện được tổ chức theo kiểu độc quyền, trong một khu vực địa lý hoặc trong một quốc gia chỉ có một công ty điện duy nhất làm tất cả các công việc từ sản xuất, truyền tải đến phân phối bán lẻ cho người dùng điện Công ty điện này thường là sở hữu Nhà nước hoặc một công ty tư nhân lớn Nhà nước lập ra hệ thống các quy định, quy tắc để hệ thống điện này vận hành Trong hệ thống điện này không có cạnh tranh

2 - Giai đoạn 2: Từ những năm 80 của thế ký trước, một số nước bắt đầu sửa

lại các quy tắc xóa bỏ độc quyền cũ nhằm cho phép cạnh tranh trong công nghiệp điện và như vậy tạo ra thị trường điện nhằm khuyến khích đầu tư vào công nghiệp

điện

Các lý do dẫn đến thị trường điện:

- Sự cần thiết phải thay đổi cơ chế độc quyền: Có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc cần phải thay đổi cơ chế độc quyền là những cơ sở cho sự độc quyển trong

thị trường điện đang ngày càng biến mất vào cuối thé ky 20 Đó là: Sự độc quyền

mang lại cho các công ty điện một ưu thé là gần như không có rủi ro về kinh doanh trong quá trình phát triển hệ thống điện; hiện nay hầu như không có nơi nào trên thế giới, nơi có điện mà không có "lưới điện"; chỉ phí xây dựng đã được khẩu hao từ

nhiều thập kỷ trước đây

- Tư nhân hóa: Tư nhân hóa có nghĩa là Chính phủ bán các Công ty thuộc sở

hữu Nhà nước cho các nhà đầu tư tư nhân Sự thúc đây tư nhân hóa và các quan

điểm chính trị đi kèm, luôn hỗ trợ quá trình tự do hóa ngành công nghiệp này

Quá trình cơ cấu lại ngành điện không phải là một phần của quá trình tư nhân

Trang 25

- 10 -

trong phạm vi quốc gia, từ sự cần thiết thu hút vốn đầu tư Như vậy, quá trình xóa bỏ sự độc quyền gần như luôn luôn song hành cùng quá trình tư nhân hóa

- Giảm chi phí: Cạnh tranh sẽ tạo ra động lực cho sự đổi mới, năng suất hơn và giảm chi phi sản xuất Giảm chỉ lợi phí để tăng nhuận là mục tiêu của các nhà sản xuất Để đạt được mục tiêu này, các công ty bắt buộc phải đầu tư công nghệ sản xuất mới trong phát triển hệ thống điện Ví dụ, người ta đã so sánh chi phí công suất trung bình bán ra của 6 Công ty lớn ở Hoa Kỳ, với chi phí của một trạm biến áp tiêu chuẩn trong giai đoạn 1930 - 2000 Kết quả là giảm giá điện không theo kịp với sự

giảm giá thiết bị

- Thị trường độc quyền không tạo động lực cho sự đổi mới: Hoạt động độc quyền và việc thiếu đi sự cạnh tranh đã dẫn tới các công ty trong ngành điện mất đi

động lực để cải thiện năng suất, tính chủ động trong kinh doanh hoặc chấp nhận rủi

ro về những ý tưởng mới mà có thể giúp gia tăng lợi ích cho các khách hàng Ví dụ,

từ sau chiến tranh thế giới II đến năm 1990 thì ở ngành điện trước khi dẫn đến thị

trường điện, các công ty điện vẫn cung cấp tới khách hàng của họ những sản phẩm không có gì thay đổi so với 50 năm trước đó

- Cạnh tranh sẽ cải thiện mỗi quan tâm khách hàng: Việc cạnh tranh sẽ thúc đây các nhà sản xuất quan tâm hơn tới khách hàng của họ, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng hoặc giúp khách hàng tăng khả năng quản lý lượng điện tiêu

thụ

Chẳng hạn, một công ty độc quyền lắng nghe khách hàng của họ khi khách hàng nói lên yêu cầu của mình và sau đó giải quyết các yêu cầu đó; còn một công ty cạnh tranh luôn tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng và giải quyết các yêu cầu đó trước khi khách hàng phản nàn

Tóm lại, cạnh tranh và tập trung vào khách hàng có nghĩa không chỉ là giá thấp mà còn tăng sự lựa chọn cho khách hàng Để có thị trường điện một việc quan trọng phải làm là tái câu trúc công nghiệp điện chia tách cấu trúc công nghiệp điện

