1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến lược marketing cho tỉnh kom tum nhằm thu hút vốn đầu tư (tt)

24 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Với mong muốn quê hương có được một nguồn lực mạnh,nguồn vốn đủ mạnh để đẩy mạnh phát triển mọi mặt, đời sống ngườidân được nâng cao, và Kon Tum được mọi người biết đến là nơi pháttriển,

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tỉnh Kon Tum là vùng đất giàu tiềm năng, nhưng trong thờigian qua, nguồn vốn đầu tư vào nơi này còn rất thấp, chủ yếu dựavào nguồn ngân sách nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội của ngườidân còn khó khăn, thiếu thốn rất nhiều

Với mong muốn quê hương có được một nguồn lực mạnh,nguồn vốn đủ mạnh để đẩy mạnh phát triển mọi mặt, đời sống ngườidân được nâng cao, và Kon Tum được mọi người biết đến là nơi pháttriển, là nơi đáng để đến và đầu tư tiền bạc, tôi chọn nghiên cứu đề

tài: “CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO TỈNH KON TUM NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ” Qua đây, tôi mong rằng sẽ

đóng góp được phần nào cho sự phát triển chung của tỉnh nhà

2 Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về

marketing địa phương và ảnh hưởng của marketing địa phương đốivới khả năng thu thú đầu tư Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt độngmarketing địa phương của Kon Tum trong thu hút vốn đầu tư thờigian qua Từ đó, xây dựng chiến lược marketing địa phương để thuhút vốn đầu tư cho tỉnh Kon Tum

3 Đối tượng nghiên cứu: Những mối quan hệ kinh tế xã hội giữa

chính quyền, cộng đồng doanh nhân, cộng đồng dân cư tỉnh KonTum và các chủ đầu tư trong quá trình thu hút vốn đầu tư phát triểnkinh tế xã hội tỉnh Kon Tum

4 Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động – chính sách maketing và

thực trạng thu hút đầu tư trong thời gian 2005- 2009 Xây dựng chiếnlược marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2010-2015

Trang 2

5 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử Kết hợp sử dụng phương pháp thống kê, diễn dịch

và quy nạp, phương pháp phân tích, mô hình hoá, phương phápchuyên gia, phỏng vấn

6 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục

tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, chữ viết tắt,phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA

PHƯƠNG TRONG LĨNH VỰC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

-THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH KON TUMGIAI ĐOẠN 2005 - 2009

CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH KON TUM NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN

1.1.1 Khái niệm, chủ thể, đặc điểm của marketing địa phương

1.1.1.1 Khái niệm marketing địa phương

Marketing địa phương là một kế hoạch tổng hợp đồng bộ chomột địa phương với những đặc tính nổi bật, các ưu thế hiện có vàviễn cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó nhằm thu hút cácnhà đầu tư đến kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đếnđịa phương đó tìm được những cơ hội đầu tư kinh doanh hay thoảmãn các nhu cầu tiêu dùng của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triểnkinh tế xã hội của địa phương (Philip Kotler)

Trang 3

1.1.1.2 Người làm marketing địa phương: Chức năng marketing

cho địa phương là công việc của mọi thành viên trong địa phương

1.1.1.3 Đặc điểm của marketing địa phương

- Quảng bá hình ảnh bằng các phương tiện thông tin, truyềnthông, giao tiếp, truyền miệng thông qua người dân và các giới hữuquan

- Địa phương phải thường xuyên tổ chức các hoạt động thôngqua các phương tiện truyền thông để thu hút khách hàng, các giới

hữu quan đến với địa phương

- Hoạt động marketing địa phương chú trọng các sự kiện lịch sửcon người, sự kiện thời sự đã, đang và sẽ diễn ra

1.1.2 Khách hàng của marketing địa phương

1.1.2.1 Các nhà đầu tư, giới kinh doanh và công nghiệp

1.1.2.2 Du khách: bao gồm thương nhân và khách du lịch

1.1.2.3 Dân cư và người lao động: Các nhóm mục tiêu điển hình

bao gồm những nhà chuyên môn, nhà đầu tư, người giàu, gia đìnhtrẻ, sinh viên, người hưu trí và công nhân có những kỹ năng đặc biệthay có kỹ năng thích hợp với nhu cầu phát triển của địa phương

