Với những lý do đó, phát triển côngnghiệp phụ trợ đặc biệt ngành sản xuất ô tô trở thành một nhiệm vụ cấp bách đểtái cấu trúc nền công nghiệp nước nhà phù hợp với điều kiện mới.. 5 Phạm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sỹ Nguyễn Đình Luận
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ
TP HCM ngày 21 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
4 PGS TS Phan Đình Nguyên Ủy viên
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đãđược sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận Văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆP TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 4TP.HCM, ngày………tháng……….năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN TRUNG TÍN Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/12/1976 Nơi sinh: Bến Tre
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820100
I Tên đề tài: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
II Nhiệm vụ và nội dung:
III Ngày giao nhiệm vụ:
IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đở cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Trang 5Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
Học viên thực hiện
TRẦN TRUNG TÍN
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy cô giáo giảng dạy tại trườngĐại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo giảngdạy tại khoa Quản trị kinh doanh, những người đã dìu dắt em và truyền đạt cho
em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường
Em xin chân thành cảm ơn thầy Tiến Sỹ Nguyễn Đình Luận, người đã trựctiếp hướng dẫn em, đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình em thực hiệnLuận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cản ơn tất cả những người trong gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệpnày
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
Học viên thực hiện
TRẦN TRUNG TÍN
Trang 7TÓM TẮT
Công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động đượcnguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảmchi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh Công nghiệp phụ trợphát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp vớichuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.Ngoài ra, phát triển công nghiệp phụ trợ còn tạo cơ hội và thúc đẩy khối doanhnghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ, tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đadạng và rộng khắp Đây chính là nền tảng để phát triển một nền công nghiệp tựchủ, hiện đại Không những thế công nghiệp phụ trợ còn làm gia tăng năng lựccạnh tranh của ngành và quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của ViệtNam về giá nhân công rẻ Đây là một trong những điểm mấu chốt để tiếp tục thuhút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta Với những lý do đó, phát triển côngnghiệp phụ trợ đặc biệt ngành sản xuất ô tô trở thành một nhiệm vụ cấp bách đểtái cấu trúc nền công nghiệp nước nhà phù hợp với điều kiện mới
Có thể nói, chính sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ cũng góp phần vàothâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam Một trong những nguyên nhân khiếnnhập siêu tăng phi mã là sự yếu kém của nền công nghiệp phụ trợ, dẫn đến việcchúng ta vẫn phải nhập khẩu rất nhiều đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu.Càng đẩy mạnh xuất khẩu thì nhu cầu về đầu vào cho sản xuất càng tăng mạnh.Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ, chiến lược
và có hiệu quả hơn, trước mắt là thiết lập một cơ quan đầu mối, tạo sự chuyênnghiệp về công nghiệp phụ trợ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏtham gia vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Hoàn thiện, ban hành mới các tiêuchuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm công nghiệp, xây dựng các rào cản kỹ thuậtcần thiết cho từng ngành, từng chủng loại sản phẩm… Để xây dựng cơ sở khoa
học cho việc ban hành các chính sách này, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2020” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Trang 8Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1:Cơ sở ý luận về công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô
Trang 9ABSTRACT
Supporting industrial development will help the manufacturing sector isactively raw materials input , be proactive supplier selection , cut productioncosts , reduce costs and increase competitiveness Supporting industrialdevelopment will help enterprises select appropriate strategies to develop value-added chain of the sector in national , regional and international In addition, thedevelopment of supporting industries also provide opportunities and promotesmall and medium enterprises flourished , create business network and widevariety This is a development platform for industry self modernization Besidessupporting industries also increase the competitiveness of industries andcountries, to compensate for the declining strength of Vietnam 's cheap labor This is one of the key points to attract foreign investment into the country Forthese reasons , development of supporting industries especially the automotivemanufacturing industry become an urgent task to restructure the water industry inaccordance with the new conditions
We can say that the main weakness of supporting industries alsocontribute to the trade deficit of Vietnam One of the reasons that the deficit isskyrocketing weaknesses of ancillary industries , leading to what we still have toimport a lot of inputs for export production The more boost exports , thedemand for manufacturing inputs rising sharply
According to many economists , the State needs strong support , strategiesand more effective , first establish a lead agency , created the professionalsupport industry There are policies to support small and medium enterprisesengaged in the industrial sector support Completing promulgate technicalstandards for industrial products , building technical barriers needed for eachsector and product category To build a scientific basis for the issuance of thispolicy , the research project " Support industry development
Trang 10industry Vietnam Automobile Manufacturers in 2020 "
brought urgency both theory and practice
The content of the thesis is includes three chapters :
Chapter 1: Basis about supporting industrial industry carmaker
Chapter 2: Current Development of ancillary industries industry VietnamAutomobile Manufacturers
Chapter 3: A number of solutions to support industry developmentindustry Vietnam Automobile Manufacturers in 2020
The conclusions and recommendations
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU xiv
1 Đặt vấn đề xiv
2 Tính cấp thiết của đề tài xiv
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5 Phạm vi nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ xvii