Trang 26

-11-

quan Nhà nước quản lý thị trường điện và các quy tắc về quan hệ giữa Cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp điện (re structuring)

Nhà nước cũng phải tư hữu hóa các công ty sản xuất, truyền tải và vận hành do mình sở hữu, bằng cách cô phần hóa hoặc bán cho các công ty tư nhân Nhà

nước cũng phải thay đổi chính sách và quy định để cho phép các nhà đầu tư được bỏ

vốn vào công nghiệp điện

Nhà nước tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất và người

mua điện được cạnh tranh với nhau trong việc sản xuất và bán lẻ điện Lưới điện do

nhà nước sở hữu được mở cửa tự do và công bằng cho mọi người sử dụng để buôn bán điện (lưới điện mở)

1.2.3.2 Các thành phần cơ bản của thị trường điện a Thị trường điện bán buôn

Các thành phần chính của thị trường điện bán buôn:

1 - Các công ty sản xuất điện (GENCO): Mỗi công ty sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện Các GENCO có chức năng vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện Thông thường, các GENCO là các chủ sở hữu của nhà máy Khi có các GENCO,

lưới điện truyền tải cần được mở cho việc tự do truyền tải điện của các GENCO

thông qua các hợp đồng và chỉ được hạn chế đựa trên tính toán theo thị trường 2 - Các công ty mua điện đó là các công ty phân phối điện địa phương (LDC): Các công ty này quản lý lưới điện phân phối trung hạ áp, hoặc một bộ phận lưới cao áp (110 kV) mua điện từ GENCO và bán điện đến các hộ tiêu thụ trong một vùng nhất định Công ty phân phối điện (DISCO): Mỗi công ty cấp điện cho một khu vực

sử dụng điện hay một tập hợp các hộ tiêu thụ điện

Công ty phân phối điện thông thường chỉ có chức năng quản lý và bảo dưỡng hệ thống phân phối để đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy Ngoài trừ trong các mô

hình mua bán điện độc quyền ở cấp phân phối, trong đó công ty phân phối điện vừa

làm chức năng quản lý hệ thống phân phối, vừa độc quyền trong việc bán điện đến

Trang 27

-12-

3 - Các công ty truyền tải điện (TRANSCO): Mỗi công ty sở hữu một phần

lưới điện cao áp Các công ty này tải điện từ các GENCO đến LDC Trên hình 1.2 là

thị trường điện có nhiều TRANSCO được nối với nhau bằng các đường đây dài siêu

cao áp; trên hình 1.3 là thị trường điện chỉ có một TRANSCO duy nhất om poms NS r7 _ Z7 72—=Y‹ GENCO / \f \ GENCO ! ye \ \ SL ZNG ; Á ~ GENCO / \ Sw _| + _ >„)_<~ GENGO # =lE£~ >+=£ 7lZ—=—-~>*‡< Z ` Đường “ ` 3 ⁄ `

ứ Lưới ‘\ daydai, Lưới Ñ

Trang 28

-13-

4 - Đơn vị vận hành hệ thống điện (đơn vị điều độ: SO hay ISO): SO (ISO)

có đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao có nhiều kinh nghiệm, nhiều trang bị kỹ thuật cần thiết, trung tâm tính toán và điều khiển, hệ thống thu thập thông tin từ xa dé theo dõi, phân tích và điều khiển hệ thống điện

5 - Đơn vị điều hành thị trường điện (MO): MO dự báo phụ tải, lập kế hoạch

phát điện, lập kế hoạch dịch vụ phụ sao cho đạt chỉ phí nhỏ nhất đồng thời đảm bảo

an toản cung cấp điện theo yêu cầu của SO trong thời gian thực

Như vậy trong cầu trúc thị trường điện bán buôn có ít nhất 5 thành phan

b Thị trường điện mở rộng đến bán lẻ

Các LDC tách làm 2: Các công ty phân phối điện địa phương (DISCO) và các công ty bán lẻ đến các hộ dùng điện (RESCO) RESCO có thể là một khách

