1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo (27)

15 45 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 314 KB

Nội dung

CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ LÃNH ĐẠO Kết quả của các nghiên cứu trong hơn 100 năm qua là sự ra đời của các các học thuyết khác nhau về phong cách lãnh đạo, hành vi lãnh đạo, hiệu quả của lãnh đạo

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Môn học: Phát Triển Khả Năng Lãnh Đạo

Học viên: Nguyễn Văn Hô

Ngày sinh: 15/8/1961 Lớp : GaMBA01.M0709

Trang 2

Chủ đề 1 :

Bạn nghĩ gì về câu nói: “Có bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy định nghĩa khác nhau về hành vi này” ? Đánh giá xem các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào là phù hợp nhất với những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam ngày nay và bài học thực tiễn

có thể rút ra ?

BÀI LÀM

Lãnh đạo từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội nói chung và khoa học kinh tế trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói riêng Bản thân cụm từ lãnh đạo đã xuất hiện trong mọi hệ thống ngôn ngữ, mọi quốc gia, mọi dân tộc kể từ khi xuất hiện các giao tiếp xã hội giữa các nhóm người

Nhiều học thuyết, nhiều nghiên cứu và nhiều luận điểm đã đưa ra rất nhiều khái niệm

về lãnh đạo nhưng các khái niệm này thường có sự khác nhau về nội dung, đặc điểm, loại hình, thậm chí khác nhau về bản chất Sự khác nhau diễn ra không chỉ giữa những lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt mà còn trong cùng một phạm vi, một lĩnh vực, thể hiện nhiều cách nhìn nhận khác nhau về Lãnh đạo

I CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ LÃNH ĐẠO

Kết quả của các nghiên cứu trong hơn 100 năm qua là sự ra đời của các các học thuyết khác nhau về phong cách lãnh đạo, hành vi lãnh đạo, hiệu quả của lãnh đạo trong mọi cấp độ,

từ lãnh đạo xã hội cho tới lãnh đạo tổ chức, lãnh đạo nhóm, thậm chí lãnh đạo bản thân Theo giáo trình môn phát triển khả năng lãnh đạo (Chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế Griggs-ĐHQGHN), có một số định nghĩa về lãnh đạo sau đây:

1.Lãnh đạo là “hành vi của một cá nhân chỉ đạo các hoạt động của một nhóm người thực hiện một mục tiêu chung (Hemphilll & Coons, trang 7)

2.Lãnh đạo là “ sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức (D Katz & Kahn, 1978 trang 528)

3.”Lãnh đạo được thực hiện khi một người huy động các nguồn lực về thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để đánh thọc, lôi kéo sự tham gia và làm hài lòng động cơ của những người cấp dưới “ (Burns, 1978 trang 46)

4.”Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung (Rauch & Behling, 1984 trang 46)

5.”Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể và huy động

nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích “(Jacobs & Jaques, 1990 trang 281)

Trang 3

6.Lãnh đạo là “khả năng bước ra khỏi nền văn hóa để bắt đầu những quy trình thay đối mang tính cách mạng để được chấp nhận hơn (E.H.Schein, 1992 trang 2)

7.”Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức làm cùng nhau trở nên có ý nghĩa nhờ đó mọi người có thể hiểu và quyết tâm” (Drath & Palus, 1994, trang4)

8.”Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra môi trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được” (Richard & Engle, 1986, trang 206)

9.Lãnh đạo “là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ chức (House et al.1999, trang 184)

10.Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm (Hiệp hội lãnh đạo Quốc tế - International Leadership Associates)

11.Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học tập nhiều hơn, thành đạt nhiều hơn; bạn là một nhà lãnh đạo (Tổng thống thứ sáu của Hợp chủng quốc Hoa kỳ - John Quincy Adams)

12.Lãnh đạo là quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác

để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất” (Donald Clark)

13.Nhà lãnh đạo thành công nhất là người nhìn thấy một bức tranh khác khi nó còn chưa thành hình (Mary Parker Follet), v.v

Bản chất của lãnh đạo là quá trình tạo ra một tầm nhìn về tương lai và truyền cảm hứng để mọi người có thể biến tầm nhìn thành hiện thực Và nhà lãnh đạo của một tổ chức hay một nhóm phải có khả năng tạo tầm nhìn; khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng để tổ chức hay nhóm thực hiện tầm nhìn đó