1.1Ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô xvii
1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của công nghiệp phụ trợ
1.1.2 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô xxiii
1.1.3 Vai trò của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô xxv
1.1.3.1 Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô xxv
1.1.3.2 Những yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô xxxii 1.1.3.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam xxxv
1.2Nội dung của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ôtô xxxvi
Trang 121.3 Phân loại công nghiệp phụ trợ xxxix
1.3.1 Theo loại hình hỗ trợ xxxix
1.3.2 Theo các cấp hỗ trợ
1.4Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của một số nước
1.4.1 Thái Lan
1.4.2 Trung Quốc xliii 1.4.3 Malaysia xliv 1.4.4 Nhật Bản xliv 1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam xlvi TÓM TẮT CHƯƠNG 1 xlviii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM xlix 2.1 Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam xlix 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam xlix 2.1.2 Vị trí của ngành ô tô Việt Nam trong khu vực
2.1.3 Qui mô thị trường tiêu thụ
2.1.4 Chuỗi giá trị của ngành ô tô
2.2 Đánh giá thực trạng của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô lvii 2.2.1 Tình hình nội địa hoá của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô lvii 2.2.2 Cơ cấu thu mua linh phụ kiện của các nhà sản xuất, lắp ráp 2.2.3 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô lxiii 2.2.3.1 Qui mô, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện lxiii
2.2.3.2 Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện lxvi
Trang 132.3 Đánh giá chung về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sảnxuất ô tô lxix2.3.1 Thành tựu lxix2.3.3 Nguyên nhân lxxiTÓM TẮT CHƯƠNG 2 lxxivCHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢNGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 lxxv3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2020 lxxv
3.1.1 Quan điểm phát triển lxxv3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2020 lxxvi3.1.3 Mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020 lxxvii3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam đếnnăm 2020 lxxx3.2.1 Quan điểm phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô lxxx3.2.2 Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô lxxxi3.3 Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất
ô tô lxxxv
3.3.1 Các giải pháp về chính sách lxxxv3.3.2 Các giải pháp về vốn lxxxvi3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng lxxxvii 3.3.4 Nâng cao năng lực công nghệ và trình độ quản lý lxxxix3.3.5 Phát triển mạng lưới doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô 3.3.6 Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thúc đẩy xuất khẩu xci3.3.7 Phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia xci
Trang 14TÓM TẮT CHƯƠNG 3 xcviKẾT LUẬN xcviiTÀI LIỆU THAM KHẢO xcixPHỤ LỤC
8 FDI ngành ôtô: Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Asia South East Nation Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ACFTA Asean- China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
Asean- Trung Quốc
AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
Trang 15BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại
Việt Mỹ
CNC Computerized Numerical Control Điều khiển bằng máy tính
CEPT Common Effective Preferential Tariff Thuế quan có hiệu lực
DWT Displacement Weight Tonnage Khối lượng thay thế trọng
lượng tương đương
EDM Electrical Discharge machining Gia công tia lửa điện
EPC Engineering Procurement
MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
RPT Rapid Prototyping Technology Máy tạo mẫu nhanh
VDA Verband der Automobilindustrie Tiêu chuẩn kỹ thuật Đức
VAMA Vietnam Automobile Asocciation Hiệp hội các nhà sản xuất
Trang 16Ô tô Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế
giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 :Mối quan hệ trong ngành ô tô 11
Bảng 1.2: Các dự án hỗ trợ 2 chiến lược chính trong quy hoạch Thái Lan 28
Bảng 2.1: Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 12007-2012 39
Bảng 2.2: Doanh số của các thành viên VAMA trong năm 2012 41
Bảng 2.3: Điểm tỉ lệ nội địa hoá của một số chi tiết theo phương pháp tính tỉ lệ nội địa hoá theo điểm 45
Bảng 2.4: Phụ tùng nội địa hoá & nhà cung cấp chính trong nước của Toyota 46
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô từ các thị trường chính 48
Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 66
Bảng 3.2: Mục tiêu tỉ lệ cung cấp của Công nghiệp phụ trợ 71
Trang 17DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 1: Giảm chi phí đơn vị trong công nghiệp phụ trợ 19
Biểu đồ 2.1: Sản lượng ô tô qua các năm 37
Biểu đồ 2.2: Tình hình kinh doanh các dòng xe tại Việt Nam năm 2012 40
Biểu đồ 2.3: Số lượng nhà cung cấp Công nghiệp phụ trợ 51
Biểu đồ 2.4: Yêu cầu cải thiện về nhiều mặt đối với công nghiệp phụ trợ Việt Nam của các công ty đa quốc gia (%) 52
Trang 18DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ 6
Hình 1 2: Cách thức sản xuất - lắp ráp ô tô từ công nghiệp phụ trợ 10
Hình 1 3: Các vùng công nghệ chính trong công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 11
Hình 1 4: Mô hình giả định về tăng tỷ lệ nội địa hoá 16
Hình 1 5: Các công đoạn chính của công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 23
Hình 1.6: Tham gia vào chuỗi giá trị khu vực 34
Hình 2.1: Cụm ngành công nghiệp ô tô ở Châu Á 38
Hình 2.2: Chuỗi giá trị của ngành ô tô 42
Hình 2.3: Cơ cấu thu mua linh kiện của công ty ô tô Honda năm 2012 49
Hình 2.4: Vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 60
Trang 192 Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi mới được hình thành, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã đượcChính phủ dành cho những quan tâm đặc biệt Trong bảng quy hoạch phát triểnngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước cũng
đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đó là đưa ngành công nghiệp ô tô trở thànhngành rất quan trọng của đất nước
Tuy nhiên sau hơn 15 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt đượcnhững thành tựu xuất sắc xứng đáng với kỳ vọng của Chính phủ, trở thành mộtngành rất quan trọng của nền kinh tế Mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạngtrên đó là do hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam chưa phát triển
Vì vậy, để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đi theo đúng định hướng của
Trang 20nhà nước đề ra thì chúng ta cần phải phát triển được một hệ thống công nghiệp phụtrợ cho ngành Hệ thống công nghiệp phụ trợ của ngành càng phát triển thì chứng tỏtrình độ phát triển của ngành càng cao Xuất phát từ thực trạng trên của ngành ô tô,
em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2020”.
