Các mẫu nghiên cứu được lấy tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và được chúng tôi phân tích đúng phương pháp như trong khóa luận đã đưa ra.Mọi số liệu
Trang 1XÃ ĐỒNG RUI, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Người hướng dẫn khoa học:
ThS Nguyễn Thanh Sơn
Hà Nội - 2017
Trang 2Thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Vịnh – Trưởng bộ môn Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Thầy giáo TS.Nguyễn Văn Hiếu - Khoa Sinh – KTNN, Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù đã rất cố gắng song đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
sự góp ý chân thành từ các thầy, cô cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn thành tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2017 Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoàn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Thanh Sơn
Các mẫu nghiên cứu được lấy tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và được chúng tôi phân tích đúng phương pháp như trong khóa luận đã đưa ra.Mọi số liệu là kết quả trong nghiên cứu khóa luận này là hoàn toàn chính xác, trung thực.Các thông tin được trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn chính xác, nó được lấy ra từ các tài liệu có nguồn gốc.Tôi xin chịu trách nhiệm nếu có sai sót
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2017
Tác giả
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Mollusca: Gastropoda) tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 20
Bảng 3.2 Số lƣợng và tỉ lệ các taxon thuộc nhóm Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu 25
Bảng 3.3 Thành phần loài kinh tế chủ yếu của nhóm Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu 28
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ khu vực đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên 8 Hình 2.1 Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực RNM xã Đồng Rui 16 Hình 3.1 Số giống và số loài của các họ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 24
Hình 3.2 Tỷ lệ (%) số lượng loài theo các bộ Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu 25
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩ thực tiễn 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình nghiên cứu về loài Thân mềm Chân bụng trên thế giới 4
1.2 Tình hình nghiên cứu về loài Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam 5
1.3.Tình hình nghiên cứu về loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 7
1.3.1 Vị trí địa lí 7
1.3.2 Địa chất, địa hình 8
1.3.3 Thủy văn và khí hậu 9
1.3.4 Thổ nhưỡng 11
1.3.5 Tài nguyên thực vật và động vật 11
1.3.6 Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế 12
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.2 Nội dung nghiên cứu 15
2.3 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 15
2.4 Thời gian nghiên cứu 17
Trang 72.5 Phương pháp nghiên cứu 17
2.5.1 Dụng cụ thu mẫu 17
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 17
2.5.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 18
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 Thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 20
3.1.1 Danh sách thành phần loài Thân mềm chân bụng tại khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui 20
3.1.2 Sự đa dạng loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 23
3.1.3.Thành phần loài kinh tế chủ yếu của nhóm Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu 27
3.2 Sự phân bố của Thân mềm Chân bụng tại khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
Kết luận 31
Kiến nghị 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ, khai thác, phát triển tài nguyên thiên nhiên cũng như việc thiết lập hệ cân bằng sinh thái đã trở thành việc làm cần thiết và cấp bách Việc làm đó không chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu của các nhà khoa học, mà nó cần được sự quan tâm của mọi người Chỉ có bảo
vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và tạo dựng được hệ cân bằng sinh thái mới duy trì sự sống tự nhiên theo quy luật của nó, hướng chúng phục vụ bền vững cho nhu cầu nhiều mặt của con người
Việt Nam là một nước nhiệt đới, rất thuận lợi cho sự phát triển tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên động vật.Nhưng nếu chúng ta chỉ biết khai thác
mà không có ý thức bảo vệ thì số lượng của chúng sẽ nhanh chóng bị giảm sút và
có nguy cơ dẫn tới tuyệt chủng.Sự sống trên Trái đất tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các loài sinh vật với nhau.Cứ mỗi loài mất đi thì sự sống dường như bước một bước gần đến sự hủy diệt.Vì vậy trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu về các loài động vật ở nhiều địa phương khác nhau trong toàn quốc để làm cơ sở cho những biện pháp bảo tồn hiệu quả hơn.Nhiều nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau về động vật
Ngành Thân mềm (Mollusca)là một ngành có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên
Lớp Chân bụng (Gastropoda) là một lớp động vật thuộc ngànhThân mềm Lớp Chân bụng bao gồm tất cả các loại ốc với mọi kích cỡ từ nhỏ đến khá
Trang 9lớngồm: ốc biển, ốc nước ngọt và ốc cạn Lớp Chân bụng là một lớp có số lượng loài vô cùng đa dạng.Theo thống kê thì số lượng loài đã được biết đến nhiều chỉ sau lớp Côn trùng Các loài Thân mềm Chân bụng không những giữ vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái mà còn có giá trị sử dụng đối với con người Rất nhiều loài ốc biển có giá trị kinh tế cao và được sử dụng làm thực phẩm cho con người (bào ngư, ốc hương…), vỏ của ốc cũngđược sử dụng làm đồ mĩ nghệ rất đắt giá Các loài ốc là một trong những thực phẩm được con người khai và sử dụng thường ngày, là những đối tượng xuất khẩu có giá trị.