Câu nói “Có bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì cũng có từng ấy định nghĩa khác nhau về khái niệm này” phản ảnh một khái quát chung về các khái niệm về lãnh đạo Nguyên nhân của sự khác biệt giữa các định nghĩa chủ yếu do các tác giả tiếp cận với khái niệm “lãnh đạo” theo các hướng khác nhau, trong khi đó, bản thân “lãnh đạo” cũng ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp đến mức có thể tạo nhiều cách hiểu khác nhau

II ĐÁNH GIÁ ĐỊNH NGHĨA VÀ LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO PHÙ HỢP VỚI LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 4

Để có thể lựa chọn định nghĩa và lý thuyết lãnh đạo phù hợp với lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, cần phải xem xét toàn diện từng định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo vận dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp Việt Nam

1 Hướng tiếp cận của các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo :

Có khá nhiều mô hình thuyết khác nhau nghiên cứu về lãnh đạo - cả với khía cạnh hành vi lãnh đạo lẫn khía cạnh đối tượng (con người) lãnh đạo Mỗi mô hình có các cách tiếp cận khác nhau với đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên, hầu hết các lý thuyết đều chọn ba nhân tố sau đây để đánh giá hiệu quả của lãnh đạo:

1 Đặc điểm của chủ thể lãnh đạo;

2 Đặc điểm của cấp dưới;

3 Đặc điểm của hoàn cảnh

Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu đặc điểm của lãnh đạo

Đặc điểm hoàn cảnh

• Loại hình đơn vị tổ chức

• Quy mô đơn vị

• Quyền lực và thẩm quyền của vị trí

• Tính chất phức tạp của nhiệm vụ

• Tính độc lập của nhiệm vụ

• Những biến động về môi trường

• Sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài

Tác động

Người lãnh đạo

• Tố chất (động cơ, cá

tính, các giá trị);

• Lạc quan, tự tin

• Kĩ năng và chuyên môn

• Hành vi,

• Tính trung thực và đạo

đức

• Chiến thuật tác động

Gây ảnh hưởng

Cấp dưới

• Tố chất (động cơ, cá tính, các giá trị); tự tin, lạc quan

• Kĩ năng, chuyên môn

• Đánh giá về người lãnh đạo

• Lòng tin vào người lãnh đạo

• Quyết tâm và nỗ lực cho

Trang 5

• Đánh giá đối với cấp

dưới

công việc

• Sự hài lòng với người lãnh đạo và công việc

Nguồn: Giáo trình “Phát triển khả năng lãnh đạo”, Chương trình Đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế GRIGGS- ETC

Với riêng người lãnh đạo, mỗi mô hình lý thuyết tập trung vào nghiên cứu 3 đặc trưng

cơ bản của họ là: Tố chất, hành vi và quyền lực lãnh đạo Từ các cơ sở lý luận nêu trên, đã hình thành nên các phương pháp tiếp cận về người lãnh đạo là:

1 Phương pháp tiếp cận tố chất,

2 Phương pháp tiếp cận hành vi,

3 Phương pháp tiếp cận quyền lực - ảnh hưởng,

4 Phương pháp tiếp cận tình huống,

5 phương pháp tiếp cận tổng hợp

a Định nghĩa theo yếu tố cấu thành nên hoạt động lãnh đạo

Tổng hợp nhiều định nghĩa của các tác giả và nghiên cứu khác nhau, chúng ta có thể hiểu lãnh đạo như một quá trình ảnh hưởng có chủ đích của một đối tượng này đến đối tượng khác nhằm định hướng, tổ chức và hỗ trợ các hoạt động, các mối quan hệ trong một nhóm người hoặc một tổ chức Ngoài ra, trước đây nhiều quan điểm cho rằng lãnh đạo chỉ diễn ra khi có từ hai người trở lên, nhưng gần đây quan điểm đó đã thay đổi bởi sự xuất hiện của các khái niệm như “lãnh đạo bản thân”, “tự lãnh đạo”