1.1.2.4 Thị trường xuất khẩu

1.1.3 Các chiến lược trong marketing địa phương

1.1.3.1 Khái niệm

Chiến lược marketing địa phương là quá trình thiết lập các hệthống thông tin, kế hoạch và kiểm soát để địa phương có thể giám sátmôi trường đang thay đổi và phản ứng một cách có lợi trước các cơhội và nguy cơ Mục đích là chuẩn bị những kế hoạch và hành độngtrên cơ sở phối hợp giữa các mục tiêu và nguồn lực với những cơ hộiluôn thay đổi

Trang 4

1.1.3.2 Nội dung của chiến lược marketing địa phương

- Marketing hình tượng

- Marketing các điểm hấp dẫn

- Marketing cơ sở hạ tầng

- Marketing con người

1.1.4 Quy trình xây dựng chiến lược marketing địa phương

Gồm năm bước chính: Thẩm định địa phương  Xác định tầmnhìn và mục tiêu  Xây dựng và lựa chọn chiến lược Phát triển

kế hoạch hành động  Thực hiện và kiểm soát kế hoạch

1.1.4.1 Thẩm định địa phương

a Xác định đặc tính của địa phương: Công tác này thường bắt đầu

với những thông tin chính xác về các yếu tố hấp dẫn Cơ sở vẫn lànhững đặc tính về kinh tế và nhân khẩu học

b Nhận diện đối thủ cạnh tranh

c Nhận diện xu thế phát triển: Chiến lược marketing địa phương

là một quá trình thực hiện lâu dài, vì vậy cần phải dự đoán những

xu thế và hướng phát triển chính có khả năng ảnh hưởng đến địaphương, để tìm kiếm những ý tưởng mới cho địa phương

d Phân tích SWOT

1.1.4.2 Xác định tầm nhìn và mục tiêu: Việc phát triển tầm nhìn

đòi hỏi các nhà hoạch định phải tổng hợp thông tin đầu vào từcông chúng, xem họ muốn địa phương sẽ phát triển thế nào trong

10 hoặc thậm chí 20 năm tới Một khi địa phương đã thống nhấttầm nhìn, nhất thiết phải đề ra mục đích và mục tiêu cụ thể để triểnkhai tầm nhìn đó

1.1.4.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lược: Chiến lược marketing

địa phương được xây dựng dựa trên tầm nhìn và mục tiêu cần đạtđược, các khả năng nổi bật và bảng phân tích SWOT

Trang 5

1.1.4.4 Phát triển kế hoạch hành động: Một kế hoạch hành động

nên liệt kê thành nhiều hành động cụ thể, cộng với 4 yếu tố bổ

sung sau cho mỗi hành động: Ai chịu trách nhiệm? Hành động được triển khai như thế nào? Hành động này tốn bao nhiêu chi phí?

Thời gian dự kiến hoàn thành?

1.2 KHÁI QUÁT VỀ VỐN ĐẦU TƯ – MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

1.2.1 Khái niệm đầu tư - vốn đầu tư

1.2.1.1 Đầu tư: là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện có

để làm tăng thêm các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ đểcải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trì khả năng hoạt độngcủa các tài sản và nguồn lực sẵn có

1.2.1.2 Vốn đầu tư: là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện

các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư giántiếp

1.2.3 Đặc thù của marketing địa phương trong thu hút đầu tư

1.2.3.1 Công việc chính của marketing địa phương trong thu hút vốn đầu tư: Một là xác định mục tiêu thu hút đầu tư phù hợp với

chiến lược phát triển Hai là xác định các nhà đầu tư đang có và cácnhà đầu tư tiềm năng Ba là tìm hiểu nhu cầu các nhà đầu tư Bốn làcải thiện môi trường đầu tư Năm là thông tin, thuyết phục các nhàđầu tư và sáu là nhận phản hồi từ khách hàng

1.2.3.2 Đối tượng của marketing địa phương về đầu tư

Đối tượng của marketing địa phương về đầu tư là ai? Họ là tất cảnhững người có liên quan đến quá trình ra quyết định đầu tư: ngườikhởi xướng (các nhà tư vấn), người ảnh hưởng (các chính khách, giớitruyền thông, luật gia…), người thẩm định (các chuyên gia đầu tư) vàngười ra quyết định (nhà đầu tư)

Trang 6

1.2.3.3 Các chiến lược của marketing địa phương về đầu tư

Thông tin và thuyết phục các đối tượng về nỗ lực và thành quảcải thiện môi trường đầu tư của địa phương Đồng thời nỗ lực cảithiện môi trường đầu tư nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầucủa các nhà đầu tư

1.2.3.4 Các yếu tố chính của chính sách marketing trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư

a.Sản phẩm: Là những lợi thế và bất bợi khác biệt về thu hút đầu tư

của một địa phương Các yếu tố được chú ý: vị trí địa lý, lao động có

kỹ năng và không có kỹ năng, cơ sở hạ tầng, sức mua đối với sảnphẩm công nghiệp và dịch vụ, các ngành công nghiệp hỗ trợ…

b.Giá cả: Yếu tố giá cả thường là những ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá

thuê đất và các dịch vụ đi kèm, về nghiên cứu phát triển, về đàotạo…

c.Truyền thông – xúc tiến: Xây dựng và tuyên truyền hình ảnh tích

cực của địa phương nhắm vào các nhà đầu tư đang ở trong giai đoạnđầu của quá trình ra quyết định đầu tư Đưa ra những chương trình,

kế hoạch thu hút đầu tư cụ thể nhắm vào các nhà đầu tư đang tronggiai đoạn cuối của quá trình quyết định đầu tư Cung cấp các dịch vụđến những nhà đầu tư hiện tại và tương lai

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong Marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư: chính quyền địa

phương, trình độ lao động, quy mô thị trường của địa phương, cácngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ kinh doanh tại địa

phương

1.3 KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ MARKETING TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA MỘT

SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH KON TUM

GIAI ĐOẠN 2005 -2009 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý: là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía

bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, phía bắc giáptỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp QuảngNgãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đườngbiên giới dài 280,7 km)

2.1.1.2 Địa hình: thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây, đa

dạng, gồm: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau

2.1.1.3 Khí hậu: nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có 2 mùa rõ rệt:

mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng

2.1.1.5 Khoáng sản: có 214 mỏ, 49 điểm quặng và khoáng hoá, 40

loại khoáng sản với các loại hình nguồn gốc khác nhau

2.1.1.6 Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm đất chính: nhóm

đất phù sa, nhóm đất xám và bạc màu, nhóm đất mùn vàng đỏ trênnúi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

2.1.1.7 Tài nguyên nước và thủy năng: sông ở Kon Tum nhỏ, có

độ dốc cao nên phù hợp phát triển thủy điện vừa và nhỏ

Trang 8

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế

a Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các

năm ở mức cao và khá ổn định, tốc độ tăng ngành công nghiệp – xâydựng cao nhất so với hai ngành còn lại Trung bình cả thời kỳ 2005-2009, tốc độ tăng GDP đạt 12,65% ( bảng 2.1 – trang 32)

b Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2005 – 2009: Nông lâm

nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, điều này phù hợp vớithế mạnh về tài nguyên đất, rừng và lao động phổ thông tại Kon Tum

c Các vùng kinh tế động lực: Kon Tum có 3 vùng kinh tế động lực:

TP Kon Tum với các khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai, huyệnKonPlong với khu du lịch Măng Đen, huyện Ngọc Hồi với khu kinh

tế Cửa Khẩu Bờ Y

2.1.2.2 Tổ chức hành chính

Tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 8 huyện, bao gồm TP.KonTum và các huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi,Konplong, Kon Rẫy, Tumơrông với 97 xã, phường, thị trấn

2.1.2.3 Nguồn nhân lực

Năm 2009 cả tỉnh có 432.865 người Hơn 65% dân số sống ởvùng nông thôn., điều này sẽ thuận lợi khi phát triển các vùngchuyên canh cây công nghiệp, vùng nguyên liệu giấy Mật độ dân sốthuộc nhóm thấp nhất nước (45 người/km2)

Số lượng lao động qua đào tạo thấp, hàng năm có tăng nhưngkhông đủ đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư Hơn 53% dân số Kon Tum làngười dân tộc thiểu số, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như hiểubiết về xã hội rất thấp, chưa nói đến việc họ vẫn giữ thói quen và tậptục sinh hoạt lạc hậu, chưa hòa nhập được với lối sống văn minh hiệnđại

Trang 9

2.1.2.5 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Kon Tum

Trong nhiều năm liền, chỉ số PCI của Kon Tum xếp ở nhómthấp, chính quyền còn nhiều hạn chế trong khả năng tạo lợi thế cạnhtranh cho tỉnh Trung bình cả thời kỳ Kon Tum xếp thứ 58/64

2.2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2005 -2009 2.2.1 Thực trạng thu hút đầu tư của tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2005 - 2009

2.2.1.1 Nguồn vốn đầu tư tỉnh thu hút được giai đoạn 2005 – 2009

Bảng 2.15 (trang 44) cho thấy, vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn(trên 67%), nguồn vốn từ cá nhân, doanh nghiệp dân doanh trongnước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp

Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp dân doanh và nhân dân trênđịa bàn tỉnh trong những năm qua tăng trưởng khá nhanh, năm 2006tăng 25,1%, năm 2007 tăng 22,7%, 2008 tăng 60,5%, 2009 tăng40,7%

Tuy nhiên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốnđầu tư phát triển toàn xã hội Năm 2005 là 20%, 2006 là 23,8%,

2007 là 23,7%, năm 2008 chiếm 29,1% và năm 2009 chiếm 30,4%

Trang 10

2.2.1.2 Số lượng dự án được chấp thuận đầu tư

Bảng 2.16 (trang 45) cho thấy: Từ năm 2005 đến 2009, trên địabàn tỉnh có 164 dự án được được chấp thuận chủ trương đầu tư (chưatính các dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y)

Lĩnh vực nông lâm nghiệp có 27 dự án, chủ yếu đầu tư vào trồngrừng sản xuất, rừng nguyên liệu giấy, trồng cao su, trồng và pháttriển sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, trồng hoa màu, chè, chăn nuôi

và nuôi trồng thuỷ sản

2.2.1.3 Số lượng vốn thực hiện giai đoạn 2005 - 2009

Số lượng vốn thực hiện tăng qua các năm Năm 2005 là: 1.970, 8

tỷ đồng, năm 2006: 2.075,1 tỷ đồng, năm 2007: 2.536,1 tỷ đồng, năm

2008 là: 3080,1 tỷ đồng, năm 2009 là: 4.451,2 tỷ đồng

(Cụ thể qua bảng 2.17 – trang 46)

2.1.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Hệ số ICOR của tỉnh Kon Tum cao, đặc biệt trong giai đoạn

2005 – 2006 Đây là thời gian tập trung nguồn vốn vào đầu tư cơ sở

hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, hệ thống điện lưới, trườnghọc, trung tâm y tế, hệ thống cấp nước (bảng 2.18 - 48)

2.2.3 Các hoạt động marketing địa phương của tỉnh Kon Tum trong thời gian qua

2.2.3.1 Công tác thẩm định địa phương

a Xác định đặc tính địa phương: Đặc tính được chú trọng là điều

kiện về tài nguyên, văn hóa và khu du lịch Măng Đen Nhiều thôngtin đề cập đến khó khăn của giao thông, đời sống nghèo và lạc hậucủa dân tộc thiểu số điều này có tác động tích cực trong thu hút dulịch nhưng đối với thu hút đầu tư chưa khả quan

b Đối thủ cạnh tranh: Kon Tum xác định đối thủ cạnh tranh chính là

các tỉnh Tây Nguyên

Trang 11

2.2.3.2 Khách hàng chính của marketing địa phương tỉnh Kon Tum trong thời gian qua: Thứ nhất là khách du lịch nước ngoài

(châu Âu và châu Mỹ) Thứ hai là dân cư đến sinh sống và làm việctại các huyện, các vùng còn thưa dân Thứ ba là thu hút đầu tư vàomột số khu du lịch trọng điểm, chủ yếu là khu du lịch sinh thái MăngĐen, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y

2.2.3.3 Các chiến lược marketing địa phương được thực hiện

a Marketing hình tượng: Câu khẩu hiệu “Kon Tum - Hoang sơ kỳ

bí”, đi cùng với những hình ảnh về các khu rừng nguyên sinh, nhà

sàn, các cô gái mặc thổ cẩm giã gạo, nhà mồ Chủ yếu nhắm vàokhách du lịch nước ngoài

b Marketing các điểm hấp dẫn: Những điểm hấp dẫn được đưa ra

đều nhằm vào đối tượng du khách Ví dụ: rừng thông Măng đen,rừng quốc gia Chư Mom Ray, rừng núi Ngọc Linh, rừng đặc dụngĐăk Uy; Công trình kiến trúc nổi tiếng: Nhà thờ gỗ, tòa Giám mục,

nhà thờ Tân Hương, chùa Bác Ái, cầu treo Kon Klor, lòng hồ YaLy;

Di tích lịch sử: Ngục Kon Tum, ngục Tố Hữu, khu di tích lịch sửChiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh

c Marketing cơ sở hạ tầng: Tuy có đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhưng

lượng vốn còn ít, đầu tư dàn trải, công trình chất lượng thấp nênnhanh xuống cấp, cơ sở hạ tầng chủ yếu đáp ứng được nhu cầu sinhhoạt Có thể nói, Kon Tum chưa thực hiện tốt chiến lược marketingđịa phương thông qua cơ sở hạ tầng Khách đến Kon Tum còn e ngại

vì chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng còn quá sơ sài, yếu kém

d Marketing con người: Khả năng tuyên truyền về tiềm năng, nhu

cầu đầu tư hay những nét hấp dẫn của Kon Tum từ những con ngườisống và làm việc tại đây còn rất thấp

Trang 12

2.2.4 Đối tượng thu hút vốn đầu tư của Kon Tum trong thời gian qua: chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước, nhiều nhất là nhà đầu tư

TP Hồ Chí Minh Ngoài ra còn có một số nhà đầu tư ở Gia Lai, ĐàNẵng, Kiên Giang, Hà Nội đến khảo sát và đặt vấn đề Quy mô các

dự án nhỏ (cụ thể trong phụ lục số 2.1)

2.2.5 Lĩnh vực thu hút đầu tư của Kon Tum trong thời gian qua

- Ngành Nông lâm nghiệp: khuyến khích các dự án trồng cây cao

su, trồng rừng nguyên liệu, rừng nghiên cứu sinh học, trồng sâmNgọc Linh, Hồng Đẳng sâm

- Ngành Công nghiệp – xây dựng: thu hút được vốn đầu tư chủyếu vào các dự án thủy điện công suất nhỏ

- Ngành Thương mại – dịch vụ: tập trung thu hút các dự án đầu

tư du lịch, khu đô thị mới, nhiều nhất là khu du lịch Măng Đen

2.2.6 Các chính sách marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư

2.2.6.1 Chính sách Sản phẩm

a Dự án gọi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bảng 2.22)

b Dự án gọi vốn đầu tư từ doanh nghiệp: Tỉnh chưa xây dựng cụ thể

dự án gọi đầu tư từ doanh nghiệp, phần lớn ác dự án xuất phát từđăng ký của nhà đầu tư, tỉnh thực hiện việc khảo sát, thẩm định vàcấp phép

c Sự chuẩn bị về nguồn nhân lực

Kon Tum hiện có các trường đào tạo: Phân hiệu Đại học ĐàNẵng tại Kon Tum, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum,Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Trung tâm dạy nghề, Trungtâm đào tạo thường xuyên Công tác hướng nghiệp chưa được chútrọng, các chính sách thu hút nhân tài còn kém hấp dẫn

Ngày đăng: 30/08/2017, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w