Trang 29

-14-

1 - Chỉ có một người mua duy nhất (POOLCO)(hình 2.5): Thường là công ty Nhà nước Công ty này mua điện của các nhà máy điện, tải đến bán cho các công ty

phân phối LDC và bán điện đến các hộ tiêu thụ Thường công ty nắm toàn bộ lưới điện và chịu trách nhiệm vận hành hệ thống điện eo Po pont é GENCO ~ c GENCO: h Mười TS mua duy ~ POOLCO ă nhát } ¬_ mm — Ï_ ⁄ _ Lo IL XY ~ yo ` z a ~Y z a ` { ` l4 % / ` f f 0o¢c } f Loc ! ; Loc ‡ ` , ` ? ` , ` ⁄ ` ` ⁄ Ww VT Ww HỢ tiêu thụ Ho tiêu HỚ tiêu thụ ự

Hình 1.5 Thị trường chỉ có một người mua duy nhất POOLCO

2 - Giao dịch song phương (hình 1.6): Theo cách này, các GENCO và LDC

giao dịch trực tiếp với nhau để mua bán điện trực tiếp theo giá cả và các điều kiện

hai bên thỏa thuận Các thỏa thuận trong giao dịch nói chung là kín và riêng Tuy

nhiên, tất cả hoặc một phần các thỏa thuận này cần được công khai Các hợp đồng

mua bán điện giao dịch song phương có thể có thời gian thực hiện nhiều năm Theo

Trang 30

-15- _— — ——~“ —~ _ “ ~ -~ ~ a ~ f GENCO 1 + GENCO \ f Genco ` “ ` „ x -“ ‘ X f \ ’ N 1 Loc } 1 Los } ` Loc 1 ` *“ ` # ` # ` ~ “ ` - ` 1+ Ti “TT be ens = tie Me titu He tidas the

Hinh 1.6 Giao dich song phuong

3 - Giao dich dién (PX)(hinh 1.7): Giao dịch này được tổ chức như giao dịch chứng khoán hay các hàng hóa khác Người bán và mua không giao dịch trực tiếp, họ đưa ra giá mua và giá bán cho PX, đơn vị này sẽ thực hiện việc mua bán theo giá chao của các bên

Các giao dịch trên sàn thường áp dụng cho thời gian ngắn, một ngày và thậm

chí một vài giờ tương lai Người bán và mua đưa ra giá chao (bid), con PX lập ra

giá giao dịch (giá thanh toán thị trường: MCP-Market Clearing Price) được công bố công khai, cập nhật thường xuyên Người bán và mua thường xuyên phải hiệu chỉnh

lại giá theo giá này để thực hiện giao dịch Bởi vì, giá giao dịch luôn có sự biến

Trang 31

-16-

Ba cách tô chức thi trường điện trên không loại trừ lẫn nhau Trong thực tế hiếm khi cả ba cách cùng được áp dụng trong một thị trường điện, thường là một

hoặc hai cách được áp dụng trong một thị trường điện

Thị trường điện áp dụng riêng POOLCO; có thể áp dụng POOLCO và giao

dịch song phương, trong đó: Công suất yêu cầu lớn hơn mức nào đó được giao dịch song phương, còn lại do POOLCO mua; cũng có thể áp dụng giao dịch song phương cho công suất lớn, dài hạn và sàn giao dịch cho công suất nhỏ, thời gian ngăn một giờ đến một vài ngày; có thể áp dụng sàn giao dịch nhưng cho phép thực hiện mua-bán dài hạn

Chỉ tiết cụ thể của các cách mua bán điện cũng khác nhau khi áp dụng ở các

hệ thống điện cụ thé

Khi mua-bán song phương, mức độ công khai tin tức có thé khác nhau ở các

thị trường điện khác nhau Có sàn giao dịch chỉ thực hiện các giao dịch một giờ trước hay một ngày trước, có sàn cho phép giao dịch dài hạn tháng hay năm

Vị dụ, giao dịch song phương được cho phép ở California (Mỹ), nhưng ở Western (Mỹ) sàn giao dịch lại cho phép người mua và người bán thực hiện giao dịch trên sàn dựa trên thời gian thực tế, sau một giờ hay trước một ngày Tương tự như vậy, với các hệ thống điện của các Quốc gia hay bang khác cho phép giao dịch song phương với GENCO chỉ giữa những người mua công suất lớn của thị trường điện trên 100 MW và chỉ định một nhà vận bành POOLCO để mua và tổng hợp lại như một đại lý cho các khách hàng nhỏ hơn Bảng 2.1 dưới đây cho biết các đặc

