1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐO ĐỘ CỨNG VÀ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÔI THÉP

4 1,9K 77

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 81,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CỨNG: 1.Độ cứng: + Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu dưới tác dụng của tải trong thông qua mũi đâm.. *Phương pháp đo độ cứng có ưu điểm:

Trang 1

ĐO ĐỘ CỨNG VÀ NGHIÊN CỨU QUÁ

TRÌNH TÔI THÉP

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

I PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CỨNG:

1.Độ cứng:

+ Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của vật liệu dưới tác dụng của tải trong thông qua mũi đâm

+ Độ cứng là một đặc trưng cơ tính quan trọng của vật liệu Nó có thể dễ dàng đo được thông qua các thiết bị đo mà không cần phải phá hủy mẫu

*Phương pháp đo độ cứng có ưu điểm:

+ Từ giá trị độ cứng đo được, có thể suy ra độ bền của kim loại dẻo Vì độ cứng là sự chống lại biến dạng dẻo cục bộ, còn độ bền là sự chống diến dạng dẻo toàn bộ Từ giá trị độ cứng Brinell, ta có thể gián tiếp tính được độ bền

+ Đo độ cứng đơn giản, thời gian ngắn (từ vài giây đến vài phút) Mẫu thử không phải chuẩn bị đặc biệt Không phá hủy mẫu khi thử

+ Có thể đo được chi tiết rất lớn hoặc rất nhỏ, rất dày hoặc rất mỏng (các lớp mạ, thấm…)

2.Các phương pháp đo độ cứng:

Phương pháp đo độ cứng Brinen (HB)

Mũi đâm là bi thép, có các đượng kính sau: D=2,5; 5; 10 (mm)

Tải trọng tương ứng là P=1875; 7500; 30000 (N); P có thể đo bằng kilogram lực (KG)

Phương pháp Brinen chỉ đo được những vật liệu mềm, kim loại màu ( đồng, nhôm, niken ), hợp kim màu, thép sau khi ủ, các loại gang grafit Đo các chi tiết lớn, độ chính xác không quá cao như vật đúc, rèn.Không dùng để đo các vật liệu quá cứng, các tấm vật liệu mỏng, các bề mặt cong

Phương pháp đo độ cứng Rockwel

Mũi đâm là bi thép, kim cương ( hoặc hợp kim cứng) hình côn, có góc đỉnh là 120°, hoặc bi thép, có

đường kính d=1/16”=1.588m

Ở phương pháp này quy định : Mũi đâm đi xuống 0.002mm thì độ cứng giảm 1 đơn vị

Phương pháp đo độ cứng Rockwell được ứng dụng rộng rãi cho nhiều chi tiết với vật liệu, kích thước

và hình dạng khác nhau

Trên các dòng máy đo độ cứng hiện nay đều có hệ thống chuyển đổi sang các thang đo khác nhau Ví

dụ trên các dòng máy đo độ cứng Rockwell hãng Wilson Hardness có hệ thống chuyển đổi thang đo tự động từ thang đo Rockwell sang thang đo Vickers, Knoop,Brinell với độ chính xác rất cao

Trang 2

Phương pháp đo độ cứng Vicker

Phương pháp Vicker về nguyên lý giống như phương pháp Brinen nhưng thay bi thép bằng mũi kim

cương hình tháp, có góc giữa hai mặt bên là 136° Tải trọng sử dụng P=(50÷1500)N, phụ thuộc chiều

dày mẫu đo

Phương pháp Vicker dùng để đo độ cứng các chi tiết nhỏ, chính xác, đo vật liệu tấm mỏng, đo các bề mặt vật liệu mạ phủ có thể đo được các vật liêu rất mềm hoặc cứng

II TÔI THÉP

+ Tôi thép là phương pháp nung nóng thép lên cao quá nhiệt độ tới hạn để làm xuất hiện tổ chức Austenit giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh thích hợp để austenit chuyển thành mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác với độ cứng cao

+ Mục đích của tôi thép là: Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn của thép

+ Tốc độ nguội giới hạn là tốc độ nguội nhỏ nhất mà chi tiết chuyển biến hoàn toàn thành

Mactenxit

+ Thép khác nhau có tốc độ nguội tới hạn khác nhau

+ Một số môi trường nguội thường dùng:

Môi trường nước

Môi trường dầu nhớt

Môi trường không khí

Muối nóng chảy

Emusi: dầu + nước

+ Nhiệt đọ tôi ảnh hương trực tiếp đến cơ tính của thép sau khi tôi

+ Có hai hình thức tôi là: tôi xuyên tâm và tôi mặt ngoài

B KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

I ĐO ĐỘ CỨNG CỦA THÉP SAU KHI TÔI

Trang 3

THÉP Nhiệt độ tôi

(°C) Thời giangiữ nhiệt

(phút)

Môi trường làm nguội Độ cứngcủa thép

trước khi tôi ( HRB)

Độ cứng của thép sau khi tôi (HRC)

C45 780 12 Nước 104,5 46,75

C45 820 10 Nước 100,25 51

C45 820 10 Dầu 101 15,5

C45 820 10 Không khí 103 7

II ĐỒ THỊ

1 Đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ tôi và độ cứng sau khi tôi của thép C45(môi trường làm nguội Nước)

Trang 4

2 Đồ thị quan hệ giữa môi trường làm nguội và độ cứng sau khi tôi của thép C45 (cùng nhiệt độ

840°C)

III NHẬN XÉT:

Khi tôi thép C45 ở nhiệt đô 7400 C và giữ nhiệt 15 phút thì độ cứng HRC đo được là 7,75 HRC thấp hơn nhiều so với 2 mẫu thép C45 tôi ở nhiệt đô 7800C và 8200C với thời gian giữ nhiệt lần lượt là 12 phút & 10 phút ( 46,75HRC & 51HRC)

Tùy theo nhiệt độ nung và thời gian giữ nhiệt khác nhau mà Thép C45 sau khi nung có độ cứng khác nhau

Tôi cùng nhiệt độ (8200) và giữ nhiệt cùng trong 10 phút thì độ cứng của thép làm khác nhau Khi làm nguôi trong nguội trong môi trường nước độ cứng của thép lớn nhất (51HRC); làm nguội trong môi trường dầu độ cứng của thép thấp hơn (15,5 HRC); làm nguội trong môi trường không khí độ cứng của thép thấp nhất (7 HRC)

 Tốc độ làm nguội càng nhanh thì độ cứng của thép C45 sau khi tôi sẽ đạt tiêu chuẩn yêu cầu, cơ tính cao

Trong quá trình làm nguội nhanh( trong nước ) với tốc độ cao hơn tốc độ tới hạn Vth: ostenit sẽ chuyển biến thành mactenxit

Ngày đăng: 01/09/2017, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w