1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH

78 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 565,2 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHÚC TÍNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 062012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh” do Nguyễn Phúc Tính, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ . LÊ VĂN MẾN Người hướng dẫn ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập và đặc biệt là trong thời gian thục hiện đề tài tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến:  Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.  Ban Chủ Nhiệm, Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạtnhững tri thức quý báo về đạo đức, lối sống và đặc biệt là kiến thức chuyên ngành cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.  Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Mến người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, chính nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy mới có thể giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.  Tôi xin cảm ơn ban giám đốc cùng các anh chị trong các phòng ban của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà vinh đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài.  Con xin cảm ơn cha mẹ, người đã sinh ra con, yêu thương con nhất, đã luôn động viên cho con làm chỗ dựa tinh thần cho con trên suốt chặng đường con đã đi qua, con cảm ơn cha mẹ rất nhiều, con yêu cha mẹ.  Tôi cũng không quên cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng, do kiến thức còn hạn hẹp, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài cũng như thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên khó tránh khỏi những sai xót trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, rất mong Quý Thầy Cô và các bạn thông cảm cũng như rất mong sự góp ý của Quý Thầy Cô và các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN PHÚC TÍNH. Tháng 6 năm 2012. “Phân tích hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh” NGUYEN PHUC TINH. June 2012. “Analysis of efficiency in the use of capital at the center of scientific applications and technology in Tra Vinh” Khóa luận thực hiện nghiên cứu xoay quanh vấn đề chính là phân tích tìm hiểu về hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, thông qua quá trình phân tích tìm hiểu đã thu được những kết quả về tình hình sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn của Trung tâm qua các năm 2009, 2010, 2011. Từ đó thấy được hiệu quả kinh tế mà Trung tâm đã đạt được trong việc vận dụng nguồn vốn tại Trung tâm cũng như khả năng huy động vốn và vòng quay của vốn tại Trung tâm. Bên cạnh đó còn thấy được những mặt còn tồn tại trong vấn đề về nguồn vốn tại Trung tâm để từ đó đề ra những giải pháp kịp thời giúp Trung tâm khắc phục những khó khăn để việc sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất. v MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục phụ lục CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 1.3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.3.1.Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.Đối tượng nghiên cứu 1.4.Cấu trúc khóa luận CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 2.1.Giới thiệu chung về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh 2.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm 2.2.1.Chức năng 2.2.2.nhiệm vụ 2.2.3.Quyền hạn 2.3.Hoạt động của Trung tâm 2.3.1.Hoạt động hành chínhtổ chức 2.3.2.Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 2.3.3.Hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ viii ix x xi 1 1 2 2 2 2 2 3 3 4 4 4 4 6 7 7 7 7 9 vi 2.4.Cơ cấu tổ chức 2.4.1.Sơ đồ tổ chức 2.4.2.Biên chế 2.5.Chiến lược và phương hướng phát triển của Trung tâm trong tương lai 2.5.1.Hoạt động đề tàidự án 2.5.2.Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 2.5.3.Công tác dịch vụ khoa học công nghệ 2.5.4.Công tác khác CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1.Một số khái niệm về vốn 3.1.2.Vai trò của vốn 3.1.3.Sự cần thiết của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả 3.1.4.Hệ thống và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2. Phương pháp phân tích CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua 3 năm 20092011 4.2.Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng vốn của Trung tâm 4.2.1.Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động 4.2.2.Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định 4.2.3.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn của Trung tâm 10 10 12 13 13 13 14 15 17 17 17 22 23 23 28 28 28 30 30 32 32 36 38 vii 4.2.4.Phân tích tình hình nguồn vốn của Trung tâm 4.3.Phân tích tình hình thanh toán công nợ và khả năng thanh toán 4.3.1.Phân tích tình hình thanh toán 4.3.2.Phân tích khả năng thanh 4.4.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà vinh 4.4.1.Hiệu quả sử dụng tổng vốn của trung tâm 4.4.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4.4.3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 41 44 44 48 54 54 56 59 63 63 64 66 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ƯDTBKH CN UBND DVAT KS ĐVT CSH GTGT CKPT TSLĐ TSCĐ TSNH TSDH NV Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Ủy ban nhân dân Dịch vụ an toàn và khảo sát Đơn vị tính Chủ sở hữu Giá tri gia tăng Các khoản phải thu Tài sản lưu động Tài sản cố định Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Cơ cấu tổ chức và biên chế tại Trung tâm ƯDTBKH CN Trà Vinh Bảng 4.1. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Tâm qua 3 năm 2009 – 2011 Bảng 4.2. Kết cấu vốn lưu động từ năm 2009 đến 2011 Bảng 4.3. Kết cấu vốn cố định từ năm 2009 – 2011 Bảng 4.4. Phân tích tình hình phân bổ vốn Bảng 4.5. Phân tích tình hình nguồn vốn Bảng 4.6. Các khoản phải thu chủ yếu Bảng 4.7. Các khoản phải trả chủ yếu Bảng 4.8. Hệ số thanh toán tổng quát Bảng 4.9. Khả năng thanh toán ngắn hạn Bảng 4.10. Các chỉ số khả năng sinh lời Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 4.12. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 12 31 35 37 40 43 45 47 49 53 54 56 59 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Trung tâm ƯDTBKH CN Trà Vinh Hình 4.1. Đồ thị tỉ suất nợ Hình 4.2. Đồ thị hệ số thanh toán tổng quát Hình 4.3. Đồ thị hệ số thanh toán hiện thời Hình 4.4. Đồ thị hệ số thanh toán nhanh Hình 4.5. Đồ thị hệ số thanh toán bằng tiền Hình 4.6. Đồ thị tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu Hình 4.7. Đồ thị tỉ suât lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Hình 4.8. Đồ thị vòng quay vốn lưu động Hình 4.9. Đồ thị vòng quay vốn phải thu Hình 4.10. Đồ thị hiệu suất sử dụng vốn cố định 11 48 49 50 51 52 55 56 57 58 60 xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí Ngân Sách Nhà Nước của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh năm 2009 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta đang trên đường thực hiện từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để đạt được những thành tựu đáng kể như hiện nay thì vốn được coi là yếu tố hàng đầu để đạt phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp để có thể tồn tại, hoạt động có hiệu quả thì vốn kinh doanh là không thể thiếu. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn coi tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này các doanh nghiệp phải cần có các phương án đầu tư cho hoạt đông kinh doanh của mình đạt hiệu quả nhất. Và như vậy thì đồng vốn phải được sử dụng đúng mục đích, đồng vốn phải được quay vòng có hiệu quả và sinh lời. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Trà Vinh phát triển về lĩnh vực ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Với tình hình kinh tế của đất nước trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của Tỉnh thì việc nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đời sống đã góp phần nâng cao dần cuộc sống, thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh nhà liên tục phát triển, bộ mặt nông thôn vùng sâu vùng xa ngày một khởi sắc, góp phần phát triển tỉnh Trà Vinh, phục vụ công ích xã hội, đó cũng chính là nhiệm vụ được đặt ra cho Trung tâm. Để được kết quả như vậy, bên cạnh nguồn ngân sách do Nhà nước cấp, Trung tâm cần phải 2 hoạch định cho mình một chiến lược phát triển hiệu quả đó chính là hoạt động bên lĩnh vực dịch vụ, vừa đáp ứng cho công tác nghiên cứu không cần dùng đến nguồn ngân sách mà còn tạo ra lợi nhuận cho Trung tâm, để làm được điều đó Trung tâm cần phải luôn có những hướng đi đúng, mà vấn đề quan trọng đặt ra chính là công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn. Vì việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả sẽ giúp cho Trung tâm luôn có nguồn vốn để đáp ứng được các hoạt động của mình với mức chi phí thấp và có thể đem lại hiệu quả cao nhất, công tác quản lý nguồn vốn thật sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm. Chính vì sự cần thiết của công tác sử dụng nguồn vốn đem lại sự phát triển của Trung tâm nói riêng và góp phần phát triển của tỉnh Trà Vinh nói chung nên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh” để thực hiện nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Và Công nghệ Trà Vinh. Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của Trung Tâm để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể :  Phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của Trung Tâm qua 3 năm 2009, 2010, 2011.  Phân tích thực trạng sử dụng vốn của Trung Tâm qua 3 năm 2009, 2010, 2011.  Thông qua kết quả kinh doanh để thấy được hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm 2009, 2010, 2011.  Tìm ra những hạn chế còn tồn tại để có hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất cho Trung Tâm. 3 1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: Quá trình nghiên cứu được diễn ra tại Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học và Công Nghệ Tỉnh Trà Vinh, Ấp Sa Bình, xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.  Thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài bắt đầu từ ngày 20022012 và kết thúc vào ngày 28052012. Các số liệu được dùng để phân tích trong đề tài được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2009 2011. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài giới hạn chỉ phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Trà Vinh. 1.4 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN:  Chương 1: Nêu lí do, ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, giới thiệu nội dung khái quát các chương của khóa luận.  Chưong 2: Giới thiệu tổng quát về Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Trà Vinh, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm, hoạt động của trung tâm trong những năm qua, cơ cấu tổ chức cũng như chiến lược và phưong hướng phát triển của trung tâm trong tương lai.  Chương 3: Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các khái niệm, các chỉ tiêu, giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khóa luận đã sử dụng.  Chương 4: Nêu lên các kết quả đạt được trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, từ đó đưa ra những kết luận cuối cùng xoay quanh vấn đề nghiên cứu.  Chương 5: Thông quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trình bày một cách ngắn gọn những kết quả chính mà khóa luận đã đạt được từ trong quá trình thực 4 hiện khóa luận, từ đó đưa ra một số kiến nghị liên quan để hoàn thiện hơn nữa vấn đề nghiên cứu. 5 Chưong 2.TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH: Tên tổ chức: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ Trà Vinh (gọi tắt là Trung tâm) Trung tâm ƯDTBKH CN Trà Vinh được thành lập theo Quyết định số 2771998QĐUBT của UBND Tỉnh Trà Vinh ngày 03041998 về việc thành lập Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường. Đến ngày 22062004 theo Quyết định số 502004QĐUBT hoạt động theo tên gọi là Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học Công nghệ. Địa chỉ: Ấp Sa Bình, Xã Long Đức, TP Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Điện thoại: 074.3846025 Fax: 074.3846623 Email: ttudtbtvyahoo.com.vn Tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh Trà Vinh: 8123.2.1015081 Mã số thuế: 200190742001 Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh. 2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM 2.2.1 Chức năng Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng lựa chọn và tổ chức ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. 6 Trung tâm có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật. a) Chức năng của phòng nghiên cứu ứng dụng Đẩy mạnh và triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở. Nội dung tập trung vào việc: phục vụ triển khai các trương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và các định hướng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm. Giải quyết các nhu cầu bức xúc từ thực tế sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Phục vụ công ích xã hội. Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước tổ chức khảo nghiệm, hoàn thiện công nghệ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương vào sản xuất và đời sống. Liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức triển khai tổ chức các dự án sản xuất thử nghiệm nhằm tạo ra công nghệ, sản xuất mới phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và bảo vệ môi trường Hợp tác với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh nghiên cứu ứng dụng, cải tiến công nghệ, thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Duy trì và phát triển hiệu quả hệ thống chất lượng của bộ phận phân tích kiểm nghiệm nếu được đầu tư và công nhận theo tiêu chuẩn ISOIF: 17025 để phục vụ công tác quản lý nhà nước của tỉnh về chất lượng hàng hóa và bảo vệ môi trường. b) Chức năng của phòng Dịch vụ Tư vấn lập các thủ tục theo yêu cầu công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. Lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường và xử lý ô nhiễm cho các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh. Lập hồ sơ đăng ký an toàn bức xạ cho các đơn vị sử dụng Xquang và tia phóng xạ. 7 Tư vấn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mua sắm thiết bị và đổi mới công nghệ. Tư vấn đào tạo trong lĩnh vực xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu công nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Cung ứng các nguyên liệu, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các đề tài dự án theo yêu cầu sản xuất và đời sống. Đo đạc, giám sát ô nhiễm môi trường, phân tích kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa và môi trường theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Tổ chức hội thảo chuyên đề, đào tạo tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học và công nghệ cho các hội đoàn thể và nhân dân. Kiểm định phương tiện đo trên 10.000 phương tiệnnăm. Liên kết với các phòng thí nghệm và trả kết quả thử nghiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở kết quả các đề tài, dự án đã nghiên cứu thành công, các công nghệ được chuyển giao và nhu cầu trong sản xuất và đời sống. 2.2.2 Nhiệm vụ Tổ chức, nghiên cứu ứng dụng và áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Tổ chức thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao và nhân rộng các kết quả của đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm. Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật và tổ chức khảo nghiệm để hoàn thiện quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương đối với các sản phẩm mới, giống cây con mới. Tổ chức xây dựng, lắp đặt và chế tạo thiết bị, sản xuất các sản phẩm hoặc các công trình phục vụ sản xuất và đời sống sau khi nghiên cứu thành công hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp với quy định của luật pháp. 8 Quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, tài chính, tài sản…của Trung tâm theo quy định của Nhà nước, phân cấp của UBND tỉnh và Sở Khoa học và công nghệ. Các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. 2.2.3 Quyền hạn Chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ đã đăng ký, ký hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, được đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Được tự chủ về tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được giao, được chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền giao, được thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của bộ Luật lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của Trung tâm. Được hợp tác. Liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Được mở tài khoản tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tỉnh, có con dấu riêng để giao dịch công tác. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2.3 HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM 2.3.1 Hoạt động hành chính – tổ chức: Quản lý hành chính, tổ chức của Trung tâm. 2.3.2 Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Nghiên cứu, ứng dụng và thực hiện các đề tàidự án về khoa học công nghệ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp bộ… Đề tài và dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cấp cơ sở và tỉnh đã và đang triển khai từ năm 2009 đến nay: 9 + Triển khai thực hiện đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất muối ớt ruốc và muối tiêu đạt chất lượng tại tỉnh Trà Vinh”: đã nghiệm thu và được xếp loại Khá. + Tổ chức thực hiện 01 đề tài cấp tỉnh năm 2009 “Điều tra tình hình nhiễm sán lá gan trên đàn bò tỉnh Trà Vinh kết hợp thử hiệu lực thuốc tẩy trừ”. Đạt kết quả Khá + Tiếp tục triển khai đúng mục tiêu và nội dung dự án năm 2008 “ Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng giống dừa dâu xanh, dâu vàng, dừa lủa tại tỉnh Trà Vinh”. Thời gian thực hiện: 2008 – 2011. Tổng kinh phí: 355.062.000 đồng. Tổ chức thực hiện các đề tàidự án được Bộ KHCN, UBND tỉnh, Sở KHCN phê duyệt năm 2010 ( 8 Dự án) với tổng kinh phí khoảng 4.649.950.000 đồng. Cụ thể: + Dự án cấp tỉnh “Xây dựng mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ kết hợp sử dụng chế phẩm ( Ma, MB, Bb) phòng trừ sâu, bọ cánh cứng và nhóm rệp sáp hại rễ cây trồng trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh”. Với tổng kinh phí 471.860.000 đồng. Thời gian thực hiện 30 tháng. + Dự án cấp tỉnh “Nhân rộng mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa tại tỉnh Trà Vinh”. Với tổng kinh phí 354.860.000 đồng. Thời gian thực hiện 36 tháng. + Dự án cấp tỉnh chuẩn bị thực hiện “ Thử nghiệm nuôi Artemia trên ruộng muối huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”. Với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Thời gian thực hiện 36 tháng. + Dự án cấp tỉnh “ Xây dựng ứng dụng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn 03 huyện: Cầu Kè, Càng Long và Châu Thành, tỉnh Trà Vinh”. Dự án đang chờ xét duyệt với tổng kinh phí dự trù khoảng 750 triệu đồng. Thời gian thực hiện 24 tháng. 10 + Dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi “Xây dựng ứng dụng mô hình nuôi tôm càng xanhluân canh trong ao nuôi tôm sú tại 02 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải tỉnh Trà Vinh và tiếp nhận qui trình công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực phục vụ sản xuất”. Với tổng kinh phí khoảng 1.704.900.000 đồng ( Vốn dân 533.900.000 đồng). Thời gian thực hiện 2009 đến 2011. + Dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi “ Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất muối ớt tôm thương phẩm từ nguồn nguyên liệu ở nông thôn tỉnh Trà Vinh”. Với tổng kinh phí khoảng 1.095.050.000 đồng. Thời gian thực hiện 2010 đến 2011 + Dự án cấp cơ sở “ Nhân giống vô tính giống điều cao sản PN1”. Với tổng kinh phí 30 triệu đồng. Thời gian thực hiện 12 tháng. Ngoài ra thực hiện công tác đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật như trồng nấm rơm, nấm bào ngư, rau mầm, ủ phân hữu cơ, lắp đặt túi ủ Biogas, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh… vào sản xuất và đời sống cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. 2.3.3 Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ Kiểm định phương tiện đo: công tơ điện 1 pha, đồng hồ nước lạnh cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với khoảng 10.000 cáinăm. Kiểm định và mua bán, sữa chữa cân bàn, cân đồng hồ lò xo các loại. Mua và bán: + Hoa phong lan, rau mầm. + Vật tư lắp đặt túi ủ Biogas. + Chế phẩm hoá sinh xử lý môi trường, xử lý hầm cầu, bột thông cống,… An toàn bức xạ : đo suất liều bức xạ và cung cấp liều kế cá nhân cho phòng X – Quang (đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có giá trị đến 3042013). Xây dựng thuyết minh Đề tài và Dự án KHCN cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân có nhu cầu. 11 Đào tạo, tập huấn và chuyển giao KHCN về: + Kỹ thuật nuôi trồng: Hoa phong lan, rau mầm, Trùn quế, nấm Rơm, nấm Bào ngư, Bắp, Rau an toàn, cỏ và chế biến một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh… + Kỹ thuất lắp túi ủ Biogas bằng nylon. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm Muối ớt tôm đặc sản của Trà Vinh. 2.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC 2.4.1 Sơ đồ tổ chức Lãnh đạo: 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc Cơ cấu tổ chức: Trung tâm có 03 phòng trực thuộc: Phòng hành chính tổ chức, Phòng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, Phòng dịch vụ khoa học công nghệ. 12 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Trung tâm ƯDTBKH CN Trà Vinh Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng DVKH CN Phòng NCƯDKH CN Phòng Hành Chính Tổ Chức Hành chính Kế toán tài vụ Hội trường Bộ phận vườn lan, cây xanh Bộ phận NCƯD Bộ phận thí nghiệm Bộ phận kiểm định Bộ phận mua bán Bộ phận DVAT KS bức xạ Bộ phận nuôi và dịch vụ trùn quế Bộ phận lắp đặt túi ủ Biogas Bộ phận sản xuất bán muối ớt tôm 13 2.4.2 Biên chế Biên chế được tỉnh giao theo Quyết định số 1351QĐUBND ngày 11092007 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp năm 2011 cho Sở ngành tỉnh, các đơn vị trực thuộc Sở ngành tỉnh và UBND Huyện – TP là 20 người. Trung tâm hiện có 20 người trong biên chế và hợp đồng, được bố trí như sau: Bảng 1.1 Cơ cấu tổ chức và biên chế tại Trung tâm ƯDTBKH CN Trà Vinh STT CƠ CẤU TỔ CHỨC CHỨC DANH BIÊN CH (NGƯỜI)Ế GHI CHÚ 1 Lãnh đạo trung tâm Giám đốc Phó giám đốc 01 02 Hợp đồng 68 2 Phòng Hành chính tổ chức Kế toán Văn thư thủ quỹ Cán bộ Lái xe, tạp vụ, bảo vệ 01 01 01 02 3 Phòng nghiên cứu Ứng dụng KH CN Trưởng phòng phụ trách Cán bộ 01 05 4 Phòng dịch vụ KH CN Trưởng phòng phụ trách Cán bộ 01 05 20 14 2.5 CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM TRONG TƯƠNG LAI 2.5.1 Hoạt động đề tài dự án Tiếp tục triển khai thực hiện 08 dự án chuyển giao ứng dụng cấp tỉnh, cấp cơ sở và cấp Trung ương thuộc chương trình nông thôn miền núi đúng tiến độ, mục tiêu và nội dung. Trong đó nghiệm thu dứt điểm 03 dự án. Tổ chức thực hiện 01 – 02 đề tàidự án ứng dụng, nghiên cứu cấp cơ sở năm 2011 ( Chậm nhất đến 3032011) phải xét duyệt và triển khai). Chuẩn bị danh mục đề tài nghiên cứu cấp cơ sở năm 2012 ( 3092011 trình Sở). 2.5.2 Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ a) Bộ phận nuôi trồng lan và vườn ươm: Tiếp tục chăm sóc lan đúng theo quy trình kỹ thuật. Chỉnh trang lại vườn lan mua bổ sung một số giống lan mới. b) Tập huấn chuyển giao KHCN Phối hợp với Phòng Công thương các huyệnthị, Chính quyền địa phương các xã tổ chức thực hiện 08 10 lớp đào tạo tập huấn chuyển giao KHCN vào sản xuất và đời sống với 240 – 300 người tham dự ( tập huấn về quản lí đề tàiDự án nghiên cứu, hỗ trợ KHCN). c) Công tác phối hợp với các huyện thị Xây dựng kế hoạch phối hợp với phòng Kinh tế TP.Trà Vinh, phòng Công thương các huyện về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ ( Chậm nhất đến 2022011 ban hành và tổ chức thực hiện). Phối hợp với các Phòng Công thương các huyệnthị để nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ bằng các chương trình nghiên cứu (Mô hình, Đề tài, Dự án…) hay thực hiện các hoạt động chuyển giao (tập huấn hỗ trợ) theo Hợp đồng. Tổ chức thực hiện công tác phối hợp nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ KHCN và chuyển giao KHCN; Dịch vụ kiểm định cân lưu động theo kế hoạch. 