Trang 32

-17- Bảng 1.1 Các đặc tính của 3 cách mmua-bán điện , Tắt cả người

Số người Người mua biết

Cách mua bán mua trả cùng giá

mua người bán ? `

tiên 2

POOLCO Một Có Gân đúng

Giao dịch song phương Nhiêu Có Không

Sàn giao dịch Nhiều Không Đúng

Trong thị trường điện mở rộng đến bán lẻ các RESCO có thể giao dịch mua

điện của các DISCO hoặc của GENCO Trong hình 1.8 là giao dịch trong thị trường bản lẻ ¬\ Hộ tiểu thụ Hộ tiêu H thụ

Hình 1.8 Giao dịch trong thị trường bản lẻ

1.2.3.4 Thị trường điện ở các nước trên thế giới

Trang 33

-18-

nước, tức là ở một địa phương, chỉ có một công ty hoặc một tập đoàn thuộc Chính

phủ quản lý thực hiện tất cả các khâu: Sản xuất, truyền tải, phân phối, bán điện và

cùng cấp các dịch vụ khác Ở một số nơi, các doanh nghiệp này có thể thuộc sở hữu

của các nhà đầu tư tư nhân nhưng số lượng không nhiều Bất kỳ ai muốn có điện

đều phải mua từ các đơn vị độc quyên này

Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, một vài quốc gia bắt đầu thử nghiệm việc thay đổi các quy định trong ngành công nghiệp điện Dưới nhiều góc

độ, người ta thay rang việc cạnh tranh giúp tăng cường đầu tu, cai thiện chất lượng

quản lý và vận hành hệ thống điện Những thử nghiệm này đã mang lại những thành công bước đầu, vì vậy đã khuyến khích các quốc gia khác đi theo mô hình này

Đối với các nước đang phát triển, chương trình hỗ trợ quản lý ngành điện thuộc Ngân hàng Thế giới (WB-World Bank) đã tiến hành khảo sát tại thời điểm

năm 1998 ở 115 nước đang phát triển là thành viên của WB về tình hình cải cách

mô hình tổ chức của các công ty điện lực Các nội dung đưa ra đánh giá xem xét của

WB bao gồm:

1 - Công ty hóa và thương mại hóa công ty điện lực;

2 - Thông qua Luật điện lực mới, cho phép phân tích theo chiều dọc và chiều

ngan§;

3 - Thành lập đơn vị vận hành thị trường điện độc lập;

4 - Cho phép xây dựng các nhà máy điện độc lập (IPP); 5 - Tư nhân hóa công ty điện lực cũ trong khâu phái; 6 - Tư nhân hóa công ty điện lực cũ trong khâu phân phối

Trang 34

-19-

Theo bảng 1.2, các nội dung công ty hóa và thương mại hóa công ty điện lực và cho phép sự tham gia của các nhà máy điện độc lập IPP là hai nội dung được

nhiều nước triển khai nhất Trong khi đó, tư nhân hóa là nội dung còn ít nước thực hiện Đợt khảo sát tiếp theo vào năm 2000 của WB cho thấy xu hướng cải tổ tiếp tục được triển khai mạnh ở nhiều nước trên thế giới

Ví dụ, các nước thuộc khối EU:

Đây là những Quốc gia đi đầu trong thực hiện xây dựng thị trường điện về

cơ cấu tổ chức sản xuất, đa số các nước thuộc EU đều thực hiện phân tách công ty

điện lực độc quyền theo cá chiều dọc và chiều ngang Ví dụ như ở Anh đã tách công ty điện lực độc quyền trước đây thành 3 công ty phát điện và 13 công ty phân phối bán lẻ Đồng thời khi tiến hành cải cách cơ cấu các công ty điện lực rất chú ý đến việc hướng tới hình thành các công ty kinh doanh mới có quy mô tối ưu, đặc biệt là các công ty phát điện

Quá trình cải cách sở hữu ở các nước thuộc EU diễn ra với nhiều kịch bản rất khác nhau Theo thống kê của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA-International

