1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Dạy văn bản Kịch

54 476 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 521,5 KB

Nội dung

Tên đề tài: Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn thcs theo đặc trưng phương thức biểu đạt I- Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài I.1.1. Cơ sở lí luận Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" . Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao 1 nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học", "có kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó". Tuy nhiên môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã không tự giới hạn ở mục tiêu đó. Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn THCS còn phải hướng tới mục tiêu hình thành cho học sinh phương pháp đọc - hiểu các kiểu, loại văn bản, nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả ngoài SGK, nhưng bắt đầu từ SGK Ngữ văn phổ thông. HS "biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng" ; "Khuyến khích tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Tiến tới kiểm tra cách đọc, cách học bằng bài tập có nội dung cảm thụ những văn bản ngoài SGK". Mặt khác, tính đa dạng về hình thức văn bản trong SGK Ngữ văn THCS đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt (PTBĐ) hiểu theo nghĩa là cơ sở để tạo lập các kiểu văn bản. Tư duy phân lập các văn bản Ngữ văn theo kiểu văn bản để từ đó xác lập nguyên tắc đọc - hiểu theo đặc trưng PTBĐ đã được vận dụng dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông ở một số nước, trong đó có Việt Nam vào kì đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này và đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng PTBĐ sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) văn bản ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản ngữ văn phù hợp với đặc trưng PTBĐ. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài này. I.1.2. Cơ sở thực tiễn I.1.2.1. Về phía giáo viên Cho đến nay, việc dạy học các văn bản kịch trong nhà trường chưa ra khỏi tình trạng võ đoán, mò mẫm hoặc rập khuân công thức máy móc. Điều này là do giáo viên: 2 + Chưa nghiên cứu kĩ PTBĐ và thể loại văn học của văn bản kịch. + Còn đồng nhất PTBĐ và thể loại văn học. + Chưa nắm rõ đặc trưng của kịch. + Chưa phân biệt được: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa .) mà trong đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, sự khác biệt giữa bi kịch với hài kịch cũng như sự khác biệt giữa đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu chèo với đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói . Chính vì vậy mà tiết đọc - hiểu văn bản kịch nhiều giáo viên còn dạy với phương pháp chung chung giống như phương pháp dạy các văn bản tự sự khác. I.1.2.2. Về phía học sinh + Chưa thực sự yêu thích văn bản kịch. + ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu. + Chưa có kĩ năng phân tích một văn bản kịch với những đặc trưng riêng về PTBĐ . I.2. Mục đích nghiên cứu Trong việc giảng dạy phân môn văn hiện nay không ít giáo viên loay hoay, lúng túng trước những tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn (hình như hướng dẫn một đường mà tác phẩm lại gợi cho giáo viên một ấn tượng khác). Không ít những giờ dạy học tác phẩm văn chương đã diễn ra khá bài bản, giáo viên đã đi hết một quy trình (theo trình tự các đề mục) mà ta chưa yên tâm chút nào, hình như có một cái gì đó sâu thẳm lớn lao ở tác phẩm . do mở nhầm cửa người dạy, người học đã chưa đi được đến cái đích cuối cùng. Nguyên nhân chính là chưa xác định, chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại cũng như PTBĐ của tác phẩm với tính chất nội dung của nó là không "chính danh" và đã không "chính danh" thì việc có phân tích sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này với mục đích cùng tìm hiểu về đặc trưng cũng như PTBĐ của văn bản kịch để từ đó định hướng phương pháp giảng dạy văn bản kịch nhằm cá thể hoá việc học, đưa HS trở thành 3 nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu những văn bản kịch, khám phá chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. I.3. Thời gian, địa điểm I.3.1. Thời gian Thời gian để thực hiện đề tài này là từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2006 - 2007, trên cơ sở của từng tiết Văn học đối với những văn bản kịch của các khối lớp 7, 8, 9. I.3.2.