15 d) Đăng ký Đề tàiDự án cấp tỉnh, cơ sở năm 2012 Đăng ký từ 01 – 02 đề tàidự án ứng dụng, NCKH cấp tỉnh hoặc Chương trình nông thôn miền núi năm 2012 ( Chậm nhất tháng 3 52011 trình Sở) e) Hoạt động bộ phận thí nghiệm Rà soát lại các thiết bị thí nghiệm hiện có để lập kế hoạch mua thêm thiết bị, hoá chất. Ưu tiên cho lĩnh vực kiểm tra lí hoá, nước sinh hoạt, nước thải. 2.5.3 Công tác dịch vụ khoa học và công nghệ Duy trì được các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động có liên quan đến Sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ đo lường chất lượng hàng hoá, môi trường; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn như: Kiểm định đồng hồ nước, công tơ điện; chuyển giao lắp đặt túi ủ Biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi qui mô nhỏ; dịch vụ lắp đặt cột thu lôi chống sét; dịch vụ liều kế cá nhân, an toàn bức xạ cho các cơ sở Xquang; tư vấn về mã số mã vạch trong quản lý chất lượng hàng hoá; xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm muối ớt tôm “Hương Trà”, rau mầm… có giá trị thương mại để chuyển giao ứng dụng vào sản xuất và đời sống, Tổ chức tốt các hoạt động thường xuyên có ứng dụng vào thực tế nhằm tăng cường hoạt động dịch vụ KHCN phục vụ cho quản lý Nhà nước về KHCN với tổng doanh thu trên 500.000.000đ ( Trung bình doanh thu 01 tháng trên 41 triệu đồng). Cụ thể: a) Bộ phận dịch vụ sửa chữa và mua bán cân: ước doanh thu trên 120.000.000 đồngnăm. Dịch vụ sửa chữa : Tổng doanh thu dự kiến trên 20.000.000đ Tổng số phương tiện đo: 150200 cái, trong đó: + Cân đồng hồ lò xo: 100 180 cái 16 + Cân cơ khí lương thực (Cân bàn) : 50 – 70 cái Dịch vụ mua bán : Tổng doanh thu dự kiến trên 100.000.000đ + Tổng số mặt hàng: 100200 b) Bộ phận dịch vụ đo an toàn bức xạ: Ước doanh thu 60.000.000 đồngnăm. Tiến hành ký hợp đồng và đo đạc suất liều bức xạ đối với những cơ sở Xquang có nhu cầu. Ký hợp đồng với Viện NCKH Đà Lạt. c) Bộ phận kiểm định công tơ điện 1 pha và đồng hồ đo nước lạnh : Ước Doanh thu 100.000.000 đồngnăm. Tiếp nhận và kiểm định khi có yêu cầu. Tham gia các công tác khác khi được phân công. d) Dịch vụ Biogas: Ước doanh thu 70.000.000 đồngnăm. Nhập vật tư Biogas các loại. Tư vấn, bán và lắp đặt Biogas khi có yêu cầu. e) Dịch vụ Sản xuất Muối ớt tôm: Ước doanh thu 110.000.000 đồngnăm Tiếp tục sản xuất muối ớt tôm và tăng cường công tác tiếp thị, bán sản phẩm. f) Thu dịch vụ khác: Ước trên 50.000.000 đồngnăm bao gồm: Chế phẩm xử lý môi trường ( sản xuất rau mầm trên 5 triệu đồng; tham gia các đề tàidự án, photocopy, chuyển giao công nghệ muối ớt tôm, cột thu lôi chống sét… trên 35 triệu đồng). 2.5.4 Công tác khác Thực hiện chấn chỉnh một số thiếu sót về các quy định của luật ngân sách và luật kế toán hiện hành theo báo cáo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh. Làm tham mưu cho Sở KHCN, UBND tỉnh Trà Vinh triển khai dứt điểm việc thực hiện Nghị định số 1152005NĐCP ngày 0592005 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập, trong đó có Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN. Tập trung kiện toàn tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động cho Trung tâm. 17 Tham mưu với Sở KHCN tỉnh Trà Vinh về việc Xây dựng tổng thể Trung tâm giai đoạn 2011 – 2013. Thực hiện công tác khác khi lãnh đạo phân công. 18 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1.1 Một số khái niệm về vốn Để tiến hành bất cứ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn kinh doanh sau khi ứng ra được đầu tư vào kinh doanh và sau một chu kì hoạt động, phải được thu về để ứng tiếp cho chu kì hoạt động tiếp theo. Vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể nhận biết doanh nghiệp đó thuộc loại nào. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình các chu kì được lặp đi, lặp lại với mỗi chu kì được chia làm các giai đoạn: chuẩn bị sản xuất – sản xuất – tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn của chu kì sản xuất kinh doanh, vốn đưọc luân chuyển và tuần hoàn không ngừng. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn trong các giai đọan của chu kì sản xuất kinh doanh, người ta chia vốn sản xuất kinh doanh thành hai loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động. . 3.1.1.1 Vốn cố định a) Khái niệm vốn cố định Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải ứng trước một số vốn nhất định về tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, nên giá trị của nó bị hao mòn dần, còn hình thái vật chất thì giữ nguyên. Bộ 19 phận dịch chuyển của tư liệu lao động hợp thành một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và bù đắp mỗi khi sản phẩm được thực hiện. Vì có đặc điểm trong quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu sản xuất cố định, còn giá trị thì luân chuyển dần cho nên gọi bộ phận ứng vốn trước là vốn cố định. Các tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là tài sản cố định khi và chỉ khi tài sản đó có bốn điều kiện sau: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; 3. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; 4. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó là cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất và trình độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đưa máy móc thiết bị sẽ tạo khả năng tăng sản lượng, từ đó làm tăng lợi nhuận. Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có hình thái hiện vật và dịch chuyển vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật. Vậy, vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị vốn cố định bằng giá trị nguyên thủy của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố định thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của tài sản cố định do khoản khấu hao đã trích. Trong quá trình hoạt động vốn cố định một mặt buộc giảm dần do trích khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại làm tăng thêm giá trị do mua mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. b) Phân loại vốn cố định 20 Tài sản cố định được phân loại khác nhau theo hình thái biểu hiện, công dụng kinh tế, tình hình sử dụng vốn hoặc theo quyền sở hữu tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chi làm hai loại: + Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…. + Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể mà là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh bao gồm: chi phí thành lập công ty, chi phí phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, lợi thế thương mại… Phương pháp phân loại này giúp người quản lý thấy rõ toàn bộ cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có những quyết định đúng đắn cho phù hợp với tình hình. Theo công dụng kinh tế, tài sản cố định được phân thành hai loại: + Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những tài sản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. + Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản dùng trong hoạt động sản xuất phụ và dùng cho phúc lợi công cộng. Theo phương pháp phân loại này sẽ thấy được kết cấu của tài sản cố định và trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp, từ đó kiểm tra được mức độ đảm bảo nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cải tiến tình hình trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Theo tình hình sử dụng vốn thì tài sản cố định phân ra thành: tài sản cố định đang sử dụng, tài sản cố định chưa sử dụng và tài sản cố định không cần sử dụng. Phương pháp phân loại này thấy rõ tình hình sử dụng tài sản cố định về số lượng và chất lượng để có phương hướng sử dụng tài sản cố định hợp lý hơn. Theo quyền sở hữu thì tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê. Phân loại này phản ánh năng lực thực tế của doanh nghiệp mà khai thác, sử dụng hợp lý tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. c) Kết cấu vốn cố định 21 Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản cố định chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp để thấy được tính hợp lý của tình hình phân bổ vốn. d) Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ. Trình độ trang bị kỹ thuật. Hiệu quả vốn và phương tiện tổ chức sản xuất. 3.1.1.2 Vốn lưu động a) Khái niệm vốn lưu động Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền luơng, tồn tại với hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ hoặc một số vốn ứng trước trong sản xuất và trong lưu thông bằng vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh, nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn taị dưới nhiều hình thức khác nhau để có được mức vốn lưu động hợp lý và đồng bộ. Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư. Vốn lưu động vận chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. b) Phân loại vốn lưu động Vốn lưu động và tính chất của nó có quan hệ với những chỉ tiêu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, quản lý tốt vốn lưu động thì đạt hiệu quả kinh tế. Để quản lý tốt vốn lưu động, ta sẽ phân loại vốn lưu động: theo vai trò trong quá trình sản xuất, theo hình thái biểu hiện hay theo nguồn hình thành. 22 Dựa vào vai trò có thể phân loại vốn lưu động thành 3 loại: + Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất. + Vốn lưu động trong quá trình trực tiếp sản xuất. + Vốn lưu động trong quá trình lưu thông. Theo cách này, có thể thấy được tỷ trọng vốn lưu động nằm trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn lưu động càng cao. Dựa vào hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành: + Vốn vật tư hàng hoá: nguyên vật liệu, vật liệu phụ, vốn sản xuất đang chế tạo, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài….Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực lưu thông và luân chuyển theo một quy trình nhất định. Có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, mức tiêu hao, điều kiện sản xuất…của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý là cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. + Vốn tiền tệ: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông, luôn luân chuyển biến động không theo quy luật nhất định, thời gian giữ tiền không lâu, càng luân chuyển nhanh càng tốt. Theo nguồn hình thành vốn lưu động có hai loại: + Nguồn vốn chủ sở hữu: Do ngân sách nhà nước cấp, do xã viên đóng góp, cổ đông đóng góp, chủ doanh nghiệp, vốn tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung, số vốn góp từ liên doanh liên kết. + Nguồn vốn đi vay: là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tổ chức hợp lý số vốn lưu động đáp ứng đầy đủ trên khắp các giai đoạn tuần hoàn và luân chuyển vốn. c) Kết cấu vốn lưu động Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn dưới một năm. Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác. 23 Hàng tồn kho: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thành phẩm hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán. Tài sản lưu động khác: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. d) Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, có thể kể ra những nhân tố sau: Những nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm kỹ thuật, quy trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ quản lý sản xuất. Những nhân tố về mặt dự trữ: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư. Những nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán, việc cháp nhận kỹ luật thanh toán. 3.1.2 Vai trò của vốn Một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thường xuyên là vốn. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, phải có một số tiền mặt nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình...đó chính là vốn. Vốn quyết định qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vốn mạnh thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phong phú, đa dạng và sẽ dễ cạnh tranh trên thương trường. Trong thực tế, một doanh nghiệp có vốn lớn sẽ thu hút được nhiều quan hệ làm ăn, đảm bảo uy tín về các khoản thanh toán nợ của doanh nghiệp. Vốn giúp nguồn dự trữ hàng hóa được dồi dào, nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp liên tục và không bị ảnh hưởng của mùa vụ hay biến động thị trường. 24 Vốn góp phần cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tạo ra những sản phẩm có sức canh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. 3.1.3 Sự cần thiết của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Trong quản lý sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chất lượng sản xuất kinh doanh, xác định được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng hoạt động của mình, đồng thời xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến mức kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp thích ứng với các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn cho doanh nghiệp. 3.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử sụng vốn 3.1.4.1 Các chỉ số về khả năng sinh lợi Các chỉ số sinh lợi là thước đo hàng đầu đánh giá hiệu quả và tính sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Thể hiện trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. b) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận thuần của các chủ nhân doanh nghiệp. = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 100% = Lợi nhuận thuần Vốn sở hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 100% 25 3.1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định a) Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tham gia tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. b) Mức lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản cố định Là giá trị tài sản cần thiết cho một đồng lợi nhuận. Số lợi nhuận thu được trên một đồng vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. c) Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng số tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 3.1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động a) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Sức sản xuất của một đồng vốn cố định 100% = Lợi nhuận trước thuế Giá trị tài sản cố định bình quân Mức lợi nhuận thu được trên một đồng giá trị tài sản cố định = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư 100% 26 Là vòng quay của vốn lưu động trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thời gian của một vòng quay vốn lưu động. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động ta dùng hai chỉ tiêu sau: + Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng). + Số ngày của một vòng quay vốn: Chỉ tiêu này phản ánh ngày trung bình của một vòng quay vốn. b) Vòng quay khoản phải thu Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. c) Kỳ thu tiền bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu của khách hàng. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp còn phụ thuộc vào mục tiêu và các chính sách tín dụng của doanh nghiệp. d) Mức sinh lợi của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Vòng quay vốn lưu động = Vốn l Doanh thu thu ưu động bình quân ần Số ngày của một vòng quay vốn lưu động = 360 Số vòng quay vốn lưu động Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu 360 Doanh thu thuần Mức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần 100% Vốn lưu động bình quân 27 3.1.4.4 Các hệ số về khả năng thanh toán Các chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán kịp thời các món nợ tới hạn của doanh nghiệp. a) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ dài hạn, nợ ngắn hạn). Hệ số này dẫn tới 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, khi đó nguồn vốn chủ sở hữu bị mất hầu như toàn bộ, tổng số tài sản hiện có (tài sản lưu động, tài sản cố định) hầu như không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. b) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (nợ ngắn hạn) Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này đánh giá tốt nhất khả năng thanh toán ngắn hạn. Hệ số này phản ảnh toàn bộ tiền và các loại tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh. Hệ số này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Hệ số thanh toán tổng quát = T N ổợ ng tài s phải tr ảả n Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn 28 c) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời) Hệ số này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này càng gần 1 càng tốt, càng nhỏ xa 1 thể hiện doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Nếu hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. d) Hệ số thanh toán bằng tiền Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền.` Hệ số này lớn hơn 0,5 là tốt, nếu quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang giữ vốn quá nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nếu quá nhỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản công nợ, có thể phải bán đi hàng hoá để trả nợ. e) Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có một số vốn bị khách hàng chiếm dụng và lại phải chiếm dụng của người khác. So sánh phần bị chiếm dụng và phần chiếm dụng sẽ cho biết thêm tình hình công nợ của doanh nghiệpTỷ lệ này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều hơn là mình đi chiếm dụng của Hệ số thanh toán nhanh Tổng vốn bằng tiền+ Đầu tư ngắn hạn+Các khoản phải thu Tổng nợ ngắn hạn = Hệ số thanh toán bằng tiền = Tổ T ng s ổng n ố v ợ ống n b ắ ằ n h ng ti ạnền Hệ số nợ phải thu, phải trả = Tổng số nợ phải thu Tổng số nợ phải trả 29 người ta, và tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn nhiều và ngược lại. f) Tỷ suất tự tài trợ Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong tổng số vốn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao. g) Tỷ suất nợ Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ của vốn vay trong tổng số vốn của doanh nghiệp Tổng của hai chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và tỷ suất nợ là 100%. h) Hệ số nợ Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ khoản phải trả trên tổng vốn lưu động. Hệ số nợ cũng cho biết khả năng, mức độ có thể vay vốn của đơn vị. 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Phân loại số liệu thứ cấp theo thời gian và theo mục đích nghiên cứu. Chọn dữ liệu thứ cấp với thời gian được công bố gần nhất. Phần mềm xử lý số liệu là Excel để tính các bảng số liệu cần thiết. 