Energy Agency), việc tư nhân hóa được thực hiện mạnh nhất ở Anh, Tây Ban Nha,

Bỉ

Về xây dựng thị trường điện cạnh tranh, tháng 12/1996, Ủy Ban Châu Âu đã thông qua Chỉ thị EC 96/92 về xây dựng thị trường điện nội bộ của EU, theo đó tất

cả các nước thuộc EU đều phải mở cửa thị trường, cho phép khách hàng lớn được quyền lựa chọn người bán theo lộ trình tới năm 2000, có ít nhất 30% thị trường phải mở cửa cho cạnh tranh, các khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ từ 20 GWh/năm trở lên phải được quyền lựa chọn người bán Đến tháng 2/2003, các chỉ số này tăng

lên tương ứng là 35% và 9 GWh Ủy Ban Châu Âu cũng yêu cầu các nước phải

thành lập đơn vị vận hành lưới điện truyền tải SO độc lập với các công ty phát và phân phối điện Hiện nay, thị trường điện đã được xây dựng và vận hành thành công

Trang 35

-20-

thuc hién chuyén đổi từ thị trường điện kiểu bắt buộc sang thị trường điện tự

nguyện

Vị dụ, thị trường điện Hoa Kỳ:

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Điều phối Năng lượng Liên bang (FERC) thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về tất cả các mặt của hoạt động thương mại giữa các bang, bao gồm các thị trường điện, việc truy cập tự do vào mạng lưới truyền tải và việc hoạt động của các công ty hoạt động liên bang Nó quy định việc truyền tải và hoạt

động buôn bán năng lượng giữa các khu vực, đảm bảo rằng ở trên bỉnh diện Liên bang, hoạt động kinh doanh điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung và được vận

hành một cách ổn định và thiết lập các chính sách về hoạt động để đảm bảo rằng các công ty phải phục vụ lợi ích Quốc gia

FERC tái cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường bán buôn điện và đặt phần lớn việc truyền tải điện dưới Quy định 888 (tháng 4 năm 1996) Thị trường

sản xuất điện ở mức độ bán buôn trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trở nên rất cạnh tranh,

với Ít rào cản để truy nhập hệ thống và không bị chi phối bởi bất kỳ bên nào Mạng lưới truyền tải sẽ mở với bất kỳ bên nào có chất lượng dịch vụ tốt, trong đó không dành ưu tiên cho bất cứ bên nào, kê cả những công ty sở hữu mạng truyền tải này

Từng bang sẽ tạo môi trường tự do để thúc đây các phương pháp khác nhau trong việc quản lý và vận hành công nghiệp điện trong bang, căn cứ vào các hướng dẫn của FERC và họ cho phép quá trình tái cấu trúc và cạnh tranh ở cấp độ phân phối lớn hay địa phương Do đó, hiện nay 50 bang đang thúc đây các quá trình tái

cầu trúc theo các hướng khác nhau Nhìn chung, các bang có mức độ sử dụng điện

cao nhất là các bang Đông Bắc Hoa Kỳ và California đang theo đuổi mạnh mẽ nhất quá trình tái cấu trúc ngành điện Giống như với những gì thường diễn ra trên các mặt chính trị và văn hóa, California vẫn là bang đi đầu và thiết lập một tiền lệ của việc tái cấu trúc ngành điện cho các bang còn lại Không phải tất cả các bang đều có thể áp dụng hồn tồn mơ hình của California Nhưng tất cả đều rất quan tâm tới hệ

Trang 36

-21-

cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường điện của California: Thành lập "sàn giao địch" - một thị trường vận hành giống như thị trường chứng khoán cho người bán và mua chào giá điện năng Không giống như một số hệ thống, PX chỉ cho phép giao dịch ngắn hạn (thời gian thực, giờ và ngày trước); giao dịch song phương trong thời gian ngắn hay dài, nhưng được khuyến khích Nó được dự đoán sẽ chiếm phần

lớn doanh số bán hàng cạnh tranh trong thị trường bán buôn điện; hoạt động của hệ

thống truyền tải một cách tiếp cận mở; mở để khách hàng truy cập ở mức độ bán lẻ; tính giá truyền tải theo phương pháp "tem thư" thực hiện trên cơ sở phân vùng; quản lý nghẽn mạch thông qua điều chỉnh giá phân vùng