Vậy tại sao lại có sự khác nhau giữa các định nghĩa và các mô hình lý thuyết về lãnh đạo? Câu trả lời nằm là các định nghĩa chỉ đề cập đến một khía cạnh của “lãnh đạo” với bản chất đã nêu trên Tuỳ theo mức độ quan tâm, các lý thuyết có thể nghiên cứu sâu về đối tượng gây ảnh hưởng (người lãnh đạo), mục đích của ảnh hưởng, tố chất tạo ảnh hưởng, kết quả của

nỗ lực gây ảnh hưởng, đối tượng bị ảnh hưởng , hay tổng hợp một số khía cạnh đó Khi mà phản ánh các khía cạnh khác nhau đó, đương nhiên dẫn tới các định nghĩa khác nhau

b Định nghĩa theo chủ thể lãnh đạo

Theo hướng này có hai luồng quan điểm chủ yếu:

- Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng, trong bất kỳ một nhóm, một tổ chức hay một xã hội, đều có sự phân định rõ vai trò lãnh đạo gắn liền với một số trách nhiệm và chức năng không thể chia sẻ rộng rãi cho người khác mà không làm nguy hại đến hiệu quả chung của

Trang 6

nhóm, cả tổ chức hay xã hội Cá nhân được kì vọng chuyên trách thực hiện vai trò lãnh đạo được gọi là “lãnh đạo” Các thành viên khác được coi là “cấp dưới”

- Luồng quan điểm thứ hai nhìn nhận lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng diễn ra tự nhiên trong một nhóm, tổ chức hay xã hội Nói cách khác, bất kể thành viên nào của nhóm, tổ chức hay xã hội đều có thể biểu lộ khả năng lãnh đạo ở bất kể thời điểm nào và không có ranh giới

rõ ràng giữa người lãnh đạo và cấp dưới Chức năng lãnh đạo có thể được nhiều người đảm nhiệm để đạt mục tiêu chung Các quyết định quan trọng về việc làm gì, làm như thế nào được đưa ra thông qua việc áp dụng quy trình giao tác có sự tham gia của nhiều người gây ảnh hưởng lẫn nhau Các nhà nghiên cứu nhìn nhận lãnh đạo như một quá trình chung thường quan tâm nhiều hơn đến các quy trình ảnh hưởng phức tạp diễn ra giữa các thành viên, điều kiện quyết định khi nào diễn ra và diễn ra như thế nào và kết quả đối với nhóm hoặc tổ chức

c Định nghĩa theo phương thức gây ảnh hưởng từ chủ thể lãnh đạo tới đối tượng

bị lãnh đạo

Một số nhà nghiên cứu giới hạn định nghĩa lãnh đạo là việc gây ảnh hưởng khiến cấp dưới trở nên nhiệt tình, quyết tâm trái với việc tuân thủ thờ ơ hoặc tuân lệnh miễn cưỡng Các nhà nghiên cứu này cho rằng một cá nhân sử dụng biện pháp kiểm soát là khen thưởng hoặc trừng phạt để khống chế hoặc cưỡng ép cấp dưới sẽ không thực sự “lãnh đạo” họ và được coi

là lạm dụng quyền lực

Một quan điểm khác cho rằng định nghĩa này quá hẹp vì chưa có các quy trình ảnh hưởng quan trọng để hiểu rõ tại sao một cán bộ quản lý lại hiệu quả hoặc không hiệu quả trong một hoàn cảnh nhất định Việc định nghĩa thế nào là lãnh đạo không diễn giải câu trả lời cho câu hỏi: những yếu tố nào tạo nên một người lãnh đạo hiệu quả ? Cùng với cách gây ảnh hưởng nhưng có thể dẫn đến các kết quả khác nhau phụ thuộc vào bản chất của tình hình và nhiều phương pháp gây ảnh hưởng khác nhau có thể mang lại kết quả giống nhau Thậm chí đối với những người bị ép buộc phải làm một điều gì đó cũng có thể trở nên quyết tâm nếu sau đó họ nhận ra rằng đó chính là phuong án tốt nhất cho họ và cho tổ chức Việc sử dụng quyền lực hợp lý là một vấn đề lớn mà các học giả đã nghiên cứu Tuy nhiên, các nghiên cứu không chỉ giới hạn định nghĩa lãnh đạo hoặc loại quá trình ảnh hưởng

d Định nghĩa theo mục đích của lãnh đạo

Mục đích của lãnh đạo là nỗ lực ảnh hưởng cũng như kết quả của những nỗ lực đó Một số quan điểm cho rằng lãnh đạo xuất hiện chỉ khi mọi người bị tác động phải làm gì là đúng và có lợi cho chính họ và cho tổ chức Định nghĩa này về lãnh đạo không bao gồm các