3.2.2 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp mô tả để tìm hiểu chung về tình hình của Trung tâm. Sử dụng phương pháp so sánh để :  Phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong khoảng thời gian 2009 – 2011. Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở Tổng nguồn vốn 100% Tỷ suất nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 100% Hệ số nợ = Tổng v Nợ ph ốn l ảư i tr u độ ả ng 100% 30  Phân tích thực trạng sử dụng vốn của Trung tâm qua 2009 – 2011.  Khái niệm và nguyên tắc phương pháp so sánh  Khái niệm: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.  Nguyên tắc so sánh Tiêu chuẩn so sánh: + Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. + Các thông số thị trường. + Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.  Phương pháp so sánh cụ thể  Phương pháp số tuyệt đối Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.  Phương pháp số tương đối Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 31 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM QUA 3 NĂM 2009 – 2011 Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm luôn biến động qua các năm, đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho ta thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tới biến dộng đó. Năm 2009, lợi nhuận của Trung tâm là 67.878.960 đồng, chiếm 17,2% doanh thu, chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp. Năm 2010, do Trung tâm triển khai chuyển giao khoa học công nghệ góp phần tăng lợi nhuận của Trung tâm lên 80.897.760 đồng tăng 19,19% so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 17,39% trên doanh thu. Năm 2011, mặc dù chi phí có giảm nhưng chỉ 1,22%, trong khi doanh thu giảm tới 2,31%, kéo theo lợi nhuận của đơn vị giảm theo, giảm 5,78% chiếm tỷ trọng 16,77% trên doanh thu. Tuy nhiên, chỉ dựa vào sự phân tích trên thì chưa thể đánh giá sâu sắc vào toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. 32 Bảng 4.1 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Tâm qua 3 năm 2009 – 2011 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 2009 So sánh 2011 2010 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu 394.650.000 465.330.000 454.571.550 70.680.000 17,91 10.758.450 2,31 2. Chi phí 300.382.000 352.972.000 348.711.550 52.590.000 17,51 4.260.450 1,22 3. Lợi nhuận thuần 4. Lợ

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHÚC TÍNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu việc sử dụng nguồn vốn Trung tâm ứng dụng tiến khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh” Nguyễn Phúc Tính, sinh viên khóa 34, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _ LÊ VĂN MẾN Người hướng dẫn Ngày Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập đặc biệt thời gian thục đề tài tốt nghiệp, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc chân thành đến:  Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh  Ban Chủ Nhiệm, Quý Thầy Cơ khoa Kinh Tế tận tình dẫn, truyền đạtnhững tri thức quý báo đạo đức, lối sống đặc biệt kiến thức chuyên ngành cho suốt thời gian học tập trường  Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Mến- người thầy tận tình hướng dẫn, dạy cho tơi suốt thời gian thực đề tài, nhờ dạy tận tình thầy giúp tơi hồn thành tốt đề tài  Tơi xin cảm ơn ban giám đốc anh chị phòng ban Trung tâm Ứng dụng Tiến Khoa học Công nghệ tỉnh Trà vinh tận tình giúp đỡ cho tơi suốt q trình thực tập thực đề tài  Con xin cảm ơn cha mẹ, người sinh con, yêu thương nhất, động viên cho làm chỗ dựa tinh thần cho suốt chặng đường qua, cảm ơn cha mẹ nhiều, yêu cha mẹ  Tôi không quên cảm ơn tất bạn bè động viên, giúp đỡ suốt thời gian học tập trường Cuối cùng, kiến thức hạn hẹp, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học thực đề tài thời gian thực đề tài có giới hạn nên khó tránh khỏi sai xót việc thực đề tài nghiên cứu mình, mong Q Thầy Cơ bạn thơng cảm mong góp ý Quý Thầy Cơ bạn để đề tài hồn chỉnh NỘI DUNG TĨM TẮT NGUYỄN PHÚC TÍNH Tháng năm 2012 “Phân tích hiệu việc sử dụng nguồn vốn Trung tâm ứng dụng tiến khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh” NGUYEN PHUC TINH June 2012 “Analysis of efficiency in the use of capital at the center of scientific applications and technology in Tra Vinh” Khóa luận thực nghiên cứu xoay quanh vấn đề phân tích tìm hiểu hiệu việc sử dụng nguồn vốn Trung tâm Ứng dụng Tiến khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh, thơng qua q trình phân tích tìm hiểu thu kết tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn Trung tâm qua năm 2009, 2010, 2011 Từ thấy hiệu kinh tế mà Trung tâm đạt việc vận dụng nguồn vốn Trung tâm khả huy động vốn vòng quay vốn Trung tâm Bên cạnh thấy mặt tồn vấn đề nguồn vốn Trung tâm để từ đề giải pháp kịp thời giúp Trung tâm khắc phục khó khăn để việc sử dụng nguồn vốn đạt hiệu cao MỤC LỤC Trang viii Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng ix Danh mục hình x Danh mục phụ lục xi CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung 1.2.2.Mục tiêu cụ thể 1.3.Phạm vi đối tượng nghiên cứu 1.3.1.Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.Cấu trúc khóa luận CHƯƠNG TỔNG QUAN 2.1.Giới thiệu chung Trung tâm Ứng dụng Tiến Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh 2.2.Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn Trung tâm 2.2.1.Chức 2.2.2.nhiệm vụ 2.2.3.Quyền hạn 2.3.Hoạt động Trung tâm 2.3.1.Hoạt động hành chính-tổ chức 2.3.2.Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 2.3.3.Hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ v 10 2.4.Cơ cấu tổ chức 2.4.1.Sơ đồ tổ chức 10 2.4.2.Biên chế 12 2.5.Chiến lược phương hướng phát triển Trung tâm 13 tương lai 2.5.1.Hoạt động đề tài/dự án 13 2.5.2.Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 13 2.5.3.Công tác dịch vụ khoa học công nghệ 14 2.5.4.Công tác khác 15 CHƯƠNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 17 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1.Một số khái niệm vốn 17 3.1.2.Vai trò vốn 22 3.1.3.Sự cần thiết việc quản lý sử dụng vốnhiệu 23 3.1.4.Hệ thống tiêu phân tích hiệu sử dụng vốn 23 3.2 Phương pháp nghiên cứu 28 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 28 3.2.2 Phương pháp phân tích 28 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 30 4.1.Đánh giá khái quát kết hoạt động kinh doanh Trung tâm qua năm 2009-2011 30 4.2.Phân tích chung tình hình quản lý sử dụng vốn Trung tâm 32 4.2.1.Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động 32 4.2.2.Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định 36 4.2.3.Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn Trung tâm 38 vi 4.2.4.Phân tích tình hình nguồn vốn Trung tâm 41 4.3.Phân tích tình hình tốn cơng nợ khả 44 tốn 4.3.1.Phân tích tình hình tốn 44 4.3.2.Phân tích khả 48 4.4.Phân tích hiệu sử dụng vốn Trung tâm Ứng dụng Tiến Khoa học Công nghệ tỉnh Trà vinh 54 4.4.1.Hiệu sử dụng tổng vốn trung tâm 54 4.4.2.Hiệu sử dụng vốn lưu động 56 4.4.3.Hiệu sử dụng vốn cố định 59 CHƯƠNG KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 63 5.1 Kết luận 63 5.2 Đề nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ƯDTBKH & CN Ứng dụng tiến khoa học công nghệ UBND Ủy ban nhân dân DVAT & KS Dịch vụ an toàn khảo sát ĐVT Đơn vị tính CSH Chủ sở hữu GTGT Giá tri gia tăng CKPT Các khoản phải thu TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn NV Nguồn vốn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Cơ cấu tổ chức biên chế Trung tâm ƯDTBKH & CN Trà Vinh 12 Bảng 4.1 Khái quát kết hoạt động sản xuất kinh doanh Trung Tâm qua năm 2009 – 2011 31 Bảng 4.2 Kết cấu vốn lưu động từ năm 2009 đến 2011 35 Bảng 4.3 Kết cấu vốn cố định từ năm 2009 – 2011 37 Bảng 4.4 Phân tích tình hình phân bổ vốn 40 Bảng 4.5 Phân tích tình hình nguồn vốn 43 Bảng 4.6 Các khoản phải thu chủ yếu 45 Bảng 4.7 Các khoản phải trả chủ yếu 47 Bảng 4.8 Hệ số toán tổng quát 49 Bảng 4.9 Khả toán ngắn hạn 53 Bảng 4.10 Các số khả sinh lời 54 Bảng 4.11 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn lưu động 56 Bảng 4.12 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn cố định 59 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức máy Trung tâm ƯDTBKH & CN Trà Vinh 11 Hình 4.1 Đồ thị tỉ suất nợ 48 Hình 4.2 Đồ thị hệ số tốn tổng qt 49 Hình 4.3 Đồ thị hệ số tốn thời 50 Hình 4.4 Đồ thị hệ số tốn nhanh 51 Hình 4.5 Đồ thị hệ số toán tiền 52 Hình 4.6 Đồ thị tỉ suất lợi nhuận doanh