Địa điểm Thực hiện tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú hoặc có thể mở rộng ra các tường THCS khác đối với môn Ngữ văn (phân môn Văn). I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn - Về mặt lí luận: + Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng tích cực và tích hợp đã đặt ra hàng loạt các vấn đề cụ thể đòi hỏi chúng ta phải tìm cách giải quyết. Mặt khác về mặt hình thức các văn bản Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà cần phải đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt. Điều này cho thấy đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn. + Việc đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản Ngữ văn phù hợp đặc trưng phương thức biểu đạt. Định hướng này có thể được xem như một nguyên tắc dạy học đáp ứng việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cấp học này. - Về mặt thực tiễn: 4 + Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng của các văn bản kịch, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiệ cụ thể của lớp, của trường và địa phương. + Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập ; tổ chức có hiệu quả các tiết Văn học với đặc trưng phương thức biểu đạt ; tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS ; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân ; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. + Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, có hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, của địa phương. 5 II. phần nội dung II.1. Chương 1 : tổng quan Một số lí luận về: "Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt". II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Muốn hiểu tác phẩm văn chương ta phải xác định được thể loại và PTBĐ của tác phẩm. Bởi vì tác phẩm chỉ tồn tại trong thể loại cùng với đặc trưng về PTBĐ của nó. Đây là một trong những tri thức dạy - học văn học. Tri thức đó biểu hiện ở sự nắm vững các khái niệm chung về thể loại: tự sự, trữ tình, kịch . cùng với những PTBĐ cơ bản của tác phẩm. Trước đây để giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về tiềm năng nghề nghiệp cũng như phương pháp dạy học riêng với từng thể loại văn học đã có cuốn "Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại". Tuy nhiên về mặt hình thức các văn bản trong SGK Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc - hiểu chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc - hiểu chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt. I.1.2. Cơ sở lí luận - Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - Thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ: + ở cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc địa hạt sân khấu lại vừa thuộc địa hạt văn học. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa .). 6 nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói . + ở cấp độ loại thể: là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch cũng được gọi là chính kịch. - Văn bản kịch: kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản (bảng phân vai, hướng dẫn nội dung và cách thức diễn vở kịch hay còn gọi là kịch bản văn học). - Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác. - Phương thức biểu đạt là cách thức như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết minh, cách thức làm văn - bản hành chính công vụ cho phù hợp với mục đích giao tiếp. Kết luận chương 1: Phần giới thiệu một số trích đoạn kịch bản văn học tiêu biểu có thể xem là một trong những nét mới khá nổi bật của chương trình Ngữ văn THCS. Đọc - hiểu loại văn bản này, trước hết cần dựa trên những căn cứ về đặc trưng của thể loại kịch, phương thức tự sự của kịch, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính kịchvăn bản văn học. II.2. chương 2 : nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu *Nhiệm vụ về lí luận: Để nghiên cứu về đề tài này tôi đã tìm tòi, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn THCS, nghiên cứu tài liệu, sách báo tham khảo để nâng cao trình độ về mặt lí luận cho đề tài mà mình nghiên cứu. *Nhiệm vụ về thực tiễn: với đề tài này tôi đã tìm hiểu thực tiễn bằng cách khảo sát tình hình thực tế của địa phương (dân số, đời sống, trình độ dân trí) ; tình hình thực tế của nhà trường (trình độ giảng 7 dạy của giáo viên của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt ở các khối lớp 7, 8, 9) ; thu thập số liệu (hứng thú học tập, kết quả học tập của học sinh qua các năm học đối với môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng) ; xử lí thông tin ; đề xuất vấn đề (với nhà trường, với phòng giáo dục) ; khảo nghiệm vấn đề nghiên cứu . II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài Sau khi nghiên cứu phần lí luận chung và điều tra thực trạng, tôi đã tiến hành nội dung cụ thể trong đề tài theo các bước sau: - Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các văn bản kịch có trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS ở các lớp 7, 8, 9. - Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của từng bài dạy (kiến thức, kĩ năng, thái độ). - Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các biện pháp tổ chức cho học sinh trong các tiết dạy học văn bản kịch theo đặc trương phương thức biểu đạt: + Xác định đúng phương thức biểu đạt và thể loại văn học của kịch. + Hiểu đúng khái niệm phương thức biểu đạt tự sự và thể loại văn học tự sự. + Đưa ra các hình thức, biện pháp, phương pháp tổ chức hoạt động trước tiết học, trong tiết học và sau tiết học một cách hiệu quả nhất góp phần nâng coa chất lượng giờ học. Kết luận chương 2: Nhiệm vụ dạy học của phân môn Văn trong thay sách Ngữ văndạy học đọc - hiểu văn bản. Sự xuất hiện phong phú đa dạng của hệ thống các kiểu loại văn bản trong SGK Ngữ văn đòi hỏi sự đa dạng, phong phú của các hình thức dạy học. Trong đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, phân môn Văn chịu sự quy định của nhiều cấp độ phương pháp bao gồm: những quy định của nhiệm vụ lí luận dạy học hiện đại, nhiệm vụ về thực tiễn, những quy định của phương pháp dạy học bộ môn, những quy định của phương pháp dạy học phân môn, và cuối cùng là những yêu cầu về phương pháp dạy học các kiểu bài (trong đó có các kiểu văn bản tương ứng với phương thức biểu đạt). 8 II.3. chương 3 : phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu II.3.1. Phương pháp nghiên cứu (1) - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học theo phương thức biểu đạt. Các bài viết có tính chất khoa học và đã thành giáo trình giảng dạy. (2) - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn bản kịch của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp. (3) - Lấy thực nghiệm việc giảng dạy văn học ở trên lớp những văn bản kịch để đánh giá kết quả nhận thức của học sinh, từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học sinh. II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu - Huyện Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, huyện có 11 xã và một thị trấn với gần 50% dân số là người dân tộc thiểu số. ở những xã vùng sâu (Hà Lâu, Đại Dực, Đại Thành) một số thôn, khe, bản còn chưa có điện, việc đi lại cũng như đời sống sinh hoạt của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, huyện Tiên Yên huyện giàu truyền thống đấu tranh cách mạng và năng động trong kinh tế thị trường. Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. - Hiện nay huyện Tiên Yên có hệ thống Giáo dục quốc dân từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT khá hoàn chỉnh: 26 trường từ Mầm non đến THCS, 1 trường PTDTNT, 2 trường THPT Công lập, 1 trường THPT Dân lập. - Trường phổ thông Dân tộc Nội trú là tiền thân của trường Thiếu nhi vùng cao Tiên Yên được thành lập từ năm 1976, trường được sát nhập với trường Thanh niên dân tộc huyện từ năm 1988. Là trường có bề dày thành tích, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến, năm học 2006 - 2007 được nhận bằng khen của sở GD và ĐT tỉnh Quảng Ninh. 9 - Về phía học sinh: + Năm học 2007 - 2008 toàn trường có 6 lớp THCS (2 lớp 6, 1 lớp 7, 1 lớp 8 và 2 lớp 9) với 192 em và 1 lớp 11, 1 lớp 12 với 58 em (ruiêng 2 lớp THPT nhà trường chỉ thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng). + Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tiên Yên là một trường chuyên biệt, 100% HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số . Tất cả các em sinh hoạt và học tập tại trường, nhà trường quản lí HS 24 giờ/ ngày. - Về đội ngũ giáo viên: Năm học 2007 - 2008 tổng số cán bộ giáo viên - nhân viên của trường là 26 người (trong đó có 15 giáo viên đứng lớp, 2 cán bộ quản lí, 9 nhân viên phục vụ). Nhìn chung tuổi đời, tuổi nghề của giáo viên còn rất trẻ nên có tinh thần sôi nổi, nhiệt tình, hăng say với công việc. - Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: + Về cơ sở vật chất hiện nay còn thiếu thốn. Toàn trường có 08 phòng học, nhà làm việc của Ban giám hiệu, văn phòng, kho, 01 hội trường nhưng hẹp, kí túc xá chật chội (03 em/ 1 giường), nhà bếp hẹp, chưa có nhà ăn, chưa có phòng y tế cũng như hệ thống nhà chức năng. + Đối với trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường đã được Sở GD và ĐT, phòng GD và ĐT huyện trang bị tương đối đầy đủ nhưng chất lượng chưa thật cao, chưa có phòng học chức năng, chưa có thư viện. II.3.2.2. Thực trạng - Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay do nhiều tác động khách quan, phương pháp, chất lượng giảng dạy của giáo viên đã có sự phân hoá. - Việc dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt là phương pháp dạy học các văn bản kịch của phân môn Văn trong nhà trường đối với một số giáo viên còn lúng túng, chưa áp dụng đúng đặc trưng phương pháp của bộ môn, việc dạy các văn bản kịch còn chung chung giống như các văn bản tự sự khác. - Trình độ nhận thức của học sinh đối với môn Ngữ văn là trung bình và yếu bộ môn. Đa số các em diễn đạt bằng vốn Tiếng Việt còn hạn chế, chưa có kĩ năng phân tích một văn 10 [...]... đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học văn bản kịch Các yêu cầu đó là: a) Phù hợp với đặc trưng của kịch (dựa vào dấu hiệu hình thức của văn bản kịch) 14 Khi xác nhận rằng văn bản kịch (kịch bản văn học) là một dạng tồn tại đặc biệt của PTBĐ tự sự, thì điều đó có nghĩa văn bản kịch cũng sẽ mang các yếu tố của văn bản tự sự như cốt truyện, nhân vật, chủ đề, lời văn Nhưng tính chất của các yếu tố... vật kịch Kịch bản văn học vừa thể hiện đặc trưng của một văn bản văn học, nhưng cũng thể hiện đặc trưng của thể loại kịch Sự kết hợp giữa hai phương diện này vừa tạo nên sức hấp dẫn riêng của một loại văn bản, lại vừa là thử thách không dễ vượt qua cho người tiếp nhận Chính vì vậy mà khi dạy các văn bản kịch người giáo viên cần nắm được những dấu hiệu đặc trưng của văn bản bi kịch, văn bản hài kịch. .. biệt bi kịch, hài kịch và chính kịch -văn bản kịch bản sân khấu chèo với văn bản kịch bản sân khấu kịch nói ở phần trên chúng ta cũng đã phân biệt: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ); trong đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ Xem biểu diễn kịch trên sân khấu không giống với việc đọc một bài văn, bài thơ Tuy nhiên, kịch được dạy. .. tài vụ, Quản đốc Trương - Đại diện mỗi bên: Giám đốc Hoàng Việt, phó giám đốc Nguyễn Chính * Văn bản kịch bản sân khấu chèo và văn bản kịch bản kịch nói Việc đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu chèo sẽ có những điểm khác với việc đọc hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói, bởi vì chèo là một hình thức hát kịch dân gian (của Việt Nam) - một loại kể chuyện bằng sân khấu độc đáo của dân tộc bắt nguồn... tấu, văn mạch trong tính sinh động của một chỉnh thể nghệ thuật để hình thành cảm xúc thẩm mĩ Tiếp nhận văn bản kịch bản văn học hết sức ưu tiên tính kịch Ngôn ngữ vẫn là yếu tố số một của văn bản kịch bản văn học Ngoài ra, đọc - hiểu kịch bản cần quan tâm thích đáng đến các yếu tố tự sự, biểu cảm xuyên thấm trong mối quan hệ thống nhất của một văn bản văn học Tóm lại yêu cầu của phương pháp dạy học văn. .. hoàn toàn giống nhau trong văn bản tự sự và văn bản kịch Và điều đó sẽ đặt ra những yêu cầu dạy học một mặt đáp ứng đặc trưng chung của văn bản tự sự, mặt khác cũng thoả mãn những tính chất riêng của tự sự ở dạng thức văn bản kịch Vì vậy khi dạy học văn bản kịch các giáo viên cần chú ý đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc trưng riêng của kịch *) Sự việc trong mỗi lớp kịch Trong kịch, các sự việc và nhân... nhà trường là kịch bản (có bảng phân vai, hướng dẫn nội dung và cách thức diễn vở kịch, hay còn gọi là kịch bản văn học) 17 Kịch bản nói chung được xây dựng là để diễn, do đó nguyên tắc cấu tạo hình tượng, loại hình ngôn ngữ, kết cấu trong vở kịch có phần khác với văn viết để đọc Đọc - hiểu kịch bản văn học không đơn thuần là phân tích văn học, giảng văn, thưởng thức vẻ đẹp của một lời văn hoặc biện... Những văn bản được viết theo phương thức tự sự gồm: + Văn bản tự sự dân gian + Văn bản tự sự trung đại + Văn bản tự sự hiện đại 12 + Văn bản kịch - Như chúng ta đã biết thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống Phân chia một cách bao quát nhất ta có ba loại (hay loại hình): Tự sự, trữ tình và kịch - Như vậy văn bản kịch thuộc... ngay thẳng trong sạch Đó là xung đột kịch *) Gắn với nghệ thuật biểu diễn sân khấu Phạm vi tích hợp trong dạy học văn bản kịch còn biểu hiện ở việc gắn kết dạy học kịch - văn bản với kịch sân khấu qua nhà hát hoặc băng đĩa hình Kịch không chỉ sống trong đời sống văn học (để đọc) mà còn sống đời sống sân khấu (để diễn) Vậy kết hợp đọc kịch với xem kịch là cách dạy học kịch tốt nhất Ví dụ (trong bài học... thấy hướng tiếp cận văn bản Ngữ văn theo PTBĐ về cơ bản chẳng những không mâu thuẫn với hướng tiếp cận văn học theo loại thể mà còn mở rộng tiếp cận trên các dấu hiệu hình thức cụ thể, đồng thời đáp ứng nguyên tắc tích hợp dạy học văn bản tự sự của phân môn Văn với các tri thức về văn tự sự của phân môn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS II.3.2.4.2 Phương pháp dạy học văn bản kịch theo đặc trưng . văn bản kịch bản sân khấu chèo với đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói . Chính vì vậy mà tiết đọc - hiểu văn bản kịch nhiều giáo viên còn dạy. biệt bi kịch, hài kịch và chính kịch -văn bản kịch bản sân khấu chèo với văn bản kịch bản sân khấu kịch nói ở phần trên chúng ta cũng đã phân biệt: kịch là

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

tiêu biểu cho sân khấu chèo truyền thống: Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh  thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc - SKKN Dạy văn bản Kịch
ti êu biểu cho sân khấu chèo truyền thống: Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc (Trang 37)
+ Hình thức: mẹ chồng > < nàng dâu - SKKN Dạy văn bản Kịch
Hình th ức: mẹ chồng > < nàng dâu (Trang 40)
GV: Phát hình một cảnh trong lớp  Nỗi oan hại chồng của vở   diễn Quan Âm Thị Kính , toạ  không khí cho đàm thoại bằng  câu hỏi: - SKKN Dạy văn bản Kịch
h át hình một cảnh trong lớp Nỗi oan hại chồng của vở diễn Quan Âm Thị Kính , toạ không khí cho đàm thoại bằng câu hỏi: (Trang 41)
(?) Em hình dung như thế nào về thân phận Thị Kính trong  cảnh ngộ này ? - SKKN Dạy văn bản Kịch
m hình dung như thế nào về thân phận Thị Kính trong cảnh ngộ này ? (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w