1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu thành phần và sự biến động số lượng các loài kiến thuộc phân họ ponerinae và myrmicinae (hymemoptera formicidae) trên các sinh cảnh khác nhau tại đồng văn hà giang

46 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

KHOA SINH – KTNN PHÍ THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI KIẾN THUỘC PHÂN HỌ PONERINAE VÀ MYRMICINAE HYMEMOPTERA: FORMICIDAE TRÊN CÁC SINH CẢNH KHÁC NH

Trang 1

KHOA SINH – KTNN

PHÍ THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG

SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI KIẾN THUỘC

PHÂN HỌ PONERINAE VÀ MYRMICINAE

(HYMEMOPTERA: FORMICIDAE)

TRÊN CÁC SINH CẢNH KHÁC NHAU

TẠI ĐỒNG VĂN - HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

Trang 2

KHOA SINH – KTNN

PHÍ THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG

SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI KIẾN THUỘC

PHÂN HỌ PONERINAE VÀ MYRMICINAE

(HYMEMOPTERA: FORMICIDAE)

TRÊN CÁC SINH CẢNH KHÁC NHAU

TẠI ĐỒNG VĂN - HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN TỊ PHƯƠNG LIÊN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận và tiến hành nghiên cứu đề tài tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng như học tập tại trường, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các thầy cô giáo trong khoa Sinh – KTNN – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng sự động viên khích lệ của gia đình

và các bạn sinh viên Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị

Phương Liên, ThS Nguyễn Đắc Đại, CN Trần Thị Ngát công tác tại Viện

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, và TS Nguyễn Văn Hiếu giảng viên trường

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận

Với điều kiện còn hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô cũng như các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Phí Thị Hường

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu thành

phần và sự biến động số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae (Hymenoptera: Formicidae) trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn- Hà Giang” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn

Thị Phương Liên Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi

Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Phí Thị Hường

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2

4 Điểm mới 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Khái quát về kiến 4

1.2 Tình hình nghiên cứu phân họ Ponerinae và Myrmicinae trên thế giới 7

1.3 Tình hình nghiên cứu phân họ Ponerinae và Myrmicinae trong nước 8

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Đối tượng nghiên cứu 10

2.2 Thời gian nghiên cứu 10

2.3 Địa điểm nghiên cứu 10

2.4 Nội dung nghiên cứu 10

2.5 Phương pháp nghiên cứu 10

2.5.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa 10

2.5.2 Phương pháp phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm 11

2.5.3 Xử lí và phân tích mẫu vật 11

2.5.4 Phương pháp định loại 12

2.6 Một vài nét khái quát về Đồng Văn - Hà Giang 12

2.6.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 12

2.6.1.1 Vị trí địa lí 12

2.6.1.2 Điều kiện tự nhiên 13

2.6.2 Tài nguyên động, thực vật tại Đồng Văn - Hà Giang 13

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

Trang 6

3.1 Thành phần và vị trí các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và

Myrmicinae thu được tại Đồng Văn - Hà Giang 15

3.1.1 Thành phần các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae 15

3.1.2 Số loài và số lượng cá thể của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae 19

3.1.3 Các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae chiếm ưu thế về số lượng cá thể đã thu được 21

3.2 Tương quan giữa số lượng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae với số cá thể thu được tại Đồng Văn - Hà Giang 24

3.3 Sự phân bố của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae ở các sinh cảnh 27

3.4 Sự biến động số lượng cá thể các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae theo các mùa trong năm 31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

1 Kết luận 34

2 Kiến nghị 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 7

DANH LỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Thành phần và số lƣợng các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae thu đƣợc ở Đồng Văn - Hà Giang 15 Bảng 3.2 Chỉ số đa dạng loài của kiến tại Đồng Văn - Hà Giang 18 Bảng 3.3 Số loài và số lƣợng cá thể thuộc các giống của phân họ Ponerinae

và Myrmicinae thu đƣợc tại Đồng Văn - Hà Giang 20 Bảng 3.4 Độ ƣu thế về số lƣợng cá thể của các loài thuộc phân họ Ponerinae

và Myrmicinae thu đƣợc tại Đồng Văn - Hà Giang 21 Bảng 3.5 Sự đa dạng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae tại Đồng Văn - Hà Giang 25 Bảng 3.6 Số lựợng loài kiến của các giống thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae bắt gặp tại ba sinh cảnh nghiên cứu 27 Bảng 3.7 Số cá thể kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinea theo các ngày thu 31 Bảng 3.8 Số loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae của các mùa trong năm 33

