Ở Việt Nam Cụm từ tri thức bản địa Indigenous Knowledge, tri thức địa phương Local Knowledge, tri thức dân gian Folk Knowledge đã được sử dụng trong một số công trình nghiên cứu với nhi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI K’HO
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI K’HO TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM XUÂN HOÀN
Hà Nội, 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân
Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy,
cô giáo đã giảng dạy trong chương trình học tập của lớp cao học Lâm học khoá 18, quý thầy, cô công tác tại khoa Đào tạo sau đại học và quý thầy, cô công tác tại Cơ
sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồng nghiệp đang công tác tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện
về thời gian và giúp đỡ tác giả cả về vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Lương Văn Dũng, Th.s Hoàng Hữu Cải giúp đỡ chọn lĩnh vực nghiên cứu của luận văn
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Phạm Xuân Hoàn, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Sơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Khái niệm tri thức bản địa 3
1.1.1 Trên thế giới 3
1.1.2 Ở Việt Nam 5
1.2 Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa 11
1.2.1 Trên thế giới 11
1.2.2 Ở Việt Nam 13
1.2.3 Nghiên cứu về tri thức bản địa có liên quan về rừng: 15
1.3 Phân loại và đặc điểm của tri thức bản địa 7
1.3.1 Phân loại 7
1.3.2 Đặc điểm của tri thức bản địa: 8
1.4 Tầm quan trọng của tri thức bản địa trong phát triển và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên 18
Chương 2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Mục tiêu 21
2.2 Giới hạn đề tài 21
2.3 Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu: 22
2.3.1 Quan điểm nghiên cứu: 22
2.3.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 22
2.4 Nội dung nghiên cứu: 23
Trang 62.5 Phương pháp nghiên cứu 23
2.5.1 Thu thập, kế thừa có chọn lọc số liệu thứ cấp: 23
2.5.2 Thu thập số liệu hiện trường: 23
2.5.3 Xử lý nội nghiệp 27
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VQG BIDOUP-NÚI BÀ 28
3.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.1 Vị trí – Diện tích 28
3.1.2 Địa hình 29
3.1.3 Khí hậu 30
3.1.4 Những đặc trưng về rừng và thực vật rừng 31
3.1.5 Khu hệ động vật 33
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Vai trò và vị thế của người K’ho tại khu vực nghiên cứu 35
4.1.1 Nguồn gốc, lịch sử di cư và phát triển của người K’ho tại VQG Bidoup-Núi Bà 35
4.1.2 Đặc tính dân cư 37
4.1.3 Tỉ lệ nghèo đói 40
4.1.4 Giáo dục 41
4.1.5 Y tế 42
4.1.6 Sản xuất nông nghiệp 42
4.1.7 Sản xuất lâm nghiệp 44
4.2 Tri thức bản địa của người K’ho trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng 46
4.2.1 Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng 46
4.2.2 Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản 55
4.3 Tri thức bản địa trong sinh kế của cộng đồng địa phương 64
4.3.1 Trường hợp nghiên cứu điểm ở bon Đưng Ia Giêng 64
4.3.2 Ở các điểm nghiên cứu khác: 67
4.3.3 Tri thức bản địa đối với công tác bảo tồn của VQG Bidoup-Núi Bà 69
Trang 74.4 Những thách thức trong bảo tồn tri thức bản địa của người K’ho 70
4.4.1.Góc nhìn từ Đưng Ia Giêng 70
4.4.2 Sự mai một tri thức bản địa: Nhìn từ những người trẻ tuổi 71
4.5 Một số ý kiến đề xuất để góp phần bảo tồn, cải tiến tri thức bản địa 73
4.5.1 Tiềm năng sử dụng tri thức bản địa 73
4.5.2 Một số tri thức bản địa có thể vận dụng, phát triển: 76
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
5.1 Kết luận 79
5.2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KT-XH Kinh tế - Xã hội
PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng rừng và đất rừng của VQG Bidoup – Núi Bà 31
Bảng 4.1 Tình hình dân cư tại khu vực nghiên cứu 38
Bảng 4.2 Thành phần dân tộc khu vực nghiên cứu 39
Bảng 4.3 Cơ cấu dân cư theo tuổi lao động 40
Bảng 4.4 Số hộ nghèo tại các xã nghiên cứu 41
Bảng 4.5 Cơ cấu học sinh phân theo cấp học 41
Bảng 4.6 Năng suất các loại cây trồng chính 43
Bảng 4.7 Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản phân theo nhóm công dụng 57
Bảng 4.8 Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản phân theo họ thực vật 58
Bảng 4.9 Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản theo kiểu rừng 60
Bảng 4.10 Danh sách một số loài cây đã được gây trồng 61
Bảng 4.11 Tổng hợp nhóm cây đã được gây trồng theo mục đích sử dụng 61
Bảng 4.12 Hiểu biết về tri thức bản địa phân theo nhóm tuổi 72
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Vị trí VQG Bidoup-Núi Bà 28
Hình 4.1 Một gia đình người K’ho xưa bên nhà dài truyền thống 47
Hình 4.2 Cây Jờm Jrê (cây đa) 52
Hình 4.3b Cây Pờn drip (Ráng đuôi phụng) trồng ở quy mô hàng hóa 62
Hình 4.3a Cây Prền (cà đắng) trồng ở vườn nhà 62
Hình 4.4 Cây Kréh 63
Hình 4.5 Cây Kriêng 63
Hình 4.6 Cây Krài 63
Hình 4.7 Vị trị bon Đưng Ia Giêng trong VQG Bidoup-Núi Bà 64
Hình 4.8 Canh tác lúa nước ở Đưng Ia Giêng 65
Hình 4.9 Dụng cụ bắt cá ở Đưng Ia Giêng 66
Hình 4.10 Hiểu biết về loài cây rừng có thể sử dụng phân theo nhóm tuổi 72
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
K’ho là một dân tộc hiện đang sinh sống ở cả vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng), với khoảng 3.421 hộ chiếm 67,5% tổng số hộ trong các cộng đồng dân tộc đang sinh sống ở đây Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển trên mảnh đất cao nguyên hùng vĩ nhưng đầy khắc nghiệt này, bao thế hệ người K’ho đã đúc kết kinh nghiệm và xây dựng cho mình một hệ thống tri thức hết sức phong phú về rừng Những tri thức này đã hình thành, được bảo lưu và phát triển cùng với người K’ho và nhờ đó họ đã sống hài hòa với rừng từ bao đời nay Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự du nhập mạnh
mẽ của văn hóa và công nghệ mới từ bên ngoài vào, những tri thức bản địa của người K’ho đang bị mai một và sự hài hòa này đã và đang bị phá vỡ nhanh chóng Khi một người già trong cộng đồng mất đi luôn đồng nghĩa với việc cả một kho tàng tri thức cũng mất theo
Trong nỗ lực để quản lý bền vững tài nguyên rừng của VQG Bidoup – Núi
Bà, có hai vấn đề quan trọng được đặt ra là: (1) làm thế nào để cộng đồng có thể dựa vào nội lực của chính mình để ổn định được đời sống và hướng tới phát triển bền vững?, và (2) làm thế nào để có thể kết hợp các nỗ lực phát triển của cộng đồng với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hay thực chất là làm thế nào để giải quyết xung đột lợi ích giữa mục tiêu bảo tồn của VQG với mục tiêu đảm bảo sinh kế cho cộng đồng? Các nhà quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước đã đầu tư nhiều công sức và cả tiền bạc để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đó Tuy nhiên, thực tế là những thành công chưa được như mong đợi Việc tách người dân ra khỏi những tri thức bản địa truyền thống của họ trong nỗ lực phát triển bền vững đã dẫn tới những kết quả hạn chế của các chương trình, dự án phát triển tại VQG
Tri thức bản địa là một khái niệm được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm
90 của thế kỷ XX Các nhà khoa học sau nhiều thế kỷ hồ hởi chinh phục thiên nhiên
và coi nhẹ những kinh nghiệm sống hàng ngày của người dân ở nhiều nơi trên thế
Trang 11giới, đã chợt nhận ra tầm quan trọng của tri thức bản địa trong mọi lĩnh vực của đời sống Ở Việt Nam, tri thức bản địa là vốn quý của cộng đồng các dân tộc, là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam Tri thức bản địa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật canh tác, sử dụng các nguồn tài nguyên… phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục của từng địa phương Việc tổng kết, lưu giữ và vận dụng nguồn tri thức này vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Điều đó càng quan trọng hơn đối với VQG Bidoup - Núi Bà – nơi có hàng chục nghìn đồng bào người K’ho đang có cuộc sống phụ thuộc vào rừng và cũng là nơi các chương trình phát triển đang thể hiện tính thiếu bền vững
Xuất phát từ những điều đó, đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa trong quản
lý, sử dụng tài nguyên rừng của người K’ho tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện Kết quả mong đợi từ nghiên cứu này là: khảo sát,
tư liệu hóa và đánh giá được các nguồn tri thức bản địa nhằm tìm kiếm khả năng vận dụng những tri thức đó vào việc quản lý tài nguyên rừng bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm tri thức bản địa
Frederico Mayor (1997)1 đã nhận định “Dựa vào hàng thế kỷ sống gần gũi với thiên nhiên, các dân tộc bản địa trên thế giới sở hữu những kho tàng tri thức khổng lồ về môi trường Sống trong tự nhiên và lớn lên cùng sự giàu có và đa dạng của hệ sinh hái phức tạp, họ có sự hiểu biết về những đặc tính của cây cối và động vật, các chức năng của hệ sinh thái và những kỹ thuật sử dụng và quản lý chúng một cách đặc thù và phù hợp Ở các cộng đồng nông thôn ở các nước đang phát triển, người dân địa phương (có khi là hoàn toàn) sống dựa vào những sản vật địa phương
từ thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác Tương thích với điều đó, kiến thức và quan niệm của người dân về môi trường và mối quan hệ của họ với môi trường trở thành những thành tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa” [46]
Louise Grenier (1998) lại xem “Kiến thức bản địa là vốn kiến thức duy nhất, truyền thống và của một địa phương, tồn tại và phát triển dưới các điều kiện cụ thể của những người dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định Sự phát triển của
hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, kể cả việc quản
1 Nguyên Tổng giám đốc UNESCO
Trang 13lý môi trường tự nhiên, từ lâu đã là một vấn đề sống còn đối với những con người
đã sáng tạo ra chúng Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có tính động, kiến thức mới liên tục được bổ sung Các hệ thống này luôn đổi mới trong lòng nó và cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên ngoài nhằm phù hợp với điều kiện của địa phương” [40]
Trong một nghiên cứu của Mugabe (1998) đã chỉ ra sự khác biệt giữa tri thức bản địa và tri thức truyền thống Theo Mugabe, “tri thức bản địa là tri thức được duy trì và sử dụng bởi một nhóm người dân, những người tự nhận là người bản xứ của một địa phương dựa trên cơ sở kết hợp sự khác nhau về văn hóa và sự chiếm giữ lãnh thổ trước tiên liên quan tới số dân mới di cư đến trong một thời gian gần đây, với sự khác biệt của chính bộ phận này và nền văn hóa có ảnh hưởng lớn Tri thức truyền thống, mặt khác, là tri thức được duy trì bởi các thành viên của một nền văn hóa khác biệt và/hoặc đôi khi đạt được bằng cách hướng đặc biệt tới nền văn hóa đó và liên quan đến chính nền văn hóa và môi trường địa phương mà nó tồn tại” Ông kết luận: "tri thức bản địa ăn khớp rõ ràng với sự phân loại tri thức truyền thống, nhưng truyền thống không tự động bản địa hóa" Vì vậy, tri thức bản địa đương nhiên là tri thức truyền thống, nhưng tri thức truyền thống không nghiễm nhiên là tri thức bản địa Do đó, tri thức truyền thống là tổng hợp tất cả các kiến thức và thực hành, dù là hiện hữu hay tiềm ẩn, được sử dụng để giải quyết cá nhân
tố kinh tế - xã hội và sinh thái của cuộc sống” [35]
Trong nỗ lực phân biệt giữa tri thức bản địa và tri thức địa phương, garasri (2001) trình bày “tri thức bản địa thường liên quan đến tri thức truyền thống, chúng được coi là đồng nghĩa với nhau Trong khi đó, tri thức địa phương được xác định là tri thức, bao gồm cả kiến thức hiện đại, mà người dân ứng dụng và sau đó thích nghi với thế giới hiện đại của họ Trong nghiên cứu của Laungarasri, tri thức địa phương bao gồm cả những kiến thức chung (thông thường) và những kiến thức riêng bởi nó gồm sự tương tác giữa dạng tri thức "dân tộc" và "hiện đại" Định nghĩa tri thức địa phương của Laungarasri dường như có sự trùng hợp với định nghĩa tri thức truyền thống của Correa “tri thức truyền thống bao gồm những thông
Trang 14Laun-tin về các kiểu loại và các chức năng khác nhau được phát triển trong qúa khứ và tiếp tục được cải thiện và thích nghi Nó có thể được thể hiện dưới dạng thành văn
và không thành văn Nó cũng có thể có giá trị thương mại tuỳ theo triển vọng và tính thông dụng của nó” [47]
1.1.2 Ở Việt Nam
Cụm từ tri thức bản địa (Indigenous Knowledge), tri thức địa phương (Local Knowledge), tri thức dân gian (Folk Knowledge) đã được sử dụng trong một số công trình nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau: tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, tri thức dân gian, kiến thức bản địa, kiến thức truyền thống, kiến thức địa phương, tri thức dân gian, tri thức tộc người, và luật tục
Từ những cách gọi khác nhau như trên, các nhà nghiên cứu có những quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của cụm từ “tri thức bản địa”
Lê Trọng Cúc (2002) cho rằng “Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau Tri thức địa phương được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường xã hội, được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất
và thực hành xã hội Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên” [5]
Ngô Đức Thịnh (2004) định nghĩa “Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích luỹ trong qúa trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong qúa trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội” [33]
Phan Hữu Dật (1998) xem “Tri thức bản địa là văn hóa tộc người, nhưng không phải là toàn bộ văn hóa tộc người, mà chỉ là bộ phận có ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tộc người hiện nay, khi nó bổ sung cho tri thức hiện đại” [6]
Trang 15Trong công trình nghiên cứu của mình Nguyễn Duy Thiệu (1999) định nghĩa
“Tri thức dân gian là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác Nó cũng được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống Tri thức dân gian cũng chỉ tồn tại trong từng điều kiện môi trường cụ thể Bởi thế nó cũng thường được gọi là tri thức bản địa hoặc cụ thể hơn là tri thức của người bản địa [30]
Trần Công Khánh và Trần Văn Ơn (2005) lại cho rằng “Tri thức bản địa là
