1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ

25 869 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 11,43 MB

Nội dung

Nghiên cứu, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học, Công Nghệ

Trang 1

Lời nói đầu

Theo chương trình đào tạo của trường Đại học An Giang thì sinh viên năm thứ 4 ngành côngnghệ sinh học, khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên có chuyến thực tập cơ sở Nhằm mụcđích giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về những ứng dụng của công nghệ sinh học trong đời sốngthực tiễn, nắm vững một số kiến thức đã học Đồng thời cũng giúp cho sinh viên làm quen vớimôi trường làm việc, để có thể thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc sau này

Tôi thực tập cơ sở tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ Thời gian thực tập

từ 25/01/2010 – 28/02/2010 Được sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của các anh chị trong phòngphân tích thí nghiệm đã giúp tôi nắm vững các thao tác kỹ thuật tạo meo giống nấm, hiểu rõ hơnnhững lý thuyết đã học, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị và nhiều kiến thức bổ íchkhác

Tôi xin chân thành cám ơn nhà trường, khoa, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn, giáo viênhướng dẫn, các anh chị ở trung tâm đã tạo đủ mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành chuyến thực tập

cơ sở trong thời gian qua

Trang 2

Chương 1 Giới thiệu chung1.1 Giới thiệu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ

Địa chỉ: 17 Lê Lai, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: (076) 954306 – 954304 Fax: (076) 954305

Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao Khoa Học Công Nghệ tỉnh An Giang được thành lập theoquyết định số 5805/QĐ.UB.TC ngày 25/7/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nay làTrung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ hoạt động với các chức năng và nhiệm vụchủ yếu như sau:

- Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và sản xuất thử nghiệm trong các lĩnh vực khoa họccông nghệ

- Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ và môi trường:

+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

+ Tư vấn về giám sát môi trường; thiết kế, lắp đặc hệ thống xứ lý nước thải, khí thải, nướcsinh hoạt

+ Phân tích mẫu về các chỉ tiêu môi trường (nước, không khí)

+ Tư vấn và lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét

+ Tư vấn về sở hữu công nghệ và ISO 9000

+ Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ

+ Cung ứng các loại cây giống bằng kỹ thuật cấy mô

+ Cung ứng hóa chất, vật tư, thiết bị phục vụ họat động khoa học công nghệ và môi trường.+ Đào tạo nghiệp vụ về quản lí khoa học công nghệ và môi trường

+ Sản xuất kinh doanh: các sản phảm, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và bảo vệmôi trường từ nhựa Composite bình lọc nước uống (nến lọc được làm từ nguyên liệuDiatomite), ngọc thạch thất sơn, gốm mỹ nghệ, gốm đen, gốm đỏ, chế phẩm sinh học EM,cung cấp meo giống, bịch phôi nấm mèo và bào ngư, bột xử lí nước sinh hoạt

Trang 3

1.2 Đặt vấn đề

Nấm ăn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, do chứa nhiều protein, các axit amin, khoáng,vitamin…Ngoài ra, nấm ăn còn được dùng để chữa trị một số bệnh như: giảm cholesterrol trongmáu, điều hòa huyết áp, thiếu máu, ung thư…, không có các độc tố.Vì vậy nấm ăn được xem làmột loại rau cao cấp, “rau sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến trong các bữa ăngia đình

Ngoài những đặc điểm ưu việt của nấm ăn về dinh dưỡng, việc trồng nấm còn mang lại nhữnghiệu quả cao về kinh tế, là một trong những hướng phát triển của công nghệ sinh học Do vậy,nghề trồng nấm đã được hình thành, phát triển và lan rộng khắp toàn cầu từ rất lâu Nghề trồngnấm dần dần đã trở thành một nghề với trình độ ngày một cao và sản xuất theo qui mô côngnghiệp ở nhiều nước trên thế giới

Ở Việt Nam, lợi thế của nghề trồng nấm ăn là rất lớn, nếu chúng ta khai thác hiệu quả tiềm năngdồi dào về lao động nông nghiệp, rơm, rạ, nguyên vật liệu trong nông thôn và công nghệ sinh học(Trần Đình Đằng, 2007) Tuy nhiên nghề trồng nấm ở nước ta còn quan niệm là nghề phụ nênphát triển rất yếu so với các nước khác trên thế giới Sản xuất chủ yếu các loài nấm quen thuộcnhư nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư…, các loài nấm mới có giá trị kinh tế chưa được trồng phổbiến như: nấm mỡ, nấm hầu thủ, nấm thái dương Vì vậy cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất kỹthuật, xây dựng qui trình sản xuất nấm mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề trồng nấm trongnước

Hình 1: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ

Trang 4

Nấm rơm lụa bạc là một trong những loại nấm mới, là loài nấm dại, ăn rất ngon nhưng cũng rấthiếm Người ta đã tìm thấy nó ở Trung Quốc và một số nơi khác trên thế giới trong đó có ViệtNam Hiện nay chưa có tài liệu nào nói rõ qui trình trồng nấm rơm lụa bạc

Năm 2002, GS-TS Phạm Thành Hổ đã nghiên cứu một số đặt tính sinh học và hệ thống chọn

dòng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina phân lập tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu nuôi

trồng 4 dòng đơn bào tử của nấm này, bước đầu ứng dụng vào chọn giống Nấm rơm lụa bạcsống từ vùng ôn đới đến cận nhiệt đới, nấm này cho ra quả thể trên bông gòn thải, mạt cưa, đặtbiệt là mạt cưa đã qua sử dụng (mạt cưa đã sử dụng trồng nấm mèo hoặc nấm bào ngư) Từ đócho thấy nấm rơm lụa bạc hoàn toàn có khả năng nuôi trồng ở nước ta

Đề tài “Qui trình sản xuất meo nấm rơm lụa bạc trên môi trường lúa” với mục đích khảo sát tốc

độ và điều kiện lan tơ của nấm rơm lụa bạc trên môi trường lúa Hoàn thiện qui trình sản xuấtmeo là hoàn thiện bước đầu trong qui trình trồng nấm rơm lụa bạc

Trang 5

Chương 2 Lược khảo tài liệu2.1 Sơ lược về lịch sử trồng nấm

Nấm ăn đã được sử dụng như một loại thực phẩm ngon cách đây hơn hai ngàn năm Loài người

đã biết dùng nấm làm thức ăn và làm thuốc từ thời hoàng đế La Mã

Lúc đầu, nấm được thu hái ngoài tự nhiên nhưng dần dần trở thành mối quan tâm của con người

Từ thế kỉ thứ VI, người ta đã biết trồng các loại nấm để ăn mặc dù kĩ thuật còn thô sơ NgườiTrung Quốc đã biết trồng nấm hương cách đây hơn hai ngàn năm Nhiều tài liệu tham khảo củaChang và Miles (1987) cho thấy nấm mèo được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, nấm kim châmđược trồng vào khoảng năm 800 - 900 dương lịch, nấm hương, nấm rơm, nấm bạch mộc nhĩ đượctrồng theo thứ tự vào những năm 1000, 1700, 1800 (Trần Thị Kim Dung, 2009)

Sự ra đời của nghề trồng nấm được xem như phát sinh ở Pháp cách đây hơn ba thế kỷ Năm

1650, nhận thấy nấm trắng (Agaricus Bisporus) mọc trên các luống bón phân ngựa, những người

trồng dưa bở ở Pháp lấy chổ có nấm mọc hòa vào nước, tưới cho những luống khác, kết quả thuđược nhiều hơn Đến cuối thế kỷ XVII, nấm trắng được trồng để cung cấp cho những bữa ăn vàtiệc của vua Louis XIV Nghề trồng nấm phát triển mạnh nhất dưới thời Napoleon và sau đó lannhanh qua các nước khác (Lê Duy Thắng, 2006) Với những tiến bộ trong vài thập kỷ qua, nghềtrồng nấm đã lan nhanh khắp thế giới và mang tính khoa học thật sự

Bảng sau đây cho thấy con người đã biết nuôi trồng nhiều loại nấm dùng làm thực phẩm và dượcliệu từ rất sớm

Trang 6

Loài nấm

Thời gian lần đầu được nuôi cấy

Loài nấm

Thời gian lần đầu được nuôi cấy

Tricholoma gambosum

1991

Bảng 1: Lịch sử nuôi trồng một số loại nấm (Huỳnh Kim Hà, 2002)

Nhìn chung, công việc thăm dò và nghiên cứu cách trồng nấm đã thực sự phát triển mạnh và rộngkhắp trong những thập kỉ qua, nhất là trong 20 năm trở lại đây Lúc đầu, người ta trồng trên gỗmục, rơm rạ và dần dần, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhất là kĩ thuật vô trùng, người tabắt đầu nghĩ đến việc sử dụng vật liệu phế thải như mùn cưa, bã mía, bông phế thải… để trồngnấm, và đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể

2.2 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới, Việt Nam và An Giang

2.2.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới

Trang 7

Vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó trở thànhmột ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứuvà sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu

Khu vực Bắc Mỹ và châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp lớn được cơ giới hóatoàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao Từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến đều

do máy móc thực hiện Năng suất nấm trung bình đạt từ 40 – 60% so với nguyên liệu ban đầu(nấm mỡ) Năm 1983 ở Pháp sản xuất 200.000 tấn nấm mỡ tươi, nhưng chỉ cần hơn 6000 người(Đinh Xuân Linh và ctv, 2008)

Các nơi ở khu vực châu Á (Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…) triểnkhai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, còn mang tính chất thủ công, năng suấtkhông cao nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số đông nên tổng sản lượng lớn Một số loạinấm ăn được trồng khá phổ biến đó là nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ Sản xuất nấm

mỡ, nấm hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới

Năm 1990, tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới là 3763000 tấn, trong đó nấm mỡ 1424000 tấn,nấm hương 393000 tấn Năm 1994, tổng sản lượng nấm thế giới lên 4909000 tấn, trong đó nấm

mỡ 1846000 tấn (37,6%), nấm hương 826200 tấn (16,8%), nấm rơm 798800 tấn (6,1%), nấm kimvàng 229800 tấn (4,7%), mộc nhĩ trắng 156200 tấn (3,2%), nấm chân cơ 54800 tấn (1,1%), nấmtrơn 27000 tấn (0,6%), nấm hoa cây xám 14200 tấn (0,3%), các loại nấm khác 238800 tấn (4,8%)(Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005)

So sánh năm 1994 với 1990 thì nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim vàng, nấm hoa cây xámđều tăng mạnh Các nước sản xuất nấm chủ yếu năm 1994 là: Trung Quốc 2850000 tấn (trong đóvùng lãnh thổ Đài Loan 71800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng, Hoa Kỳ 393400 tấn (7,61%),Nhật Bản 360100 tấn (7,34%), Pháp 185000 tấn, Hà Lan 88500 tấn, Italia 71000 tấn, Canada

46000 tấn, Anh 28500 tấn, Idonesia 118800 tấn, Hàn Quốc 92000 tấn Sản lượng nấm của cácnước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất làchính (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005)

Đến năm 2005 tổng sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn Riêng Trung Quốc chiếm sảnlượng 50% so với toàn thế giới Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nấm năm sau cao hơn nămtrước trên 5% (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005) Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển đáng kểvà rộng khắp, nhất là trong 20 năm gần đây

2.2.2 Tình hình sản xuất nấm ăn ở Việt Nam

Trang 8

Ở Việt Nam, nấm ăn cũng được biết từ lâu Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mớiđược xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế.

Vấn đề nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 70

Năm 1984 thành lập Trung Tâm Nghiên cứu Nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội

Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định thành lậpTrung tâm Sản xuất Giống nấm Tương Mai Hà Nội (sau đổi tên thành Công ty Sản xuất giống,chế biến và xuất khẩu Nấm Hà Nội) Năm 1986 tổ chức FAO cũng tài trợ thành lập Xí nghiệpNấm Thành phố Hồ Chí Minh

Các đơn vị tham gia sản xuất và xuất nhập khẩu nấm như: Tổng Công ty Rau quả (Vegetexco),Tổng Công ty Xuất nhập khẩu máy (Technoimport), Unimex Hà Nội, Liên hiệp các xí nghiệpthực phẩm vi sinh Hà Nội (Công ty Nấm Hà Nội), Xí nghiệp Nấm Thành phố Hồ Chí Minh,Công ty liên doanh chế biến thực phẩm Meko (Cần Thơ)… Năm 1991 – 1993 Bộ Khoa học –Công nghệ và môi trường triển khai dự án sản xuất nấm theo công nghệ của Đài Loan (NguyễnHữu Đống và ctv, 2005)

Tổng sản lượng các loại nấm được nuôi trồng trong những năm qua ở các tỉnh phía Bắc chủ yếutiêu thụ ở dạng tươi, sấy khô, muối Năm 1988 sản lượng nấm đạt khoảng 30 tấn, tới năm 1993sản lượng nấm đã lên tới khoảng 250 tấn Nhưng đến năm 1995 sản lượng nấm chỉ còn khoảng

50 tấn, do việc tổ chức sản xuất nấm của các đơn vị chuyên doanh về nấm còn nhiều yếu kém,thiết bị , công nghệ trồng nấm nhập khẩu của nước ngoài không phù hợp với Việt Nam về điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và còn nhiều nguyên nhân khác

Từ năm 1997 sản lượng nấm tăng lên lại khoảng 120 tấn, đến năm 2005 sản lượng nấm tăng lêntới khoảng 50000 tấn (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005)

Các loại nấm được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc là: nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ,linh chi, Trân châu và nấm hương

Ở các tỉnh phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long nghề trồng nấm phát triển rất nhanh Sảnlượng tăng theo cấp số nhân: năm 1990 đạt vài tấn/năm đến nay đạt trên 100000 tấn/năm Trồngchủ yếu là nấm rơm, nấm mèo

Trang 9

Hiện nay nhu cầu tiêu dùng thế giới cần hơn 20 triệu tấn nấm/năm, tốc độ tăng 3,5% Thị trườngtiêu thụ cao nhất là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các nước EU Dự kiến vào năm 2010 nước ta sẽ cósản lượng 1 triệu tấn nấm các loại với mức tổng doanh thu 7.000 tỉ đồng, trong đó nấm chế biến

XK chiếm 50% và kim ngạch khoảng 200 triệu USD/năm (Theo báo nông nghiệp, 2009)

Tỉnh An Giang đã xây dựng đề án “Phát triển nghề trồng nấm rơm và phương án hỗ trợ tín dụng phát triển trồng nấm rơm giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh An Giang” Năm 2006, Chi

cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh đã cùng các doanh nghiệp đầu tư xây dựng 11 cơ sở

sơ chế và tiêu thụ nấm

Diện tích trồng nấm rơm trong tỉnh năm 2006 tăng nhanh, đạt 914 ha; tăng gấp 3 lần so năm

2005, năng suất bình quân đạt 11,50 tấn/ha, sản lượng thu được 10.509 tấn Giá bán nấm tươibình quân là 8.000 đồng/kg, đạt giá trị sản xuất gần 84 tỷ đồng, lợi nhuận thu được 50,4 tỷ đồng,giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 7.000 lao động và trên 45.000 lao động theo thời vụ.Năm 2007, An Giang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất nấm rơm trên 4.500 ha,tăng 5 lần so năm 2006

Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đã có 3.651 ha tăng 539 ha so với năm 2008 và đạt 73,02% kếhoạch của tỉnh, sản lượng thu được là 47.398 tấn nấm tươi, đạt giá trị sản xuất gần 710 tỷ đồng,lợi nhuận thu được bình quân là 426 tỷ đồng (cao gần 4 lần so với trồng lúa), theo chuyên ngànhtính toán thì việc trồng 1000 ha nấm tương đương 10.000 ha trồng lúa Mặt khác việc trồng nấmrơm còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 13.315 lao động và 178.050 lao động theo thời vụtrong năm 2009

Để đạt được kết quả trên, ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan đã mở 72 lớp tập huấn kỹthuật trồng nấm rơm, tổ chức 21 điểm trình diễn, tổ chức 53 buổi hội thảo với trên 2.700 lượtngười tham dự; thực hiện 14 lần thời sự phát động trồng nấm rơm, 04 cuộc phóng sự về một sốviệc cần lưu ý trong nuôi trồng và chăm sóc nấm rơm; xây dựng 16 cơ sở chế biến và tiêu thụnấm Thành lập được 93 tổ sản xuất nấm rơm (tính đến năm 2009), trong đó cho các tổ vay vốngần 1 tỷ đồng

Bên cạnh nấm rơm, ngành Nông nghiệp cũng tổ chức cho nông dân sản xuất nấm bào ngư được

610 ngàn bịch thu lợi nhuận trên 2,4 tỷ đồng; sản xuất 10 ngàn bịch nấm mèo thu được lợi nhuậnlà 30 triệu đồng

Trong năm 2010, ngành Nông nghiệp có kế hoạch sản xuất nấm với diện tích 5.000 ha (tăng gần

1350 ha so với năm 2009), và sẽ tổ chức 100 lớp tập huấn trồng nấm rơm có đầy và không đậyrơm áo, xây dựng 48 điểm trình diễn và tổ chức 37 cuộc hội thảo

Trang 10

2.3 Tổng quát qui trình sản xuất meo giống nấm

Trong sản xuất nấm, meo giống giữ vai trò quan trọng hàng đầu Dù chế biến nguyên liệu tốt,chăm sóc kĩ càng nhưng giống nấm xấu thì năng suất không cao hoặc tệ hơn không có nấm mọc.Khoa học đã xác định được rằng nấm ra các tai nấm chỉ khi nào nó được phát triển từ hệ sợi tơnấm Đống rơm rạ ẩm có nấm mọc khi trong đó có sẵn hệ sợi tơ nấm hoặc bào tử nảy mầm tạo rahệ sợi tơ Chỗ nào không có hệ sợi tơ hoặc bào tử thì không có nấm mọc lên Meo giống nấmđược sản xuất để cung cấp cho người trồng thực chất là hệ sợi tơ nấm thuần chủng được nuôibằng môi trường tự nhiên đã khử trùng (rơm rạ cắt ngắn, trấu trộn bột bắp, mùn cưa, hạt ngũcốc…)

Trong sản xuất ở qui mô lớn giống nấm là yếu tố quyết định sự thành bại Meo giống cần đạt cácyêu cầu sau (Lê Duy Thắng, 2006):

- Thuần nhất (không lẫn các giống khác)

- Không có mầm bệnh (do nhiễm tạp, sâu bệnh…)

- Hiệu quả kinh tế ( năng suất, khả năng kháng bệnh, giá trị thương phẩm…)

Giống nấm tốt là giống nấm có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua; không già hoặc non Sửdụng giống nấm tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3 – 4 ngày Muốn để lâuhơn phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh, đối với giống nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, nấm Trân châu,linh chi bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 5oC, kéo dài 30 – 45 ngày; giống nấm rơm, mộc nhĩ bảo quản

ở nhiệt độ từ 15 – 20oC, kéo dài 15 – 30 ngày (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005)

Các nguồn để tạo ra hệ sợi tơ nấm có thể là: bộ sưu tập giống, giống từ đơn hoặc đa bào tử, giống

từ mô thịt nấm, giống từ giá thể nấm Mô thịt nấm được dùng phổ biến nhất, vì thao tác dễ làm và

có đặc tính ít bị biến dị, hạn chế lẫn hoặc nhiễm tạp bởi vi sinh khác

Việc phân lập thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất một loại tơ nấm địnhlàm giống

Trang 11

Quy trình sản xuất giống có thể tóm tắt như sau:

Môi trường nuôi cấy phải được thanh trùng nghiêm ngặt Trong khâu làm giống gồm các loại môitrường như: môi trường thạch, hạt, cọng, giá môi…có các đặc điểm sau:

- Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho nấm

- Không ảnh hưởng đến sinh lý và biến dưỡng của nấm, như pH môi trường, sự tích luỹ các chấtđộc…

- Không làm thay đổi đặc tính nấm như: mau già (lão hoá), thoái hoá…

- Dễ thực hiện và tiện dụng như:

+ Giống thạch để quan sát chọn lựa

+ Meo hạt giúp phân bố nhanh nguồn giống

+ Meo cọng thao tác nhanh trong cấy chuyền và phát triển tơ

+ Meo giá môi giúp nấm làm quen với nguyên liệu trong điều kiện nuôi tự nhiên

Môi trường thạch, tùy từng loại nấm mà dùng các môi trường nuôi cấy thích hợp, có thể dùng cácmôi trường sau:

- Môi trường thạch khoai tây (PDA): khoai tây 200g, dextrose 20g, agar 20g, nước cất vừa đủ

Hình 2: Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất giống nấm

(Lê Duy Thắng, 2006)

Giống gốc

Giống sản xuất(giống thạch)

Giữ

giống

Môi trường thạch

Môi trường hạt: lúa…

Môi trường giá môi: rơm, trấu, mạt cưa…

Môi trường cọng: rơm, khoai mì

Trang 12

- Môi trường gạo lức: gạo lức 1kg, nước cất vừa đủ.

Môi trường hạt là môi trường xốp với nguyên liệu chính là ngủ cốc

- Môi trường lúa: lúa 1kg, 2g thạch cao, nước cất vừa đủ

- Môi trường trấu có bổ sung: 700g trấu, cám 200g, bộ bắp 100g, nước vừa đủ

- Môi trường gạo lức: gạo lức 1kg, nước cất vừa đủ

Môi trường cọng là một dạng nhân giống trung gian Môi trường cọng có thể dùng thân cây khoai

mì, thân cây so đũa, hay thân cây điên điển

- Môi trường cây điên điển: cây điên điển chẻ nhỏ, vôi bột vừa đủ, nước vừa đủ

- Môi trường cây khoai mì: cây khoai mì chẻ nhỏ, vôi bột vừa đủ, nước vừa đủ

Môi trường giá môi dùng rơm, trấu, mạt cưa hay nguyên liệu hỗn hợp dùng để trồng nấm thươngphẩm, với mục đích là làm cho tơ nấm phát triển quen với nguyên liệu khi đem ra trồng tự nhiên.Quá trình sản xuất meo giống qua rất nhiều khâu Từ bộ sưu tập giống đến meo giá môi đưa đếnngười trồng phải thực hiện nhiều lần cấy chuyền Mỗi lần cấy chuyền thì số lượng lại tăng lênnên được gọi là quá trình nhân giống

Trong thao tác và quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý đền vấn đề vô trùng Đồng thời ở từnggiai đoạn, thường xuyên kiểm tra giống mọc không bị nhiễm tạp

2.4 Tổng quan về nấm rơm lụa bạc

2.4.1 Vị trí phân loại của nấm rơm lụa bạc

Volvariella bombicina được phân loại như sau :

Ngày đăng: 01/04/2013, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sau đây cho thấy con người đã biết nuôi trồng nhiều loại nấm dùng làm thực phẩm và dược  liệu từ rất sớm - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Bảng sau đây cho thấy con người đã biết nuôi trồng nhiều loại nấm dùng làm thực phẩm và dược liệu từ rất sớm (Trang 5)
Bảng 1:  Lịch sử nuôi trồng một số loại nấm (Huỳnh Kim Hà, 2002) Nhìn chung, công việc thăm dò và nghiên cứu cách trồng nấm đã thực sự phát triển mạnh và rộng  khắp trong những thập kỉ qua, nhất là trong 20 năm trở lại đây - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Bảng 1 Lịch sử nuôi trồng một số loại nấm (Huỳnh Kim Hà, 2002) Nhìn chung, công việc thăm dò và nghiên cứu cách trồng nấm đã thực sự phát triển mạnh và rộng khắp trong những thập kỉ qua, nhất là trong 20 năm trở lại đây (Trang 6)
Hình 3: Nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 3 Nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina (Trang 13)
Hình 4: Bào tử nấm Volvariella bombicina nhìn dưới kính hiển vi - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 4 Bào tử nấm Volvariella bombicina nhìn dưới kính hiển vi (Trang 14)
Hình 6: Sơ đồ qui trình tạo meo giống nấm rơm lụa bạc - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 6 Sơ đồ qui trình tạo meo giống nấm rơm lụa bạc (Trang 19)
Hình 8: Bình tam giác mới cấy chuyền - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 8 Bình tam giác mới cấy chuyền (Trang 20)
Hình 9: Các bịch môi trường lúa - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 9 Các bịch môi trường lúa (Trang 20)
Bảng 2: Tốc độ lan tơ của nấm rơm lụa bạc - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Bảng 2 Tốc độ lan tơ của nấm rơm lụa bạc (Trang 20)
Hình 10: Tơ nấm lan 50% trên các bịch lúa, ủ - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 10 Tơ nấm lan 50% trên các bịch lúa, ủ (Trang 21)
Hình 11: Tơ nấm lan 100% trên các bịch lúa, - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Hình 11 Tơ nấm lan 100% trên các bịch lúa, (Trang 21)
Bảng ANOVA: Phân tích tốc độ lan tơ của nấm rơm lụa bạc (tơ nấm lan 50% bịch) - Nghiên cứu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
ng ANOVA: Phân tích tốc độ lan tơ của nấm rơm lụa bạc (tơ nấm lan 50% bịch) (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w