1.3 Thị trường điện Việt Nam[{7, 12, 13, 14, 15]

1.3.1 Nguồn điện

Ngành điện hiện tại đang được vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu một phần lớn công

suất các nguồn phát điện (trừ một số nhà máy được sở hữu bởi các đơn vị phát điện

bên ngoài), nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống, phân phối và kinh

doanh bán lẻ điện

Trong khâu phát điện, hiện tại EVN đang sở hữu hoặc nắm cổ phần chỉ phối 71% tổng công suất đặt toàn hệ thống, phần còn lại được sở hữu bởi Tổng công ty hay Tập đoàn nhà nước (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khống sản Việt Nam, Tổng Cơng ty Lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà v.v ), các nhà đầu tư nước ngoài (theo hình thức BOT) và các nhà đầu tư tư nhân khác (theo hình thức IPP) Các nhà máy này bán điện cho EVN qua hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA)

Trong năm 2011, điện năng sản xuất toàn hệ thống điện Quốc gia đạt 108725

GWh (bao gồm cả sản lượng điện bán cho Campuchia), sản lượng điện tiêu thụ toàn

quốc là 107587 GWh, tăng 8,65% so với năm 2010 Mức tăng trưởng này là thấp

nhất trong vòng 10 năm Tỷ lệ tăng trưởng chỉ tương đương với năm 2009 là năm bị

suy thoái kinh tế (tốc độ tăng trung bình từ năm 1999 đến năm 2010 là 13,84%)

HUTECH LISE APY |

Trang 37

-22-

Về nhu cầu phụ tải năm 2011, sản lượng ngày cao nhất đạt 340,9.106 kWh (ngày 31 tháng 8), tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2010 (Amax = 326,3.106 kWh);

công suất cực đại đạt cao nhất được là 16628 MW (ngày 05/8), tăng 7,14% so với

năm 2010 Công suất cực đại năm 2011: Từ tháng 2 đến tháng 9 chuyển vào cao điểm sáng khoảng từ 10h đến 11h; từ tháng 10 đến tháng l chuyên vào cao điểm

chiều khoảng từ 17h30 đến 18h30

Trong năm 2011, tình hình sản xuất và cung ứng điện trong tồn hệ thơng tương đối tốt, đáp ứng về cơ bản điện cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân

dân Các yếu tố thuận lợi: ngoài các yêu tố như điều kiện thủy văn các hồ thủy điện,

thời tiết (nhất là các hồ phía Bắc, nơi tập trung các nhà máy thủy điện lớn) thuận lợi

và nhu cầu điện tăng không cao như dự kiến, còn có các yếu tố khác như: Có thêm

một loạt các nhà máy thủy điện và Tuabin khí mới đưa vào vận hành với tổng công

suất 2600 MW; các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc sau

khi khắc phục các khiếm khuyết đã vận hành ồn định hơn, việc đưa vào phát điện 3 tổ máy của thủy điện Sơn La đã góp phần làm cho tình hình cung cấp điện được cải

thiện Truyền tải trên HTĐ 500 kV theo hướng truyền tải công suất chủ yếu từ miền

Bắc, miền Trung vào miền Nam, trong khí năm 2010, hướng truyền tải chủ yếu từ Nam ra Bắc Trong cả năm miền Nam nhận điện từ HTD 500 kV rat lon Cac MBA 500 kV Phú Lâm, Tân Định, Ô Môn và các đường dây 500 kV thường xuyên trong

chế độ mang tải cao Tổng nguồn mới đưa vào vận hành năm 2011 là 3188 MW,

nâng tông công suất khả dụng các nguồn điện là 22804 MW, tăng 15,55% so với

năm 2010 (19735 MW) Tổng số các nhà máy điện do A0 chỉ huy điều khiển là 78

nhà máy Tương quan giữa tăng trưởng nguồn và phụ tải các năm thể hiện ở hình

Trang 38

-23- MW 24000 ¬ 23527 22000 + 20000 + 18000 + 16000 + 14000 ~ 12000 - 10000 ¬ 8000 + 5726 ọ 3285 6000 74910 491 4000 2000 nam 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

me Pddt SM Pkdyng —*— Phy Tai

Hình 1.9 Tương quan giữa tăng trưởng nguồn và phụ tải cực đại Nhập khẩu Khác 4% 2% Thủy điện 41% Tuabin khi 31%

