Phần kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu SKKN Dạy văn bản Kịch (Trang 32 - 34)

III.1. Kết luận

Dạy học văn bản kịch theo phương thức biểu đạt là một hoạt động hội tụ được nhiều kĩ năng và tri thức, trong đó hạt nhân là những kiến thức và kĩ năng xử lí những văn bản kịch cụ thể với một kĩ năng tổ chức dạy học - kĩ năng sư phạm trước một đối tượng là học sinh THCS. tuỳ theo những văn bản kịch với đặc trưng thể loại và đề tài của nó mà người giáo viên tổ chức cho học sinh đọc tác phẩm, chỉ ra phương pháp phát hiện, sưu tập, lựa chọn, phân tích, sử dụng sáng tạo như tư liệu nguồn để có thể khám phá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở đó mà tích hợp giá trị của nhân cách. Sự tích hợp này sẽ vừa mang bản sắc cá nhân, vừa mang sắc thái cộng đồng - một điểm có thể trở nên rất mạnh, tuỳ thuộc vào tài năng, đức độ của người giáo viên và môi trường sư phạm.

Để giảng dạy văn bản kịch có hiệu quả, hay dạy học theo phương pháp tích hợp, tích cực chúng ta cần hiểu rõ rằng: Phương pháp tích hợp và tích cực sẽ xuất hiện ngay trong quá trình dạy học, mang sắc thái linh hoạt và phong cách của mỗi người. Và đó cũng chính là điều giáo dục của ta và nhiều nước đang nhằm đến : trao quyền sáng tạo cho mỗi cá nhân.

IIi.2. kiến nghị

Nhà trường kết hợp với Phòng Giáo dục tổ chức các buổi ngoại khoá Ngữ văn : chuyển thể kịch bản sân khấu, xem tập thể các vở diễn qua băng hình sau đó viết bài thu hoạch để đánh giá hứng thú học tập cũng như kết quả nhận thức của học sinh.

Trên đây tôi vừ trình bày một số vấn đề về "Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn THCS theo trưng phương thức biểu đạt". Những vấn đề nêu trên còn thiếu sót, chưa phải toàn diện, rất mong được những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các cấp quản lí giáo dục để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tiên Yên, ngày 08 tháng 04 năm 2008

Người viết :

Một phần của tài liệu SKKN Dạy văn bản Kịch (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w