Trang 8

DANH LỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Loài Emeryopone buttelreepeni Forel, 1912 4

Hình 2.5.1 Bẫy hố dùng để thu thập các loài kiến họ Formicidae 11 Hình 3.1 Độ ưu thế của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae thu được tại Đồng Văn - Hà Giang 23

Hình 3.2 Tương quan giữa số lượng các loài kiến theo số các thể thu được

của phân họ Ponerinae và Myrmicinae 26 Hình 3.3 Sự phân bố của các loài kiến trong các giống thuộc phân họ Ponerinae tại 3 sinh cảnh nghiên cứu 29 Hình 3.4 Sự phân bố của các loài kiến trong các giống thuộc phân họ Myrmicinae tại 3 sinh cảnh nghiên cứu 29 Hình 3.5 Sự biến động số cá thể kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae theo các ngày thu 32 Hình 3.6 Sự biến động số loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae theo các mùa trong năm 33

Trang 9

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

VQG: Vườn quốc gia

nnk.: Những người khác

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Kiến (Hymenoptera, Formicidae) là nhóm côn trùng đa dạng và phong phú về thành phần loài vào bậc nhất thế giới, có số lượng lớn nhất trong Bộ Cánh màng Hymenoptera Các nhà khoa học ước tính có khoảng hơn 34.000 loài kiến tồn tại trên trái đất, trong đó có hơn 15.000 loài đã được mô tả (Bolton, 1997)

Kiến được xem là vật chỉ thị sinh học lý tưởng để đánh giá sự đa dạng sinh học và kiểm soát môi trường Kiến được biết đến như một kỹ sư của hệ sinh thái Ngoài ra, kiến còn được sử dụng trong phòng trừ sinh học một số loài sâu hại cho nông nghiệp

Ở Việt Nam, mới chỉ có một số tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về các loài kiến họ Formicidae, trong khi tiềm năng nghiên cứu về nhóm này ở Việt Nam là rất lớn

Nghiên cứu của Bùi Tuấn Việt và các cộng sự (năm 2005) đã thống kê được 151 loài thuộc 50 giống và 11 phân họ tại Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo, trong đó có 28 loài và 9 giống thuộc phân họ Ponerinae [10]

Ponerinae là một phân họ hoạt động chủ yếu trên mặt đất và trong lớp hữu cơ của những tầng lá rụng trên mặt đất Nhóm này chuyên tìm bắt các động vật chân đốt khác, do đó chúng có vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng tổ, chúng mang các vật chất hữu

cơ xuống lòng đất Hoạt động sống của phân họ này làm thay đổi tính chất vật

lí, hóa học của đất, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu của đất Tuy nhiên, mới chỉ có nghiên cứu về thành phần các loài kiến được thực hiện tại VQG Tam Đảo, mà chưa có nghiên cứu nào về sự đa dạng và biến động số lượng cá thể của phân họ Ponerinae và Myrmicinae trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn - Hà Giang

Trang 11

Đồng Văn - Hà Giang (230

16’48”vĩ độ Bắc, 105021’49 kinh độ Đông) là một huyện của tỉnh Hà Giang Đồng Văn có diện tích trên 446,66km2 Tuy có diện tích không lớn nhưng ở Đồng Văn có hệ động, thực vật rất đặc trưng, khu vực này nằm trong hệ núi đá vôi của khu vực Đông Bắc nước ta Và đã

có một số công trình nghiên cứu về hệ động, thực vật tại đây nhưng nghiên cứu về côn trùng ở Đồng Văn còn rất ít, đặc biệt là những nghiên cứu về sự đa dạng của các loài côn trùng xã hội nói chung và các loài kiến nói riêng

Xuất phát từ những lí do trên, và để có một cái nhìn tổng quát hơn về sự

đa dạng của các loài kiến trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn - Hà

Giang, đề tài: “Nghiên cứu về thành phần và sự biến động số lượng các loài

kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae (Hymenoptera: Formicidae) trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn - Hà Giang” được lựa chọn

2 Mục đích nghiên cứu

- Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say

mê tìm tòi, khám phá khoa học tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sau này

- Đưa ra thành phần các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và phân họ Myrmicinae trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn - Hà Giang

