1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến lược kinh doanh của sản phẩm cơ điện lạnh tại công ty cổ phần kỹ thuật thủy sản (tt)

24 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 341,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Công ty cổ phần kỹ thuật thuỷ sản SEATECCO là một doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, trong đó xây lắp cơ điện lạnh là ngànhnghề kinh doanh chủ lực của công ty.. Mục

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công ty cổ phần kỹ thuật thuỷ sản (SEATECCO) là một doanh

nghiệp hoạt động đa ngành nghề, trong đó xây lắp cơ điện lạnh là ngànhnghề kinh doanh chủ lực của công ty Trong những năm qua, hoạt độngxây lắp cơ điện lạnh của công ty có phát triển, nhưng vẫn gặp phảinhững cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ và khả năng cạnh tranh của sảnphẩm vẫn còn những mặt hạn chế nhất định Do vậy, công tác hoạchđịnh chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp cơđiện lạnh tại Công ty trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết

Vì vậy, đề tài “Chiến lược kinh doanh của sản phẩm cơ điện lạnh tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thuỷ sản” có ý nghĩa thiết thực cả về lý

luận và thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về chiến lược cấp đơn vị kinhdoanh, đề tài tiến hành phân tích môi trường kinh doanh ngành xây lắp cơđiện lạnh, những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xây lắp cơ điện lạnhtại công ty, các đặc điểm về thị trường sản phẩm Để từ đó xây dựng chiếnlược kinh doanh đối với hoạt động xây lắp cơ điện lạnh tại công một cáchtối ưu nhằm mang lại hiệu quả cao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận vàthực tiễn liên quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh hoạt động xâylắp cơ điện lạnh cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thuỷ sản

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, hoạch định chiến lượckinh doanh sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh của Công ty Cổ phần Kỹthuật Thuỷ sản giai đoạn từ 2010 đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh tổng hợp,

Trang 2

điều tra phân tích kinh tế dựa trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiêncứu, khảo sát số liệu của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thuỷ sản và các banngành liên quan.

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương cụ thể như sau :

Chương 1: Một số lý luận về đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp đơn vị

kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh và chiến lược kinh doanh sản

phẩm

xây lắp cơ điện lạnh của công ty cổ phần kỹ thuật thuỷ sản

Chương 3: Chiến lược kinh doanh sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh tại công ty

cổ phần Kỹ thuật Thuỷ sản (Giai đoạn 2010-2015)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊ KINH DOANH

VÀ CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

1.1.1Đơn vị kinh doanh chiến lược - SBU

Đơn vị kinh doanh chiến lược Strategic Business Unit (SBU)

-là những bộ phận có tính độc lập tương đối trong doanh nghiệp và phục

vụ một thị trường bên ngoài xác định Đơn vị kinh doanh chiến lược cómục tiêu và chiến lược kinh doanh riêng

1.1.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh hay chiến lược kinh doanh làtổng thể cam kết và hành động giúp đơn vị kinh doanh giành lợi thếcạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những

Trang 3

cặp sản phẩm - thị trường cụ thể.

1.1.3 Ý nghiã và vai trò của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh cung cấp thông tin giúp đơn vị phân tích

và đánh giá sự biến động của các nhân tố chủ yếu bên ngoài cũng nhưđánh giá được khách quan những điểm mạnh và điểm yếu bên trongdoanh nghiệp từ đó giúp đơn vị phát huy được hết khả năng để giànhđược lợi thế trong kinh doanh Đồng thời chiến lược cũng có vai tròđịnh hướng cho hoạt động sản xuất của đơn vị theo đúng hướng đểmang lại lợi nhuận cao nhất

1.2 Các loại chiến lược kinh doanh

1.2.1 Chiến lược chi phí thấp nhất: Chiến lược nhằm tạo ra sự vượt

trội hơn đối thủ bằng cách tạo ra sản phẩm có chi phí thấp nhất

1.2.2 Chiến lược khác biệt hoá : Chiến lược đạt được lợi thế cạnh

tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm độc đáo, được khách hàng đánhgiá cao, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách mà các đối thủ cạnhtranh không thể so sánh được

1.2.3 Chiến lược tập trung: Tập trung đáp ứng nhu cầu cho một phân

khúc thị trường, được xác định thông qua yếu tố độc đáo, nổi trội vềtính chất, đặc điểm của sản phẩm hoặc yêu cầu, sở thích các nhómkhách hàng nhất định

1.3 Tiến trình hoạch định chiến lược đơn vị kinh doanh

1.3.1 Xây dựng mục tiêu của đơn vị kinh doanh

Mục tiêu là những cột mốc đơn vị muốn đạt được trong thờigian chiến lược Đơn vị cần xác định mục tiêu chiến lược và mục tiêu

cụ thể trên cơ sở căn cứ sứ mệnh của Công ty và khả năng của ngành

1.3.2 Phân tích và dự báo môi trường ngành kinh doanh

Khi dự báo và phân tích môi trường ngành, đơn vị kinh doanh sẽ tậptrung vào phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành theo mô hình năm

Trang 4

lực lượng cạnh tranh của M.E Porter để thấy được cơ hội và đe doạ củangành kinh doanh.

1.3.3 Phân tích môi trường nội bộ của đơn vị

Đơn vị sẽ tập trung phân tích kết quả triển khai chiến lược hiệntại, các nguồn lực, khả năng tiềm tàng và năng lực cốt lõi tại đơn vịkinh doanh để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của đơn vịkinh doanh so với đối thủ cạnh tranh chủ yếu

1.3.4 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

1.3.4.1 Phân đọan thị trường.

Phân đoạn thị trường chính là việc chia thị trường thành những

phần khác bằng những tiêu thức thích hợp qua đó đơn vị kinh doanh cóthể sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp cho mộthay một số phân đoạn thị trường

Việc phân đoạn thị trường có thể căn cứ vào : địa lý, dân số,công dụng của sản phẩm, tâm lý tiêu dùng, Tuy nhiên, công tác phânđoạn phải đảm bảo tính đo lường, tiếp cận đuợc, quan trong, khả thi

1.3.4.2 Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là thị trường mà ở đó đơn vị có khả năng đáp

ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnhtranh

*Các yếu tố khi lựa chọn thị trường mục tiêu :

- Qui mô, mức tăng trưởng của từng phân đoạn thị trường

- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của từng phân đoạn thị trường

- Mục tiêu và nguồn lực của đơn vị kinh doanh

1.3.5 Định vị trên thị trường mục tiêu

Trên thị trường mục tiêu, các đơn vị đơn kinh doanh quyết địnhcần phải chiếm được vị trí nào trong phân đoạn đó trên thị trường mụctiêu đã lự chọn

Vị trí của một sản phẩm thể hiện mức độ đánh giá của khách

Trang 5

hàng về sản phẩm đó Các đơn vị kinh doanh cần tạo ra những đặc điểmkhác biệt cho sản phẩm của mình nhằm làm cho sản phẩm của mình cóđược lợi thế cạnh tranh tốt trong thị trường mục tiệu

1.3.6 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu

1.3.6.1 Xây dựng các chiến lược kinh doanh tổng quát

Bảng 1.3 Tóm lược các lựa chọn thích hợp cho từng chiến lược

1.3.6.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh

Lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu là việc lựa chọn ra mộtchiến lược kinh doanh tốt nhất cho đơn vị dựa trên kết quả phân tích cácyếu tố môi trường ngành kinh doanh và các nguồn lực hiện có của đơn

vị kinh doanh

Việc đánh giá và lựa chọn từng phương án chiến lược có thểđược dựa trên sự phân tích và đánh giá mang tính định tính kết hợp vớiviệc đánh giá định lượng trên cơ sở cho điểm các tiêu thức cần lựa chọncủa chiến lược

1.3.7 Triển khai các chính sách thực thi chiến lược :Tuỳ theo đặc điểm của

đơn vị kinh doanh và yêu cầu của từng ngành nghề kinh doanh công táchoạch định sẽ đòi hỏi cần có những chính sách và biện pháp hỗ trợ để thựchiện chiến lược về các mặt: Nhân sự, tài chính, cơ cấu tổ chức,marketing,

Chi phí thấp khác biệt hoá Tập trung

Bất kỳ khả năng tạo sự khác khác biệt nào

Trang 6

CHƯƠNG 2 : SẢN PHẨM XÂY LẮP CƠ ĐIỆN LẠNH VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM XÂY LẮP CƠ ĐIỆN LẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THUỶ SẢN

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần kỹ thuật Thuỷ sản (SEATECCO)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty : CÔNG TY CP KỸ THUẬT THỦY SẢN

- Tên giao dịch : SEATECCO

- Địa chỉ trụ sở chính : 174 Trưng Nữ Vương TP Đà Nẵng

- Các ngành nghề hoạt động chủ yếu : Xây lắp các công trình cơ

điện lạnh; Đóng sửa các loại tàu thuyền ; Kinh doanh, Gia côngchế biến gỗ; Cung cấp các dịch vụ hậu cần cho nghề đánh bắthải sản;Kinh doanh vật tư, thiết bị khác

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty

Cơ cấu tổ bộ máy của công ty hiện nay được xây dựng theo mô

hình trực tuyến chức năng Ngoài các phòng ban chuyên môn tại vănphòng, Công ty hiện có 05 đơn vị kinh doanh trực thuộc hạch toán phụthuộc Công ty

2.1.3 Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

- Về sản phẩm : Công ty có các sản phẩm đóng sửa tàu gỗ và tàu

sắt; Gia công chế biến gỗ; Xây lắp các công trình cơ điện lạnh; Cungcấp dịch vụ hầu cần cho đánh bắt thuỷ sản; kinh doanh thương mại

- Về thị trường : Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã

ngày càng được mở rộng và phát triển khá nhanh.Đặc biệt đối với sảnphẩm xây lắp cơ điện lạnh thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

đã vươn đến hầu hết các tỉnh trong cả nước

- Về kết quả kinh doanh : Hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty ngày cang tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận

Trang 7

Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Nguồn phòng tài chính Công ty

- Về cơ cấu phát triển các ngành nghề kinh doanh : các ngành

nghề kinh doanh của Công ty phát triển tốt.Trong đó xây lắp cơ điện lạnhphát triển rất mạnh và trở thành ngành kinh doanh chủ lực của Công ty

Bảng 2.2 Doanh thu theo cơ cấu ngành nghề kinh doanh

NGÀNH NGHỀ Số liệu qua các năm (triệu đồng )

Nguồn phòng tài chính Công ty

* Đánh giá chung về kết quả sản xuất kinh doanh : Tình hình

sản xuất kinh doanh của công ty đã phát triển khá tốt Thị trường tiêu thụsẩn phẩm được mở rộng, sản phẩm sản xuất đa dạng đáp ứng khá tốt nhucầu của thị trường Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao Cácngành nghề trong Công ty phát triển tốt và đặc biệt là lĩnh vực xây lắp cơđiện lạnh đã có sự tăng trưởng mạnh và đem lại hiệu quả khá cao

2.2 Tổng quan về sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh và quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp xây lắp cơ điện lạnh tại Công ty cổ phần kỹ thuật Thuỷ sản

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm sản phẩm xây lắp Cơ Điện Lạnh

2.2.1.1 Khái niệm về sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh

Trang 8

Sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh là những hệ thống lạnh được tạo ra

từ nhiều hoạt động giữa các ngành cơ-điện-nhiệt lạnh kết hợp lại và trải quanhiều công đoạn gia công chế tạo để tạo ra một hệ thống lạnh hoàn chỉnh

2.2.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh :

Các sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh có sự khác biệt với các sảnphẩm khác về các mặt cơ bản về khách hàng, về chủng loại sản phẩm,

về giá thành sản phẩm, thị trường tiêu thụ, khả năng khác biệt của sảnphẩm

2.2.2 Phân loại các sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh.

Tùy theo công dụng và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh được phân thành các loại sản phẩm sau :

- Hệ thống lạnh công nghiệp.

- Hệ thống lạnh tiệt trùng.

- Hệ thống điều hoà không khí.

2.2.3 Qui trình tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp Cơ Điện lạnh.

Quá trình sản xuất chế tạo các sản phẩm xây lắp cơ điện lạnhtrải qua nhiều công đoạn Các công đọan thiết kế và chế tạo sản phẩm lànhững công đoạn khá quan trọng Những công đoạn này là có khả năngtạo được sự khác biệt của sản phẩm giữa các đơn vị

Hình 2.2 Qui trình tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh

2.3.4 Quá trình hình thành và phát triển về xí nghiệp xây lắp cơ điện lạnh tại công ty Cổ phần Kỹ thuật Thuỷ sản

Xí nghiệp xây lắp cơ điện lạnh của công ty được thành lập từnăm 1995 trên cơ sở phát triển triển phân xưởng sửa chữa cơ điện thuộc

xí nghiệp nước đá Ngoài ban giám đốc và các bộ phận chuyên môn, xí

Trang 9

nghiệp có 3 đội xây lắp và 02 xưởng gia công cơ khí Xí nghiệp đơn vịphụ thuộc hạch toán báo sổ về Công ty

2.3.5 Kết quả của quá trình phát triển sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh tại công ty Cổ phần kỹ thuật Thuỷ sản

-Về kết quả kinh doanh : Hoạt động xây lắp cơ điện lạnh ngàycàng phát triển mạnh Doanh thu và lợi nhuận của hoạt động xây lắp cơđiện ngày càng tăng và chiếm tỉ trong lớn trong các ngành nghề kinhdoanh tại Công ty

Bảng 2.4 Doanh thu, chi phí xây lắp Cơ Điện Lạnh

CHỈ TIÊU

Số liệu qua các năm (triệu đồng )

Tổng doanh thu Công ty 88.145 99.542 125.425 155.543 208.456

Doanh thu Xây lắp cơ điện lạnh 42.451 46.260 56.159 84.656 133.350

Tổng lợi nhuận Công ty 2.756 3.197 3.953 4.856 6.324

Nguồn phòng kế toán

- Về cơ cấu sản phẩm : Các sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh đượcphát triển đầy đủ tại công ty về chủng loại Tuy nhiên, tỉ trọng từng loạisản có sự thay đổi theo hướng các sản phẩm lạnh công nghiệp ngàycàng phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm Đâychính là sản phẩm Công ty đang chiếm uư thế trên thị trường

Bảng 2.5 Cơ cấu doanh thu sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh (triệu đồng)

Sản phẩm

Doanh thu trọng Tỉ Doanh thu

Tỉ trọn

g Doanh thu trọng Tỉ Doanh thu trọng Tỉ

Trang 10

- Về thị trường sản phẩm : Hoạt động xây lắp cơ điện lạnh đượccông ty phát triển trên thị trường cả nước Trong những năm gần đây thịtrường từ các tỉnh miền Trung và miền Nam tăng trưởng rất mạnh.

* Đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp cơ điện lạnh qua các năm : Nhìn chung, sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh của công ty trong

thời gian qua đã có bước phát triển mạnh về doanh thu, lợi nhuận Chủngloại các sản phẩm phát triển mạnh và ngày càng đa dạng đáp ứng đủ nhucầu của thị trường

2.3 Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm xây lắp cơ điện lạnh tại công ty trong thời gian qua

2.3.1 Công tác xây dựng mục tiêu kinh doanh

- Mục tiêu chiến lược : Tập trung phát triển hoạt động xây lắp

cơ điện lạnh trở thành một ngành kinh doanh chủ lực tại công ty vàchiếm được một thị phần tương đối trên thị trường cả nước

- Về mục tiêu cụ thể : Doanh số xây lắp cơ điện lạnh hàng năm

đạt trên 100 tỷ đồng và duy trì mức tăng trưởng trên 15%/năm

2.3.2 Công tác nghiên cứu môi trường ngành kinh doanh

- Đối thủ cạnh tranh : Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tập trung ở các

đơn vị từ miền trung và miền nam So với các đối thủ lớn trong ngành,doanh thu xây lắp cơ điện lạnh của công ty cũng phát triển khá tốt

Bảng 2.7 Doanh thu các đối thủ cạnh tranh (triệu đồng)

Trang 11

- Khách hàng :Khách hàng của công ty ngày càng được mở rộng trên

cả nước và đầy đủ cho tất cả các loại sản phẩm

- Nhà cung cấp :

+ Nhà cung cấp thiết bị :Các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài có quan

hệ khá tốt với công tyDoanh số mua bán hàng năm lớn và tăng trưởng Bảng 2.8 Doanh số mua hàng đối với các nhà cung cấp thiết bị

2.3.3 Công tác phân tích môi trường nội bộ Công ty

- Cơ sở vật chất thi công lắp đặt : Hoạt động xây lắp cơ điện

lạnh đã được trang bị cơ sở vật chất khá dồi dồi và thường xuyên đượcđầu tư đảm bảo thi công nhiều công trình lớn

- Nguồn lực tài chính : Nguồn vốn dồi dào và được bổ sung

thường xuyên hàng năm luôn đáp ứng được khá đủ nhu cầu vốn đối vớihoạt động xây lắp cơ điện lạnh ngày càng tăng

- Nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực Công ty luôn được quan

tâm và có kế hoạch phát triển tốt Nguồn nhân lực đối với hoạt độngxây lắp cơ điện lạnh khá dồi dào, đảm bảo về chất lượng yêu cầu đốivới phát triển của ngành

Trang 12

2.3.4 Công tác phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu

Công ty chưa có sự nghiên cứu bài bản để phân đoạn thị trườngnhằm xác định thị trường mục tiêu cho hoạt động xây lắp cơ điện lạnh.Công ty phát triển tất cả các sản phẩm theo nhu cầu thực tế của thịtrường và khả năng của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể Tuy nhiên,hoạt động xây lắp cơ điện lạnh ở các tỉnh miền trung và các tỉnh miềnnam tăng trưởng mạnh

Bảng 2.14 Giá trị xây lắp Cơ điện lạnh theo khu vực thị trường

Khu vực Số liệu qua các năm (triệu đồng)

Các tỉnh Miền bắc 8.574 7.840 13.498 21.652 29.764Miền Trung và tây nguyên 12.654 18.756 14.783 24.563 31.862Các tỉnh Miên Nam 21.223 19.664 27.878 38.441 71.724

Cộng 42.451 46.260 56.159 84.656 133.350

Nguồn phòng kinh doanh

2.3.5 Công tác xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh.

Việc lựa xây dựng và lựa chọn một chiến lược kinh doanh sảnphẩm cơ điện lạnh trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức vàxây dựng rõ ràng Trước đây, Công ty cạnh tranh với các đối thủ chủ yếu vềgiá thành sản phẩm xây lắp.Các năm gần đây, Công ty chủ yếu tập trungvào tính ưu việt của các sản phẩm của đơn vị so với các đối thủ khác để tạo

ra lợi thế cạnh tranh và thắng được các đối thủ cạnh tranh

2.3.6 Các giải pháp, chính sách trong thực hiện chiến lược kinh doanh

Công ty đã có nhiều giải pháp, chính sách khá đầy đủ và hợp lý để

hỗ trợ chiến lược đã đề ra cán mặt cụ thể như :nguồn nhân lực, cơ cấu tổchức sản xuất, nguồn lực tài chính, công tác nghiên cứu phát triển thịtrường

Ngày đăng: 30/08/2017, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w