Trang 7

nỗ lực gây ảnh hưởng không thích hợp hoặc có hại cho cấp dưới, ví dụ như nỗ lực của người lãnh đạo nhằm mưu lợi cá nhân trên sự mất mát, hy sinh của cấp dưới

Các lý thuyết khác các tiếp cận theo hướng nghiên cứu toàn bộ các nỗ lực gây ảnh hưởng về thái độ và hành vi cho cấp dưới trong bối cảnh của tổ chức mà không tính đến mục đích hoặc lợi ích thực tế Hành động của người lãnh đạo thường có nhiều động cơ khác nhau

và khó có thể xác định mức độ mà hành động đó được coi là tư lợi hoặc ích kỷ Kết quả của những hành động mà người lãnh đạo thực hiện thường bao gồm một tổng thể các chi phí và lợi ích, một vài trong số đó là không có chủ đích khiến việc suy đoán mục đích Mặc dù có mục đích tốt đẹp nhung trong một số trường hợp hành động của người lãnh đạo lại có hại hơn

là có lợi cho cấp dưới Ngược lại, một số hành động ban đầu chỉ phục vụ nhu cầu cá nhân của người lãnh đạo nhung sau đó lại mang lại kết quả tốt đẹp ngoài dự kiến cho cấp dưới và tổ chức Vì vậy, phạm trù các quá trình lãnh đạo không nên chỉ giới hạn bởi mục đích dự kiến

e Định nghĩa theo cách tiếp cận với động cơ lãnh đạo

Hầu hết các định nghĩa về lãnh đạo chú trọng nhiều đến các quy trình duy lý và nhận thức, thường nhìn nhận lãnh đạo như là một quá trình trong đó người lãnh đạo gây ảnh hưởng đối với cấp dưới để cấp dưới tin rằng lợi ích tốt nhất của họ là hợp tác và cùng nhau thực hiện mục tiêu chung Mãi cho đến những năm 1980, nhiều cách hiểu mới về lãnh đạo đã công nhận tầm quan trọng của yếu tố tình cảm làm cơ sở cho ảnh hưởng

Nhiều quan điểm về lãnh đạo gần đây chú trọng đến khía cạnh tình cảm của ảnh hưởng hơn là khía cạnh lý trí Theo quan điểm này, chỉ có các khía cạnh tình cảm, dựa trên giá trị của ảnh hưởng lãnh đạo có thể mang lại các thành công to lớn của nhóm hoặc tổ chức Người lãnh đạo truyền nhiệt huyết cho cấp dưới để họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình cho một số nghiệp cao cả hơn Ví dụ, những người lính sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hoặc bảo vệ những người đồng chí của mình Tầm quan trọng giữa các quá trình lý trí và tình cảm và cách thức các quá trình nào phối hợp với nhau cần được làm rõ bằng nghiên cứu thựcc nghiệm và việc khái niệm hóa lãnh đạo phải bao gồm hai loại quy trình này

f Định nghĩa theo chức năng của người lãnh đạo

Một trong những nguyên nhân làm cho có nhiều định nghĩa khác nhau về lãnh đạo chính là sự chưa rõ ràng và thiếu tách bạch giữa chức năng lãnh đạo với các chức năng khác của con người, ví dụ chức năng quản lý Hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau trong nhận thức nêu lên sự cần thiết của việc tách bạch giữa quản lý và lãnh đạo