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Sơ lược về tình hình phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tôViệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Phân tích thực trạng phát triển các doanh nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tôViệt Nam Từ đó thấy được những điểm mạnh điểm yếu, những ưu điểm vàhạn chế của ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm từng bước tháo gở những khó khănhạn chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô trongthời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên cơ sở phương phápnghiên cứu định tính với nguồn thứ cấp, các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,
hệ thống và tổng hợp
5 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của công nghiệp phụ trợ ViệtNam ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong những năm gần đây cụ thể từ năm2005- 2012
Không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của công nghiệp phụ trợ ngànhcông nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm từ các nướctrên thế giới
6 Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 chương chính:
Trang 21Chương 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô
tô Việt Nam đến năm 2020
Trang 22CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ
1.1 Ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô
1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dùvậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống nhất Tại mỗimột quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thì thuật ngữ nàylại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử dụng của từng người Trên thực
tế, công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là một từ tiếng Anh - Nhật đã đượccác doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức
1.1.1.1 Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT) chính thứcđịnh nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong chương trình hành động phát triển côngnghiệp phụ trợ Châu Á (1993): Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cungcấp các yếu tố cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngànhcông nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử) Bộ Năng lượng, Mỹ: Côngnghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cầnthiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường
Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ, Thái Lan:Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máymóc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (cónghĩa là các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là nhữngngành công nghiệp phụ trợ quan trọng)
Trang 23Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ nhưnghầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm công nghiệpphụ trợ Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong các chính sách,chiến lược công nghiệp là khác nhau Nếu không có một định nghĩa cụ thể về côngnghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là ngành công nghiệp nào, hỗ trợ chocái gì, cho ai.
Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng được sửdụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các ngành côngnghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc,công nghiệp linh phụ kiện Các khái niệm này đều có nghĩa gần với nghĩa của “côngnghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của cácngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành phẩm Mỗi một khái niệm về “côngnghiệp phụ trợ” được xác định bởi một phạm vi khác nhau Ta có thể đưa ra ba kháiniệm về công nghiệp phụ trợ tương ứng với ba phạm vi như sau:
Trang 24 Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện, phụtùng này
Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và các dịch
vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm
Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc vànguyên vật liệu
Hình 1 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)
Sản phẩm cuối cùng Lắp ráp Lắp ráp chưa hoàn chỉnh
Hàng hoá trung gian Phụ tùng Linh kiện
Hàng hoá tư bản Công cụ Máy móc
Nguyên liệu Thép Hoá chất
Dịch vụ sản xuất Hậu cần Kho bãi Phân phối Bảo hiểm
Trang 25Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp phụ trợchưa phát triển nên trong luận văn sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ theo nhưkhái niệm hạt nhân
Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết: Côngnghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các sản phẩm đầuvào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụtùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến
1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của công nghiệp phụ trợ
Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ được hình thành và phát triển gắn với một ngành hoặcphân ngành hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó và có nhiều tầng tích hợptheo chiều dọc và chiều ngang
Các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chính có tác động qua lại vớinhau Công nghiệp phụ trợ phát triển góp phần thúc đẩy những ngành công nghiệpchính phát triển, ngược lại các ngành công nghiệp chính phát triển sẽ kéo theo sựphát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ xuất hiện chủ yếu ở các hình thức tổ chức sản xuất kiểuthầu phụ/vệ tinh, trong mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tínhhợp tác cao giữa các nhà sản xuất chính và các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ.Các ngành công nghiệp phụ trợ không đòi hỏi mức tập trung kỹ thuật cơ bảnsâu và cũng không sử dụng những kỹ thuật tích hợp phức tạp Do đó, những doanhnghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường là những doanh nghiệp vừa