hệ thống tri thức, bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, sức khoẻ, tổ chức cộng đồng, của một tộc người hoặc một cộng đồng tại một khu vực địa lý cụ thể Nó được hình thành trong quá trình sống và lao động của cả cộng đồng, từ đàn ông, đàn bà, người lớn tuổi đến trẻ em Nó được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền bằng miệng” [19]
Phạm Quang Hoan (2003) coi tri thức địa phương được hiểu ở các cấp độ khác nhau Một là, tri thức địa phương (hay tri thức bản địa, tri thức dân gian, tri thức tộc người) là toàn bộ những hiểu biết, những kinh nghiệm của một tộc người nhất định được tích lũy, chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Vốn tri thức đó phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc người sinh tồn, phát triển và thích nghi trước những biến đổi đã và đang diễn ra Nói cách khác, tri thức địa phương là phương thức ứng xử, là đặc tính thích nghi với những điều kiện sinh thái nhân văn của mỗi tộc người Cũng có thể coi đó là bản sắc văn hóa tộc người Hai là, tri thức địa phương là tri thức của các cộng đồng tộc người cùng cộng cư trong một vùng sinh thái hay một vùng văn hóa nhất định Trong trường hợp này, tri thức địa phương cũng phản ánh xu hướng giao lưu và biến đổi văn hóa hay thích nghi văn hóa giữa các tộc người…”[16]
Nhận xét và thảo luận:
Trên cơ sở các ý kiến như trên, trong phạm vi luận văn này, có thể nhận thức
về tri thức bản địa "là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và đang phát triển theo thời gian" Với nhận thức này, tri thức bản địa có các đặc điểm:
Trang 16+ Quá trình hình thành tri thức bản địa là một quá trình thích ứng Điều này
có nghĩa là: Tri thức bản địa được hình thành dựa trên kinh nghiệm; thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng và thích ứng; thích nghi với đặc điểm văn hoá và môi trường của địa phương; Năng động và đang thay đổi
+ Thuật ngữ "bản địa" không hạn chế trong các bộ tộc hoặc người bản địa của một vùng đất, cũng không hạn chế ở những người dân nông thôn Trên thực thế, bất kỳ nhóm cộng đồng nào cũng có tri thức bản địa - nông thôn và thành thị; người định cư và người du cư; người bản địa và người nhập cư Mặc dù có thể phân biệt các tri thức này với tri thức khoa học phương Tây, khó có thể tìm kiếm những tri thức nào được cho là thuần túy bản địa, nhất là với quá trình hội nhập đang diễn ra nhanh chóng hiện nay
Trong địa bàn nghiên cứu của luận văn (vùng đệm và vùng lõi của VQG doup – Núi Bà), vấn đề này cần được làm rõ vì đây là một vùng đã từng tiếp nhận các cộng đồng nhập cư với các truyền thống văn hóa khác nhau và đang tương tác với cộng đồng bản địa (người K’ho) Do đó, việc nghiên cứu tri thức bản địa của các cộng đồng này không thể tách rời với các quá trình tương tác đang xẫy ra trong lịch sử phát triển của các cộng đồng
Bi Xem xét tri thức bản địa như là một nguồn lực mà không phải là vật cản của tiến trình phát triển
1.2 Phân loại và đặc điểm của tri thức bản địa
1.2.1 Phân loại
Có một số quan điểm khác nhau trong phân loại tri thức bản địa:
(1) Theo Simon Brascoupe' và Howard Mann, tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực: Nông nghiệp và nghề làm vườn; Thiên văn học; Lâm nghiệp; Sức khoẻ con người, những bài thuốc y học chữa bệnh truyền thống; Kiến thức về những động vật, con cá và những hệ sinh thái; Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và môi trường bền vững; Những hệ thống phân loại truyền thống cho sự sống và các
Trang 17nguồn tài nguyên khác; Hệ thống kiến thức và những phong tục truyền miệng; Tinh thần, niềm tin; Các biểu tượng, ký hiệu; Văn hóa và nghệ thuật truyền thống
Với cách phân loại này có thể nhận thấy các tiêu chí phân loại vừa chi tiết lại vừa qúa rộng nên có thể gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu tri thức bản địa
(2) Hoàng Xuân Tý lại xem xét tri thức bản địa trên các lĩnh vực: Tri thức về trồng trọt; Tri thức về chăn nuôi; Tri thức về quản lý rừng và tài nguyên cộng đồng; Tri thức về dinh dưỡng và sức khoẻ con người; Tri thức về tổ chức cộng đồng và truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu
Cách phân chia này khá cụ thể và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam
(3) Phạm Quang Hoan chia tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực: Tri thức
về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là rừng, đất đai
và nguồn nước; Tri thức trong sản xuất nông nghiệp; Tri thức về các nghề thủ công truyền thống; Tri thức về y học dân gian và chăm sóc sức khoẻ; Tri thức về điều hành và quản lý xã hội Đây cũng là một cách phân loại phù chi tiết và phù hợp với điều kiện của Việt Nam
Như vậy, trong phương pháp tiến cận và phân tích của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, thì việc phân loại tri thức bản địa vẫn chưa có sự thống nhất Trong phạm vi nội dung đề tài này, tri thức bản địa của người K’ho được trình bày trong 2 lĩnh vực:
- Tri thức bản địa trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng;
- Tri thức bản địa trong việc sử dụng các loại tài nguyên rừng
1.2.2 Đặc điểm của tri thức bản địa
Tùy thuộc vào phương pháp tiến cận và phân tích mà các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về đặc điểm của tri thức bản địa
Trang 18(1) Louise Grenier (1998), cho rằng tri thức bản địa có bốn đặc điểm chính: + Tri thức bản địa thể hiện những kinh nghiệm được tích lũy Các hệ thống tri thức này thể hiện kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ, nhờ sự quan sát, cũng như tiến trình thử nghiệm và sửa sai
+ Tri thức bản địa cũng vận động, thường xuyên bổ sung Chúng là các hệ thống được đổi mới thường xuyên từ bên trong và cũng tiếp thu, sử dụng và thích ứng tri thức bên ngoài cho thích ứng với tình hình địa phương
+ Tri thức bản địa thay đổi trong các nhóm khác nhau của một cộng đồng + Tri thức bản địa được lưu giữ bằng những phương thức và phương tiện đa dạng Tri thức bản địa được lưu giữ trong ký ức và hoạt động của người dân và được biểu thị trong các câu chuyện, bài hát, văn học dân gian, tục ngữ, vũ điệu, thần thoại, các giá trị văn hóa, niềm tin, lễ nghi…
(2) Roy Ellen và Holly Harris (2003) trong phần Giới thiệu của cuốn sách
“Tri thức bản địa về môi trường và những biến đổi” thay cho việc định nghĩa thế nào là tri thức bản địa vốn vẫn đang là một vấn đề bàn luận của các nhà nghiên cứu
đã đưa ra các đặc điểm được thừa nhận chung tạm thời về tri thức bản địa:
+ Tri thức bản địa mang tính địa phương, bắt nguồn từ một địa điểm cụ thể + Tri thức bản địa là những tri thức được truyền miệng, hoặc được chuyển giao thông qua các hình thức mô phỏng hoặc mô tả
+ Tri thức bản địa là hệ quả của các gắn kết thực tế trong đời sống hàng ngày
và liên tục được củng cố bằng các kinh nghiệm, các lần thử, các lỗi và các thử nghiệm cẩn trọng
+ Tri thức bản địa được chia sẻ ở một mức độ lớn hơn rất nhiều so với các loại tri thức khác, bao gồm cả tri thức khoa học Đấy chính là lý do vì sao đôi khi nó còn được gọi là “tri thức của dân”