Trang 8

Luồng quan điểm thứ nhất (Bennis & Nanus, 1985; Zaleznik, 1977) khẳng định lãnh đạo và quản lý là khác nhau về bản chất và đôi khi có tính loại trừ nhau, vì vậy, quản lý và lãnh đạo không thể xuất hiện trong cùng một con người Định nghĩa người lãnh đạo và người quản lý cho rằng hai đối tượng có những tố chất khác nhau và cá tính khác nhau Người quản

lý đề cao tính ổn định, trật tự và hiệu quả trong khi đó người lãnh đạo đề cao tính linh hoạt, sáng tạo và thích nghi Người quản lý thường quan tâm làm thế nào để làm được việc và cố gắng huy động mọi người làm việc tốt hơn Người lãnh đạo lại quan tâm đến điều gì có ý nghĩa với mọi người và cố gắng thuyết phục mọi người đồng ý về những việc quan trọng sẽ làm “Người quản lý là người làm mọi việc đúng cách và người lãnh đạo là người làm đúng việc cần làm” (Bennis và Nanus năm 1985)

Luồng quan điểm thứ hai (Bass năm 1990; Hickman năm 1990; Kotter năm 1988;

Mintzberg năm 1973; Rost năm 1991) coi lãnh đạo và quản lý là hai quá trình hoàn toàn khác biệt tuy nhiên họ không cho rằng người lãnh đạo và người quản lý là hai loại người khác nhau Bản thân trong phạm vi quan điểm này cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ:

- Mintzberg (1973) đã miêu tả quản lý có 10 vai trò (truyền đạt, theo dõi, phát ngôn, kinh doanh, giải quyết rắc rối, phân bổ nguồn lực, đàm phán, liên lạc, tiên phong và lãnh đạo), trong đó, lãnh đạo chỉ là một trong những vai trò của quản lý

- Kotter (1990) phân biệt sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý trên phương diện các quá trình lõi và kết quả dự kiến Quản lý nhằm tạo ra tính ổn định và trật tự bằng cách: Đề ra các mục tiêu hoạt động, thiết lập kế hoạch hành động theo thời gian và và phân bổ các nguồn lực; tổ chức và bố trí nhân sự; theo dõi kết quả và giải quyết vấn đề Trong khi đó, lãnh đạo lại

có xu hướng tạo ra sự thay đối trong tổ chức bằng cách: Xây dựng tầm nhìn dài hạn và các chiến lược để thực hiện những thay đối cần thiết, phổ biến và giải thích tầm nhìn và thúc đẩy, tạo động lực cho mọi người thực hiện được tầm nhìn Quản lý và lãnh đạo đều liên quan đến việc đưa ra quyết định cần làm những gì, xây dựng mạng lưới các mối quan hệ để làm việc và

cố gắng thực hiện được công việc Tuy nhiên, hai quá trình có một số yếu tố không tương thích: Vai trò lãnh đạo mạnh mẽ có thể làm rối loạn trật tự và giảm tính hiệu quả, trong khi đó vai trò quản lý mạnh lại kìm hãm việc chấp nhận rủi ro và sáng tạo Cả hai quá trình đều cần cho sự thành công của tổ chức Nếu chỉ có sự lãnh đạo mạnh, thì chỉ tạo ra được một cơ chế làm việc có mục đích nhưng không rõ nét về phương pháp, nhưng nếu chỉ có sự quản lý chặt, rất dễ dẫn đến việc tạo ra sự thay đối đôi khi chưa phù hợp mục đích Điều đó đặt ra sự cần thiết của việc kết hợp giữa quản lý và lãnh đạo theo từng hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi

Trang 9

- Rost (1991) định nghĩa quản lý là mối quan hệ quyền lực tồn tại giữa người quản lý

và các nhân viên cấp dưới để sản xuất ra và bán hàng hóa, dịch vụ Lãnh đạo là một mối quan

hệ ảnh hưởng đa chiều giữa người lãnh đạo và cấp dưới với mục đích chung là thực hiện thay đối thực sự Người lãnh đạo và cấp dưới gây ảnh hưởng lẫn nhau và hai bên tương tác không

có sự cưỡng ép để quyết định những thay đối nào họ muốn thực hiện Người quản lý có thể là người lãnh đạo nhưng chỉ khi họ có mối quan hệ ảnh hưởng thuộc loại này Rost cho rằng lãnh đạo không cần thiết để một người quản lý trở nên hiệu quả trong sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ Tuy nhiên, ngay cả khi thẩm quyền là một cơ sở vững chắc để gây ảnh hưởng đối với cấp dưới thì mối quan hệ lãnh đạo có vẻ là cần thiết để gây ảnh hưởng đối với người

mà vị lãnh đạo không có thẩm quyền đối với họ (những người lãnh đạo ngang cấp) Trong các

tổ chức mà việc thay đối là không thể tránh khỏi ,phổ biến trong các tổ chức hiện nay, thì mối quan hệ lãnh đạo với cấp dưới là cần thiết

Theo đánh giá chung, các lý thuyết dựa trên cơ sở tách bạch giữa lãnh đạo và quản lý

có vẻ như đã lạc hậu, gây khó khăn cho mục tiêu sáng tỏ bản chất của lãnh đạo và ít có giá trị

áp dụng với các trường hợp thực tiễn, nhất là ở các tổ chức, các doanh nghiệp

g Các phương thức tiếp cận khác để định nghĩa về lãnh đạo

Ngoài các phương thức tiếp cận cơ bản nêu trên, các lý thuyết, các nghiên cứu và các tác giả khác nhau đều có cơ sở riêng để để định nghĩa về lãnh đạo và dẫn tới sự xuất hiện của hàng loạt các khái niệm có liên quan đến lãnh đạo, ví dụ:

- Về cách thức trở thành nhà lãnh đạo: Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (1989 & 1990) chỉ ra rằng có ba con đường để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó hai con đường đầu tiên tìm cách giải thích tại sao chỉ có một số ít người thành công mà thôi:

* Thuyết Tính Cách (Trait Theory): Một vài đặc điểm tính cách cá nhân có thể dẫn chúng ta đến vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên

* Thuyết Sự Kiện Lớn (Great Events Theory): Một sự kiện quan trọng hay tình huống khủng hoảng có thể khiến một cá nhân phải vượt lên chính mình, nhờ đó hình thành nên các phẩm chất lãnh đạo khác thường từ một con người bình thường

* Thuyết Lãnh đạo chuyển biến (Transformational Leadership Theory): Mọi người đều

có thể trở thành nhà lãnh đạo, nếu muốn Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể học hỏi các kỹ năng lãnh đạo

- Mô hình lý thuyết về các phong cách lãnh đạo trong tổ chức: Phong cách độc đoán; phong cách dân chủ; phong cách tự do với các đặc điểm như sau:

Trang 10

cách

điểm

Đối tượng

áp dụng

Độc

đoán

• Quan hệ trong tổ

chức được thực hiện một

chiều từ trên xuống

• Dựa vào kinh

nghiệm, uy tín, quyền lực

để đưa ra các quyết định

không thảo luận, không bàn

bạc

• Giải quyết vấn đề nhanh chóng

• Cần thiết khi tổ chức mới thành lập

• Hiệu quả khi tổ chức có nhiều mâu thuẫn không thống nhất

Triệt tiêu sáng tạo của cấp dưới

Những người có thái độ chống đối; không tự chủ

Dân chủ • Thu hút nhiều người

tham gia quyết định

• Ủy quyền rộng rãi

• Thông tin hai chiều

• Quyết định qua tập

thể

• Cấp dưới phấn khởi, nỗ lực làm việc

• Khai thác sáng kiến của mọi người

thời gian

đề trách nhiệm tập thể

tinh thần hợp tác; thích sống tập thể

Tự do • Ít tham gia vào các

hoạt động của tập thể

• Tất cả được tham gia

hoạt động

• Thành viên của tổ chức tự

thực hiện công việc theo

cách tốt nhất mà họ có thể

• Giao tiếp: Theo chiều

ngang

• Quyền quyết định

thuộc về lãnh đạo

Phát huy cao sáng kiến của mọi người

Phát sinh hiện tượng hoảng loạn,

vô tổ chức

Những người có đầu óc cá nhân;

hướng nội

- Sự khác biệt giữa các quan niệm về lãnh đạo chủ yếu nằm ở cách tiếp cận về đối tượng gây ảnh hưởng, mục đích của ảnh hưởng, tố chất tạo nên ảnh hưởng và kết quả của nỗ lực gây ảnh hưởng Có các loại hình lãnh đạo như: Lãnh đạo uy tín (Charismatic Leadership),

Ngày đăng: 30/08/2017, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w