và nhỏ với mức độ chuyên môn hoá sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay đổi mẫu mã.Các sản phẩm của công nghiệp phụ trợ có thể được sử dụng cho nhiều ngànhcông nghiệp khác nhau Ví dụ: công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có thể được
áp dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy phát điện, máy công nghiệp
Các giai đoạn phát triển của công nghiệp phụ trợ
Trang 26Để đánh giá sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ở mỗi nước ta có thể dựavào sự liên quan giữa công nghiệp phụ trợ và doanh ngiệp FDI hoặc dựa vào tỉ lệnội địa hoá mà quốc gia đó đã đạt được Từ đó, có thể chia quá trình phát triển củacông nghiệp phụ trợ thành các giai đoạn khác nhau
- Dựa vào tỉ lệ nội địa hoá
Dựa vào tỉ lệ nội địa hoá ta có thể chia quá trình phát triển công nghiệp phụ trợthành 5 giai đoạn:
Giai đoạn I: Tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng 0, số lượng các nhà cung cấp linhphụ kiện trong nước rất ít và chỉ cung cấp những sản phẩm giản đơn Việc sản xuất,lắp ráp được thực hiện dựa trên cơ sở nhập khẩu các bộ linh kiện nguyên chiếc.Giai đoạn II: Nội địa hoá chủ yếu thông qua sản xuất tại chỗ, tỉ lệ nội địa hoá
có tăng lên nhưng rất ít, số lượng các nhà sản xuất phụ trợ tăng, tuy nhiên tính cạnhtranh không cao Số lượng sản phẩm phụ trợ tăng lên nhưng chất lượng không cao,chưa có khả năng cạnh tranh Các nhà sản xuất lắp ráp chuyển sang sử dụng nguyênliệu, phụ tùng được sản xuất trong nước
Giai đoạn III: Tỉ lệ nội địa hoá được tăng lên đáng kể, xuất hiện các nhà cungứng sản phẩm phụ trợ chủ chốt có khả năng sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ tùng
có độ phức tạp cao, độc lập với các nhà lắp ráp Khối lượng sản phẩm phụ trợ nhậpkhẩu giảm, khối lượng sản phẩm công nghiệp phụ trợ nội địa ngày một tăng và dặcbiệt đã xuất hiện những sản phẩm độc đáo thoả dụng phần nào nhu cầu của cácngành công nghiệp chính
Giai đoạn IV: Tỉ lệ nội địa hoá đạt mức cao, là giai đoạn tập trung các ngànhcông nghiệp phụ trợ Hầu hết các chi tiết, bộ phận, linh kiện, phụ tùng được sảnxuất trong nước Số lượng các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ tăng mạnh làm cho sựcạnh tranh giữa các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ trở nên gay gắt, từ đó tạo ra độnglực nâng cao chất lượng, hạ giá thành
Trang 27Giai đoạn V: là giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hoá, còn được gọi làgiai đoạn nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu sản phẩm Năng lực nghiên cứu vàphát triển sản phẩm phụ trợ nội địa được củng cố và phát triển Các sản phẩm phụtrợ được sản xuất ra đạt tiêu chuẩn để phục vụ xuất khẩu
Thực tế rất khó tách bạch từng giai đoạn vì giữa các giai đoạn đều làm tiền đề
và kế thừa lẫn nhau Việc phân chia quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ thànhcác giai đoạn có tác dụng hỗ trợ cho mỗi nước xác định được chính xác vị trí củamình để từ đó có được hướng đi và các biện pháp phù hợp, nhất là đối với các nướcđang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên trong quá trình hội nhập toàn cầu, khôngnên lấy nội địa hoá 100% làm mục tiêu Yêu cầu về mức độ và nội dung nội địa hoá
là khác nhau giữa các ngành Việc xác định đúng các đầu vào cần được nội địa hoá
sẽ đẩy nhanh đáng kể quá trình công nghiệp hoá và ngược lại
- Dựa vào mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI
Công nghiệp phụ trợ và FDI có mối quan hệ tương hỗ Công nghiệp phụ trợphải phát triển mới thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máymóc Cũng có trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác đầu tư phát triểncông nghiệp phụ trợ Dựa vào mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và doanhnghiệp FDI, quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ có thể chia làm 3 giai đoạn:Giai đoạn I: Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất sảnphẩm phụ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thịtrường nội địa Khi có FDI, một bộ phận các công ty sản xuất công nghiệp phụ trợđược tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI sẽphát triển mạnh hơn
Giai đoạn II: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp bản xứ rađời trong các ngành công nghiệp phụ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của cácdoanh nghiệp FDI Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanhnghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh
Trang 28Giai đoạn III: Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với sảnlượng sản xuất ngày càng tăng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho công nghiệp phụtrợ, các công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư Từ đó hình thành nên một
hệ thống công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh
Như vậy, công nghiệp phụ trợ của một nước sẽ phát triển được khi các công tytrong nước ở giai đoạn I ngày càng được cải tiến công nghệ và trình độ quản lý đểcung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cạnh tranh được với hàng nhập khẩu vàchính phủ có chiến lược, chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp ở giai đoạn II rađời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công ty vừa và nhỏ nước ngoài đếnđầu tư trong giai đoạn
1.1.2 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp cóvai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính Cụ thể là những linh kiện, phụliệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm … và cũng có thể baogồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế
Công nghệ sản xuất ô tô bao gồm bốn công nghệ chính: công nghệ sản xuất,chế tạo nguyên vật liệu; công nghệ chế tạo linh kiện; công nghệ lắp ráp cụm; côngnghệ lắp ráp tổng thành Trong đó, lắp ráp tổng thành là khâu tạo ra sản phẩm cuốicùng; chế tạo linh kiện và lắp ráp cụm được coi là công nghiệp phụ trợ cấp 2; sảnxuất nguyên vật liệu là công nghiệp phụ trợ cấp 1 của ngành công nghiệp sản xuất ô
Trang 29tô
Hình 1 2: Cách thức sản xuất - lắp ráp ô tô từ công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Quy hoạch phát triển Công nghiệp phụ trợ tầm nhìn đến năm 2020
Từ đó, ta có thể chia công nghiệp phụ trợ ô tô thành các vùng công nghệ chính
để từ đó từng bước thực hiện theo định hướng thị trường
Hình 1 3: Các vùng công nghệ chính trong công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô
NGUYÊN
VẬT LIỆU
CHẾ TẠO LINH KIỆN
LẮP RÁP CỤM
LẮP RÁP TỔNG THÀNH
I
I II
+ Cầu
- Cơ cấu phanh
ĐiệnGhế đệmLáiGương kínhSản phẩm nhựa
Thùng hàng
Trang 30Nguồn: Quy hoạch tổng thể các ngành CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
Mối quan hệ giữa công nghiệp lắp ráp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho ngành
ô tô được thể hiện qua mô hình sau:
Bảng 1 1 : Mối quan hệ trong ngành ô tô
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam – VDF
1.1.3 Vai trò của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô
1.1.3.1 Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô
Công nghiệp phụ trợ được hiểu khác nhau giữa các nước, tùy thuộc vào ưutiên trong chiến lược phát triển của từng quốc gia Đối với Việt Nam, có thể hiểucông nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng, sảnphẩm trung gian,… đóng vai trò là đầu vào (inputs) và lắp ráp chúng để trở thànhsản phẩm cuối cùng Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ có những đặc trưng riêng và cóvai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đấtnước
Có thể khái quát vai trò của công nghiệp phụ trợ đối với phát triển kinh tế mộtquốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam ở những điểm chính sau:
• Công nghiệp phụ trợ là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng chongành công nghiệp, hay còn gọi là GDP công nghiệp hoặc giá trị mới cho côngnghiệp
• Công nghiệp phụ trợ là cơ sở để thực hiện hội nhập công nghiệp toàncầu Hội nhập quốc tế quan trọng là hội nhập ở thượng nguồn, tức là phối hợp với
Ngành công nghiệp ô tô
Nhập khẩu từnước ngoài
Linh kiện máymóc Xuất Khẩu
Trang 31nhau trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản xuấttoàn cầu Công nghiệp phụ trợ chính là mắt xích quan trọng trong vấn đề này, chứkhông phải công nghiệp lắp ráp - thuộc khâu hạ nguồn, không mang tính sản xuất
và chế tạo
• Công nghiệp phụ trợ là nơi sử dụng các công nghệ cao
• Công nghiệp phụ trợ là trường học thực tiễn để đào tạo tay nghề Laođộng trong công nghiệp phụ trợ mới có cơ hội để sáng tạo, còn lắp ráp thì robotcũng có thể làm được
• Công nghiệp phụ trợ góp phần “chữa trị căn bệnh” nhập siêu và giảmlạm phát
• Công nghiệp phụ trợ tạo ra cơ hội để giữ gìn an ninh kinh tế Phát triểncông nghiệp phụ trợ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và tạo tăng trưởng bềnvững
• Công nghiệp phụ trợ sẽ là động lực thúc đẩy ý tưởng, sáng tạo, quyếtđoán, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng hợp tác, do công nghiệp phụ trợ đòi hỏi phải liênkết thành chuỗi doanh nghiệp
• Đối với Việt Nam, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 - 2009
đã bộc lộ nhiều yếu kém trong mô hình phát triển kinh tế của mình, trong đó, điểmnhấn rõ rệt nhất là tăng trưởng dựa vào xuất khẩu Xuất khẩu, trong một thời giandài, đã giúp chúng ta thoát nghèo, đưa mức thu nhập bình quân đầu người của ViệtNam đạt trên 1.000 USD vào thời điểm đó, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình7% - 8% mỗi năm Tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn cung ứng nguyên vậtliệu đầu vào nên xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Nhập siêu là tìnhtrạng bình thường trong nhiều năm qua Mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu như thế
đã làm cho kinh tế nước ta có tính phụ thuộc vào kinh tế thế giới Khi kinh tế thếgiới lâm vào khủng hoảng, thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam như:
Mỹ, Nhật, EU gặp khó khăn Xuất khẩu thu hẹp đột ngột, giá nguyên liệu nhập khẩugia tăng, doanh nghiệp lao đao, đối mặt với phá sản, lạm phát, thất nghiệp gia tăng
Trang 32Đó là thực trạng ở nước ta giai đoạn cuối năm 2008 đến giữa năm 2009 Thựctiễn đó đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp tăng cường sự chủ động của nền kinh tế,tái cấu trúc lại mô hình phát triển Trong đó, phát triển công nghiệp phụ trợ đượcxem là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ cấp thiết này
Nó sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủđộng lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăngnăng lực cạnh tranh Chưa kể, công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệplựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngànhtrong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế Ngoài ra, phát triển công nghiệp phụtrợ còn tạo cơ hội và thúc đẩy khối doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ,tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp Đây chính là nền tảng đểphát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại Phát triển công nghiệp phụ trợ cònlàm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đangsuy giảm của Việt Nam về giá nhân công rẻ
Có thể thấy, phát triển công nghiệp phụ trợ có vai trò rất quan trọng để tái cấutrúc nền công nghiệp nước nhà cũng như tái cấu trúc nền kinh tế nói chung
Phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá.
Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, côngnghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sảnphẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa
mở rộng vừa thâm sâu
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồnlực ngày càng tăng của đất nước được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế đangành, với kỹ thuật hiện đại, để sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khảnăng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ
về kinh tế - xã hội (UNIDO) Để đạt có được một nền kinh tế tăng trưởng cao nhằmthực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá thì cần thiết phải sản xuất ra những sảnphẩm có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là với Trung Quốc,
Trang 33điều đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh, tận dụngmọi cơ hội của thời đại để tạo động lực cho công nghiệp hoá Phát triển công nghiệpphụ trợ là một biện pháp cần thiết để giảm phí tổn chuyên chở, chi phí bảo hiểm …
từ đó làm giảm giá thành sản xuất, giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ViệtNam trong khu vực
Vai trò không thể thiếu của công nghiệp phụ trợ trong quá trình công nghiệphoá đất nước đã khiến sự phát triển công nghiệp phụ trợ trở thành một trong nhữngtiêu chí để đánh giá trình độ phát triển công nghiệp của một nước Ngoài ra còn cónăng lực công nghệ và quản lý; năng lực đổi mới, theo mức độ khó tăng dần
Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và nhữngcông ty sản xuất thành phẩm cuối cùng phải phụ thuộc vào nhập khẩu Dù nhữngsản phẩm này được cung cấp giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì phải tốn thêm chi phívận chuyển, bốc dỡ, bản hiểm nên vẫn làm tăng chi phí đầu vào Đó là chưa nói đếnnhững rủi ro về tiến độ, thời gian nhập khẩu hàng Vì thế, công nghiệp phụ trợkhông phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm
vi kinh doanh bị giới hạn trong một số ít ngành
Nói tóm lại, công nghiệp phụ trợ được ví như chân núi, tạo phần cứng để hìnhthành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sảnphẩm công nghiệp Thông thường ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trước làm
cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu phát triển
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, vì vậy các sản phẩm trong nước ngàycàng phải nâng cao sức cạnh tranh để không bị sản phẩm nhập ngoại “lấn sân” Để
có thể nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm lắp rápthì phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những yếu tố mang tính quyết định.Việt Nam đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước trongkhu vực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đối phó với sự tràn ngập củahàng hoá Trung Quốc và áp lực hội nhập quốc tế Để giải quyết các vấn đề này thìphát triển công nghiệp phụ trợ là một biện pháp cần thiết
Trang 34 Phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng tỉ lệ nội địa hoá
Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh củasản phẩm của mình trên thị trường thì cần phải hạn chế tối thiểu các chi phí đầu vào
có thể phát sinh Vậy làm thế nào để có thể giảm được những chi phí này? Câu trảlời là phải hạn chế các sản phẩm phụ trợ nhập khẩu để giảm chi phí lưu kho, bốc dỡ,vận chuyển … Muốn vậy thì các nguyên liệu thô, các nguyên liệu đã qua chế biến,các bộ phận và các hợp phần, nguyên liệu đóng gói và các nguyên vật liệu khác từnhà cung cấp nội địa, điều đó đồng nghĩa với việc phải phát triển các ngành côngnghiệp phụ trợ trong nước
Tuy nhiên, tỉ lệ nội địa hoá 100% không phải là tối ưu Ngay cả trong trườnghợp công nghiệp sản xuất ô tô Thái Lan với tổng lượng FDI lớn nhất Đông Nam Á,
tỷ lệ phụ tùng nhập khẩu là 30%, tỉ lệ phụ tùng sản xuất trong nước là 70% Đối vớiphụ tùng sản xuất trong nước 45% do các công ty FDI cung cấp và 25% do cáccông ty nội địa sản xuất Một tỉ lệ nội địa hoá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm chiphí từ đó tăng khả năng cạnh tranh
Dưới đây là một mô hình giả định về vai trò của công nghiệp phụ trợ trongviệc tăng tỉ lệ nội địa hoá, tương ứng với nó là từng giai đoạn phát triển của côngnghiệp hoá Tại giai đoạn 1, phần lớn đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài, trongnước không có các ngành công nghiệp phụ trợ Tại giai đoạn 2, khi việc lắp ráp nộiđịa đạt mức đủ lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển, tuy nhiên tính cạnhtranh vẫn còn yếu, việc sản xuất vẫn phụ thuộc vào công nghệ và quản lý nướcngoài Tại giai đoạn 3, khả năng quản lý và công nghệ được nội địa hoá và sự lệthuộc vào nước ngoài giảm đáng kể
Trang 35Bắt đầu Sau một vài năm Sau nhiều năm
(Không cạnh tranh) (Cạnh tranh yếu) (Cạnh tranh)
Hình 1 4: Mô hình giả định về tăng tỷ lệ nội địa hoá
Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam – VDF
Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của ngành ô tô