- Biến động số lượng các loài kiến thuộc hai phân họ này trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn - Hà Giang

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu nhằm đưa ra những dẫn liệu mới về đa dạng thành phần các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae tại Đồng Văn - Hà Giang và xác định sinh cảnh thích hợp cho sự phát triển của các loài thuộc hai phân họ này

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất những giải pháp bảo tồn sự đa dạng của các loài kiến thuộc hai phân họ này

Trang 12

4 Điểm mới

Đây là nghiên cứu đầu tiên về sự đa dạng thành phần loài và biến động

số lƣợng của các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae và Myrmicinae trên các sinh cảnh khác nhau tại Đồng Văn - Hà Giang

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về kiến

Tên khoa học: Formicidae Tên tiếng Anh: Ant

Tên Việt Nam: Kiến

Hình 1.1 Loài Emeryopone buttelreepeni Forel, 1912

(Nguồn: Nguyễn Đắc Đại, 2013)

Cơ thể kiến được chia thành 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng Phần ngực nối với phần bụng bởi đốt eo

Phần đầu có hai râu (gồm gốc râu, cuống râu, đốt chuyển, đốt roi và chùy râu), mắt kép và miệng Kiến dùng hai râu để định hướng, ngửi mùi trong không khí, tìm thức ăn và nhận biết đồng loại Kiến có hai mắt, mắt kiến thuộc về đa tròng, tức là có nhiều tròng trong mắt nên chúng chỉ nhìn thấy được một phần của vật thể trong mỗi tròng mắt Tập hợp các điểm ảnh ở

Trang 14

mỗi tròng mắt tạo nên vật thể hoàn chỉnh Miệng kiến có hai hàm, hàm ngoài

và hàm trong Hàm ngoài lớn hơn hàm trong, dùng để tha thức ăn, trứng hoặc

ấu trùng Hàm trong của kiến có hàng lông rất nhỏ mà công dụng như chiếc lược để lau chùi hai râu

Phần ngực gồm 3 đốt ngực (đốt ngực trước, đốt ngực giữa, đốt ngực sau) và 3 đôi chân (chân gồm có đốt háng, đốt đùi, đốt ống, gai ống chân, bàn chân và gai bàn chân) Mỗi chân được chia ra làm 9 khúc nối nhau bởi những khuỷu chân Mỗi bàn chân của kiến đều có hai cái móc Nhờ vào hai cái móc này mà kiến có thể bám, di chuyển trên cây và các bề mặt Kiến cũng dùng các móc này để bới đất và đào các đường hầm dưới đất Cặp chân trước cũng

có cái lược giống như hàm trong dùng để lau chùi những cặp chân khác và đôi râu

Phần cuối của phần bụng có ngòi đốt

Kiến là nhóm côn trùng có tập tính xã hội cao và sống thành đàn với số lượng lớn (dao động khoảng 1.000 – 20.000.000 cá thể trong một đàn) Thông thường trong xã hội kiến, có thể phân biệt 5 dạng đẳng cấp xã hội chính như sau:

Kiến chúa sống trong phòng chúa giữa tổ, là những cá thể cái có nhiệm

vụ đẻ trứng trong suốt đời sống của mình Kiến chúa có phần ngực và đôi cánh phát triển Mỗi tổ kiến có từ một đến nhiều con kiến chúa Sau khi bay giao hoan và phân đàn, kiến chúa rụng cánh, phần ngực và các đôi chân cũng suy kiệt và trở nên yếu ớt Lúc này chỉ có các cơ quan chức năng phục vụ sinh sản ở kiến chúa phát triển

Kiến đực, là các cá thể có phần ngực, cánh và cơ quan sinh dục đực phát triển

Kiến thợ chiếm số lượng chủ yếu của đàn Cơ thể kiến thợ có cấu trúc thích ứng với tập tính sống linh hoạt lao động và đi lại nhiều Do đó, kiến thợ

Trang 15

có nhiệm vụ chăm sóc kiến chúa, vận chuyển và bảo vệ trứng, tìm kiếm thức

ăn, đào đất xây tổ, canh giác tổ,… Tất cả những con kiến thợ này là những kiến cái không có khả năng sinh sản (cơ quan sinh dục tiêu giảm) Hệ cơ quan cảm giác của chúng phát triển Các con kiến trong từng tổ trao đổi với nhau bằng “thông tin hóa học – pheromon” còn các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với các con cùng loài khác tổ bằng mùi