Trang 19+ Mặc dù tri thức bản địa có thể tập trung vào các cá nhân và có thể được đạt đến bằng mức độ gắn kết với các nghi lễ hoặc các cấu trúc biểu tượng khác nhưng
sự phân bố của nó luôn gián đoạn
(3) Hoàng Xuân Tý (1998) coi tri thức bản địa có những đặc điểm sau:
- Tri thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định
- Tri thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương - nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó
- Tri thức bản địa được lưu giữ bằng trí nhớ và truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập quán khác
- Tri thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương, vì vậy khả năng tiếp thu, ứng dụng trong cộng đồng là rất dễ dàng
- Tri thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững theo hướng người dân tham gia và ít tốn kém
* Từ những đặc điểm trên, khi tiến hành nghiên cứu tri thức bản địa về rừng của người K’ho tạo VQG Bidoup-Núi Bà, cho thấy cần xem xét một số vấn đề sau:
- Tri thức bản địa rất phong phú và đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức: bằng văn bản, bằng các sản vật cụ thể, những sản phẩm của trí tuệ…
- Tri thức bản địa dễ bị thất truyền Có nhiều nguyên nhân: người giàu tri thức trong cộng đồng bị chết do tuổi già, chiến tranh hay dịch bệnh; có tri thức bị mất đi một cách tự nhiên do kỹ thuật không còn phù hợp hoặc công cụ sản xuất được cải tiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, hoặc do cơ sở xã hội đã thay đổi…
- Một số loại tri thức bản địa mang tính bí truyền Tri thức loại này thường hướng về cây thuốc, việc chữa bệnh hoặc những bí quyết trong công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nào đó trong cộng đồng Do đó, độ rủi do trong việc thất truyền
Trang 20là rất lớn và điều này liên quan tới vấn đề bản quyền hay còn gọi là quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ của một số người trong cộng đồng
- Tri thức bản địa thường có nhiều dị bản Mỗi tri thức được một người (hay một nhóm người) tiếp nhận thông qua “lăng kính” chủ quan của mình, rồi lại truyền lại cho thế hệ sau theo cách hiểu, cách vận dụng của mình Cứ như thế, nội dung tri thức ban đầu sau nhiều thế hệ bị biến dạng thành nhiều nội dung khác nhau (dị bản) Điều này cũng ảnh hưởng tới việc bảo tồn các giá trị của tri thức bản địa
- Mỗi loại tri thức bản địa thường phù hợp với văn hóa, môi trường tự nhiên, môi trường sống của một cộng đồng cụ thể Nó là kết quả của việc đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng Ở mỗi địa phương, tri thức của người dân thường hướng tới một vài lĩnh vực nhất định Ví dụ, những người sống ở vùng biển thì có tri thức về biển, về cá, về thời tiết…; những người sống ở miền núi có tri thức về rừng, về cây, về canh tác trên đất đồi núi… rất phong phú Vốn tri thức này cũng thay đổi theo sự phát triển của cuộc sống và nhận thức của người dân trong cộng đồng
1.3 Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa
1.3.1 Trên thế giới
Thuật ngữ “tri thức bản địa” được Robert Chambers dùng lần đầu tiên trong
ấn phẩm “Indigenous Technical Knowledge: Analysis, Implications and Issues” xuất bản năm 1979 Sau đó, thuật ngữ này được Brokensha và D.M.Warren sử dụng vào năm 1980 trong tác phẩm “Indigenous knowledge systems and development”
và tiếp tục được sử dụng, phát triển cho đến ngày nay (trích dẫn theo Hoàng Xuân
Trang 21bản địa là gì); 2) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; 3) Sự phát triển một tổ chức nghiên cứu; 4) Sưu tầm tư liệu; 5) Nghiên cứu trường hợp; 6) Đánh giá, công nhận và thử nghiệm cùng tri thức bản địa [40]
Ngân hàng Thế giới thiết lập chương trình Tri thức bản địa cho sự phát triển (1998) Chương trình này có mục đích học tập từ các hệ thống tri thức địa phương phục vụ cho các thực hành phát triển tại các cộng đồng đó và từ đó, mở rộng tính ứng dụng của các tri thức này Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng họ cần trao cho những người nghèo trên thế giới cái quyền không chỉ là người tiếp nhận các tri thức khoa học phát triển mà họ phải là những người đóng góp, những người đóng vai trò chủ đạo trong phát triển của chính họ James D Wolfensohn, Chủ tịch Ngân hàng thế giới cho rằng: “Tri thức bản địa là một phần không thể thiếu trong văn hoá và lịch sử của một cộng đồng địa phương Chúng ta cần thiết phải học hỏi từ các cộng đồng địa phương để có thể thúc đẩy quá trình phát triển” [46]
Trong bài viết "Sự phát triển của tri thức bản địa, một ngành nhân học ứng dụng mới", Paul Sillitoe (2000) đã đề cập đến các nội dung: 1) Những quan điểm địa phương và nghiên cứu khoa học; 2) Khoa học, công nghệ và tri thức bản địa: sự
bổ sung cho nhau; 3) Diễn giải tri thức bản địa cho phát triển: những vấn đề trên giao diện chung; 4) Tăng cường sự giao lưu giữa các bên hữu quan; 5) Trao quyền cho ai qua sự tham dự của người dân; 6 Những vấn đề của kỳ vọng
Trong cuốn sách “Sổ tay lưu giữ và sử dụng tri thức bản địa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) do Nhà xuất bản Nông nghiệp dịch (2000) đã trình bày một
số vấn đề: 1) Kiến thức bản địa với sự nghiệp phát triển; 2) Các phương pháp ghi chép và đánh giá; 3) Đánh giá kiến thức bản địa; 4) Những trường hợp nghiên cứu
cụ thể; 5) Những câu hỏi hướng dẫn; 6) Các từ viết tắt và định nghĩa [36]
Trong bài viết “Tri thức bản địa và phát triển - Sự cẩn trọng hậu thuộc địa”, John Briggs và Joanne Sharp (2004) đã trình bày các nội dung: 1) Tri thức bản địa; 2) Lắng nghe tiếng nói khác; 3) Tri thức của những tri thức bản địa; 4) Tri thức bản địa về môi trường; 5) Định vị tri thức bản địa…[17]
Trang 221.3.2 Ở Việt Nam
Trần Bình (1996) nghiên cứu về “Tri thức địa phương, tiềm lực phát triển đất nước” đã trình bày các nội dung: 1) Quan niệm và nội hàm của tri thức địa phương; 2) Vai trò của tri thức địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội [2]
Hoàng Xuân Tý - Lê Trọng Cúc (1998), trong tác phẩm "Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên" đã trình bày: 1) Các khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa; 2) Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong một số lĩnh vực cụ thể Cuốn sách là một tài liệu tham khảo rất tốt trong nghiên cứu về tri thức bản địa [35]
Hoàng Hữu Bình (1998), trong bài viết "Tri thức địa phương và vấn đề phát triển bền vững miền núi Việt Nam" đã làm rõ một số vấn đề: 1) Khái niệm tri thức địa phương; 2) Tri thức địa phương trong bảo vệ môi trường và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên [1]
Nguyễn Duy Thiệu (1999) trong bài viết “Tri thức bản địa nguồn lực quan trọng cho sự phát triển” đề cập hai nội dung chính: 1) Quan niệm về tri thức bản địa; 2) Tri thức bản địa của một số tộc người trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp…[30]
Nguyễn Thanh Thự (2000), trong bài viết "Một vài suy nghĩ về việc giảng dạy tri thức bản địa" đã bàn về :1) Suy nghĩ về khái niệm tri thức bản địa; 2) Sự cần thiết phải giáo dục tri thức bản địa; 3) Nội dung và phương pháp giảng dạy
Ngô Đức Thịnh (2002) trong bài viết "Tri thức dân gian và phát triển" đã trình bày một số nội dung: 1) Khái niệm tri thức dân gian; 2) Các loại tri thức dân gian của các tộc người; 3) Vai trò của tri thức dân gian; 4) Bảo tồn tri thức dân gian Trong bài viết "Thế giới quan bản địa" ông cũng đã trình bày một số nội dung: 1) Khái niệm tri thức bản địa; 2) Các lĩnh vực của tri thức bản địa; 3) Những nghiên cứu trường hợp…Hai bài viết trên của tác giả Ngô Đức Thịnh trình bày tương đối đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các lĩnh vực liên quan của tri thức bản địa [32]
Trang 23Vũ Trường Giang (2002) nghiên cứu “Về tri thức bản địa và phát triển” đã đưa ra một số khái niệm và quan điểm: 1) Khái niệm tri thức bản địa; 2) Tầm quan trọng của tri thức bản địa trong phát triển [10]
Phạm Quang Hoan (2003&2005), trong một số bài viết như: “Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”; "Tri thức địa phương (tri thức truyền thống) của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong đời sống xã hội đương đại”; "Tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc ở các tỉnh miền núi Việt Nam" đã trình bày tương đối đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các lĩnh vực liên quan của tri thức bản địa nói chung, tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở Việt Nam [14&15]
Hà Đình Thành (2006) khi nghiên cứu về "Tác động của tri thức dân gian" đã làm rõ ba nội dung: 1) Khái niệm và vai trò của tri thức dân gian; 2) Tri thức dân gian của các tộc người ở Việt Nam; 3) Tác động của tri thức dân gian trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên môi trường [29]
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền năm 2005 tổ chức Hội thảo tri thức bản địa tại Ba Vì, Hà Tây (cũ) Các tham luận hội thảo trình bày: phương pháp nghiên cứu, đánh giá tri thức bản địa; tài nguyên sinh vật và sự chia sẻ lợi ích; ngăn ngừa việc chiếm dụng văn hóa vật thể, bảo vệ tri thức cổ truyền, tri thức bản địa; y học dân gian và tri thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của một số tộc người thiểu số…[23]
Trần Hồng Hạnh (2005), "Tri thức địa phương - tiếp cận lý thuyết" Trên cơ
sở tổng hợp nhiều nguồn tài liệu ở trong và ngoài nước, trình bày đầy đủ và có hệ thống các nội dung: 1) Khái niệm tri thức địa phương; 2) Tri thức địa phương và cư dân địa phương; 3) Tri thức địa phương và bối cảnh; 4) Phân loại tri thức địa phương [13]
Nguyễn Thị Thu Hà (2008) trong bài viết “Tri thức bản địa - những bước thăng trầm” đã trình bày các nội dung: 1) Tri thức bản địa và những đặc điểm chung; 2) Tri thức bản địa và những bước thăng trầm [11]
Trang 24Bùi Hoài Sơn (2008) viết về “Một đôi nét về khái niệm trị thức bản địa” Bài viết của tác giả trình bày các nội dung: 1) Sự phát triển khái niệm tri thức bản địa; 2) Mối quan hệ giữa tri thức bản địa và khoa học [28]
1.3.3 Nghiên cứu về tri thức bản địa có liên quan về rừng
Hoàng Xuân Tý và các cộng tác viên (1997 - 1998) trong khuôn khổ dự án
“Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Cana-
da (IDRC) và quỹ FORD tài trợ (1997-1999) đã nghiên cứu về kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và xuất bản ấn phẩm cùng tên [35]
Đỗ Đình Sâm và các cộng tác viên (1994-1998), Trong chương trình nghiên cứu về nông nghiệp du canh được tài trợ bởi Viện quốc tế về Môi trường và Phát triển Anh (IIED), Tổ chức hợp tác lâm nghiệp hải ngoại Nhật Bản (JOFCA) cũng đã nghiên cứu những kiến thức bản địa về canh tác nương rẫy, nông lâm kết hợp, các quy định về làm rẫy, chọn rừng [27]
Trong chương trình Thái học Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam
và giao lưu văn hoá thuộc Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện (1989) và kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong ấn phẩm “Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, do Cầm Trọng (1998) chủ biên cũng đã đề cấp tới một số quy ước quản lý, bảo vệ rừng, rẫy
Đỗ Đình Sâm và các tác giả khác (2005), Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam [27] Nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá kinh nghiệm bản địa của đồng bào Thái, H’Mông ở Sơn La, đồng bào Dao ở Quảng Ninh trong bảo vệ, quản lý và phát triển rừng trên các đối tượng rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma, rừng lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ và đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng trong việc áp dụng tri thức bản địa vào công tác quản lý bảo vệ rừng
Trang 25Phạm Quốc Hùng, Hoàng Ngọc Ý (2009) trong khuôn khổ dự án Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, được tài trợ bởi Quỹ Blue Moon đã nghiên cứu tri thức bản địa trong bảo vệ rừng của người H’Mông tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình [16] Nghiên cứu đã đưa
ra các kiến thức bản địa liên quan tới hoạt động quản lý bảo vệ rừng: Các quy ước
về quản lý bảo vệ rừng; kiến thức, kinh nghiệm trồng trọt; kinh nghiệm chăn nuôi, kinh nghiệm khai thác sử dụng lâm sản Kiến thức/phong tục bản địa đã mất, hoặc không còn phổ biến Đặc điểm văn hoá và vấn đề quản lý bảo vệ rừng và những vận dụng kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng
Hàn Tuyết Mai (2007) đã tiến hành nghiên cứu “Kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng thực vật lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Vân Kiều ở thôn
Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị”; nghiên cứu đã hệ thống kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng và quản lý tài nguyên rừng dưới các dạng kiến thức về thông tin, về kỹ thuật/công nghệ, tín ngưỡng, phong tục tập quán Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp về nông lâm kết hợp, khôi phục nghề thủ công để nâng cao sinh kế và bảo tồn kiến thức bản địa ở khu vực nghiên cứu
Đỗ Tiến Thuần và các tác giả khác (2008), Kiến thức bản địa trong quản lý bền vững tài nguyên đất của cộng đồng dân tộc Ê-Đê sinh sống tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk [34] Cũng đã tư liệu hóa tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Êđê trong sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng nguồn tri thức này cho công tác quản lý bền vững tài nguyên đất tại khu vực nghiên cứu
Ngoài ra có một số nghiên cứu khác như: nghiên cứu kiến thức và kỹ thuật bản địa về sử dụng đất, quản lý lâm sản ngoài gỗ và rừng bởi cộng đồng người Tày
và Dao quanh vườn Quốc Gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn do Viện kinh tế sinh thái thực hiện năm 2002; nghiên cứu về kiến thức bản địa trong bảo tồn đa dạng sinh học các loại lan rừng tại khu bảo tồn quốc gia Ba Bể do Vũ Thanh Thuỷ và các tác giả khác
Trang 26thực hiện năm 2008; Nghiên cứu về Luật tục Ê đê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước do Trương Bi thực hiện năm 2009…
Nhận xét và thảo luận
Như vậy, nghiên cứu tri thức bản địa ở Việt Nam được tiến hành muộn hơn
so với tình hình chung của thế giới Tuy nhiên, gần đây vấn đề này đã được quan tâm nghiên cứu ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: dân tộc học, thực vật dân tộc học, lâm nghiệp xã hội, y học cổ truyền, phát triển nông thôn…
Mặc dù còn có nhiều cách gọi khác nhau về tri thức bản địa như: tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, tri thức dân gian, kiến thức bản địa, kiến thức truyền thống, kiến thức địa phương, tri thức dân gian, tri thức tộc người, tri thức dân gian hay luật tục nhưng các nghiên cứu về trị thức bản địa ở Việt Nam đã góp phần lưu giữ và bảo tồn nguồn tri thức bản địa hết sức đa dạng của Việt Nam và cũng đã đề ra được những giải pháp thiết thực để vận dụng và phát triển tri thức bản địa phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng và bảo tồn văn hóa bản địa
Các nghiên cứu tri thức bản địa về rừng đa số được lồng ghép trong các nghiên cứu tri thức bản địa về quản lý tài nguyên thiên nhiên, canh tác nông nghiệp,
y học cổ truyền…Các nghiên cứu chuyên môn về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại một khu vực đã được tiến hành nghiên cứu ở một vài nơi nhưng nhìn chung
là chưa thể đáp ứng được nhu cầu tư liệu hóa vốn tri thức bản địa đặc sắc về rừng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Dao, Mường, H’mông (Mèo), Tày, Nùng, Thái (ở vùng núi phía Bắc) và J’rai, M’nông ở Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên - Huế Các công trình nghiên cứu là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục
Tại khu vực nghiên cứu, thuộc VQG Bidoup-Núi Bà mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý sử dụng tài nguyên rừng, nhưng chưa có công trình nghiên cứu chính thống nào về tri thức bản địa trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng Đây chính là một nguyên nhân làm cho hiệu quả của
Trang 27các chương trình quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế địa phương chưa đạt được kết quả như mong đợi
1.4 Tầm quan trọng của tri thức bản địa trong phát triển và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tri thức bản địa càng ngày càng được chú ý trong quá trình phát triển và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hệ thống tri thức bản địa này thực tế đã phát triển bên ngoài và song song với hệ thống tri thức khoa học hiện đại của nhân loại
Do tri thức bản địa có tầm quan trọng trong việc thực hiện các dự án phát triển mang tính bền vững cho nên không những chỉ các nước đang phát triển mà các nước có nền khoa học phát triển cao như Mỹ, Canađa, Hà Lan… cũng rất chú ý sưu tầm, phân tích và ứng dụng tri thức bản địa, nhằm tìm kiếm những giải pháp quản lý bền vững “cổ truyền” mà khoa học hiện đại chưa biết tới Hiện nay, trên thế giới có trên 3000 chuyên gia tại 124 nước đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu tri thức bản địa Một mạng lưới quốc tế nghiên cứu và sử dụng tri thức bản địa đã được thành lập năm 1987 thông qua Trung tâm tri thức bản địa phục vụ phát triển nông nghiệp (CIKARD) ở đại học Iowa State (Mỹ); tại Hà Lan có Trung tâm thông tin về nông nghiệp bền vững và đầu tư thấp từ bên ngoài (ILEIA)…
Việc phát huy và áp dụng tri thức bản địa trên thế giới đã mang lại nhiều thành công lớn Đó là việc hợp tác với người E-xki-mô (ở Ca na đa) trong việc tìm kiếm, theo dõi sự di chuyển của đàn cá voi, để tiến hành đánh số hiệu từng con; việc hợp tác với thổ dân trên núi cao trồng khoai tây bằng hạt đã tạo được giống khoai sạch bệnh ở Pê-ru… Rất nhiều nghiên cứu cho rằng, đa dạng sinh học phải vận dụng tri thức bản địa nằm trong nền văn hoá của các tộc người địa phương Tại Inđônêxia cũng như Ấn Độ và nhiều quốc gia khác ở châu Á đang cố gắng dựa vào tri thức của cư dân bản địa để bảo vệ rừng, duy trì đa dạng sinh học mà người dân bản địa là lực lượng tham gia chính
Trang 28Tri thức bản địa cũng đã được sử dụng ở cấp địa phương bởi các cộng đồng
ở các quốc gia đang phát triển như là cơ sở trong các quyết sách đối với các vấn đề liên quan tới an ninh lương thực, y tế và thú y, quản lý giáo dục, quản lý nguồn tài nguyên và các hoạt động sống còn khác Việc khai thác tri thức bản địa sẽ tạo ra thế mạnh cho các cộng đồng địa phương và có thể góp phần nâng cao hiệu quả của việc trợ giúp trong xóa đói giảm nghèo
Tuy nhiên, tri thức bản địa cũng có những mặt hạn chế Sự hạn chế này xuất phát từ đặc tính địa phương (tính bản địa, tính tộc người) của nó rất cao, nên khó phổ biến rộng rãi đến các tộc người khác, vùng khác Nhiệm vụ của các nhà khoa học là tìm hiểu và học hỏi tri thức bản địa, sử dụng nó như một nguồn ý tưởng và kiểm tra những giả thuyết đó trong khuôn khổ của khoa học hiện đại
Thảo luận chung:
- Tri thức bản địa là một “thực thể” đã tồn tại cùng với sự phát triển của các tộc người, nhóm người qua hàng nghìn năm, nguồn tri thức này hết sức đa dạng và
có tính thích ứng cao với điều kiện tự nhiên của các vùng khác nhau Tuy nhiên, xuất phát từ góc nhìn chủ quan, các nhà khoa học “phương Tây” đã “đánh giá sai lầm” vai trò của nguồn tri thức này, xem nguồn tri thức này như là vật cản trong chương trình phát triển tại các quốc gia kém phát triển Điều đó đã khiến cho nhiều chương trình hỗ trợ phát triển thất bại Sau những thất bại đó, tri thức bản địa đã nổi lên và trở thành một công cụ để hữu hiệu để hỗ trợ tích cực trong nỗ lực nâng cao sinh kế và bảo tồn văn hóa bản địa tại các cộng đồng địa phương
- Tùy thuộc vào phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích, lĩnh vực nghiên cứu mà có một số quan điểm khác nhau về khái niệm, phân loại và các đặc điểm của tri thức bản địa Tuy nhiên có thể thấy rằng các nghiên cứu về tri thức bản địa trên thế giới và ở Việt Nam đã tạo ra một cơ sở lý luận và thực tiễn khá sâu sắc cho lĩnh vực khoa học khá “mới mẻ” này Đặc biệt ở Việt Nam, mặc dù việc nghiên cứu tri thức bản địa được tiến hành muộn hơn so với các nước khác nhưng thông qua những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về
Trang 29luật tục, các tác giả đã cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp
- Tại VQG Bidoup-Núi Bà đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tri thức bản địa của người K’ho trong quản lý, sử dụng rừng nói riêng cũng như trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung Điều đó đã làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và hiệu quả các chương trình phát triển vùng đệm tại đây
Trang 30Chương 2 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần bổ sung và tư liệu hóa các nguồn tri thức bản địa của người K’ho
có liên quan tới quản lý, sử dụng tài nguyên rừng
2.2 Giới hạn đề tài
- Về địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 4 xã và 1 thị trấn (sau đây gọi tắt là 5 xã) có ranh giới hành chính nằm trong cả vùng lõi và vùng đệm của VQG Bidoup-Núi Bà: xã Lát, xã Đa Nhim, xã Đa Chais, xã Đa Sar và thị trấn Lạc Dương Các xã và thị trấn này là nơi cộng đồng K’ho chiếm ưu thế trong thành phần dân tộc Những xã còn lại thuộc vùng đệm của VQG như Đạ Long, Đạ Tông
là nơi người M’nông chiếm ưu thế hơn không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này
- Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 năm 2012 đến tháng
8 năm 2012
Trang 31- Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu các tri thức bản địa của người K’ho có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng tài nguyên rừng
2.3 Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
2.3.1 Quan điểm nghiên cứu
Phần lớn nghiên cứu tri thức bản địa dựa vào các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và đặc biệt là kỹ thuật phỏng vấn, cung cấp các dữ liệu định tính hơn là định lượng Do vậy, để nghiên cứu về tri thức bản địa cần phải có một loạt các ý tưởng cho việc thiết kế và tiến hành một cuộc phỏng vấn tốt Điều đó yêu cầu phải có những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng trong việc lựa chọn khung cảnh cuộc phỏng vấn, đặt các câu hỏi phỏng vấn, và lựa chọn các nhóm hay cá nhân để phỏng vấn
2.3.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Tiếp cận sinh thái nhân văn
Mô tả các yếu tố môi trường và đánh giá tài nguyên thực vật, động vật của một khu vực đang được cộng đồng quản lý là mục tiêu chính của tiếp cận sinh thái học trong nghiên cứu tri thức bản địa Luận văn bắt đầu bằng việc đưa ra một số hướng dẫn cho việc tiến hành các hoạt động tiếp cận sinh thái học trong nghiên cứu tri thức bản địa Tiếp theo đó, Luận văn sẽ thảo luận hai khía cạnh nghiên cứu: định tính và định lượng trong việc tìm hiểu kiến thức sinh thái của người dân địa phương
Tiếp cận có sự tham gia
Trong tất cả các nội dung nghiên cứu, đều được các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia xác định, thống kê, mô tả, phân loại các loại hình tri thức bản địa Sau khi mô tả và phân loại, sẽ cùng với người dân đánh giá tầm quan trọng của các tri thức bản địa đến đời sống cộng đồng
Trang 32Tiếp cận đa ngành và tiếp cận hệ thống
Tri thức bản địa là một hệ thống tổng hợp của nhiều ngành khoa học tự nhiên
và xã hội Do đó, để không bị thiên lệch trong khi xem xét tri thức bản địa thì cần thiết phải có sự tiếp cận đa ngành Sự hỗ trợ của các chuyên gia về nông nghiệp, văn hóa, sinh thái, kinh tế, cộng đồng là nhân tố quan trọng cho kết quả của luận văn
Phải đặt sự hình thành và tồn tại của kiến thức bản địa của người K’ho trong mối liên hệ có tính hệ thống giữa các hệ sinh thái tự nhiên (HST rừng) với hệ sinh thái nhân văn (của người K’ho) để phân tích và đánh giá các kết quả thu được
2.4 Nội dung nghiên cứu
1) Vai trò và vị thế của người K’ho tại VQG Bidoup-Núi Bà
2) Tri thức bản địa của người K’ho trong quản lý, sử dụng rừng
3) Tri thức bản địa trong sinh kế của cộng đồng địa phương
4) Những thách thức trong bảo tồn tri thức bản địa của người K’ho
5) Đề xuất giải pháp để bảo tồn và vận dụng tri thức bản địa của người K’ho
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Thu thập, kế thừa có chọn lọc số liệu thứ cấp
Các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương; Thống kê niêm giám huyện Lạc Dương; Các loại bản đồ; Các tài liệu, sách, báo, tạp chí có thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Các hình ảnh; Các câu hát truyền miệng; Các nghiên cứu về tri thức bản địa và các nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và cộng đồng người K’ho nói riêng được sử dụng để định hướng và là tư liệu cho nghiên cứu
2.5.2 Thu thập số liệu hiện trường
Phương pháp thu nhập số liệu ngoại nghiệp chủ yếu được thực hiện bằng công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Tuy nhiên chúng
Trang 33tôi cũng tăng cường quan sát, kết hợp phỏng vấn đồng thời quan sát trên các đối tượng cụ thể Các xã nghiên cứu và người tham gia phỏng vấn được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
Cả 5 xã được chọn đều là nơi sinh sống của người K’ho bản địa Tuy nhiên
xã Lát và thị trấn Lạc Dương là nơi sinh sống chủ yếu của nhóm người Lạch, còn
Đa Chais, Đa Sar và Đa Nhim là nơi sinh sống chủ yếu của nhóm người Cil (người K’ho ở VQG Bidoup-Núi Bà gồm 2 bộ tộc là Cil và Lạch) Trong 5 xã được chọn nghiên cứu thì mỗi xã đại diện cho một bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Trong khi thị trấn Lạc Dương và xã Lát (nơi sinh sống của người Lạch) có điều kiện hòa nhập khá sớm với với xã hội người Kinh, họ có điều kiện kinh tế-xã hội khá phát triển, thì xã Đa Sar, xã Đa Nhim và xã Đa Chais đang trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập Sự hội nhập của 3 xã này dường như mới chỉ diễn ra trong giai đoạn từ năm 2007 tới nay (từ khi đường tỉnh lộ 723 nối Đà Lạt và Nha Trang thông tuyến) Đứng trên góc nhìn tiến trình phát triển một tương đối có thể xem xã
Đa Sar là “quá khứ” của thị trấn Lạc Dương cách đây 5 năm, xã Đa Nhim là “quá khứ” của Đa Sar cách đây 5 năm và xã Đa Chais là quá khứ Đa Nhim cách đây bằng đó thời gian
Bon (làng) Đưng Ia Giêng thuộc xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương là khu vực nằm sâu trong vùng lõi của VQG Bidoup-Núi Bà, đây là nơi vẫn còn giữ được những đặc trưng về kinh tế, văn hóa và xã hội truyền thống của người K’ho xưa Do vậy, Bon Đưng Ia Giêng được chọn như là khu vực nghiên cứu điển hình để đối chứng với kết quả nghiên cứu tại khu vực khác
Trang 34- Chọn cá nhân phỏng vấn cho phỏng vấn cấu trúc
Như trên đã nói, hầu hết các nôi dung của luận văn mang ý nghĩa định tính, nghĩa là không nhất thiết phải đủ số lượng quan sát cần thiết Tuy nhiên, cũng có khi cần nhiều dữ liệu định lượng Ví dụ có thể có nghi ngờ rằng các quan sát được tư liệu hóa và phân tích một cách có hệ thống thì chúng sẽ bộc lộ những hình mẫu hoặc sự kết hợp không rõ ràng khi không qua các cuộc trắc nghiệm đặc biệt Điều này đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp phân tích thống kê Do vậy, chọn mẫu nghiên cứu để sử dụng phân tích thống kê nhằm đạt được những yêu cầu của luận văn là cần thiết
Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 30 cá nhân (tổng cộng có 150 hộ được phỏng vấn) Trong đó, phân chia đối tượng phỏng vấn theo giới tính và độ tuổi ở mỗi một
Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên mục tiêu của luận văn được
sự góp ý của các chuyên gia về cộng đồng và thực vật học, sau đó được thử nghiệm
và chỉnh sửa trước khi sử dụng chính thức Bảng câu hỏi có cấu trúc đính kèm ở phụ lục 01
- Chọn cá nhân phỏng vấn không chính thức và bán cấu trúc
Tri thức bản địa được truyền bá không đồng đều trong cộng đồng Đặc biệt là đối với những thông tin đặc biệt, như về các cây thuốc quý, các quy định đặc biệt của cộng đồng Đối với nhóm thông tin đặc biệt thì chỉ có những người đặc biệt mới
Trang 35biết Do vậy việc sử dụng câu hỏi có cấu trúc không thể đáp ứng được mục tiêu thu thập những thông tin đặc biệt
Phương pháp phỏng vấn không chính thức và bán cấu trúc được sử dụng nhằm thu thập các thông tin khác biệt và kiểm chứng lại một số nguồn thông tin
Việc chọn cá nhân để phỏng vấn không chính thức và bán cấu trúc không giới hạn về số lượng và tập trung vào những người già trong cộng đồng Những người làm việc với cộng đồng như cán bộ khuyến nông có thể cũng là những nguồn rất có giá trị cung cấp tri thức bản địa
Việc phỏng vấn không chính thức và bán cấu trúc được ưu tiên vì phương pháp này cho phép người phỏng vấn và người trả lời có điều kiện trao đổi thông tin với nhau, dẫn đến sự hiểu biết nhau nhiều hơn
- Quan sát tại hiện trường
Được dùng để thu thập thêm dữ liệu, xác định lại thông tin đã có được từ những phương pháp khác (như là phỏng vấn) và để gia tăng kết quả tư liệu hóa tri thức bản địa Nội dung chính của phương pháp này gồm: 1) Quan sát người dân làm
gì, làm như thế nào, sử dụng vật dụng gì? 2) Viết vào sổ ghi chép những gì đã quan sát được, càng chi tiết càng tốt 3) Vào cuối mỗi ngày, tiến hành kiểm tra lại những
gì đã ghi được để xem liệu có quan sát nào cần làm sáng tỏ hơn hoặc cần được bổ sung và 4) Phân tích những gì đã ghi chép được Bên cạnh đó tiến hành ghi lại một
số hình ảnh tiêu biểu trong quá trình quan sát
- Dòng thời gian
Là phương pháp miêu tả những điều kiện, kỹ thuật và tập quán trong các thời kỳ lịch sử khác nhau (ví dụ những kỹ thuật sản xuất vào những năm 1975 so với hiện nay) Mục đích của phương pháp là nhằm xác định những thay đổi đã diễn
ra Phương pháp dùng lịch sử so sánh làm tăng nhận thức về những thay đổi đã diễn
ra, góp phần phát hiện những tri thức bản địa đã tồn tại trước kia, giải thích những
Trang 36thay đổi trong các tập quán và cũng trong quá trình đó sẽ nhấn mạnh đến những điểm thuận lợi và bất lợi của một tập quán cụ thể
- Ngoài ra một số công cụ PRA được lựa chọn trong quá trình khảo sát: - Lược sử thôn bản; - Lịch thời vụ; Thảo luận nhóm nòng cốt
- Phương pháp thu mẫu và định danh thực vật
Do không có điều kiện để bảo quản các tiêu bản thực vật nên luận văn chỉ tư liệu hóa một số loài thực vật bản địa mà cộng đồng sử dụng bằng hình ảnh
Việc định danh thực vật được hỗ trợ bởi chuyên gia thực vật của trường Đại học học Đà Lạt Mỗi loài đều cố gắng thu thập tên gọi địa phương, tên phổ thông và tên khoa học
2.5.3 Xử lý nội nghiệp
- Kết quả điều tra hiện trường sẽ được thống kê, tổng hợp và mô tả theo các nhóm tri thức bản địa: Về quản lý rừng; về sử dụng lâm sản: cây rau; cây thuốc; cây lương thực, thực phẩm, cây gỗ…
- Phần mềm thống kê Microsoft Excel được dùng để phân tích thống kế các nhóm số liệu liên quan nhằm có những đánh giá, kết luận đủ tin cậy
- Để đề xuất giải pháp, luận văn dựa trên sơ đồ dưới đây:
Thông tin về điều kiện KT-
XH
Phân tích & tổng hợp thông tin
Đề xuất giải pháp
Các cơ sở pháp lý
Trang 37Đông Bắc, thuộc địa giới hành chính
của 2 huyện: huyện Lạc Dương (gồm
các xã Đa Chais, xã Đa Nhim, Xã Đa
+ Phía Tây: tiếp giáp với BQL rừng phòng hộ Sê Rê Pok
+ Phía Nam: tiếp giáp với BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim
Hình 3.1 Vị trí VQG Bidoup-Núi Bà
Trang 38b) Diện tích
- Theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập VQG Bidoup – Núi Bà thì diện tích của VQG là: 64.800 ha Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, sáp nhập đến nay (2012) tổng diện tích tự nhiên của VQG Bidoup-Núi Bà là: 70.038,75 ha
3.1.2 Địa hình
Nằm trải rộng toàn bộ trên địa hình vùng núi trung bình và núi cao của cao nguyên Đà Lạt (hay còn gọi cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Lang Bian), thuộc phần cuối dãy Trường Sơn Nam, trên khu vực có độ cao biến động từ 700m tới trên 2.200m so với mực nước biển, VQG Bidoup - Núi Bà có địa hình chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao như Hòn Giao (2.060m), Lang Bian (2.167m), Chư Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882m),…Đặc biệt, trong đó có đỉnh Bidoup (2.287m) là điểm cao nhất trong VQG đồng thời cũng là một trong mười đỉnh núi cao nhất Việt Nam
Địa hình nhìn chung thấp dần theo hướng Nam - Bắc và gồm nhiều đỉnh núi cao, thấp, nhấp nhô, bề mặt bị chia cắt mạnh Vì vậy, khi đứng từ sơn nguyên Đà Lạt nhìn lên thấy những khối sừng sững với nhiều đỉnh riêng lẻ tạo thành cảnh quan
vô cùng hùng vĩ Khu vực thấp nhất là thung lũng Đắk Loe nằm về phía Tây Bắc VQG và điểm có độ cao thấp nhất là 650m tại ngã ba Đăk Loe với sông Krông Nô
Trong VQG có 4 hệ dông chính Hệ dông phía Bắc cũng là ranh giới tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk Hệ dông thứ hai chạy theo hướng Đông - Tây nằm ở trung tâm VQG, bắt đầu từ ranh giới phía Tây VQG tới Đạ En Hệ dông thứ 3 chạy theo hướng từ Nam - Bắc, bắt đầu từ núi Lang Bian có độ cao 2.167 m chạy lên phía Bắc VQG Hệ dông thứ 4 cũng là dãy núi cao nhất khu vực bắt đầu từ đỉnh núi Bidoup
có độ cao 2.287m Hướng dốc chính trong khu vực là hướng từ Đông sang Tây, cao
về phía Đông và thấp dần về phía Tây, trừ Lang Bian và Bidoup là hai dãy núi tương đối độc lập có hướng dốc đổ xuống theo cả bốn hướng
Trang 393.1.3 Khí hậu
Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng do các yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực VQG Bidoup - Núi Bà có chế độ khí hậu mang tính chất á nhiệt đới, với nền nhiệt
độ trung bình hàng năm trong khoảng 18ºC, khá ôn hòa, không có tháng lạnh quá và tháng nóng quá
Lượng mưa trung bình hàng năm của cả khu vực VQG là 1.755mm Tháng 9
có lượng mưa cao nhất là 3000 mm Số ngày mưa trung bình hàng năm là khoảng
170 ngày (trong đó các tháng 12, 1, 2, 3 chỉ có khoảng 5 ngày mưa/tháng) Tại các đai cao trên 1.900m như trên các đỉnh núi Bidoup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên
Du thì có lượng mưa và số ngày mưa cao hơn
Độ ẩm ở khu vực này dao động từ 75% đến 85% và tương đối ổn định Số ngày có sương mù trong năm là khoảng 80 ngày tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 với số ngày có sương mù trung bình từ 8 đến 16 ngày/tháng Trong khu vực VQG Bidoup-Núi Bà tại các đỉnh núi cao, số ngày có sương mù thường nhiều hơn Đà Lạt
và mây mù bao phủ thường xuyên hơn
Nhìn chung, khí hậu ở trong vùng có thể chia làm 2 tiểu vùng khác nhau Tiểu vùng 1 ở trung tâm VQG trên thung lũng Đạ En, là những vùng thấp hoặc cao nguyên bằng phẳng có lượng mưa và độ ẩm thấp Đây chính là các yếu tố sinh thái tạo ra các diện tích rừng thông thuần loài và rừng thông hỗn giao với rừng lá rộng Tiểu vùng 2 là những vùng núi cao hoặc những vùng núi có độ chia cắt và độ dốc lớn, tại các đai cao trên 1.900m như trên các đỉnh núi Bidoup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì có lượng mưa và số ngày mưa cao Trên những độ cao này đã hình thành nên các kiểu rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới điển hình và rừng hỗn giao cây lá rộng - lá kim với một số loài cây lá kim đặc hữu hẹp chỉ tìm thấy trong khu
vực và các vùng lân cận như Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii); Thông đà lạt (Pinus dalatensis)
Trang 40Sự đa dạng về địa hình và khí hậu đã góp phần tạo nên sự đa dạng về tài nguyên động, thực vật và nhân văn của khu vực Đây có thể coi như là một trong những lý do chính tạo nên sự phong phú về hệ thống tri thức bản địa tại khu vực nghiên cứu
3.1.4 Những đặc trưng về rừng và thực vật rừng
a) Hiện trạng rừng và đất rừng
Bảng 3.1 Hiện trạng rừng và đất rừng của VQG Bidoup – Núi Bà
Nguồn: Phòng Kỹ thuật – VQG Bidoup – Núi Bà, 2012
Qua bảng 3.1 cho thấy có tới 88,5% diện tích của VQG Bidoup – Núi Bà là diện tích đất có rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm tới 98,2%, rừng trồng chỉ chiếm 1,8%
b) Thực vật và thảm thực vật rừng
- Về thành phần loài