thu 55 Hình 4.7 Đồ thị tỉ suât lợi nhuận vốn chủ sở hữu 56 Hình 4.8 Đồ thị vòng quay vốn lưu động 57 Hình 4.9 Đồ thị vòng quay vốn phải thu 58 Hình 4.10 Đồ thị hiệu suất sử dụng vốn cố định 60 x thành tiền cách nhanh Tuy nhiên, để xem xét xác ta cần xem xét hệ số toán tiền Ngàn đồng 600 0.54 0.52 0.5 0.48 0.46 0.44 0.42 0.4 0.38 500 400 300 200 100 2009 2010 Tỷ lệ Hình 4.5 ĐỒ THỊ HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN VỐN BẰNG TIỀN NỢ NGẮN HẠN TỶ LỆ 2011 Năm  Hệ số toán tiền: Hệ số toán tiền Trung tâm qua ba năm 2009, 2010, 2011 0,52; 0,49; 0,44 Cả ba năm hệ số toán tiền gần 0,5 có chiều hướng giảm mạnh qua năm, điều cho thấy doanh nghiệp chưa thực tốt trong việc tốn cơng nợ ngắn hạn tiền Tóm lại: Qua kết tính tốn tình hình tốn Trung tâm qua ba năm, ta thấy tình hình toán Trung tâm chưa ổn định, hệ số tốn có chiều hướng giảm qua năm Trung tâm cần mau chóng khắc phục để khả tốn đảm bảo hơn, để giữ uy tín tăng cường lòng tin khach hàng Trung tâm, từ tăng khả cạnh tranh 53 Bảng 4.9 Khả toán ngắn hạn ĐVT: đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm 2009 2010 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2010/2009 Giá trị 2011/2010 % - Tài sản lưu động Đồng 325.660.000 379.471.000 386.471.000 53.811.000 16,52 - Nợ ngắn hạn Đồng 413.070.602 489.739.031 537.007.493 - Vốn tiền - Các khoản phải thu Giá trị % 7.000.000 1,84 76.668.429 18,56 47.268.462 9,65 Đồng 213.450.000 238.000.000 234.560.000 24.550.000 11,50 -3.440.000 -1,45 Đồng 12.360.000 27.471.000 30.004.000 15.111.000 122,26 2.533.000 9,22 Hệ số khả toán lần thời Hệ số khả lần toán nhanh Hệ số toán lần tiền 0,79 0,77 0,72 -0,02 -2,53 -0,05 0,55 0,54 0,49 -0,01 -1,82 -0,05 0,52 0,49 0,44 -0,03 54 -6,49 -9,26 -5,77 -0,05 10,20 (Nguồn: Phòng kế tốn) 4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TBKH & CN 4.4.1 Hiệu sử dụng tổng vốn Trung Tâm Hiệu sử dụng tài sản doanh nghiệp thể rõ nét qua kết hoạt động kinh doanh Từ thấy cơng tác tổ chức sử dụng vốn doanh nghiệp có tốt hay không Trước hết ta nghiên cứu số số sinh lời sau: tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, sức sản xuất đồng vốn, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Các tỷ suất thước đo hàng đầu đánh giá hiệu tính sinh lời q trình hoạt động kinh doanh Bảng 4.10 Các số khả sinh lời Chỉ tiêu Doanh thu Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế 1.Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ĐVT Đồng Đồng Đồng % % Năm Năm Năm 2009 2010 2011 394.650.000 465.330.000 454.571.550 370.756.202 443.122.837 407.255.136 67.878.960 80.897.760 76.219.200 17,2 17,39 16,77 18,31 18,26 18,72 (Nguồn: Phòng kế toán) - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi nhuận doanh thu phản ánh tính hiệu trình hoạt động kinh doanh, thể lợi nhuận doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại Năm 2009 17,2%, nghiã đồng doanh thu sinh 0,172 đồng lợi nhuận năm 2010, 2011 0,1739 đồng 0,1677 đồng lợi nhuận tạo từ đồng doanh thu Tóm lại, qua tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu cho thấy hiệu từ đồng doanh thu mang lại có chiều hướng giảm xuống Điều cho thấy lợi nhuận từ doanh thu đem lại cho đơn vị không nhiều 55 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 17.5 17.4 17.3 17.2 17.1 17 16.9 16.8 16.7 16.6 16.5 16.4 2009 2010 2011 LỢI NHUẬN SAU THUẾ Tỷ lệ Ngàn đồng Hình 4.6 ĐỒ THỊ TỈ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU DOANH THU THUẦN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU Năm - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Sau nghiên cứu mức sinh lợi doanh thu cần xem xét đến hiệu sử dụng vốn chủ sở hữu Kết cho thấy lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm năm 2011 có tăng lên so với năm 2010 Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 18,31%; năm 2010 giảm xuống 18,26% năm 2011 tăng lên cao đến 18,72% Tóm lại : Qua phân tích số trên, ta thấy kết hoạt động kinh doanh Trung tâm tương đối tốt, lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng Cho thấy Trung tâm áp dụng nhiều biện pháp đồng để đẩy mạnh sản xuất, tăng thị phần hạ thấp chi phí để tăng mức lợi nhuận vốn chủ sở hữu, cần có sách giải pháp hợp lý để kết hoạt động kinh doanh ngày cao Bên cạnh đó, điều kiện để Trung tâm đứng vững phát triển mạnh mẽ môi trường cạnh tranh gay gắt 56 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 18.8 18.7 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 18.6 18.5 18.4 18.3 Tỷ lệ Ngàn đồng Hình 4.7 ĐỒ THỊ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU 18.2 VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN TỶ LỆ 18.1 18 2009 2010 2011 Năm 4.4.2 Hiệu sử dụng vốn lưu động Bảng 4.11 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Doanh thu Vốn lưu động bình quân Các khoản phải thu bình quân Lợi nhuận Hàng tồn kho Vòng quay vốn lưu động Số ngày vòng quay vốn Vòng quay khoản phải thu Mức sinh lợi vốn lưu động ĐVT Đồng Đồng Đồng Đồng Đồng vòng ngày Năm 2009 394.650.000 374.509.000 23.391.280 94.268.000 99.850.000 1,05 Năm 2010 465.330.000 341.523.900 26.810.762 112.358.000 114.000.000 1,36 vòng % 343 15,87 25,17 265 324 17,36 15,87 32,9 25,95 (Nguồn: Phòng kế tốn) 57 Năm 2011 454.571.550 407.980.649 28.640.448 105.860.000 121.907.000 1,11 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 1.6 1.4 1.2 0.8 0.6 0.4 Số vòng quay Ngàn đồng Hình 4.8 ĐỒ THỊ VỊNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG BÌNH QUÂN DOANH THU THUẦN SỐ VÒNG 0.2 2009 2010 2011 Năm - Vòng quay vốn lưu động số ngày vòng quay vốn Để xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động ta sử dụng tiêu: vòng quay vốn lưu động (hệ số luân chuyển), số ngày vòng quay vốn Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực vòng quay năm giảm xuống Năm 2009 tốc độ 1,05 vòng Năm 2010 tăng lên 1,36 vòng, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng chu kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động giảm (năm 2009 để thực vòng luân chuyển phải 343 ngày, năm 2010 số ngày để luân chuyển vốn lưu động giảm xuống 265 ngày, giảm 78 ngày so năm 2009), biểu khả quan Nhưng sang năm 2011, số ngày luân chuyển vốn lưu động tăng lên 324 ngày (tăng 59 ngày so năm 2010) dẫn đến số vòng quay giảm xuống Tóm lại: Vòng quay vốn lưu động qua năm biến đổi nhìn chung thấp, số ngày vòng quay cao, cho thấy vốn lưu động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu không nhiều, doanh số cho đơn vị không cao 58 17.5 500 450 400 350 300 250 200 150 100 50 17 16.5 16 15.5 Số vòng quay Ngàn đồng Hình 4.9 ĐỒ THỊ VỊNG QUAY KHOẢN PHẢI THU KHOẢN PHẢI THU BÌNH QUÂN DOANH THU THUẦN SỐ VỊNG QUAY 15 2009 2010 2011 Năm - Số vòng quay khoản phải thu Bán chịu chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng Tuy nhiên, phải có sách tín dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh đơn vị cần phải theo dõi số dư khoản phải thu hiệu việc thu hồi nợ Điều thể qua số số vòng quay khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu năm 2009 15,87 vòng Năm 2010 tăng lên 17,36 vòng Năm 2011 số vòng luân chuyển khoản phải thu giảm trở xuống 15,87 vòng giảm 1,49 vòng so với năm 2010 Chỉ tiêu qua năm biến động ảnh hưởng doanh thu qua năm giảm, khoản phải thu lại tăng lên qua năm Tóm lại: Vòng quay khoản phải thu công ty qua năm tương đối tăng, chủ yếu tăng khoản phải thu tăng doanh thu lại giảm dấu hiệu không tốt, doanh số bán chịu cao Công ty cần có nhiều sách để giảm doanh số bán chịu thu hồi nợ tốt 59 - Mức sinh lợi vốn lưu động Chỉ tiêu cho biết lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cho đơn vị Qua ba năm mức sinh lợi vốn lưu động 25,17% năm 2009 lên 32,9% năm 2010 giảm xuống 25,95% năm 2011 Qua cho thấy đồng vốn lưu động bỏ tạo 0,2517 đồng lợi nhuận năm 2009; 0,329 đồng lợi nhuận năm 2010 0,2595 đồng lợi nhuận năm 2011 Như vậy: Qua tiêu cho thấy hiệu sử dụng vốn lưu động công ty tốt Tuy nhiên, đơn vị cần quan tâm đến khoản phải thu khách hàng đừng để chiếm tỷ lệ lớn vốn lưu động Vì khoản tăng làm giảm hiệu sử dụng vốn lưu động 4.4.3 Hiệu sử dụng vốn cố định Bảng 4.12 Các tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Doanh thu Vốn cố định bình quân Giá trị tài sản cố định bình quân Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế Hiệu suất sử dụng vốn cố định Mức lợi nhuận thu đồng tài sản cố định ĐVT đồng Đồng Đồng Năm 2009 Năm 2010 394.650.000 465.330.000 578.256.000 676.320.000 725138.000 749.053.330 Đồng 914.763.000 1.078.573.200 đồng 94.268.000 