1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo (25)

7 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức... Theo từ điển Việt nam : “Hành vi con người

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Môn học: Phát triển khả năng lãnh đạo

Học viên: Vũ Việt Hưng

Ngày sinh: 24 / 09 / 1970

Lớp : GaMBA01.M0709

Trang 2

Câu hỏi:

“Hành vi lãnh đạo có đáng bàn tới hay không?

Hãy đưa ra lập luận hai chiều cho vấn đề này”

Trả lời:

Nghiên cứu và lập luận “Hành vi lãnh đạo” chúng ta cần có quan điểm nghiêm túc và đánh

giá chính xác bản chất của hành vi lãnh đạo Khi đã hiểu rõ bản chất của hành vi lãnh đạo ta mới

có thể đưa ra những quan điểm riêng về nó có thể khẵng định rằng rất đáng bàn tới “Hành vi

lãnh đạo”

1 “Lãnh đạo” là gì

Trên thế giới đã có rất nhiều học giả các nhà nghiên cứu và đưa ra các quan điểm khác nhau về “lãnh đạo” Cho đến nay chưa có một khái niệm nào về lãnh đạo được công nhận một cách chính thức Điều này chỉ rõ cho ta thấy, lãnh đạo là một yếu tố mang bản sắc cá nhân và tuân theo nguyên tắc phụ thuộc tình huống Khi nói đến lãnh đạo làm cho mọi người có thể liên tưởng ngay đến những con người vĩ đại, có quyền lực và mạnh mẽ Tất cả những lĩnh vực trong xã hội đều có bóng dáng của những người “lãnh đạo”tuy nhiên cũng có trường hợp lãnh đạo mang tính biểu tượng

Khi nói đến lãnh đạo ai cũng nghĩ đến những cái tên như: Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Nelson Mandela, Fidelscatro, Lê Nin, Pu tin, … Nhưng mỗi người đều có phong cách riêng của mình trong lãnh đạo Điều này cũng là cơ sở trả lời tại sao lại có quá nhiều khái niệm về lãnh đạo của các học giả khác nhau Sau khi nghiên cứu và tổng quát Stogdill (1974, trang 259) kết luận

rằng “có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định

nghĩa” Ta cùng điểm lại một số khái niệm về lãnh đạo đã được đưa ra trong quá khứ của các

học giả (trích từ tài liệu Phát triển kỹ năng lãnh đạo – Khoa sau đại học – Đại học quốc gia)

sự Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

2 Hành vi là gì

Trang 3

Theo từ điển Việt nam : “Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu

hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định”

Theo từ điển tâm lý học của Mỹ “Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động hành

động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào”

Hành vi được chia ra làm nhiều loại bao gồm : hành vi bản năng (hành vi mang tính di truyền), hành vi kỹ sảo và hành vi đáp ứng

• Hành vi bản năng là hành vi xuất phát từ những lý do nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của

cơ thể, có thể nó là hành vi mang tính tự về hoặc xuất phát từ yếu tố lịch sử và mang tính văn hóa của vùng, miền, quốc gia

• Hành vi kỹ xảo là những hành vi mới tự tạo trên cở sở luyện tập có tính mềm dẻo và có thể biến đổi Đây là loại hành vi nếu được định hình trên vỏ não và được củng cố thì nó sẽ bền vững và không thay đổi

• Hành vi đáp ứng là Là hành vi ứng phó để tồn tại, phát triển và là những hành vi ngược lại với sự tự nguyện của bản thân, không có sự lựa chọn

• Hành vi trí tuệ là hành vi đạt được do hoạt động trí tuệ nhằm nhận thức được bản chất

của các mối quan hệ xã hội có quy luật của sự vật hiện tượng để đáp ứng và cải tạo thế

giới

3 Hành vi lãnh đạo là gì

“Hành vi lãnh đạo chính là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một người lãnh đạo trong một hoàn cảnh thời gian nhất định để chỉ đạo các hoạt động của một nhóm người bằng cách truyền đạt tầm nhìn, gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến khích các

cá nhân trong nhóm cống hiến vì mục tiêu chung của cả nhóm”

Vậy hành vi lãnh đạo có đáng bàn tới hay không?

Chúng ta cần thiết phải có những công trình nghiên cứu một cách bài bản về hành vi

Trang 4

triển nền kinh tế, xã hội toàn cầu lên một tầm cao mới và có được những nhà lãnh đạo kiệt xuất Chúng ta cần nghiên cứu và đào tạo thật bài bản cho những nhà lãnh đạo hiện tại và những nhà lãnh đạo trong tương lai Nghiên cứu hành vi lãnh đạo là cần thiết: bởi vì, qua việc nghiên cứu hành vi lãnh đạo ta phân loại được các kiểu lãnh đạo khác nhau và các kiểu người lãnh đạo khác nhau, từ đó có thể chế ngự được những khuyết điểm và phát huy tối đa được những ưu điểm của việc lãnh đạo Trong quá khứ cũng vậy, hành vi lãnh đạo cũng đã được bàn tới rất nhiều và các học giả cũng đã đưa ra các loại Hành vi lãnh đạo khác nhau Qua nghiên cứu từ các tài liệu có tổng kết được 4 loại hành vi lãnh đạo Mỗi loại hành vi lãnh đạo đều tạo ra được lợi thế riêng và đặc điểm của nó

1.Hành vi lãnh đạo chỉ đạo

Khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo với cấp dưới đã trở thành một kỹ năng quan trọng Các nhà lãnh đạo ngày nay phải có được sự tôn trọng mà không nhất thiết phải ra lệnh Tuy nhiên, có những lúc một nhà lãnh đạo phải chỉ đạo Đặc biệt, ở các doanh nghiệp Việt Nam, thường đòi hỏi sự chỉ đạo trước khi tiến hành nhiệm vụ hoặc đưa ra quyết định

Ví dụ, nếu có một cuộc tranh luận chiến lược trong ban quản lý, vị CEO có bổn phận phải nghe tất cả các phía Nhưng sau đó, người đó phải đưa ra lựa chọn cứng rắn để đưa ra quyết định cuối cùng Lúc này, hành vi chỉ đạo của lãnh đạo sẽ thể hiện rõ nhất

2.Hành vi lãnh đạo huấn luyện

Trước khi các nhà lãnh đạo có thể làm cho mọi người có trách nhiệm, họ phải nâng cao khả năng của nhân viên Bằng việc hướng dẫn mọi người, các nhà lãnh đạo giúp họ phát triển các kỹ năng để tiến hành một cách hiệu quả trong công việc Một công cụ huấn luyện hiệu quả là sử dụng phương pháp boomerang: Sau khi một người trả lời một câu hỏi, nhà lãnh đạo chuyển câu nói đó thành câu hỏi khác, và cứ tiếp tục Mục tiêu là để làm cho mọi người nhìn sâu khỏi bề mặt của vấn đề, để khám phá mọi con đường trước khi đưa ra quyết định Đó là kỹ năng mà khuyến khích một nhà lãnh đạo thả lỏng với sự tự tin

3.Hành vi lãnh đạo hợp tác

Trang 5

Một nhà lãnh đạo khôn ngoan nâng hành vi của mình lên bằng việc đồng ý hợp tác Điều quan trọng là xác định lí do cho sự hợp tác, tính cần thiết, giá trị mang lại cho cả 2 phía khi tiến hành hợp tác; Những điều kiện cần phải có khi hợp tác;

Trong lúc hợp tác để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định, nhà lãnh đạo có thể hướng dẫn để tăng kỹ năng và sự tự tin trong những người có liên quan

4.Hành vi lãnh đạo uỷ thác

Uỷ thác chỉ ra mức độ tin cậy cao nhất Khi một nhà lãnh đạo uỷ thác, tức là trao quyền trong một lĩnh vực cho một hoặc một số thành viên trong nhóm Họ được chịu trách nhiệm và được trang bị đầy đủ để tiến hành hành động Nhà lãnh đạo cần chắc chắn rằng những người sẽ chịu trách nhiệm cho kết quả được chuẩn bị để thành công chứ không phải thất bại Trước khi trao quyền cho người khác, nhà lãnh đạo cần cân nhắc năng lực, điều kiện, công cụ, mối quan hệ… của người được uỷ thác xem có đáp ứng được hay không?

Uỷ thác là một hành vi lãnh đạo hiệu quả bởi vì nó giải phóng nhà lãnh đạo khỏi những nhiệm vụ hàng ngày để chuyển sang những mối quan tâm có tính chiến lược và cũng sẽ tiết kiệm thời gian cho lãnh đạo Điều này làm cho vệc ra quyết định gần với khách hàng

và nó xây dựng sức mạnh bằng việc tạo ra các nhà lãnh đạo mới mà có thể đảm nhiệm khi đến lượt họ

Những phẩm chất cơ bản của nhà lãnh đạo

- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác

- Khả năng khơi dậy sự tự tin

- Tính kiên định

- Tính đáng tin cậy

- Lòng chính trực

- Một quá trình phấn đấu và thành công

- Công bằng

- Biết lắng nghe

- Nhất quán

Trang 6

- Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể.

- Đánh giá công trạng đúng người

- Sát cánh bên tập thể

- Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể

Ta thấy rằng khi nghiên cứu hành vi lãnh đạo sẽ tạo ra được một nền tảng khoa học và là

cơ sở cho sự phát triển khả năng lãnh đạo của những nhà lãnh đạo tương lai Những con người hiện tai có thể học hỏi từ nhũng bài học trong quá khứ Nền tảng khoa học về hành vi lãnh đạo sẽ hướng nhân loại đi theo một chiều hướng tích cực, tránh được những vết xe đổ của quá khứ Đây

là yếu tố thực sự quan trong mà các công trình nghiên cứu về hành vi lãnh đạo mang lại Khi tránh được các sai lầm trong hành vi lãnh đạo sẽ tránh được lãng phí trong kính tế Khi tránh được sai lầm trong hành vi lãnh đạo sẽ tránh được sự chậm tiến của cả một thế hệ con người trong xã hội Khi tránh được sai lầm trong hành vi lãnh đạo sẽ tránh được những thất bại trong chiến tranh và phát triển đựoc kinh tế xã hội trong thời hoà bình

Minh chứng lịch sử cho thấy, hành vi lãnh đạo của một nhà lãnh đạo đã làm thay đổi rất nhiều điều Như Chủ tịch Hồ Chí Minh người thầy của cách mạng vô sản Việt Nam đã phải khóc

và xin lỗi nhân dân về chính sách “cải cách ruộng đất” Đây là hệ quả của một hành vi lãnh đạo sai lầm Nhìn vào quá khứ khiến cho các nhà lãnh đạo Việt nam ngày nay không thể có những bước đi như của Hồ Chi Minh Obama hứa sẽ rút quân khỏi Irắc khi nhìn thấy sai lầm từ hành vi lãnh đạo của George Bush… Tóm lại, nghiên cứu về hành vi lãnh đạo là cần thiết

Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tính hai mặt của vấn đề Bên cạnh việc đồng thuận với quan điểm nên nghiên cứu và thảo luận về “hành vi lãnh đạo”, thì ta cũng nên đưa ra vấn đề: Vậy ta có thể không bàn tới “hành vi lãnh đạo” không ?

Khi nghiên cứu sâu về “hành vi lãnh đạo” ta thấy rằng hành vi của con người là sự kết hợp chuỗi của các kỹ năng, mà kỹ năng lãnh đạo lại là một trong những kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng mềm

“Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắn, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.”

Trang 7

Từ khái niệm về kỹ năng mềm ta thấy rằng: hành vi lãnh đạo hay nói chính xác hơn là một chuỗi các kỹ năng lãnh đạo thường xuất phát từ nội tại của mỗi con người Mỗi người sinh

ra đều có một khả năng đặc biệt Khả năng đó quyết định con người đó có thể trở thành một nhà lãnh đạo hay không Mỗi một con người có một hành vi lãnh đạo riêng biệt, nó tạo ra bản sắc riêng của người lãnh đạo đó, không giống ai Hành vi lãnh đạo cũng là sự thể hiện một phần tính cách của người lãnh đạo đó Đây chính là lý do mang đến rất nhiều khái niệm về lãnh đạo từ rất nhiều học giả khác nhau Mỗi cá nhân có cái nhìn riêng của mình về lãnh đạo và dựa trên quan điểm đó mỗi người sẽ có một hành vi lãnh đạo riêng phù hợp với quan điểm cá nhân Có những cá nhân khi sinh ra đã có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, vậy với những người này đương nhiên là không cần ai nói với họ phải lãnh đạo như thế nào, phải thực hiện hành vi lãnh đạo ra làm sao

Do vậy ta không cần mất thời gian cho việc nghiên cứu về hành vi lãnh đạo vì ta không thể lấy cái bản năng của người này để biến nó trở thành bản năng của người khác

Lý do thứ 2 khiến ta không nên bàn luận về “hành vi lãnh đạo” đó là lý do về thời điểm Thời điểm là một yếu tố quan trọng tác động tới hành vi lãnh đạo Hành vi lãnh đạo phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể Một nhà lãnh đạo có thể đưa ra một quyết định và quyết đinh đó muốn có một sức mạnh và thành công thì cần phải dựa trên yếu tố thực tế.Hành vi lãnh đạo của những nhà lãnh đạo trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ rất khác nhau Mà ta nghiên cứu và bàn luận về hành vi lãnh đạo để làm gì Nghiên cứu và bàn luận về hành vi lãnh đạo để rút ra bài học kinh nghiệm Nhưng khi mọi việc đã là quá khứ, đã là lịch sử thì ta không thể áp dụng cái hành vi lãnh đạo của quá khứ vào trong tình huống trong hiện tại và tương lai Vậy bàn luận và nghiên cứu về hành vi lãnh đạo chỉ mang đến sự tốn kém về thời gian và tiền của Có nên không? Câu trả lời là không!

Như vậy qua câu hỏi trên Tôi đã phân tích trong bài viết tính 2 chiều các yếu tố khách quan

và chủ quan của vấn đề “hành vi lãnh đạo”

Ngày đăng: 30/08/2017, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w