1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Công nghệ nhà màng và kỹ thuật tách chiết và nhân giống hoa Cát lan Cattleya ở trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai

13 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Lan Cattleya còn gọi là Cát lan. Tên Cattleya là lấy tên của người Anh chơi lan nổi tiếng William Cattleya. Lan Cattleya có khoảng 60 loại chính và rất nhiều loại lai tạo. Phải nói rằng, lan Cattleya là giống lan có hoa đẹp nhất nên được gọi là hoa Hoàng hậu của các loài hoa. Tên khoa học là Cattleya, họ Orchidaceae. Nguồn gốc từ NamMỹ, xuất xứ từ các nước Braxin, Columbia, Mexicô là vùng nhiệt đới và vùng đồi cao mát mẻ. Đặc điểm hình thái: Lan Cattleya được chia ra làm hai nhóm: + Nhóm 1 lá, giả hành chỉ có một lá và chỉ ra có 12 hoa to rất đẹp. + Nhóm 2 lá, mổi giả hành có 2 lá, có hoa chùm 57 hoa, nhưng hoa nhỏ hơn. Lan Cattleya có khuyết điểm là hoa mau tàn, độ 12 tuần lễ là tàn, nhưng có loại cho hoa có mùi hương rất thơm. Cattleya đa thân, cây mang nhiều giả hành dự trữ nhiều chất dinh dưỡng và nước, nhưng giả hành mập và lùn hơn, rễ nhỏ và dài, mọc từ căn hành bám vào giá thể, cây phát triển theo chiều ngang. Lúc còn non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc lớn các be khô và rụng đi. Thường trên đỉnh giả hành có 1 hoặc 2 lá to, chính giữa có một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa, phát hoa vượt lên và xuyên qua lưỡi mèo để trổ hoa. Trung bình một năm, một cây lan có thể ra 3 giả hành mới. Nếu chăm bón tốt cây phát triển khoẻ mạnh có thể đạt đến 56 giả hành..

Trang 1

MỤC LỤC

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TT

ỨNG DỤNG CNSH ĐỒNG NAI 3

2. MỘT SỐ LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TT ĐANG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI 2.1- Lĩnh vực 4

2.2- Trong nhà màng 2.2.1- Mô tả nhà màng 4

2.2.2- Những cây trồng mà trung tâm đang nghiên cứu và nhân giống 8

2.2.3- Mô tả chi tiết cây trồng mà em thích 9

2.3- Ưu nhược điểm của hệ thống kỹ thuật 12

3 ĐÚC KẾT CỦA BẢN THÂN 13

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lĩnh vực áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là lĩnh vực nhân giống, bảo quản nguồn gen cây trồng Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đang không ngừng phát triển và đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác chọn tạo và nhân giống cây giống Những thành tựu trên đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy

sự phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Ở trường, việc học và thực hành trong lĩnh vực nuôi cấy mô và chọn giống vẫn còn

ở mức độ lý thuyết chưa đi sâu vào thực tế sản xuất Cho nên việc tạo điều kiện cho sinh viên thực tập để có cơ hội tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế là vô cùng cần thiết và quan trọng

Vì vậy, được sự chấp thuận của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học Đồng Nai cùng với sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long và các thầy

cô tại Trung tâm và Viện chúng em đã được tham quan, thực tập và tích được nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân Sau đây chúng em xin báo cáo về kết quả của buổi tham quan thực tế

Trang 3

1 Lịch sử hình thành và phát triển của TT Ứng Dụng CNSH Đồng Nai.

- Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai thuộc Sở Khoa học

và Công nghệ được UBND tỉnh thành lập năm 2008, với nhiệm vụ ứng dụng triển khai thành tựu công nghệ sinh học vào thực tiễn sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp Với diện tích 207,8 ha đã được duyệt quy hoạch tại ấp 2, xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ Tháng 7/2010, Khu Trung tâm Ứng dụng chính thức được công bố hoạt động và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước… phục vụ cho các triển khai nghiên cứu về công nghệ sinh học và môi trường Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự chỉ đạo thực hiện sát sao của Giám đốc Sở KHCN Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong thời gian ngắn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đường kết nối, hệ thống điện lưới và 05 giếng khoan công nghiệp, nhà điều hành trạm bơm nước, hồ chứa 200

m3, tháp nước cao 24m với dung tích 60 m3 phục vụ các đề tài/dự án và doanh nghiệp đầu tư triển khai tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai Với cơ sơ hạ tầng hiện có Khu Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai đã thu hút 8 doanh nghiệp công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học đầu tư Ngoài ra, Trung tâm Ứng dụng CNSH với nguồn nhân lực hiện có 26 cán bộ viên chức, trong đó có thạc sĩ 12, đang học nghiên cứu sinh 01, cao học 07, lực lượng cơ hữu này là hạt nhân nối kết với các viện, trường và doanh nghiệp: Đại học Nông Lâm TP HCM, Đại học Khoa học và Tự nhiên, Trung tâm CNSH

Tp HCM, Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, Trung tâm Cây ăn quả miển Đông, thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp như: Mô hình xen xoài trong vườn chôm chôm; mô hình áp dụng kỹ thuật tổng hợp phát triển cây bơ sáp; mô hình trồng cây

Trang 4

sầu riêng xen măng cụt; mô hình chuối liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm ca cao; mô hình ứng dụng công nghệ cao cho cây thanh long

- Trong thời gian tới, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ:

+ Xúc tiến thành lập Khu Công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học trên cơ sở nền tảng của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh

+ Thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao chuyên ngành Công nghệ sinh học đầu tư, thu hút các Trường, Viện về nghiên cứu, triển khai đề tài/dự án vào Trung tâm

+ Tiếp tục đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chuyên ngành công nghệ sinh học, dược và nông nghiệp

2 Một số lĩnh vực khoa học và công nghệ TT đang nghiên cứu và triển khai.

2.1 Lĩnh vực

- CNSH Thực vật.

- CNSH Động vật.

- Vi sinh ứng dụng.

- Ứng dụng tin sinh học.

2.2 Trong nhà màng

2.2.1 Mô tả nhà màng: vẽ mặt bằng nhà màng, thống kê những số

liệu (hình ảnh, thông số kĩ thuật, công dụng).

a) Mặt bằng nhà màng.

Trang 5

b) Thống kê thiết bị dụng cụ có trong nhà màng.

- Dụng cụ bắt ruồi tự chế là chai nhựa được bôi keo vàng để thu hút ruồi, côn trùng.

- Giá treo lan rừng:

Trang 6

Công dụng: là những móc bằng thép được treo lên giá để bộ rễ của lan được thông

thoáng và phát triển tốt

- Dây căng ở bên luồng cây lan:

Công dụng: giúp cây đứng vững.

Trang 7

- Quạt thông gió:

Công dụng: Hệ thống thông gió là khía cạnh quan trọng nhất của quản lý môi

trường trong nhà kính Các cây trồng có thể được tạo điều kiện ánh sáng hoàn hảo

và chế độ ăn uống đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng, nhưng nếu không có một hệ thống thông gió hoạt động tốt chúng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và không đạt đến hiệu quả tối đa Hệ thống thông gió cho cả nhà kính phục vụ cùng bốn mục đích rất quan trọng: kiểm soát nhiệt độ, kiểm soát độ ẩm, không khí lưu thông, và bổ sung

CO2

+ Chi tiết kỹ thuật phần cứng:

 Bộ bảo vệ nguồn 115/230VAC - 1 bộ bên trong và một bộ bên ngoài tùy chọn

 Chống nhiễu sóng đầu ra và đầu vào

 2 nguồn cấp cho máy - 115/230VAC hay 12VDC

 Đầu ra - 24VAC - 64 cổng

 Đầu ra - chốt DC (theo xung) - lên đến 256 cổng ( sử dụng cáp đơn)

 Đầu vào tín hiệu số/ hoạt động theo xung - lên đến 16 cổng

 Sự truyền dữ liệu: lên đến 50 bộ điều khiển trong một hệ thống

 Sự lựa chọn kết nối máy tính - dây điện, điện thoại, radio, theo mạng

+ Chi tiết kỹ thuật phần mềm:

 Chương trình tưới - lên đến 15 chương trình

 Khởi động chương trình tưới theo thòi gian

Trang 8

 Số lượng van cài đặt cho mỗi chương trình tưới là 40, có thể tưới theo nhóm van hoặc các van nối tiếp nhau

 Chương trình châm dinh dưỡng - 10CT

 Phương pháp châm dinh dưỡng: thời gian, khối lượng, tỉ lệ (1/1000) và EC/pH

 Phương pháp châm dinh dưỡng của mỗi kênh phân độc lập nhau: thụ động, EC, Axit hoặc Bazo

 Hai đầu đọc cảm biến đo EC/pH một cách chính xác làm tăng sự tin cậy

 Kiểm soát EC trước khi phân bón được trộn với nước sạch và kiểm soát EC của nước thu hồi

 Đo lường nước trong ống dẫn: 8 đồng hồ đo

 Xả lọc - 24 lọc được kết nối với van chính

 Chương trình làm mát/ giữ ẩm: 5 chương trình linh động theo độ

ẩm và nhiệt độ

2.2.2 Liệt kê những cây trồng

- Nhóm cây cảnh:

Trang 9

+ Lan rừng:

Cù lao minh

2.2.3 Mô tả cây mà em thích.

Sau khi tham quan nhà màng, em thích nhất là cây hoa phong lan Cattleya lai bởi

vẻ đẹp tinh khiết của nó Em xin nói về những hiểu biết của mình sau khi tìm hiểu nó

Vũ nữ mini

Trang 10

- Lan Cattleya còn gọi là Cát lan Tên Cattleya là lấy tên của người Anh chơi

lan nổi tiếng William Cattleya Lan Cattleya có khoảng 60 loại chính và rất nhiều loại lai tạo Phải nói rằng, lan Cattleya là giống lan có hoa đẹp nhất nên được gọi là hoa Hoàng hậu của các loài hoa

- Tên khoa học là Cattleya, họ Orchidaceae.

- Nguồn gốc từ Nam-Mỹ, xuất xứ từ các nước Braxin, Columbia, Mexicô là

vùng nhiệt đới và vùng đồi cao mát mẻ

- Đặc điểm hình thái: Lan Cattleya được chia ra làm hai nhóm:

+ Nhóm 1 lá, giả hành chỉ có một lá và chỉ ra có 1-2 hoa to rất đẹp

+ Nhóm 2 lá, mổi giả hành có 2 lá, có hoa chùm 5-7 hoa, nhưng hoa nhỏ hơn

- Lan Cattleya có khuyết điểm là hoa mau tàn, độ 1-2 tuần lễ là tàn, nhưng có

loại cho hoa có mùi hương rất thơm

- Cattleya đa thân, cây mang nhiều giả hành dự trữ nhiều chất dinh dưỡng và

nước, nhưng giả hành mập và lùn hơn, rễ nhỏ và dài, mọc từ căn hành bám vào giá thể, cây phát triển theo chiều ngang Lúc còn non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc lớn các be khô và rụng đi Thường trên đỉnh giả hành có 1 hoặc 2

lá to, chính giữa có một lưỡi mèo bao bọc lấy phát hoa, phát hoa vượt lên và xuyên qua lưỡi mèo để trổ hoa Trung bình một năm, một cây lan có thể ra 3 giả hành mới Nếu chăm bón tốt cây phát triển khoẽ mạnh có thể đạt đến 5-6 giả hành

Trang 11

Kỹ thuật tách chiết và nhân giống

- Lưu ý khi tách chiết: Chậu Cattleya đem tách chiết tốt nhất nên để khô,

không tưới nước nhiều, tránh tách chiết trong ngày mưa vì độ ẩm không khí quá cao, nhựa trong cây nhiều làm cho vết cắt khó lành, hơn nữa để đề phòng nấm bệnh xâm nhập làm hư hại cây

 Tháo móc treo chậu ra, dùng hai tay bóp xung quanh thành chậu cho rễ bong khỏi thành chậu, bóc tách các rễ mọc chờm ra ngoài thành chậu và rút cả bụi lan ra khỏi chậu

 Dùng tay móc hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây

 Dùng que hoặc đũa chọc cho giá thể còn bám lại xung quanh ra hết

 Dùng kéo hoặc dụng cụ cắt thật sắc, đổ cồn vào dụng cụ và đốt trước khi cắt

đề phòng lây lan nấm bệnh Cắt bỏ sạch những rễ đã hư thối

 Xác định điểm cắt, tách: mỗi đơn vị tách ra nên có từ 3 giả hành trở lên là tốt nhất, hướng tách ra phải còn mắt ngủ có thể phát triển thành chồi non Qúa trình tách chiết bước này là quan trọng nhất Cần xác định điểm cần cắt trước, đánh dấu, sau đó tiền hành cắt Lưu ý dụng cụ cắt phải thật sắc, cắt thật ngọt Nếu vết cắt bị dập, dùng dao lam gọt lại cho ngọt Bôi vôi, sơn hoặc thuốc sát trùng vào vết cắt

 Đơn vị lan mới tách ra, cần vệ sinh sạch sẽ ngay, cắt bỏ rễ thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước, để ráo, bôi vôi vào các chỗ cắt Tốt nhất để chỗ mát sau 01-02 ngày thì tiến hành trồng lại

 Chuẩn bị giá thể trồng Cattleya Có rất nhiều loại giá thể để trồng Cattleya, mỗi loại giá thể thích hợp với cách trồng và điều kiện trồng tại từng vườn, từng vùng miền Ngoài ra có thể trồng bằng đá bọt, sỏi nhẹ Than củi chọn loại thật chắc, sờ vào không tạo ra bụi than, ngâm xả nhiều lần khi nào than

Trang 12

chìm xuống đáy xô nước là có thể đem trồng Dớn cọng có thể xử lý bằng cách luộc qua nước sôi,…

 Chậu và giá đỡ: Chậu cũ dùng lại phải rửa sạch bằng xà phòng loãng Để giúp cây đứng vững thời gian đầu cần làm cọc đỡ hoặc cột dây cho cây đứng vững Dùng dây thép cứng cột ngang quang treo, dùng đũa gác ngang miệng chậu, dùng dây nhôm mềm, làm cọc ti tơ, dùng cước co dãn cố định lan,… đều được

 Trồng lại: Đáy chậu nhét 1 ít xốp, xếp than vào chậu thứ tự to dưới, nhỏ trên Nên xếp than theo chiều thẳng đứng, kê một miếng xốp nhỏ dưới gốc lan không cho tiếp xúc trực tiếp với than củi Để vào chậu cây vào chỗ mát, chờ khi nào cây ra rễ trở lại bám nhiều xuống than thì bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt

 Dụng cụ cần thiết gồm: Dao, kéo, cồn, bật lửa, kìm cắt cây, chậu, móc, giá thể, thuốc xử lý vết cắt,…

 Ứng dụng thực tế:

Đây là loài hoa trang trí nội thất xuất sắc và hoàn hảo cho các giỏ treo Cây lan Cattleya chậu treo thường được dùng trồng trang trí quán cafe, nhà hàng, cửa sổ, giàn treo…

2.3 Ưu nhược điểm của hệ thống kỹ thuật nhà màng

- Ưu điểm

+ Ngăn cản được sự xâm hại của côn trùng sâu bọ tối đa

+ Điều chỉnh được lượng gió lưu thông trong nhà màng nhờ quạt thông gió

+ Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cùng hệ thống tưới cài đặt tự động tiết kiệm sức lao động

Trang 13

+ Hạn chế được lượng nắng chiếu vào nhà màng thích hợp cho những cây không ưa nắng

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư ban đầu cao

+ Thời gian sử dụng lưới hay nilon bao quanh cho nhà màng là có hạn sẽ phải đầu tư lại

3 Đúc kết của bản thân

Sau một ngày tham quan, em thật sự vẫn chưa hiểu được nhiều về công nghệ

ở đây Nhưng em cái em cảm nhận được là đam mê, là tình yêu nghề, lòng nhiệt tình với công việc của các anh chị ở đây Em nhận ra được niềm hạnh phúc khi được làm những công việc mình yêu thích Tất nhiên sẽ vất vả lắm, con đường nào cũng gian nan hết Nhưng em nghĩ tới những lúc những cái cây lớn lên và trĩu quả, những con vật nuôi khỏe mạnh và sinh sôi, chắc chắn các anh chị sẽ rất hạnh phúc, một cảm giác mà chỉ những người sống có lý tưởng mới có thể cảm nhận được Em nhất định sẽ hạnh phúc như vậy, dù có gian nan ra sao, vì nếu dễ dàng đã chẳng gọi là ước mơ đúng không thầy! Đúng như thầy nói, nếu đã trải qua một lần cận kề cái chết thì có lẽ mọi việc trên đời này chẳng còn đáng bận tâm Chẳng còn cơ hội thứ hai để mà chần chừ với những gì mình khao khát, chẳng thể sống thêm một lần nào nữa và cũng chẳng có cái hẹn ngày mai nào với ước mơ cả Em cảm ơn thầy vì đã tổ chức chuyến đi Với em thật sự nó rất có ý nghĩa

Ngày đăng: 03/09/2017, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w