112.358.000 % 68,25 68,8 756.142.857 1.095.373.200 105.860.000 63,77 lần 0,14 0,13 0,15 Năm 2011 454.571.550 712.833.000 (Nguồn: Phòng kế toán) - Mức lợi nhuận thu đồng tài sản cố định Mức lợi nhuận thu đồng vốn năm 2009 0,13 tăng lên năm 2010 0,15; năm 2011 0,14 Kết cho thấy năm 2009 đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại 0,13 đồng lợi nhuận Năm 2009 tài sản cố định 60 đơn vị phát huy công suất năm 2010 thể mức tăng lên đồng nguyên giá tài sản cố định tạo 0,15 đồng lợi nhuận Tuy năm 2011 có đầu tư thêm tài sản cố định chưa phát huy hết công suất nên tiêu năm 2011 giảm so với năm 2010 đồng nguyên giá tài sản cố định tạo 0,14 đồng lợi nhuận Tóm lại, tỷ suất lợi nhuận đồng tài sản cố định có giảm q thấp Do đó, đơn vị cần khai thác triệt để công dụng tài sản cố định nhằm đem lại lợi nhuận năm sau cao năm trước 800 70 700 69 600 68 67 500 66 400 65 300 64 200 63 100 62 61 2009 Hiệu suất Ngàn đồng Hình 4.10 ĐỒ THỊ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VỐN CỐ ĐỊNH BÌNH QUÂN DOANH THU THUẦN HIỆU SUẤT 2010 2011 Năm - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu cho biết mức doanh lợi mang lại từ đồng vốn Qua hai năm đầu ta thấy sức sản xuất vốn cố định tăng lên Năm 2009 69,67%, nghĩa đồng vốn cố định bỏ thu 0,697 đồng doanh thu Mức doanh lợi tăng lên 76,19% năm 2010, tức đồng vốn cố định thu 0,762 đồng doanh thu Năm 2011 giảm xuống 0,65 đồng doanh thu 61 Qua phân tích tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn cố định cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định nhỏ 1, có tăng năm 2010 2011 lại giảm năm đầu 2009 Nhưng thơng qua kết phân tích đầu tư vốn Trung tâm phần trên, ta đánh giá tỷ trọng đầu tư vốn cố định tăng cao.và cấu đầu tư hoàn toàn hợp lý nên hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm bình thường Vì giai đoạn này, tài sản cố định chủ yếu đầu tư phí khấu hao lớn làm cho vòng quay vốn cố định giảm Tổng quát : Qua phân tích tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn cho thấy việc sử dụng vốn Công ty chưa cao, phần ảnh hưởng đến hiệu hoạt động kinh doanh doanh nghiệp biểu hàng năm công ty bổ sung thêm vốn doanh thu tạo giảm không tăng đều, lợi nhuận tạo thấp ** Tổng kết tình hình tài cơng ty qua năm sau: Về kết cấu tài sản nguồn vốn: TSDH Trung tâm chiếm tỷ trọng cao so với TSNH, TSDH TSNH có chiều hướng tăng giai đoạn 2009 – 2011, chủ yếu tăng đầu tư TSCĐ, hàng tồn kho khoản phải thu Trung tâm chưa đảm bảo khả tự chủ tài chính, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao tổng nguồn vốn có xu hướng giảm nhẹ Nợ phải trả tăng liên tục qua ba năm, chủ yếu khoản nợ nghĩa vụ toán với nhà nước, khoản nợ nhân viên Điều gây áp lực lớn cho việc toán ngắn hạn, ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận Về tình hình tốn: Cơng ty mở rộng quy mơ hoạt động chưa tích cực việc thu hồi vốn thể qua khoảng nợ phải thu có xu hướng tăng, đồng thời cơng ty có xu hướng bị chiếm dụng vốn ngày nhiều Về khả tốn: Nhìn chung, khả tốn cơng ty tương đối thấp, khả toán hành tương đối đảm bảo khả toán nợ, 62 khoản phải thu hàng tồn kho ngày tăng khả chuyển đổi thành tiền thấp, nên khả tốn cơng ty khơng tốt thể qua khả toán nhanh, khả tốn tiền có xu hướng giảm Về hiệu sử dụng vốn: Công ty liên tục tăng vốn đầu tư chủ sở hữu để đẩy mạnh đầu tư tài sản chủ yếu TSCĐ để tăng lực hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thể qua hàng tồn kho khoản phải thu liên tục tăng Nhưng nhìn chung hiệu mang lại chưa cao lại có xu hướng giảm thể qua suất sinh lời TSCĐ, suất sinh lời vốn CSH, vốn lưu động có xu hướng giảm giai đoạn 2010 – 2011 63 CHƯƠNG KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN: Khi xem xét phải đánh giá tình hình tài Trung tâm, phải xem xét đánh giá cách toàn diện mặt không gian thời gian mối quan hệ với hiệu chung kinh tế quốc dân, hiệu kinh tế hiệu xã hội Đồng thời nhận thấy hiệu kinh doanh đạt kết trình lâu dài từ giai đoạn chuẩn bị sản xuất đến giai đoạn cuối tiêu thụ Trong giai đoạn nay, với công đổi mới, nhiều vấn đề đặt tồn phát triển Trung tâm Trong vấn đề quản lý sử dụng vốn cho có hiệu nhiệm vụ quan trọng giai đoạn nay, khơng riêng Trung tâm mà hầu hết doanh nghiệp Qua trình phân tích hiệu sử dụng vốn Trung tâm Ứng dụng Tiến Khoa học Công nghệ Tỉnh Trà Vinh cho ta thấy số vấn đề sau: - Vốn cố định Trung tâm chiếm tỷ trọng ngày cao tổng nguồn vốn - Về tình hình cơng nợ, nợ phải trả cơng ty chiếm tỷ trọng cao tổng nguồn vốn Điều làm cho trung tâm gặp nhiều khó khăn việc tốn khoản nợ Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy khả toán nợ tổng tài sản trung tâm tốt thể qua hệ số toán tổng quát, tỷ số qua năm điều lớn - Qua trình phân tích tình hình n g u n v ố n T r u n g t â m ta thấy bên cạnh chuyển biến tích cực nhiều hạn chế cần khắc phục Việc đầu tư mở rộng quy mô hoạt động chưa mang lại hiệu tương xứng: doanh thu, lợi nhuận t ă n g giai đoạn sau 2010 – 2011 có xu hướng giảm, khả 64 sinh lời tài sản chưa cao, việc quản lý phân bổ nguồn vốn chưa hợp lý Khả tốn thấp chủ yếu hàng tồn kho nhiều khoản phải thu chậm thu hồi Vì vậy, Trung tâm cần đẩy mạnh quản lý phân bổ tốt nguồn vốn, nâng cao khả sinh lợi tài sản nâng cao khả tốn góp phần nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh cho Trung tâm 5.2 ĐỀ NGHỊ: Trong suốt trình thực nghiên cứu đề tài, với kết đạt cho thấy thành tựu đáng ghi nhận Trung tâm Nhưng bên cạnh kết tích cực mặt hạn chế đặc biệt việc sử dụng nguồn vốnTrung tâm cần phải khắc phục để đảm bảo phát triển bền vững việc sử dụng nguồn vốn Trung tâm ngày hiệu Qua trình thảo luận với giúp đỡ anh chị Trung tâm đúc kết đưa giải pháp để khắc phục hạn chế tồn Trung tâm sau: - Vấn đề bật Trung tâm tình hình cơng nợ Để tránh rủi ro tốn tăng vòng quay vốn, Trung tâm cần có biện pháp thu hồi khoản nợ cách rút ngắn thời gian mua bán chịu để giảm bớt rủi ro nhằm đáp ứng vốn kinh doanh - Trung tâm phải thường xuyên lập kế hoạch dự toán tiền mặt quý để đảm bảo mức dự trữ cân đối tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn toán nâng cao hiệu sử dụng vốn - Để cạnh tranh thắng doanh nghiệp ngành, Trung tâm cần quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh chất lượng sảm phẩm ngày nâng cao để làm hài lòng khách hàng khó tính nhất, bên cạnh cần khai thác mở rộng thị trường sang tỉnh lân cận, tránh phụ thuộc nhiều vào thị trường, đồng thời gia tăng việc tiếp cận nắm bắt thông tin, cập nhật công nghệ tiên tiến giới thông tin thị trường để sử dụng đồng vốnhiệu - Cố gắng giảm tiết kiệm chi phí khơng hợp lý chi phí khơng có khoản mục giá thành để nâng cao lợi nhuận Trung tâm 65 - Tiếp tục đào tạo công nhân viên đảm bảo thành thạo quản trị sản xuất nghiệp vụ tiếp thị mua bán phục vụ cho nhu cầu đổi phát triển Trung tâm - Nâng cao tinh thần trách nhiệm công nhân viên hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tạo sản phẩm, hàng hoá cho thị trường ngày đạt chất lượng cao - Xúc tiến nhanh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm Xuất phát từ tình hình thực tế Trung tâm, số kiến nghị tơi đưa có tính tham khảo với hy vọng góp phần vào việc cải thiện tình hình tài Trung tâm trở nên khả quan thời gian trước mắt sau 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Nguyễn Năng Phúc, 2006 Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Lý thuyết thực hành Nhà Xuất Bản Thống kê Thái Bảo Cường, 2010 Phân tích tình hình nguồn vốn hiệu sử dụng vốn công ty Taxi Mai Linh Đaklak Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế trường đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Năm 2010 Võ Hồng Nam, 2010 Phân tích hiệu sử dụng vốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế trường đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết hoạt động kinh doanh Trung tâm Ứng dụng Tiến Khoa học Công nghệ tỉnh Trà vinh TS Phan Thị Giác Tâm Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học Trường đại học nơng lâm TP Hồ Chí Minh Các trang wep tham khảo: http://www.tailieu.vn http://www.giaotrinh.vn 67 ... tích hiệu việc sử dụng nguồn vốn Trung tâm ứng dụng tiến khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh” NGUYEN PHUC TINH June 2012 “Analysis of efficiency in the use of capital at the center of scientific applications... thực đề tài  Con xin cảm ơn cha mẹ, người sinh con, yêu thương nhất, động viên cho làm chỗ dựa tinh thần cho suốt chặng đường qua, cảm ơn cha mẹ nhiều, yêu cha mẹ  Tôi không quên cảm ơn tất

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN