Qua module, em tự thấy một sự thay đổi trong tư tưởngcủa chính mình về quản lý bệnh viện, về bảo hiểm y tế, luật y tế, về bác sĩ gia đình…những điều này trước đây vốn xa lạ với một sinh
Trang 1Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2thực tế Trước khi học Module này, em đã từng nghĩ mình chắc chỉ học cho biết thôichứ không biết ứng dụng vào thực tế như thế nào vì trong em vẫn nghĩ vấn đề này còn
xa vời đối với một sinh viên y như em Nhưng qua những bài giảng, những câuchuyện dẫn chứng bằng chính kinh nghiệm của các thầy cô, em đã nhận ra rất nhiềuđiều không những giúp ích và nghề nghiệp sau này mà còn trong giao tiếp, quản lýcuộc sống của chính mình Qua module, em tự thấy một sự thay đổi trong tư tưởngcủa chính mình về quản lý bệnh viện, về bảo hiểm y tế, luật y tế, về bác sĩ gia đình…những điều này trước đây vốn xa lạ với một sinh viên trước đây chỉ chăm lo học khoahọc và lâm sàng y học
Em xin gửi lời biết ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng, thầy đã sắp xếp những công việcbận rộn để đến dạy cho chúng em những bài học mà em nghĩ có lẽ em không thể tìm
ở một nguồn tài liệu nào cả Đó là những câu chuyện thực tế mà thầy đã trải qua vàrút kinh nghiệm, thầy không những cho chúng em những bài học về quản ly bệnhviện, về kinh tế y tế mà còn giúp tư tưởng, suy nghĩ của em trưởng thành hơn, biếtcách quan hệ, giao tiếp với đồng nghiệp, mọi người xung quanh mình ôn hòa, tưtưởng khi làm quản lý, và cách phản ứng khi gặp những khó khăn trong ngành mà emnghĩ một ngày nào đó chúng em cũng sẽ vấp phải
Em xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới đã cung cấp cho chúng emnhững cơ sở vật chất, tạo điều kiện để module kết thúc tốt đẹp
Em xin cám ơn Khoa Y-ĐHQG HCM và Ban điều phối Module Quản lý bệnh viện vàKinh tế Y tế đã thiết kế cho chúng em một môn học thú vị và sẽ là những bài học quýbáo cho chúng em khi sau này hành nghề cũng như ứng dụng trong cuộc sống thườngnhật hiện tại
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài báo cáo của em chắc chắn sẽ không tránh khỏinhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý sửa chữa từ các thầy cô
Trân trọngLong An, ngày 04-08-2017Nguyễn Thị Thúy Hằng
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN……… i DANH SÁCH HÌNH ẢNH………iii
Trang 3DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT……….iv CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 Định nghĩa BSGĐ (Family physician) và YHGĐ (Family medicine)
1.2 Tổ chức BSGĐ thế giới (WONCA)
1.2.1 Giới thiệu về WONCA [3]
1.2.2 Cây WONCA- Thể hiện những đặc điểm của YHGĐ/BSGĐ [4]
1.2.3 Quan điểm, nguyên tắc hoạt động của YHGĐ theo WONCA 2011 [4] 1.3 Lịch sử phát triển chuyên ngành y học gia đình tại Việt Nam [5]
1.4 Sự cần thiết của việc phát triển mô hình Bác sĩ gia đình ở nước ta [6]
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NƯỚC TA VỀ YHGĐ
3.1 Thực trạng YHGĐ tại nước ta
3.2 Khó khăn của nước ta trong việc phát triển BSGĐ
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 4DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Danh sách hình TrangHình ảnh 01 Cây WONCA 2011 5
Trang 5DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BSGĐ: Bác sĩ gia đình
YHGĐ: Y học gia đình
BYT: Bộ Y tế
WHO: World Health Organization- Tổ chức Y tế thế giới
AAFP: American Academy of Family Physicians- Hiệp hội Bác sĩ gia đình MỹWONCA: World Organization of Family Doctors- Tổ chức BSGĐ thế giới
Trang 6CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Ngày nay, thực trạng ngành y tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập nổi trội tình trạngquá tải bệnh viện ở các bệnh viện lớn trong khi các bệnh viện ở các địa phương lại
thưa thớt bệnh nhân Bộ y tế phối hợp cùng các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều
biện pháp khắc phục nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện Một trong những giảipháp được đưa ra là xây thêm bệnh viện để đáp ứng để giảm tải, nhưng liệu đó cóphải là giải pháp? Trong khi đó số bệnh viện của nước ta vốn không ít hơn các nước.Ngành y tế Việt Nam cũng như thế giới đã có nhiều tiến bộ, người ta đã trị được nhiềubệnh nặng và tuổi thọ trung bình của người VN cũng tăng lên tuy nhiên điều này lạikhông xảy ra với tất cả mọi người, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn chưa tiếp cậnđược với các dịch vụ y tế
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đã có nhiều tiến bộ trong công nghệ, kythuật y sinh đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng hơn, nhưng vì thếcác nhà lâm sàng ngày càng tập trung về điều trị các bệnh, quan tâm đến từng chuyênkhoa riêng lẻ mà thiếu đi sự chăm sóc theo dõi liên tục và toàn diện đối với ngườibệnh
Từ những vấn đề trên đặt ra cần phải có một giải pháp để giải quyết để người dânđược chăm sóc toàn diện và liên tục với một dịch vụ y tế mà họ có thể tiếp cận được,nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân đồng thời giải áp quá tải cho các bệnh viện lớn,các bác sỹ giảm bớt gánh nặng khám chữa bệnh tập trung nghiên cứu các chuyên khoasâu Để đạt được những điều này, em nghĩ chúng ta cần mạnh dạng phát triển bộ phận
Y học gia đình (YHGĐ), mà cụ thể là bộ phận bác sĩ gia đình (BSGĐ)
Trong giới hạn bài viết này,em xin trình bày sơ lược ngành YHGĐ và sự phát triểncủa nó ở VN, thực trạng và những khó khăn gặp phải trong việc phát triên YHGĐ,cuối cùng là kiến nghị đưa ra
Trang 7CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa BSGĐ
2. Tổ chức BSGĐ thế giới WONCA, cây WONCA
3. Lịch sử phát triển của YHGĐ tại Việt Nam
4. Sự cần thiết của việc phát triển YHGĐ tại Việt Nam
Trang 81.1 Định nghĩa BSGĐ (Family physician) và YHGĐ (Family medicine)
Hiệp hội các Bác sĩ gia đình Mỹ (American Academy of Family Physicians)định nghĩa BSGĐ và YHGĐ lần lượt như sau:
- “Family physicians, through education and residency training, possessdistinct attitudes, skills, and knowledge which qualify them to providecontinuing and comprehensive medical care, health maintenance andpreventive services to each member of the family regardless of sex, age,
or type of problem, be it biological, behavioral, or social Thesespecialists, because of their background and interactions with the family,are best qualified to serve as each patient's advocate in all health-relatedmatters, including the appropriate use of consultants, health services, andcommunity resources (1975)” [1]
Có thể tạm dịch là : Các BSGĐ, thông đào tạo và học nội trú ở bệnhviện, có những quan điểm, những kỹ năng và kiến thức thích hợp để cóthể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, duy trì sứckhỏe và các dịch vụ phòng ngừa đến từng cá thể trong gia đình khôngphân biệt giới tính, tuổi hoặc loại vấn đề gì, nó có thể là vấn đề về sinhhọc, hành vi, hay xã hội Những BS chuyên khoa (specialists) y học giađình này, với vốn kiến thức và thông quan tương tác với hộ gia đình,được cho là thích hơp nhất để chăm sóc từng người bệnh trong tất cả cácvấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm đưa ra những lời khuyên, dịch
Tạm dịch: YHGĐ là chuyên khoa y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sứckhỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình Nó là một chuyênngành rộng bao gồm cả về sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi Đốitượng phục vụ của y học gia đình bao gồm người dân ở tất cả mọi lứatuổi, giới tình, bệnh tật và các bộ phận của cơ thể (1984)
1.2 Tổ chức BSGĐ thế giới (WONCA)
Trang 91.2.1 Giới thiệu về WONCA [3]
WONCA -World Organization of Family Doctors
WONCA là từ viết tắt của 5 từ: – World – Organization of – National – Colleges, – Academies and Academic Associations
Tên khác Global Family Doctor
Tên đầy đủ là World Organization of National Colleges, Academies and Academic Associations of General Practitioners/Family Physicians.