Ngành ô tô với đặc điểm là luôn yêu cầu sử dụng một khối lượng chi tiết vàphụ tùng lớn, một chiếc xe ô tô có từ 20.000-30.000 chi tiết Ví dụ: để tạo ra mộtchiếc ô tô nhà sản xuất cần rất nhiều linh kiện như động cơ, hệ thống đèn, điện, ghế,kính, bánh và ruột xe, chi tiết nhựa nội ngoại thất … Có cả ngàn linh kiện và phụtùng cần thiết để lắp ráp thành một chiếc ô tô Thông thường các nhà sản xuấtkhông tự mình cung ứng tất cả các chi tiết đó, thay vào đó họ phải thuê gia công ởbên ngoài từ các nhà cung cấp địa phương những phần hay công đoạn không cầnthiết Do đó để sản xuất ra một chiếc ô tô yêu cầu phải có tới hàng ngàn nhà cungcấp linh phụ kiện Các hãng ô tô, ngay tại chính hãng cũng chỉ sản xuất chiều sâuđược 36-45% các chi tiết của một chiếc xe, phần còn lại là do các nhà sản xuất linhphụ kiện cung cấp
Một đặc điểm nữa của ngành ô tô cũng khiến cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tôluôn phải tìm kiếm các nhà cung cấp linh phụ kiện ở bên ngoài đó là do vốn đầu tư
Nhập khẩu
SX nội viNội địaFDI
FDINội địa
SX nội vi
Trang 36trong ngành công nghiệp ô tô rất cao Đồng thời, ngành ô tô cũng là ngành cơ khíchính xác đòi hỏi độ an toàn, chất lượng, kỹ thuật cao Ví dụ: dây belt trong xe ô tôgiá trị chỉ từ 3-6 USD, nhưng nếu bị hư thì làm hư nguyên cả máy ô tô (engine), …nên những nhà sản xuất ô tô có thương hiệu chỉ mua những linh kiện mà họ tintưởng vào chất lượng để không ảnh hưởng đến thương hiệu của họ
Đặc biệt đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đây là ngành luôn luônđược ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp, tuy nhiên hơn 10 năm qua vẫndẫm chân tại chỗ Nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khôngphát triển được và giá bán xe trong nước cao hơn nhiều so với xe trong khu vực là
do ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ cho ngành ô tô ở Việt Nam vẫn cònkém phát triển Do đó, để đảm bảo cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thểcạnh tranh được với các nước trong khu vực thì phát triển công nghiệp phụ trợngành ô tô là điều cần thiết phải làm
Phát triển công nghiệp phụ trợ để thu hút vốn đầu tư
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển công nghiệp Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những giúp chúng
ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư mà còn có tác dụng giải quyết việc làm,
mở rộng các mặt hàng trên thị trường … Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nướcngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiêntiến … cho Việt Nam Vì vậy, Nhà nước luôn có những biện pháp cần thiết để thuhút nguồn vốn này vào đầu tư tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của nềnkinh tế
Đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất các loại máymóc, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có lợi Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộphận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuấtmáy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5 đến 10%, do đó khảnăng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanhnghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam luôn muốn tăng tỷ lệ nộiđịa hoá để giảm giá thành sản xuất Có thể thấy trong cấu thành của sản phẩm công
Trang 37nghiệp, tỷ lệ của chi phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí laođộng nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ không pháttriển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn
Như vậy, giữa FDI và công nghiệp phụ trợ luôn có mối quan hệ tương hỗ vớinhau Do đó, muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì hệthống công nghiệp phụ trợ trong nước phải đi trước một bước, tạo nền tảng cơ sở hạtầng để cung cấp các đầu vào cần thiết cho ngành công nghiệp lắp ráp
Tuy nhiên ở Việt Nam do công nghiệp phụ trợ vẫn còn non yếu và nhiều hạnchế nên các doanh nghiệp FDI rất khó tìm được nguồn cung cấp công nghiệp phụtrợ đáng tin cậy, điều đó đã hạn chế rất nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài đểphát triển nền kinh tế Nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô thìphát triển công nghiệp phụ trợ là điều không thể thiếu để có thể thu hút được nguồnvốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này
1.1.3.2 Những yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô
Dung lượng thị trường đủ lớn
Như đã phân tích ở trên, công nghiệp phụ trợ là ngành thường đòi hỏi vốn đầu
tư lớn hơn so với công nghiệp lắp ráp Tỉ lệ vốn đầu tư trong công nghiệp phụ trợchiếm tới gần 80%, nhất là trong các ngành công nghiệp phụ trợ như tạo khuônmẫu, gia công kim loại, ép nhựa … thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều máy móc đắttiền – các thiết bị sản xuất không thể chia nhỏ thành nhiều phần và không đòi hỏinhiều về công nhân Do vậy, các doanh nghiệp phụ trợ luôn phải nỗ lực giảm chiphí vốn đơn vị bằng cách tăng sản lượng đầu ra do chi phí vốn đơn vị sẽ tỉ lệ nghịchvới sản lượng sản phẩm đầu ra, nghĩa là số lượng sản phẩm đầu ra càng lớn thì chiphí càng giảm (hiệu quả sản xuất theo qui mô) Sự gia tăng này chỉ có thể được đảmbảo bằng một lượng cầu lớn Đây chính là lý do mà các doanh nghiệp công nghiệpphụ trợ luôn cần phải đảm bảo dung lượng thị trường đủ lớn Ta có thể thấy đượcđiều này qua biểu đồ sau:
Trang 38Biểu đồ 1.1 Giảm chi phí đơn vị trong công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam - VDF
Có thể nói dung lượng thị trường lớn đóng vai trò rất quan trọng đối với côngnghiệp phụ trợ vì ngành này luôn đòi hỏi phải có lượng đặt hàng tối thiểu tương đốilớn thì mới có thể tham gia vào thị trường Do đó để các ngành công nghiệp phụ trợ
có thể phát triển hiệu quả thì cần phải đảm bảo dung lượng thị trường đủ lớn hoặcthị trường sẽ phát triển, dung lượng thị trường sẽ lớn trong tương lai
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp phụ trợ ngành ô
tô do bất kì một chi tiết hay bộ phận nào được sản xuất cũng đều đòi hỏi một lượngvốn lớn Vì thế các doanh nghiệp khi đầu tư vào đây luôn xem xét rất kĩ trước khiđầu tư Để có thể thu hút được các nhà đầu tư vào ngành này thì nhất thiết phải tạo
ra được một thị trường tiêu thụ lớn
Nguồn nhân lực có kỹ năng
Nguồn nhân lực có kỹ năng là yếu tố quyết định thứ hai tới sự phát triển củacông nghiệp phụ trợ sau dung lượng thị trường Theo quan điểm của hầu hết các nhà
Chi phí đơn vị Sử dụng nhiều vốn
Sử dụng nhiều lao động
Sản lượng
Trang 39đầu tư nước ngoài thì nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều máy móc hiện đại,một công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ còn hiệu quả hơn công nhânkhông có trình độ vận hành máy mới Đối với Việt Nam thì nguồn nhân lực có kỹnăng là nhân tố cần thiết để nước ta có thể “phá vỡ trần thuỷ tinh”, đưa nền kinh tế
có thể đuổi kịp và vượt lên mức mà Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc … đã đạtđược Tuỳ theo quy trình sản xuất nguồn nhân lực chất lượng cao có thể được chiathành: kỹ sư dây chuyền sản xuất, kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm, công nhânlắp ráp trình độ cao
• Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất: đây là những người lao động đa kỹnăng, có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy
• Kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm: là những người thiết kế, sản xuất vàđiều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu, tay nghề của họ đã đạt đến độ hoàn hảo và
có thể cảm nhận những khác biệt đến từng milimét đối với các sản phẩm
• Công nhân lắp ráp trình độ cao: là những người có thể tự mình lắp ráphoàn chỉnh toàn bộ sản phẩm, do đó họ rất thông hiểu từng chi tiết trong mỗi sảnphẩm và có thể gợi ý để cải thiện từng chi tiết trong sản phẩm đó
Có thể nói nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề cho phương thức sản xuấttích hợp Trong quá trình sản xuất tích hợp, các linh kiện được thiết kế đặc trưngcho từng sản phẩm và liên tục được cải tiến nhằm đạt đến chuẩn mực cao hơn Sảnxuất công nghiệp phụ trợ là một khâu không thể thiếu trong quá trình này, vì thế mànguồn nhân lực có kỹ năng cao là một yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệpphụ trợ
Xây dựng được những liên kết trong chuỗi giá trị của ngành ô tô
Trong xu thế đẩy mạnh toàn cầu hoá kinh tế và bước chuyển sang kinh tế trithức của nền kinh tế toàn cầu, hiện người ta đặc biệt quan tâm đến 3 vấn đề mới:
- Thứ nhất đó là "Chuỗi giá trị toàn cầu" đang trở thành khuôn khổ xác
định khả năng tham gia vào phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh củatừng nước và theo đó, mạng sản xuất toàn cầu và khu vực sẽ đặt ra yêu cầu các quốc
Trang 40gia phải định hướng lại các lựa chọn phát triển của mình về mặt cơ cấu và theo đó,động thái "phối hợp" trong sản xuất toàn cầu có khuynh hướng nổi trội diễn ra đồngthời với cạnh tranh quốc tế
- Thứ hai là khuynh hướng dịch vụ hoá nền kinh tế toàn cầu, nhất là dịch
vụ dựa trên công nghệ và tri thức cao, đang tác động đến tất cả các nhóm nước, kể
cả nhóm các nước kém phát triển đi sau Dĩ nhiên, dịch vụ tạo việc làm và dịch vụphụ trợ phát triển công nghiệp là phù hợp và quan trọng nhất đối với các nước đangtrong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá
Thứ ba là khuynh hướng phát triển rút ngắn hiện đại, bắt đầu từ chu kỳ công
nghệ có xu hướng ngày càng ngắn dưới tác động của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ mới đang đưa đến khả năng các nước đi sau phải có các đột phá trongphát triển theo cách mở rộng dịch vụ, thương mại và bùng nổ thu hút FDI, tham gia
"chuỗi giá trị" khu vực/toàn cầu, thực hiện phát triển bền vững để giảm thiểu các rủi
ro và tính dễ tổn thương do toàn cầu hoá mang lại
Do vậy, muốn ngành công nghiệp phụ trợ có thể phát triển được trong điềukiện hội nhập toàn cầu hiện nay thì cần thiết phải xây dựng được những liên kếttrong chuỗi giá trị này và trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàncầu
1.1.3.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam
- Cơ chế chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển công nghiệp
phụ trợ ngành Sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện trên 2 mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, quan điểm của Nhà nước về phát triển công nghiệp phụtrợ trong định hướng chiến lược phát triển công nghiệp
Thứ hai là các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực công nghiệpphụ trợ (như chính sách “nội điạ hoá:,chính sách đầu tư phát triển côngnghiệp phụ trợ;chính sách thuế đánh vào khâu nhập khẩu và khâu sảnxuất các sản phẩm phụ trợ;mức độ đầu tư của Nhà nước vào nghiên cứukhoa học và công nghệ)