Kiến lính, là loại to nhất và có bộ hàm lớn nhất, chúng có nhiệm vụ bảo vệ tổ chống lại kẻ thù và bảo vệ kiến thợ đi trên đường

Một số dạng kiến trung gian cá thể đực, khi cần thiết có thể biến đổi thành con đực, có chức năng giao phối để bảo toàn và phát triển xã hội tổ tiên Dạng trung gian thứ hai là những kiến thợ cá thể cái, có thể chuyển thành kiến chúa để sinh sản

Kiến là họ côn trùng ăn tạp Chúng tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi còn lấy của các tổ khác Và việc vận chuyển thức ăn của chúng tương đối thuận lợi vì chúng có tính tập thể cao, chúng cùng nhau chuyển thức ăn về tổ theo hàng lối nghiêm chỉnh

Ponerinae là một phân họ của kiến thuộc họ Formicidae Trên thế giới

có khoảng 2.347 loài thuộc 48 giống của phân họ Ponerinae đã được ghi nhận [24] Các loài kiến thuộc phân họ Ponerinae mang đầy đủ những đặc điểm chung của kiến như sống theo đàn có số lượng lớn, sự phân chia đẳng cấp trong đàn, tập tính giao phối,… Nhưng bên cạnh đó, chúng cũng mang những đặc điểm riêng Phân họ Ponerinae sống chủ yếu ở dưới đất gồm các loài chuyên bắt mồi như các động vật chân đốt khác, đặc biệt là những loài sâu hại cây trồng Do đó, chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cũng như bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp

Myrmicinae là một phân họ lớn nhất của các loài kiến thuộc họ Formicidae với khoảng 6559 loài thuộc 6 tộc và 140 giống đã được ghi nhận

Trang 16

trên thế giới [26] Các loài thuộc phân họ này có chiều dài cơ thể dao động trong khoảng 1-10 mm và đặc trưng bơi 2 đốt eo nối giữa phần ngực với phần bụng [25] Chúng có thể được tìm thấy ở tất cả các khoảng thời gian, không phân biệt ngày đêm với số lượng lớn Myrmicinae chủ yếu sống dưới đất, gồm các loài chuyên bắt mồi như các động vật chân đốt khác, đặc biệt là các loài sâu hại cây trồng và một số loài khác thuộc phân họ này đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhặt hạt giống Do đó chúng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cân bằng sinh thái cũng như bảo vệ cây trồng nông nghiệp và phát tán các loài cây trong rừng

1.2 Tình hình nghiên cứu phân họ Ponerinae và Myrmicinae trên thế giới

Năm 2007, Yoshimura và Fisher đã xác định được 7 giống (Anochetus,

Hypoponera, Leptogenys, Odontomachus, Pachycondyla, Platythyrea và Ponera) thuộc phân họ Ponerinae ở vùng Malagasy [22]

General và Alpert (2012) đã xác định được 11 phân họ và 92 giống kiến phân bố tại Philippines, trong đó có 14 giống thuộc phân họ Ponerinae [15]

Tại Ấn Độ, Bharti và Wachkoo (2013), đã thống kê được 216 loài

thuộc giống Leptogenys của phân họ Ponerinae, đồng thời ghi nhận được 2 loài mới là Leptogenys transitionis và Leptogenys lattkei [6]

Năm 2014, Rakotonirina và Fisher đã xác định được 60 loài thuộc

giống Leptogenys trong phân họ Ponerinae tại Malagasy [14]

Nghiên cứu về phân họ Myrmicinae trên thế giới được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 19, cho đến nay đã ghi nhận hơn 6500 loài thuộc 140

giống của phân họ Myrmicinae, trong đó có 1121 loài thuộc giống Pheidole,

49 loài thuộc giống Pheidologeton (Myrmicinae)…[25] Riêng khu hệ các

loài kiến của vùng Cổ bắc (Palaearctic) 700 loài thuộc 40 giống của phân họ

Trang 17

Myrmicinae (Radchenko, 2005) [19]

Nghiên cứu về khu hệ các loài kiến ở Philippine ghi nhận có 16 loài

21 loài thuộc giống Pheidole, 5 loài và 4 phân loài của giống Pheidologeton

và 28 loài thuộc giống Tetramorium của phân họ Myrmicinae (General & Alpert, 2012) [15]

Nghiên cứu về khu hệ các loài kiến ở Đài Loan đã thống kê được 264

Myrmicinae có 29 giống [20]

Radchenko (2005) nghiên cứu về khu hệ kiến của Triều Tiên đã ghi nhận 99 loài thuộc 35 giống và 7 phân họ, trong đó có 47 loài thuộc 16 giống của phân họ Myrmicinae [19]

1.3 Tình hình nghiên cứu phân họ Ponerinae và Myrmicinae trong nước

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về khu hệ kiến được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 21 do một số tác giả trong và ngoài nước thực hiện (Yamane, 2002; Eguchi, Bui & Yamane, 2008; Le, 2010; Eguchi, 2011; Bui, Eguchi & Yamane, 2013), đã phát hiện được 344 loài kiến thuộc 10 phân họ trong đó xác định được 46 loài kiến thuộc 11 giống của phân họ Ponerinae và

38 giống thuộc phân họ Myrmicinae trên lãnh thổ Việt Nam [8, 9, 12, 13, 18, 21]

Bùi Tuấn Việt (2003) đã xác định được 160 loài thuộc 50 giống và 8 phân họ tại Vườn Quốc gia Cúc Phương trong đó phân họ Ponerinae có 42 loài thuộc 14 giống; 120 loài thuộc 42 giống trong 8 phân họ tại rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh trong đó phân họ Ponerinae có 27 loài thuộc 12 giống; tại Sa Pa

đã xác định được 87 loài thuộc 33 giống trong đó có 24 loài, 10 giống thuộc phân họ Ponerinae; tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đã ghi nhận được 85 loài thuộc 38 giống trong đó có 21 loài, 11 giống thuộc phân họ Ponerinae

Trang 18

Đã ghi nhận được 118 loài kiến thuộc 43 giống ở rừng Hương Sơn, Hà Tĩnh trong đó có 26 loài, 11 giống thuộc phân họ Ponerinae và 50 loài, 16 giống thuộc phân họ Myrmicinae; 159 loài, 49 giống ở VQG Cúc Phương, trong đó có 42 loài, 13 giống thuộc phân họ Ponerinae và phân họ Myrmicinae có 57 loài thuộc 20 giống (Bui Tuan Viet, 2005) [3]

Năm 2005, Bùi Tấn Việt và nnk đã ghi nhận được 151 loài kiến thuộc

46 giống tại VQG Ba Vì trong đó có 29 loài, 9 giống thuộc phân họ Ponerinae

và 65 loài, 18 giống thuộc phân họ Myrmicinae; xác định được 151 loài kiến thuộc 50 giống tại VQG Tam Đảo, trong đó có 28 loài, 9 giống thuộc phân họ Ponerinae và 20 giống thuộc phân họ Myrmicinae [11]

Bùi Thanh Vân và nnk (2010) đã xác định 50 loài kiến thuộc 31 giống

và 5 phân họ tại VQG Ba Vì, Hà Nội, trong đó phân họ Ponerinae chiếm 14 loài thuộc 8 giống và phân họ Myrmicinae chiếm 25 loài thuộc 14 giống [1]

Nguyễn Đắc Đại và nnk (2014) đã xác định được 64 loài thuộc 31 giống và 8 phân họ trên bốn sinh cảnh khác nhau tại Trạm đa dạng sinh học

Mê Linh, Vĩnh Phúc, trong đó có 17 loài thuộc 9 giống của phân họ Ponerinae, 17 loài và 9 giống thuộc phân họ Myrmicinae [4]

Năm 2016, Nguyễn Đắc Đại và Nguyễn Thị Phương Liên đã ghi nhận tổng số 35 loài kiến (24 loài phân loại được đến tên và 11 loài chưa phân loại được tên) thuộc 20 giống và 7 phân họ trên ba dạng sinh cảnh khác nhau ở Phú Lương, Thái Nguyên, trong đó có 11 loài và 5 giống thuộc phân họ Ponerinae, 9 loài và 5 giống thuộc phân họ Myrmicinae [5]

Trang 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loài kiến thuộc 2 phân họ Ponerinae

và Myrmicinae, họ Formicidae, bộ Hymenoptera, lớp Insecta

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 4 năm 2017

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm: Đề tài được thực hiện ở ba sinh cảnh: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng trồng hỗn giao, rừng cây bụi trên núi đá vôi tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

2.4 Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài, sự khác biệt về thành phần loài của phân họ Ponerinae và Myrmicinae ở các sinh cảnh khác nhau

- Xác định các loài kiến chiếm ưu thế theo số lượng cá thể thu được

- Nhận xét về sự biến động số lượng các loài trong hai phân họ Ponerinae và Myrmicinae trên các sinh cảnh khác nhau

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

- Thời gian thu mẫu: mẫu được thu thập từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2016

- Địa điểm thu mẫu: được thực hiện ở 3 sinh cảnh: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng trồng hỗn giao và rừng cây bụi trên núi đá vôi tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

- Kiến được thu thập chủ yếu bằng phương pháp bẫy hố Bẫy hố được làm từ các cốc nhựa có đường kính 10 cm, chiều cao 13 cm, mỗi cốc chứa 20ml cồn với 4% foocmon Cốc được đặt thấp hơn mặt đất khoảng 1 cm

- Sử dụng bẫy hố để điều tra định lượng Tổng số có 15 bẫy được đặt

Trang 20

ở mỗi sinh cảnh Cứ 10 ngày thu mẫu từ các bẫy hố một lần, để cách 10 ngày rồi lại đặt bẫy, sau 10 ngày lại thu mẫu lần tiếp theo

Hình 2.5.1 Bẫy hố dùng để thu thập các loài kiến họ Formicidae

(Nguồn: Nguyễn Đắc Đại, 2013)

2.5.2 Phương pháp phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm

- Mẫu sau khi được thu thập sẽ được bảo quản trong cồn 70% Sau đó, mẫu kiến được làm khô và cắm lên bằng kim cắm côn trùng đối với mẫu vật

có kích thước lớn, những mẫu vật có kích thước nhỏ được dính trên miếng bìa cứng hình tam giác, sau dùng kim côn trùng để cắm

- Mỗi mẫu có 1 eteket riêng

- Mẫu được để trong các hộp gỗ, lưu giữ tại phòng Sinh thái Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

2.5.3 Xử lí và phân tích mẫu vật

- Xử lí và bảo quản mẫu bằng cồn 70%

- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm excel 2007

- Các số liệu được tính toán dựa trên cơ sở sau:

* Độ ưu thế (D) của 1 loài được tính bằng tỷ lệ phần trăm số lượng cá thể của một loài so với tổng số cá thể thu được ni

Trang 21

Trong đó: ni : số cá thể loài i

N: Tổng số cá thể thu được

D> 10% : Loài ưu thế tại sinh cảnh nghiên cứu

* Chỉ số đa dạng sinh học của Shannon- Weiner (H’)

)log(

'

1

i n

- Việc định tên các loài kiến được dựa theo Bolton (1994), Eguchi et

al (2011), Jaitrong (2011), Yamane (2012) cùng sự giúp đỡ của TS Nguyễn Thị Phương Liên và ThS Nguyễn Đắc Đại

2.6 Một vài nét khái quát về Đồng Văn - Hà Giang

2.6.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Trang 22

Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979 và cả trong những năm 1984-1986

- Đồng Văn - Hà Giang nằm ở phía tây bắc, bắc và đông bắc giáp Trung Quốc, phía nam giáp các huyện Yên Minh và Mèo Vạc cùng tỉnh

2.6.1.2 Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Địa hình Đồng Văn khá phức tạp, phần lớn là núi đá bị chia cắt nên tạo ra nhiều núi cao, vực sâu, độ cao trung bình là 1.200m so với mặt nước biển Trên cao nguyên Đồng Văn có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng

vĩ và nhiều ngọn núi cao như: núi Lũng Táo cao 1.911m, núi Tù Sán cao 1.475m

- Khí hậu, thời tiết: Đồng Văn là tỉnh miền núi cao nên khí hậu ở Hà Giang lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận Nhiệt độ trung bình ở Hà Giang dao động từ 21-23˚C Độ ẩm cao trong không khí là một điểm nổi bật trong khí hậu tại Hà Giang, đây cũng chính là lý do dẫn đến mưa nhiều và kéo dài

2.6.2 Tài nguyên động, thực vật tại Đồng Văn - Hà Giang

- Hệ động vật: đã phát hiện rất nhiều hóa thạch thuộc 19 nhóm: Tay cuộn, San hô vách đáy, San hô 4 tia, Lỗ tầng, Bọ ba thùy, Cá cổ, Trùng lỗ, Vỏ nón, Răng nón, Chân rìu, Chân bụng, Chân đầu, Động vật dạng rêu, Huệ biển,

Vỏ cứng, Giáp xác cổ, Thực vật thủy sinh, Tảo cổ và Chitinozoa Các cổ sinh vật hóa thạch này đã giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và địa chất khu vực đông bắc Việt Nam – nam Trung Quốc nói chung Cao nguyên Đồng Văn còn

là môi trường sống của các loài động vật hoang dã với trên 50 loài thú, chim,

bò sát như: sơn dương, voọc mũi hếch, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên đá

- Hệ thực vật: Cao nguyên đá Đồng Văn là vùng có hệ sinh thái núi đá

Trang 23

độc đáo và đa dạng Quần xã rừng nguyên sinh ở đây còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: nghiến, thông đỏ, dẻ tùng sọc nâu, đỉnh tùng, thông tre lá ngắn, hoàng đàn rủ… Đặc biệt, trên những hoang mạc đá ở cao nguyên Đồng Văn có tới trên 40 loài lan, điển hình là lan hài

Ngày đăng: 31/08/2017, 14:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
23.AntWeb. Available from http://www.antweb.org. Accessed 13 September 2015.3. Tài liệu Internet Link
9. Bui T. V., Eguchi. K & Yamane. S, 2013. Revision of the ant genus Mymoteras of the Indo – Chiese Peninsula (Hymenoptera: Formicidae:Formicinae). Zootaxa 3666 (4): 544-558 Khác
10.Dlussky G. M., 2009. The ant subfamilies Ponerinae, Cerapachycinae and Pseudomyrmecinae (Hymenoptera, Formicidae) in the Late Eocene Ambers of Europe. ISSN 0031-0301, Paleontological Journal, 2009, Vol. 43, No. 9 pp.1043-1086 Khác
11.Eguchi K., Bui T. V., Yamane S., Okido H. and Ogata K., 2005. Ant fauna of Ba Vi and Tam Dao, north Vietnam (Insecta: Hymenoptera:Formicidae). Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture Kyushu University. Vol. 27: 77-98 Khác
12. Eguchi K., Bui T. V. & Yamane. S, 2008. Vietnamese species of the Genus Acanthomyrmex EMERY,1893 – A. humilis sp. n. and A.glabfemoralis ZHOU& ZHENG, 1997 (Hymenoptera: Formicidae:Myrmicinae). Myrmecological News 11: 231-241 Khác
13. Eguchi K., Bui T. V. and Yamane S., 2011. Generic Synopsis of the Formicidae of Vietnam (Insecta: Hymenoptera), Part I – Myrmicinae and Pseudomyrmecinae. Zootaxa 2878: 1-61 Khác
14. Fisher B. L. and Rakotonirina J. C., 2014. Revision of the Malagasy ponerine ants of the genus Leptogenys Roger (Hymenoptera: Formicidae).Zootaxa 3836 (1): 001-163 Khác
15. General D. M. and Alpert G. D., 2012. A synoptic review of the ant genera (Hymenoptera, Formicidae) of the Philippines. Zookeys 200: 1-111 Khác
16. Jaitrong W. and Yamane S., 2011. Synopsis of Aenictus species groups and revision of the A. currax and A. laeviceps group in the eastern Oriental, Indo-Australian, and Australasian regions (Hymenoptera Khác
17. Jaitrong W. and Yamane S., 2012. Review of the southeast Asian species of the Aenictus javanus and Aenictus philippinensis species group (Hymenoptera, Formicidae, Aenictinae). Zookeys 193: 49-78 Khác
18. Le Ngoc Anh, Ogata K. and Hosishi S., 2010. Ants of Agricultural Fields in Vietnam Khác
19.Radchenko A., 2005. Monographic revision of the ants (Hymenoptera: Formicidae) of north Korea. Annales Zoologici (Warszawa) 55 (2): 127-221 Khác
20.Terayama M., 2009. A Synopsis of the Family Formicidae of Taiwan (Insecta, Hymenoptera). Liberal Arts, Bull. Kanto Gakuen Univ., 17: 81-266 Khác
21. Yamane S., Bui T. V., Ogata K., Okido H., and Eguchi K., 2002. Ant fauna of Cuc Phuong national park, North Vietnam. Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture Kyushu University 25: 51-62 Khác
22. Yoshimura M. and Fisher B. L, 2007. A revision of male ants of the Malagasy region (Hymenoptera: Formicidae): Key to subfamilies and treatment of the genera of Ponera. Zootaxa 1654: 21-40 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w