WONCA là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1972 bởi các thành viên từ 17quốc gia Hiện nay WONCA có hơn 118 tổ chức thành viên và khoảng 500.000BSGĐ ở hơn 130 quốc gia và khu vực trên thế giới Giám đốc hiện hành là Giáo sưMichael Kidd, quốc tịch Úc
Hoạt động chính:
Sứ mệnh của WONCA là cải thiện chất lượng cuộc sống người dân trên khắp thế giớithông qua khẳng định và nâng cao các giá trị của nó, cũng như bởi thúc đẩy và duy trìdịch vụ cs sức khỏe tiêu chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn cao trong thực hành gia đình/ yhọc gia đình Thực hiện bởi:
- Nâng cao sức khỏe cá nhân, chăm sóc toàn diện và liên tục cho cá nhântrong bối cảnh gia đình và cộng đồng
- Khuyến khích và ủng hộ sự phát triển của các tổ chức hàn lâm vềBSGĐ/BS tổng quát
- Cung cấp một diễn đàn để trao đổi thông tin và kiến thức giữa cácBSGĐ/BS tổng quát của các tổ chức thành viên
- Công bố chiến lược, giáo dục, nghiên cứu và các hoạt động cung cấpdịch vụ về BSGĐ/BSTQ trước các tổ chức và diên đàn thế giới khác liênquan đến sức khỏe và dịch vụ y tế
Liên quan đến vấn đề khủng hoảng lực lượng lao động y tế:
Mục tiêu của WONCA là:
- Phát triển đào tạo và cung cấp dịch vụ về y học gia đình ở những khuvực cần thiết nhất trên tinh thần công bằng (in the spirit of equity)
- Khuyến khích nghiên cứu các nội dung lý thuyết căn bản và lâm sàng
- Nâng cao vai trò của BSGĐ
- Đơn giản hóa/tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo BSGĐ/YHGĐ
- Tiếp tục phát triển các mối quan hệ công việc hiệu quả (effectiveworking relationships) ở mọi cấp độ
Trang 101.2.2 Cây WONCA- Thể hiện những đặc điểm của YHGĐ/BSGĐ [4]
Nền tảng ứng dụng vào giảng dạy, học tập và ứng dụng lâm sàng
o Thái độ: BSGĐ nhận biết được tiềm năng và giá trị của từng cáthể, xác định lĩnh vực thực hành lâm sàng hợp lý, hiểu thái độ vàcảm xúc của mỗi cá thể, nhận biết sự tác động lẫn nhau giữa côngviệc, đời sống và sự nỗ lực để cân bằng chúng
o Khoa học: BSGĐ có cách tiếp cận khoa học phù hợp được đào tạoliên tục, chuyên nghiệp hóa
Trang 11o Bối cảnh: Chăm sóc người bệnh trong bối cảnh gia đình, cộngđồng, văn hóa, có trách nhiệm về chuyên môn đối với cộng đồngcủa họ.
- Kỹ năng căn bản của BSGĐ:
o Thực hành lâm sàng: Khả năng xử trí hầu hết các than phiền, cácvấn đề và bệnh lý của bệnh nhân; quản lý theo dõi lâu dài; sử dụngkinh nghiệm, y học chứng cứ một cách hiệu quả
o Giao tiếp với bệnh nhân: khả năng bố trí thời gian để tư vấn, thamvấn; cung cấp thông tin một cách dễ hiểu, giải thích các can thiệp
và xét nghiệm cho bệnh nhân, hiểu và đối phó hợp lý với các cảmxúc khác nhau của người bệnh
o Quản lý công việc (quản lý phòng khám): Đảm bảo sự tiếp cậnhợp lý cho bệnh nhân khi cần thiết; tổ chức và cung cấp trang thiết
bị hợp lý, ít tốn kém cho thực hành lâm sàng và cộng tác với đồngnghiệp trong nhóm; cộng tác với các bác sĩ ban đầu khác và cácchuyên khoa
- Sáu nhóm kỹ năng nền tảng được thể hiện qua 6 nhánh của cây
WONCA và những đặc điểm của nó được thể hiện ở lá của nhánh Gồmcó:
o Chăm sóc hướng về bệnh nhân
o Hướng về cộng đồng
o Kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên biệt
o Tiếp cận một cách tổng thể
o Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu
o Mô hình chăm sóc toàn diện
Trang 121.2.3 Quan điểm, nguyên tắc hoạt động của YHGĐ theo WONCA 2011 [4]
-Là nơi tiếp xúc ban đầu trong hệ thống y tế, cung cấp cấp dịch vụ y tế mở, khônggiới hạn tiếp cận đến người dùng, giải quyết tất cả các vấn đề sức khỏe không phânbiệt tuổi, giới tính, hoặc bất kì vấn đề gì khác mà bệnh nhân lo lắng
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực y tế thông qua phối hợp, làm việc với các bác sĩkhác trong hệ thống chăm sóc ban đầu (primary care setting), và bởi việc kiểm soáthợp tác với các bác sĩ chuyên khoa khác góp phần hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của bệnhnhân
- Phát triển tiếp cận bệnh nhân làm trung tâm, quan tâm đến cá nhân, gia đình họ vàcộng đồng nơi họ sinh sống
- Khuyến khích trao quyền quản lý sức khỏe cho bệnh nhân
- Có quá trình tham vấn riêng biệt, được tạo nên do mối quan với bệnh nhân theo thờigian, thông quan giao tiếp hiệu quả giữa bác sĩ và bệnh nhân
- Có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc dọc liên tục thông qua xác định rõ cácnhu cầu của bệnh nhân
- Có kỹ năng đưa ra quyết định chuyên biệt dựa vào độ tần suất và tỉ lệ mắc bệnhtrong cộng động bệnh nhân đang sống
- Quản lý đồng thời các vấn đề sức khỏe cấp tính và mãn tính của từng cá thể
- Quản lý bệnh từ giai đoạn sớm chưa biến chứng, có biện pháp can thiệp thích hợp,kịp thời
- Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần (promote health and well being) thông quancan thiệp hiệu quả phù hợp
- Có trách nhiệm riêng biệt cho sức của cộng đồng
- Giải quyết các vấn đề về thể chất, tâm thần, xã hội, văn hóa và các vấn đề tồn tạixung quanh bệnh nhân
1.3 Lịch sử phát triển chuyên ngành y học gia đình tại Việt Nam [5]
Trang 13Có thể nói lịch sử phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam được bắt đầurất sớm từ năm 1995 bằng việc Bộ y tế tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu chăm sócsức khỏe ban đầu tại Việt Nam Tiếp theo đó, Bộ y tế đã phát triển dự thảo nhằm kiệntoàn mạng lưới chăm sóc tuyến ban đầu trên cơ sở phát triển chuyên ngành y học giađình củng cố cho trạm y tế.
Năm 1996, với sự ủng hộ của bộ y tế, một đoàn chuyên gia Mỹ của trung tâm bác sĩgia đình Maine đã đến làm việc với các trường đại học y dược Trong đó, GS TSPhạm Huy Dũng của trường đại học Y Hà Nội là người tiếp xúc đầu tiên
Năm 1999, 2 hội thảo khác nhau được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Bộ y tế, trung tâm Ykhoa Maine-Mỹ tại trường ĐH Y Hà Nội với chủ đề “Triết lý và khái niệm Y học giađình” và tại trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Giới thiệu Y học giađình”
Năm 2000, thông qua chương trình học bổng cung cấp bởi các đối tác Mỹ, đã có 4giảng viên từ 3 trường y được tham gia đào tạo tại Mỹ trong đó 1 người từ đại học Y
Hà Nội (BS Phạm Nhật A), 1 người từ đại học Y Thái Nguyên (BS Hạc Văn Vinh) và
2 người từ đại học Y Dược TP HCM (BS Lê Hoàng Ninh và BS Phạm Lê An)
Tháng 3 năm 2001, Bộ y tế công nhận chương trình đào tạo Y học gia đình hệ chuyênkhoa 1 Ngay trong năm đó, cả 3 trường Y thành viên đều đồng loạt tuyển sinh khóachuyên khoa 1 đầu tiên Học viên theo học các khóa đầu tiên này đều được hưởng các
ưu đãi do trợ cấp của các đối tác của Mỹ
Đến năm 2002, dưới sự hỗ trợ của trường ĐH Y dược TP HCM, đại học Y Cần Thơbắt đầu thành lập bộ môn hệ sau đại học
Năm 2004, trong chuyến công tác của đoàn chuyên gia thuộc ĐH Liège – Bỉ tiếp xúcvới lãnh đạo Sở y tế TP HCM, GS Didiet GIET nhận ra nhu cầu về đào tạo và pháttriển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam Kết quả của chuyến công tác là dự án WBI– Bỉ nhằm tiến hành các khóa đào tạo ngắn hạn cho các thành viên chủ chốt – còn gọi
là nhóm tiên phong G9 – đến từ Sở y tế, các bệnh viện và giảng viên trường ĐH YPhạm Ngọc Thạch Nhóm G9 được kỳ vọng sẽ là nồng cốt phát triển chương trình vềsau
Tháng 7 năm 2007, Đại học Y Huế kết hợp với các chuyên gia đối tác của Mỹ (Trung
Trang 14Năm 2009, Bệnh viện Bộ nông nghiệp (Hà Nội) tham gia vào mạng lưới hợp tác Yhọc gia đình thông qua dự án WBI tài trợ bởi chính phủ Bỉ.
Năm 2010: Đại học Y Hà Nội mở mã ngành đào tạo thạc sĩ Y học gia đình
Tháng 3 năm 2011: thành lập bộ môn YHGĐ tại trường ĐH Y khoa Phạm NgọcThạch
Tháng 9 năm 2011: hội thảo tại Huế đánh dấu kỷ niệm 10 năm dự án phát triển Y họcgia đình tại Việt Nam
Tính đến thời điểm năm 2013, cả nước đã có 6 trường tham gia đào tạo hệ sau đại học
về Y học gia đình (chủ yếu là chuyên khoa cấp I) bao gồm ĐH Y Hà Nội, ĐH Y TháiNguyên, ĐH Y Hải Phòng, ĐH Y Dược TP HCM, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH YCần Thơ Đa phần các trường đã mở bộ môn riêng (4 trường)
Đa phần giảng viên được đào tạo tại Mỹ và Philipine theo dự án tài trợ bởi các đối táccủa Mỹ Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Bỉ, đã có 3 bác sĩ theo học dài hạntại Bỉ