Rừng ngập mặn (RNM) Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được coi là hệ sinh thái RNM điển hình của khu vực phía bắc Việt Nam RNM tại địa phương có chất lượng rừng tốt, rất phong phú về hệ sinh thái, về nơi cư trú của các loài thủy sinh,tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống, tồn tại và phát triển của các loài Thân mềm Chân bụng Vì vậy, một nghiên cứu điều tra về thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết Từ những lí do trên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Mollusca:
Gastropoda) tại khu vực rừng ngập mặnxã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”
Trang 103 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài dựa vào hình thái ngoài của loài Thân mềm
Chân bụngtại khu vựcRNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩ thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, xây dựng quy hoạch, khai thác hợp lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu
Kết quả của đề tài góp phần nêu lên giá trị kinh tế của loài Thân mềm Chân bụng với cộng đồng địa phương
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu về loài Thân mềm Chân bụng (Mollusca:
Gastropoda)trên thế giới
Ngành Thân mềm là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên [1]
Trước thế kỉ XVIII, trên phạm vi quốc tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về Thân mềm, nhưng về mặt phân loại học, sinh thái học và nguồn gốc phát sinh, các mối quan hệ họ hàng của động vật Thân mềm chưa được đầy đủ Đến thế kỉ XVIII, cùng với sự phát triển mạnh của khoa học kĩ thuật và các khoa học khác thì phân loại học động vật mới được chú ý và phát triển Nhằm nghiên cứu sâu hơn trong phạm vi rộng hơn, nhiều tác giả muốn thống nhất các tên gọi trong phân loại của các nhóm động vật Những người đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về Thân mềm Chân bụng (Mollusca: Gastropoda) là các tác giả có uy tín trong lĩnh vựa phân loại mà các tài liệu của họ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị sử dụng như: Linneaus (1785); Roding (1789); Humphrey (1807); Solander (1807); Lamark (1807); Link (1807); G.B.Sowerby (1858) [4]
Tài liệu đầu tiên được mô tả tương đối hoàn chỉnh các loài thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên thế giới được G.B Sowerby và tập thể các tác giả xuất bản lần đầu vào năm 1839 với tiêu đề: “Cochological Manual” Sau đó được
bổ sung và tái bản nhiều lần Nhiều tài liệu về Thân mềm Chân bụng ở nhiều quốc gia được xuất bản như ở Pháp có “Les Coquillages”của S.Peter Dance được nhà xuất bản Lasouse Bordas xuất bản năm 1977…
Trang 12Ở khu vực Châu Á bao gồm các nước ven bờ Tây Thái Bình Dương đều
có các công trình nghiên cứu nhóm này về phân loại học Điển hình như ở Trung Quốc có Trương Tỷ (1960) với các tài liệu mô tả hình thái vỏ và phân bố của hàng trăm loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) Ở Nhật Bản có nhiều tác giả nghiên cứu về nhóm động vật không xương sống của vùng biển, nước ngọt Nhật Bản được xuất bản chung trong cuốn: “Bách khoa toàn thư Nhật Bản” năm 1985
1.2 Tình hình nghiên cứu về loài Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam
Nhóm Thân mềm là một trong các loài đem lại lợi ích kinh tế cao.Các công trình nghiên cứu về nhóm động vật này đã được bắt đầu khá sớm ở nước ta
và nó thường gắn với việc nghiên cứu động vật đáy và vùng triều.So với các ĐVKXS khác, trai ốc nước ngọt Việt Namtrong thời kì trước năm 1945 đã được nghiên cứu nhiều hơn cả Trước những năm 1954 các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hầu hết do người nước ngoài tiến hành
Từ thời gian 1964 – 1969, Tổng cục thuỷ sản tổ chức các đợt điểu tra nguồn lợi đặc sản vùng triều từ Móng Cái – Quảng Bình trong đó có nhiều loài Thân mềm Để hoàn thiện việc điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ, nhiều nghiên cứu tiếp tục được thực hiện trên các bãi biển đã nghiên cứu động vật Thân mềm ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng, phát hiện được nhiều loài Thân mềm (Mollusca) trong đó có hai tác giả: Trần Hữu Danh và Nguyễn Như Tùng đã thống kê ra 140 loài trai ốc biển [6]
Năm 1975 – 1977, động vật vùng triều Hải Phòng được tiến hành điều tra Sau khi chỉnh lí mẫu động vật Thân mềm (Mollusca) củacác công trình nói trên đã xác định 352 loài động vật Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) và thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) [6]
Trang 13Các kết quả nghiên cứu về trai ốc nước ngọt miền Bắc Việt Nam từ trước năm 1945 đã được Đặng Ngọc Thanh tổng hợp tu chỉnh về phân loại học và trình bày trong luận án tiến sĩ sinh học (1976) và sau đó trong sách: “Khu hệ động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” (1980) [15].Có thể coi đây là công trình đầy đủ duy nhất đã được công bố trong thời gian đó về trai ốc nước ngọt Bắc Việt Nam
Tập hợp các nghiên cứu về trai ốc nước ngọt Việt Nam, nhóm tác giả Đặng Ngọc Thanh (2001) đã thống kê được 141 loài thuộc 59 giống, 21 họ Số loài được mô tả đầu tiên ở Việt Nam chiếm tới 1/3 tổng số loài trai ốc thấy có ở vùng này, tất cả đều là các loài đặc hữu cho Việt Nam hay vùng Đông Dương Điều này thể hiện tính chất đặc trưng cao của khu hệ trai ốc nước ngọt Việt Nam [10]
Từ thời gian đó đến nay rất ít công trình nghiên cứu chuyên đề về trai ốc nước ngọt ở cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam, ngoài hai luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Xuân Quýnh về trai ốc nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam (1970) và Hoàng Minh Thảo về trai ốc nước ngọt ở miền Nam Việt Nam (1984) Trong các công trình nghiên cứu mà các tác giả đã thống kê được 72 loài ốc.Trong đó có 32 loài chỉ thấy cớ ở miền Nam Việt Nam [10]
Năm 2005, các tác giả Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý Tuấn, Hoàng
Đức Đạt mới đề cập đến hai loài ốc núi: Cyclophorus anamiticus H Cross, 1867
và Cyclophorus martensianus Mollendroff, 1874 đang được dùng làm thực phẩm
ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy nhóm Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam hết sức đa dạng mà những hiểu biết của chúng ta về nhóm này còn chưa nhiều
Trang 141.3 Tình hình nghiên cứu về loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
1.3.1 Vị trí địa lí
Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng đông bắc – tây nam Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp Toạ độ địa lý
Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km Phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương
Tiên Yên là một huyện miền núi ven biển nằm ở trung tâm của khu vực phía đông của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất đai tự nhiên 61.707,2 ha và có đường bờ biển dài 35 km Phía Bắc giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp huyện Đầm Hà, phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, phía Nam giáp huyện Vân Đồn Phía tây bắc Tiên Yên là vùng đồi núi thấp, phía nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dãy núi đá vôi chắn sóng gió cho phần đất liền Vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, thường có độ cao từ 1,5 – 3 m [16]
Đồng Rui là một xã đảo thuộc huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, cótọa
độ địa lý từ 21°10’- 21º16’30’’ vĩ độ Bắc và từ 107°21’ 30’’– 107º27’ kinh độ Đông.Trung tâm xã cách huyện lỵ 23 km về phía nam.Phía tây giáp huyện Ba
Trang 15Chẽ, phía đông giáp huyện Vân Đồn và phía bắc giáp xã Hải Lạng, Tiên Yên.Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.974,21 ha [7]
Hình 1.1 Sơ đồ khu vực đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên
(Nguồn: Nguyễn Văn Cường, 2015)
1.3.2 Địa chất, địa hình
Tiên Yên có nhiều đồi núi, thung lũng và sông suối Phía Tây Bắc có dãy núi Cái Kỳ với đỉnh cao nhất là Ngà chạy dài ra cửa sông Ba Chẽ, theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, ranh giới thiên nhiên giữa Tiên Yên và Ba Chẽ Dưới chân núi là một dải đồng bằng ven biển và vùng biển Hà Dong thuộc xã Hải Lạng, một trong những xã trù phú nhất Tiên Yên Phía Bắc là vùng đồi núi trùng điệp của các xã Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ nối tiếp với huyện Đình Lập và Bình Liêu Phía Đông có dãy núi Pạc Sủi và Thang Châu chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía biển tạo thành vùng đồng bằng duyên hải Qua dãy Pạc Sủi
Trang 16là thung lũng Đại Dực, còn nằm giữa hai dãy núi phía Đông và Tây là thung lũng Tiên Yên
Xã Đồng Rui nằm kẹp giữa hai con sông là sông Voi Lớn và sông Ba Chẽ với địa hình tương đối bằng phẳng Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có định hình thấp thoải dần ra biển,
độ cao từ 1,5 – 3m Một số nơi đã được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm, còn lại là bãi Sú Vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thủy triều
Đất đai của xã Đồng Rui chủ yếu là đất mặn, đất mặn được chia làm 5 loại: Mặn Sú Vẹt, mặn chua, mặn do ảnh hưởng của mạch nước ngầm, đất ít mặn, đất mặn và chua mặn Do tác động của con người cùng sự xâm nhập của nước biển là nguyên nhân hình thành nên nhiều loại khác nhau
Đất phù sa phân bố thành những dải hẹp dọc theo các triền sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ Đây là loại đất được hình thành do sản phẩm của sông biển bồi tụ, bị nước biển xâm nhập nên bị đồng thời trong đất có nhiều xác Sú, Vẹt
1.3.3 Thủy văn và khí hậu
*Thủy văn
Tiên Yên ít sông nhưng lại có nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi núi
dài 82 km, 7 nhánh Ngoài ra còn có sông Ba Chẽ đổ ra khu vực cửa biển phía tây nam xã Đồng Rui
Sông ở Tiên Yên có mạng lưới dạng cành cây và có đặc điểm của sông miền núi và ven biển, dốc và ít thác ghềnh, phía thượng lưu rộng, thu hẹp ở phía
hạ lưu, cửa sông hẹp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng nước giữa 2 mùa
Trang 17Về mùa khô (mùa kiệt) mực nước thấp, lưu lượng nhỏ, xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ Trái lại, vào mùa mưa, địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, chia cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4-6% thoát nước nhanh, nhưng lòng sông hẹp nên gây ngập lụt ở một số nơi, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản như gây ra hiện tượng ngọt hoá nhanh, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi
*Khí hậu và thời tiết
Xã Đồng Rui nằm trong vùng bồi tụ ven biển của huyện Tiên Yên và chịu tác động của 2 cửa sông Ba Chẽ và Tiên Yên
Khí hậu khu vực cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh, là khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển khu vực Tiên Yên có khoảng 1400-1700 giờ nắng/năm Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 9 và 10.Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3.Trong những tháng mưa phùn số giờ nắng rất ít (khoảng 20%).Số giờ nắng trung bình trong 11 năm từ 1995-2005 là 1600 giờ/năm.Tiên Yên là vùng đồi núi cao nên
C.Nhiệt độ
nên ở vùng núi xuất hiện những ngày giá rét có nhiều sương muối ảnh hưởng
C và nhiệt độ
Tổng lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200 mm, tháng có mưa
Trang 18nhiều nhất là tháng 7 và 8 Độ ẩm không khí tương đối cao, trị số trung bình trong 11 năm từ 1995-2005 là 85%, thấp nhất tuyệt đối xuống đến 71% và cao nhất tuyệt đối đạt 92% Khu vực Tiên Yên có chế độ nhật triều thuần nhất Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm 97-99% Hướng sóng chủ yếu là hướng bắc
Độ mặn trung bình khu vực ven biển huyên Tiên Yên dao động từ 26-300/00 vào mùa khô và 5-170/00 vào mùa mưa
1.3.4 Thổ nhưỡng
Xã Đồng Rui có 3 nhóm đất và 4 loại đất chính trong đó đất mặn sú, vẹt, đước chiếm ưu thế
Nhóm đất phù sa: Đất phù sa không được bồi, chủ yếu trồng 2 vụ lúa Những
vùng đất cao hơn có thể tưới nước hoặc trồng hoa màu xen vụ
Nhóm đất mặn: được hình thành từ những sản phẩm phù sa của sông và
biển lắng đọng trong môi trường mặn Diện tích bị nhiễm mặn cũng như nồng độ nhiễm mặn nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng cách so với biển, càng xa biển độ mặn càng giảm và phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất
Đất màu nâu tím trên đá sét màu tím (Fe): có vỏ phong hóa trên đá sét bột kết, màu nâu tím, tuổi Jura- hệ tầng Hà Cối Trầm tích hạt thô và hạt mịn xen
kẽ nhau: cát kết và cát kết dạng quarzit màu nâu tím nhạt xen bột kết màu nâu tím [5]
1.3.5 Tài nguyên thực vật và động vật
RNM ở Đồng Rui rất đa dạng và phong phú về hệ động thực vật Những cánh rừng ngập mặn ở đây không chỉ có tác dụng lớn trong việc phòng hộ, chống xói lở, rửa trôi bãi triều, chống bão, lũ mà còn đem lại nguồn lợi thuỷ sản rất lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân bản địa [5]
Trang 19Hệ sinh thái RNM Đồng Rui được các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá
là đứng thứ nhất, thứ nhì trong hệ thống RNM của khu vực phía Bắc RNM ở đây được hình thành từ 2 nguồn là rừng mọc tự nhiên có từ lâu đời và rừng trồng; được phân bố, phân tầng rõ rệt bao gồm các loài cây mọc ở độ cao, thấp khác nhau như: Sú, đước, trang, vẹt, mắm, bần chua, cóc, ráng, giá, tra, côi Đây là nơi trú ngụ, sinh sản và phát triển của rất nhiều loài như tôm, cá các loại, nhuyễn thể, chim cò và các loài côn trùng, bò sát
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như các giá trị của RNM mang lại, chính quyền địa phương đã tranh thủ huy động mọi nguồn lực để khôi phục và phát triển RNM trên địa bàn Các cơ quan, tổ chức, gồm: KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Chương trình FGP-PTF (của EC/UNDP)
đã phối hợp cử nhiều đoàn chuyên gia đến nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho việc phục hồi RNM ở Đồng Rui
Nhờ thực hiện nhiều biện pháp như vậy mà ý thức của mỗi người dân trong cộng đồng cũng như năng lực quản lý của các cấp chính quyền trong xã được nâng cao Rừng ngập mặn ở Đồng Rui giờ đây đã được phục hồi, bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển tốt, không còn tình trạng chặt phá như trước
1.3.6 Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế
Năm 2013 dân số Tiên Yên có khoảng 47.500 người.Mật độ dân số trung
Trong đó, mật độ dân số cao nhất là Thị trấn 1.096
dân tộc thiểu số chiếm 50,2% (chủ yếu là đồng bào Dao, Tày, Sán Chỉ,…)
Thu nhập của người dân chủ yếu từ các sản phẩm nông nghiệp và đánh bắt hải
Trang 20sản.GDP bình quân đầu người còn thấp, không đều giữa các khu vực, cao nhất là
TX Móng Cái (1.416 USD/người/năm), các huyện khác thì thấp hơn (Hải Hà
455 USD/người/năm, Đầm Hà 483 USD/người/năm ) …do thiếu vốn, thiếu công cụ sản xuất tiên tiến; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế hàng hoá, trình độ dân trí chưa cao dẫn đến đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
Phát triển kinh tế nông nghiệp: Tiên Yên có diện tích đất nông, lâm
nghiệp là 54.524,1ha Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 2.445,7 ha thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây hoa màu, sản xuất chuyên canh, như trồng dong riềng, chế biến miến dong, trồng khoai lang, mía tím, rau xanh, đậu, đỗ, ngô
Phát triển kinh tế Lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp là 50.274,1 ha
Trong đó đất rừng sản xuất là 40.145,1 ha, đất rừng phòng hộ 10.129 ha.Đất rừng tự nhiên phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng nhiều loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như Quế, Sở, Thông, Lát và các loại cây dược liệu quý
Phát triển kinh tế ngư nghiệp: Tiên Yên có bờ biển dài 35km, tiếp giáp
Vịnh bắc bộ Trong vùng là một hệ thống chuỗi bãi chiều rừng ngập mặn, tạo nên nguồn lợi hải sản khá phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loại hải sản có giá trị như: Tôm, cua, cá song, cá cháp, ngán, sái sùng, giun biển… tạo ra một hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển Trữ lượng hải sản lớn, khả năng cho phép khai thác ổn định khoảng 3500 tấn/năm, chủ yếu là tôm, cá, mực và các loại nhuyễn thể khác
Đánh giá chung: năng suất đánh bắt ở vùng ven biển cửa sông huyện Tiên Yên đang giảm qua từng năm, vẫn còn tình trạng khá phổ biến là ngư dân dùng nhiều cỗ lưới đáy ở khu vực cửa sông và sử dụng đăng với chiều dài từ
Trang 21500-1500m quây lấy RNM để bắt tôm, cá con theo thủy triều rút ra biển Thêm vào đó, hiện tượng sử dụng xung điện, đèn cao áp, thuốc nổ để khai thác ở khu khu vực biển cửa sông trong vùng đã gây tác hại lớn đến nguồn lợi thủy sản trong đó có cá, phương tiện đánh bắt chủ yếu vẫn là những thuyền có công suất nhỏ, dẫn đến sản lượng các loài cá tạp, chất lượng thấp ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong các mẻ lưới
Trang 22CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Mẫu vật được sử dụng trong nghiên cứu là động vật Thân mềm Chân bụng tại khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Các mẫu vật phân tích cho khóa luận được sử dụng từ bộ mẫu vật Động vật không xương sống được thu tại khu vực RNM Đồng Rui (2016), được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật Không xương sống của Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
2.2 Nội dung nghiên cứu
Xác định thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực RNM xã Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh
Xác định sự phân bố của Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu Xác định thành phần loài kinh tế chủ yếu của nhóm Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu
2.3 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Mẫu vật được các cán bộ bộ môn ĐVKXS Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN thu tại 27 điểm đại diện cho các sinh cảnh thuộc khu vực RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Các điểmthu mẫu được đánh số từ S1 đến S27, cụ thể ở sơ đồ hình 2.1
Các phân tích, định loại được chúng tôi thực hiện trong phòng thí nghiệm Bộ môn Động vật Không xương sống, Khoa Sinh học, trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Trang 23Hình 2.1 Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực RNM xã Đồng Rui
(Chú thích: Điểm thu mẫu)
Trang 242.4 Thời gian nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 04/2016 đến tháng 04/2017
Mẫu được thu ngoài thực địa chia làm 2 đợt:
+ Đợt 1: Từ 27/05/2016 đến 30/05/2016
+ Đợt 2: Từ 15/072016 đến 20/07/2016
Thời gian còn lại chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu, phân tích mẫu, xử
lý số liệu và viết báo cáo
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.5.2.1.Phương pháphồi cứu, kế thừa các tài liệu
Sử dụng để tổng hợp, thống kê các kết quả nghiên cứu tương tự và quy hoạch, xây dựng các khu bảo tồn nói chung và khu bảo tồn biển nói riêng; các nghiên cứu khoa học liên quan trực tiếp đến khu vực nghiên cứu hoặc gần khu vực nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Tham khảo số liệu thống kê của Sở, Ban ngành của địa phương nhằm đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng cơ
sở hạ tầng và nguồn nhân lực, thực trạng dân sinh, kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, phát triển ngành của địa phương
2.5.2.2.Phương pháp thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên
Thu mẫu định tính:
Trang 25- Dùng vợt cào xúc bùn đáy, lấy bùn bằng gàu Ekman Bùn đáy trong đó
có động vật được đưa vào rây, rây sạch bùn nhặt lấy động vật
- Dùng tay và kẹp bắt động vật sống trên cây trong rừng ngập mặn, vách
đá
- Thu lượm động vật ở các bãi triều khi thủy triều xuống
- Mua mẫu tại các chợ, tại thuyền của ngư dân sau khi đi đánh bắt hải sản
về
2.5.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Phương pháp nhặt mẫu: Các mẫu Chân bụng được lọc riêng và làm sạch
bùn đất sau đó được phân tích kĩ
Phương pháp phân tích:
học về đặc điểm hình thái của đối tượng nghiên cứu
Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu:
và đem về lưu trữ, bảo quản, phân tích và định loại tại phòng thí nghiệm
người dân trên sông, hoạt động kinh doanh, sản xuất cũng được chụp hình và ghi chép lại
Sắp xếp, phân tích, định loại mẫu:
loại trong các lọ có ghi mẫu cẩn thận