Nhiệt điện dầu Nhiệt điện chạy khí

2% Nhiệt điện than 2%

18%

Hình 1.10 Biểu đỗ cơ cấu công suất đặt nguôn năm 2011

Từ những số liệu công suất của nguồn và tải của HTĐ năm 2011 có thé thay

Trang 39

-24 -

vẫn chưa cao, nhiều thời kỳ trong năm vẫn chưa đảm bảo được lượng công suất dự

phòng cần thiết để hệ thống vận hành an toàn 1.3.2 Lưới điện

Lưới điện truyền tải và phân phối không ngừng được mở rộng, củng cố một cách đồng bộ với sự phát triển của nguồn điện và nhu cầu phụ tải hệ thống Tính đến hết năm 2011, lưới truyền tải 500 kV néi liền các miền Bắc - Trung - Nam bao

gồm hai mạch đường dây với tổng chiều dài 4542,6 km, đung lượng các trạm biến áp là 15658 MVA

Tổng chiều đài các đường dây cấp điện áp 220 kV 10167 km, cấp điện áp 110 kV là 14002 km Công suất các trạm biến áp với cấp điện áp 220 kV là 25519

MVA, cấp 110 kV là 29396 MVA

1.3.3 Mô hình tổ chức của EVN

Mô hình tổ chức của EVN hiện nay gồm các khối chức năng chính như sau: 1 - Khối phát điện: Gồm 16 công ty phát điện Trong đó, 6 công ty đã cô

phần hóa, 3 công ty đã chuyển sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên Các công ty phát điện còn lại tồn tại dưới hình thức đơn vị hạch toán

phụ thuộc

2 - Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia được thành lập dưới hình thức

đơn vị hạch toán phụ thuộc

Theo "Quy trình Điều độ hệ thống điện Quốc gia, QTĐĐ-I 1-2001" ban hành

theo quyết định số 56/QĐ-BCN ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ

Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), việc điều hành HTĐ quốc gia được chia

thành 3 cấp điều độ Bao gồm: điều độ HTĐ quốc gia, điều độ HTĐ miền, điều độ

lưới điện phân phối

3 - Công ty Mua bán điện: Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 01

năm 2008 dưới hình thức công ty hạch toán phụ thuộc, đại điện cho EVN đàm phán

Trang 40

-25 -

4 - Khối truyền tải: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2008 dưới hình thức là đơn vị hạch tốn phụ thuộc Tập đồn Điện lực Việt Nam NPT có trách nhiệm quản lý, vận hành

hệ thống lưới truyên tải điện từ cấp điện áp 220 kV trở lên, với 4 đơn vị thành viên là Công ty truyền tải điện 1, 2, 3 và 4

5 - Khối phân phối điện: Có I1 công ty điện lực Trong đó, Công ty điện lực

Khánh Hòa được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần (JSC), 5 Tổng công ty điện lực được thành lập dưới hình thức công ty TNHH MTV, các công ty điện lực còn lại được thành lập dưới hình thức cơng ty hạch tốn độc lập Tại các thành phố lớn, các khách hàng sử dụng điện được mua điện trực tiếp từ các công ty điện lực thuộc EVN Ở các vùng sâu, vùng xa, hình thức kinh doanh điện qua các Hợp tác xã

vẫn mang tính phổ biến, tạo nên một cấp kinh doanh điện bán lẻ cho các hộ dân

1.3.4 Lộ trình triển khai thị trường điện Việt Nam

Từ kinh nghiệm thực tế trong triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh tại các quốc gia trên thế giới, các nghiên cứu gần đây của EVN, các Bộ ngành và

Luật Điện lực đã ban hành, nước ta chủ trương sẽ xây dựng thị trường điện với mức độ cạnh tranh từ thấp đến cao tùy thuộc vào quy mô phát triển, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp lý cho hoạt động của thị trường Dự kiến thị trường điện Việt Nam gồm 3 giai đoạn như sau: Bán tẻ điện cạnh tranh -—— Bán buôn điện cạnh tranh -—————> Phát điện cạnh tranh —_— 2005 2009 2015 2017 2022 2025 i i i ‘ t : i

¡ Thịmường ¢ Thị tường ! Thị trường! Thị ¡:— Thị ¡ Thị trường

¡ phátđiện ¡ phátđiện ¡bánbuôn; trường ¡ trường | bánlẻ ¡ ¡ cạnhtranh ¡ cạnh tranh ¡ điện cạnh; bán buôn ¡ bánlẽ ¡ điện cạnh;

Ì thíđiểm { hồnchinh ¡ tranh thí ¡ điện hoàn ; điện cạnh ¡ tranh hồn:

i ị Ì điểm Ì chỉnh † tanhthfị chỉnh ¡

` l l : diém

Ngày đăng: 06/09/2017, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN