1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của kiến trúc đương đại nhật bản đến kiến trúc nhà ở nhỏ việt nam (tt)

22 725 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 550,81 KB

Nội dung

NGUYỄN CÔNG HIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NHẬT BẢN ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NHỎ VIỆT NAM Từ năm 2000 đến nay LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY

Trang 1

NGUYỄN CÔNG HIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NHẬT BẢN

ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NHỎ VIỆT NAM

(Từ năm 2000 đến nay)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 2

11

NGUYỄN CÔNG HIỆP KHÓA 2015-2017

ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NHẬT BẢN

ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NHỎ VIỆT NAM

(Từ năm 2000 đến nay) Chuyên Ngành : Kiến trúc

Mã Số : 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS.KTS NGUYỄN TRÍ THÀNH

Hà Nội – 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS.KTS Nguyễn Trí Thành đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy trong Bộ môn SĐH Kiến trúc công cộng:

TS Trần Đức Khuê, TS Hoàng Văn Trinh, TS Nguyễn Tiến Thuận, TS Phạm Việt Anh,

TS Vũ Hồng Cương, TS Vương Hải Long đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học, Khoa Kiến trúc, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Công Hiệp

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các

số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Công Hiệp

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở NHỎ VIỆT NAM…… 4

1.1 Lược khảo kiến trúc nhà ở Việt Nam trước năm 2000 4

1.1.1 Nhà ở truyền thống Việt Nam 4

1.1.2 Nhà ở thời kỳ Pháp thuộc 13

1.1.3 Nhà ở thời kỳ xây dựng XHCN (1954-1986) 15

1.1.4 Nhà ở thời kỳ đầu Mở cửa (từ năm 1986 đến 2000) 18

1.2 Tình hình phát triển kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay 20

1.2.1 Khảo sát sơ bộ 200 nhà ở nhỏ xây dựng sau năm 2000 20

1.2.2 Những luồng ảnh hưởng của kiến trúc quốc tế đến kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay 47

1.2.3 Giả thuyết về sự ảnh hưởng từ kiến trúc Nhật Bản 50

1.3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 55

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHẬN DIỆN SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NHẬT BẢN ĐẾN KIẾN TRÚC VIỆT NAM……58

2.1 Bối cảnh mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 58

2.1.1 Những mối liên hệ từ thời kỳ xa xưa đến trước cuối tk.XIX 58

2.1.2 Ảnh hưởng của Nhật Bản tới Việt Nam từ cuối tk.XIX đến thời kỳ Mở cửa 63

2.1.3 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến nay 65

2.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực kiến trúc 67

2.2.1 Các hoạt động giao lưu của KTS Nhật Bản tại Việt Nam 67

2.2.2 Các hoạt động truyền bá kiến trúc Nhật Bản tại Việt Nam 69

2.2.3 Hoạt động hành nghề của KTS Nhật Bản tại Việt Nam 70

2.2.4 Các KTS Việt Nam có thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản 72

2.2.5 Hợp tác trong bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa 72

2.3 Đặc trưng kiến trúc đương đại Nhật Bản 75

2.3.1 Bối cảnh VH-XH của kiến trúc đương đại Nhật Bản 75

2.3.2 Tiến trình kiến trúc Nhật Bản từ hiện đại tới đương đại 78

Trang 6

2.3.3 Các trào lưu kiến trúc Nhật Bản từ hiện đại tới đương đại 80

2.3.4 Vấn đề truyền thống và hiện đại trong kiến trúc đương đại Nhật Bản 83

2.3.5 Tầm ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản trên thế giới 89

2.3.6 Kiến trúc nhà ở nhỏ Nhật Bản từ năm 2000 đến nay 93

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NHẬT BẢN ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở NHỎ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY……… 95

3.1 Ảnh hưởng của Nhật Bản tới kiến trúc Việt Nam hiện nay 95

3.1.1 Ảnh hưởng đối với người Việt Nam nói chung 95

3.1.2 Ảnh hưởng từ kiến trúc Nhật Bản đối với KTS Việt Nam 100

3.2 Nhận diện những đặc trưng, đặc điểm của kiến trúc đương đại Nhật Bản ảnh hưởng tới kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam 106

3.2.1 Những đặc trưng, đặc điểm của kiến trúc đương đại Nhật Bản và những biểu hiện tương ứng 106

3.2.2 Những đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản phù hợp với kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam 109

3.2.3 Bảng thống kê nhận diện 111

3.3 Phân tích sự ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản trong một số công trình nhà ở nhỏ Việt Nam tiêu biểu từ năm 2000 đến nay 116

3.4 Đánh giá ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản đến kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay 125

3.4.1 Mức độ ảnh hưởng 125

3.4.2 Các ảnh hưởng nổi bật 126

KẾT LUẬN……… 129

KIẾN NGHỊ……… 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Ibid Cùng tài liệu đã trích dẫn ở ngay phía trên

NCS Nghiên cứu sinh

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢN VẼ

Hình 1.1 Tổng mặt bằng điển hình khuôn viên nhà ở dân gian miền Bắc 4 Hình 1.2 Mặt đứng nhà ở nông thôn điển hình vùng đồng bằng Bắc Bộ 5 Hình 1.3 Một số phối cảnh minh họa ngôi nhà ở chính dân gian miền Bắc 5 Hình 1.4 Các loại vì thân của nhà ở dân gian miền Bắc 6 Hình 1.5 Các hình thức vì nóc của nhà ở dân gian miền Bắc 6 Hình 1.6 Niên đại, quá trình phát triển vì kèo nhà ở dân gian miền Bắc 7 Hình 1.7 Các loại vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam 8 Hình 1.8 Sơ đồ sự hình thành và phát triển vì kèo của nhà ở dân gian

miền Trung và miền Nam

9

Hình 1.9 Kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số tại Việt Nam 10 Hình 1.10 Mẫu nhà ở truyền thống điển hình tại khu 36 phố phường 12

Hình 1.14 Biến đổi kiểu dáng nhà ở trong khu phố buôn bán qua thời gian 15

Hình 1.17 Toàn cảnh khu Thanh Xuân Bắc, Hà Nội những năm 1980 17

Hình 2.6 Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, Nhật Bản 81 Hình 2.7 Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Wakayama, Nhật Bản 81 Hình 2.8 Nhà thi đấu Tokyo Metropolitan Gymnasium ở Tokyo, Nhật Bản 82 Hình 2.9 Phần nhà chính của khách sạn Imperial ở Tokyo, Nhật Bản 83

Hình 2.11 Toà nhà Team Disney, Orlando, Florida, Mỹ 86

Hình 2.13 Khu nhà Media Library, Sendai, Nhật Bản 88 Hình 2.14 Phượng Hoàng Điện ở Byodo-in, Uji, Nhật Bản 90 Hình 2.15 Những KTS Nhật Bản nhận giải thưởng Pritzker 90 Hình 2.16 Centre Pompidou, Metz, Pháp - Shigeru Ban 2006 91

Trang 9

Hình 3.1 Trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên, Hà Nội 97

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Quá trình phát triển kiến trúc nhà ở Việt Nam 21 Bảng 1.2 Danh sách của 200 nhà ở nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay 22 Bảng 1.3 Những luồng ảnh hưởng của kiến trúc quốc tế đến kiến trúc nhà ở

nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay 48 Bảng 1.4 Nhận diện một số yếu tố tương đồng giữa nhà ở nhỏ Việt Nam

(sau năm 2000) và kiến trúc đương đại Nhật Bản 50 Bảng 2.1 Biến động về số lượng người Việt nhập cảnh vào Nhật 66 Bảng 2.2 Biến động về số lượng người Việt lưu trú tại Nhật 66 Bảng 2.3 Biến động về số lượng người Nhật lưu trú tại Việt Nam 66 Bảng 2.4 Biến động về số người Nhật nhập cảnh vào Việt Nam 66 Bảng 2.5 Số lượng người Việt Nam sang Nhật Bản học trong 100 năm qua 66 Bảng 2.6 Số lượng lao động thu hút bởi các dự án FDI của Nhật Bản 67 Bảng 2.7 Số người Việt Nam xuất khẩu lao động sang Nhật 67 Bảng 2.8 Các hoạt động giao lưu của KTS Nhật Bản tại Việt Nam 68 Bảng 2.9 Các hoạt động truyền bá kiến trúc Nhật Bản tại Việt Nam 69 Bảng 2.10 Các công trình do công ty Nhật Bản thiết kế tại Việt Nam 71 Bảng 2.11 Các hoạt động hợp tác Việt Nam-Nhật Bản

trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản văn hóa 74 Bảng 3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở 95 Bảng 3.2 Những ảnh hưởng của Nhật Bản đối với người Việt Nam nói chung 96 Bảng 3.3 Những ảnh hưởng của Nhật Bản đối với KTS Việt Nam 100 Bảng 3.4 Những đặc trưng, đặc điểm của kiến trúc đương đại Nhật Bản và

những biểu hiện tương ứng thể hiện trong kiến trúc nhà ở nhỏ 106 Bảng 3.5 Mười đặc trưng và các biểu hiện tương ứng trong kiến trúc nhà ở

Bảng 3.6 Nhận diện các đặc trưng giống kiến trúc đương đại Nhật Bản trong

200 nhà ở nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay 111

Trang 10

mô phỏng hoặc bắt chước hình thức của các kiến trúc nước ngoài Để có một đánh giá bao quát và khách quan, tác giả đã tiến hành thu thập và khảo sát thông tin, hình ảnh của 200 nhà ở nhỏ của Việt Nam được hoàn thành từ năm 2000 đến nay, vàbằng cảm nhận ban đầu nhận thấy có một số lượng lớn trong đó có những biểu hiện

ở nhiều mức độ khác nhau gợi sự liên hệ đến kiến trúc đương đại Nhật Bản Tác giả mong muốn tìm hiểu cặn kẽ hiện tượng này để chứng minh / khẳng định giả thuyết

về mộtsự ảnh hưởng từ Nhật Bản, làm rõ nguyên nhân và sơ bộ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với kiến trúc Việt Nam từ năm 2000 đến nay

 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu tình hình phát triển của kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam, nhận diện những công trình từ năm 2000 đến nay có những đặc điểm mới so với trước đây Tìm nguồn gốc ảnh hưởng Đưa ra giả thuyết có sự ảnh hưởng từ kiến trúc đương đại Nhật Bản

- Tìm hiểu các đặc trưng đặc điểm của kiến trúc đương đại Nhật Bản và phân tích các điều kiện dẫn tới ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản vào kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam

- Nhận diện và phân tích chi tiết một số công trình nhà ở nhỏ Việt Nam từ sau năm 2000 để làm rõ mức độ ảnh hưởng Phân tích tính tích cực và tiêu cực của

Trang 11

2

sự ảnh hưởng này đối với sự phát triển kiến trúc Việt Nam nói chung và kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam nói riêng

 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Kiến trúc đương đại Nhật Bản đến

Kiến trúc Việt Nam

Trường hợp nghiên cứu: Kiến trúc nhà ở nhỏ tại Việt Nam, cụ thể là các nhà

ở đơn lẻ bao gồm nhà ở nông thôn, nhà biệt thự, nhà liên kế và nhà vườn liên kế Có xét thêm một số trường hợp căn hộ chung cư cải tạo lại không gian nội thất

Tác giả chọn trường hợp nhà ở nhỏ để nghiên cứu bởi lẽ nhà ở nhỏ là mảng kiến trúc có những thay đổi nhanh chóng, đa dạng, phản ánh những biến đổi trong nhận thức, quan điểm thẩm mỹ, đời sống vật chất tinh thần của xã hội và người dân Đây là mảng kiến trúc có sự gia tăng số lượng nhanh chóng, thời gian thi công nhanh và dễ biểu đạt được những ý đồ kiến trúc đa dạng và độc đáo Đối với các KTS trẻ mới hành nghề thì những dự án nhà ở nhỏ là những cơ hội tốt và vừa tầm

để có thể tạo nên một dấu ấn cá nhân cho con đường phát triển sự nghiệp tiếp theo Những công trình tạo được dấu ấn thường có sự sáng tạo, mới mẻ, độc đáo khác hẳn với những công trình truyền thống khác Nền kiến trúc Việt Nam còn đang phát triển chậm sau Thế giới khá nhiều Vậy nên không tránh khỏi việc một công trình là mới mẻ tại Việt Nam nhưng có nét giống một công trình đã cũ ở nước ngoài hoặc

có sự ảnh hưởng, lấy cảm hứng từ những công trình nổi tiếng

Một nền kiến trúc phát triển có thể ảnh hưởng tới nhiều thể loại công trình tại Việt Nam Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, việc lựa chọn đối tượng công trình nhà ở nhỏ là phù hợp và có thể tìm ra những kết quả thú vị

Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Đây là một thời điểm

mang tính tượng trưng, gắn với việc chuyển giao giữa 2 thiên niên kỷ nên thường được dùng làm mốc thời gian để phân chia giai đoạn, đánh dấu những thay đổi Giới kiến trúc cũng thường lấy mốc thời gian này và đặt tên cho kiến trúc sau năm 2000

là kiến trúc của thế kỷ XXI / của thiên niên kỷ mới

Trang 12

3

 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

a Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

b Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết

c Phương pháp sơ đồ

d Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a Phương pháp quan sát

b Phương pháp chuyên gia

c Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

d Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

 Ý nghĩa khoa học

Trong hoàn cảnh kiến trúc Việt Nam đương đại đang phát triển nóng dẫn đến tình trạng loạn phong cách, thiếu hụt các nền tảng tư tưởng và triết học, chạy theo sao chép hình thức bên ngoài thì đây là đề tài cấp thiết và có giá trị thực tiễn góp phần xây dựng công cụ lý luận và thực hành để hướng tới một nền kiến trúc hiện đại bắt kịp thế giới nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc

 Cấu trúc luận văn

Luận văn có cấu trúc 3 chương, bao gồm:

- Chương 1 Tổng quan về kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam

- Chương 2 Cơ sở khoa học để nhận định sự ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản đến kiến trúc Việt Nam

- Chương 3 Đánh giá ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản đến kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Trang 13

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 14

129

nổi tiếng Từ đó, nhiều KTS đưa ra những thiết kế cực đoan, không phù hợp với thực tế & thói quen sử dụng của người Việt Nam nói chung và của chủ nhà nói riêng, cũng như không tính toán phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, chạy theo hình thức xa lạ gây ra nhiều vấn đề về hư hỏng bảo dưỡng công trình qua một thời gian sử dụng

Tóm lại, các đặc điểm của kiến trúc đương đại Nhật Bản được tiếp thu vào kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam có biểu hiện rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau, từ nghiên cứu học hỏi thấu đáo bản chất tư tưởng đến những sao chép đơn thuần về hình thức mà không

có sự chắt lọc để phù hợp với thói quen sinh hoạt, tập quán của người Việt hoặc không nhiệt đới hóa công trình Dựa vào kết quả khảo sát có thể nhận diện ra một số xu hướng thiết kế nhà ở nhỏ tại Việt Nam hiện nay như: Kiến trúc xanh, xu hướng thiền, xu hướng tìm tòi không gian mới, chi tiết mới, xu hướng sử dụng vật liệu, xu hướng phá cách,… Góp phần cơ sở lý luận cho những nhận xét, phê bình trong tương lai đối với kiến trúc nhà

ở nhỏ Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay nói riêng và với kiến trúc đương đại Việt Nam nói chung

KẾT LUẬN

Luận văn đã đặt ra giả thuyết có sự ảnh hưởng của kiến trúc đương đại Nhật Bản trong các công trình nhà ở nhỏ tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay Thông qua phân tích chi tiết các biểu hiện nội dung và hình thức của các đặc trưng, đặc điểm quan trọng của kiến trúc đương đại Nhật Bản và đối chiếu với các tư liệu đã thu thập được của 200 ngôi nhà được khảo cứu, luận văn đã đưa ra được những kết quả, con số thống kê tương đối thuyết phục để kết luận giả thuyết đưa ra là đúng

Kiến trúc đương đại Nhật Bản đã có ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở nhỏ Việt Nam giai đoạn sau 2000 trên nhiều khía cạnh: ý đồ tạo hình (mạnh mẽ, khác thường, có cá tính), giải pháp tổ chức không gian (cấu trúc hướng nội, sân trong / khoảng trống, giao thông liên hoàn, không gian đa dụng), biểu hiện hình thức (tiết chế, đơn giản, gọn, vật liệu mộc, chi tiết kỹ lưỡng / phá cách) Đã có nhiều công trình nhà ở nhỏ chịu ảnh hưởng một cách tích cực, có giá trị thẩm mỹ cao; đóng góp vào sự phát triển đổi mới diện mạo kiến trúc Việt Nam những năm gần đây

Ngày đăng: 30/08/2017, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w