1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CROWE HORWATH VIỆT NAM

93 1,2K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 857,81 KB
File đính kèm VU THI TUYET CHINH.rar (835 KB)

Nội dung

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và chức năng to lớn của kiểm toán về xác thực tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáotài chính, cũng như các chức năng được mở rộng như t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Tuyết Chinh

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC HÌNH v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 3

1.1 Đặc điểm kế toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 3

1.1.1 Khái niệm tiền 3

1.1.2 Phân loại tiền 4

1.1.3 Đặc điểm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 5

1.1.4 Nguyên tắc hạch toán tiền trong doanh nghiệp 7

1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 16

1.2 Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 18

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền 18

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CROWE HORWATH VIỆT NAM 31

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý 33

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty 35

2.1.4 Đặc điểm kiểm toán của Crowe Horwath Vietnam 37

2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam tại khách hàng ABC 46 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 47

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 48

Trang 3

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 64

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC BIỆN PHÁP 65

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CROWE HORWATH VIỆT NAM 65

3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam 65

3.1.1 Ưu điểm 65

3.1.2 Hạn chế 67

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 69

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam 70

3.2.1 Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 70

3.2.2 Kiến nghị về phía Công ty 73

3.2.3 Kiến nghị về phía các trường đại học có liên quan 74

3.2.4 Kiến nghị về phía Nhà nước và cơ quan chức năng (Bộ Tài chính) 75

3.2.5 Kiến nghị về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) 75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh thay đổi liên quan đến việc áp dụng tỉ giá hối đoái 9

Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền 22

Bảng 1.3: Nội dung đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 25

Bảng 2.1: Xác định các mức trọng yếu cho khách hàng ABC 48

Bảng 2.2: Chương trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền (Số tham chiếu: D110) 49

Bảng 2.3: Trích Biên bản kiểm kê tiền mặt của khách hàng ABC 53

Bảng 2.4: Cộng ngược tiền mặt tại quỹ ngày 53

Bảng 2.5: Tổng hợp các tài khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn của khách hàng ABC 58

Bảng 2.6: Tính lãi khoản tiền gửi ngân hàng trị giá 200.000.000 VNĐ kì hạn 01 tháng tại ngân hàng Á Châu của khách hàng ABC 60

Biểu đồ 2.1: Doanh thu Crowe Horwath qua các năm 35

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt 11

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng 13

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển 15

Sơ đồ 1.4: Các bước lập kế hoạch kiểm toán 19

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 33

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức nhóm kiểm toán thông thường 40

Sơ đồ 2.3: Các bước thực hiện một cuộc kiểm toán 44

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Trích Giấy tờ làm việc D120 - Bảng tổng hợp số dư tài khoản tiền mặtcủa khách hàng ABC 51Hình 2.2: Trích Giấy tờ làm việc D120 - Bảng tổng hợp số dư tài khoản tiền gửingân hàng của khách hàng ABC 55Hình 2.3: Trích Thư xác nhận ngân hàng Tokyo – Mitsubishi UFJ 56Hình 2.4: Trích Thư xác nhận ngân hàng Á Châu 57Hình 2.5: Bảng tổng hợp lãi dự thu khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn tại ngânhàng Á Châu của khách hàng ABC 60Hình 2.6: Trích GTLV D120 - Bảng đánh giá lại số dư khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ 61Hình 2.7: Trích GTLV D130 - Trình bày khoản mục tiền và các khoản tương đươngtiền 62Hình 2.8: Trích GTLV D110 - Tổng hợp các bút toán điều chỉnh cho khoản mụctiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty ABC 63

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kiểm toán ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế Kinh tế thế giớinói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang ngày càng chuyển mình và phát triểnnhanh chóng, các doanh nghiệp được thành lập nhiều hơn, đa dạng về lĩnh vực hoạtđộng, ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức Do đó làm phát sinh một số lượngthông tin khổng lồ với yêu cầu về chất lượng thông tin cao, đáp ứng được mục đích

sử dụng của nhiều đối tượng Không ai có thể phủ nhận được vai trò và chức năng

to lớn của kiểm toán về xác thực tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáotài chính, cũng như các chức năng được mở rộng như tư vấn tài chính, tư vấn thuế.Đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thương mại, dịch vụ thì tiền và tương đương tiền là một trong những khoảnmục khá quan trọng vì nó có liên quan đến nhiều chỉ tiêu trọng yếu trên báo cáo tàichính, bất cứ giao dịch nào trong công ty cũng cần Do đó, kiểm toán tiền và tươngđương tiền là một trong những phần hành quan trọng và thiết yếu khi tiến hànhkiểm toán báo cáo tài chính cho bất kỳ khách hàng nào

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục tiền và tươngđương tiền cùng với sự nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận thực tiễn, em đã lựa chọn đề

tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và tương đương tiền trong

kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam thực hiện” để làm luận văn của mình.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tiếp cận lý luận về kiểm toán báo cáo tàichính nói chung cũng như kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền nói riêng,

mô tả thực tế về quá trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tạikhách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam thực hiện Từ

đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công táckiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính doCông ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam thực hiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về quy trình và phương pháp kiểmtoán báo cáo tài chính, kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểmtoán báo cáo tài chính và việc xem xét thực tiễn công tác kiểm toán tiền và các

Trang 8

khoản tương đương tiền do Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Namthực hiện.

Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu quy trình và phương pháp kiểm toánkhoản mục tiền và các khoản tương đương tiền với tư cách là một bộ phận trongquy trình chung của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểmtoán Crowe Horwath Việt Nam thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồmcác phương pháp chính như sau:

 Phương pháp duy vật biện chứng

 Phương pháp duy vật lịch sử

 Phương pháp tổng hợp

 Phương pháp so sánh

 Phương pháp khảo sát thực tiễn

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận thì luận văn của em gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền.

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam.

Chương 3: Nhận xét và các biện pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam

Trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đãnhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán

Crowe Horwath Việt Nam và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo

-ThS Lê Thị Vân Dung Em xin chân thành cảm ơn cô và các anh chị nhân viên

của Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam đã giúp đỡ em trong suốtthời gian qua

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

1.1 Đặc điểm kế toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền

1.1.1 Khái niệm tiền

Trong các hoạt động của con người, lưu thông và trao đổi hàng hóa là nhu cầuthiết yếu trong các giai đoạn phát triển Giai đoạn đầu của quá trình trao đổi là việctrao đổi trực tiếp vật với vật Đó là hình thái giản đơn của tiền tệ (hình thái ngẫunhiên) Khi quá trình phân công lao động xã hội ngày càng phát triển cao, số lượnghàng hóa, dịch vụ ngày một nhiều thì việc trao đổi được mở rộng là điều tất yếu vàđỏi hỏi phải có vật ngang giá cố định và thống nhất Khi vật ngang giá cố định làvàng thì tiền tệ và hình thái giá trị của tiền tệ xuất hiện Như vậy, “tiền là hàng hóađặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho mọi hànghóa, dịch vụ.” Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sảnxuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong mộtphạm vi lãnh thổ rộng lớn

Theo quan điểm của Các Mác, tiền có năm chức năng cơ bản là: thước đo giátrị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và phươngtiện trao đổi

Thứ nhất, chức năng thước đo giá trị - giá trị của tiền được dùng làm phương

tiện để so sánh với giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ Để thực hiện chức năng nàytiền phải có đầy đủ giá trị (cả giá trị danh nghĩa và giá trị nội tại) và đồng thời tiềnphải đo lường được Do đó phải có đơn vị đo lường tiền tệ, đơn vị đó là một trọnglượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ Ở mỗi quốc gia, đơn vị tiền tệ sẽ cótên gọi khác nhau

Thứ hai, tiền có chức năng là phương tiện lưu thông - tiền được sử dụng là vật

trung gian trao đổi hàng hóa, trao đổi hàng hóa lấy tiền gọi là lưu thông hàng hóa.Quá trình lưu thông diễn ra theo công thức hàng – tiền – hàng, khi tiền làm môi giớitrong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi mua và bán có thể tách rời nhau cả vềkhông gian và thời gian Như vậy giá trị thực của tiền đã tách rời giá trị danh nghĩacủa nó Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị Chính

vì vậy dẫn đến sự ra đời của tiền giấy được sử dụng phổ biến như hiện nay Bản

Trang 10

thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được chấp nhậntrong phạm vi quốc gia

Thứ ba, tiền là phương tiện cất trữ - tiền là đại diện cho của cải của xã hội,

nhưng để có thể thực hiện chức năng này, tiền phải có đầy đủ giá trị nội tại, tức làtiền vàng, bạc Khi sử dụng chức năng này, chủ sở hữu đã tính đến giá trị tương laicủa tiền tệ

Thứ tư, tiền là phương tiện thanh toán – tiền được sử dụng làm công cụ thanh

toán các khoản nợ về hàng hóa, dịch vụ, để trả lương, nộp tiền vào Ngân sách Nhànước … Trong quá trình thực hiện chức năng thanh toán, ngày càng xuất hiện cáchình thức thanh toán mới không dùng tiền mặt như ký sổ, séc, chuyển khoản, thẻđiện tử …

Thứ năm, tiền là phương tiện trao đổi quốc tế và tiền tệ thế giới – khi trao đổi

hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng này Tiền thếgiới cũng thực hiện các chức năng thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phươngtiện thanh toán Việc chuyển đổi tiền của quốc gia này sang tiền của quốc gia khácđược thực hiện dựa trên tỉ giá hối đoái Theo đó, một đồng tiền của nước này đượctính bằng một số tiền nhất định của nước khác

Khi nền kinh tế phát triển cao, quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa được

mở rộng thì tiền tệ không chỉ là tiền vàng mà tiền là bất cứ phương tiện nào như tiềngiấy và các loại bút tệ khác được thừa nhận và là phương tiện trao đổi hàng hóa,dịch vụ Như vậy, theo nghĩa rộng, tiền có thể được định nghĩa: “Tiền là tất cảnhững phương tiện có thể đóng vai trò trung gian trao đổi và được nhiều người côngnhận.” Những chức năng vốn có của tiền cũng ngày càng bó hẹp dần, tiền hầu nhưchỉ là phương tiện cho quá trình lưu thông, phục vụ quá trình thanh toán

1.1.2 Phân loại tiền

Dưới góc độ kế toán, tiền là một khoản mục trong tài sản lưu động có tính luânchuyển cao, tất cả các hình thức tiền tệ được tồn tại trực tiếp dưới dạng hình thái giátrị và có thể chuyển đổi ngay thành tiền của đơn vị chủ sở hữu như: Tiền mặt bằngđồng Việt Nam, Tiền mặt bằng ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

Tiền mặt là khoản tiền tại két của doanh nghiệp được dự trữ nhằm mục đích

thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào hay chi trả cho công nhân viên Tiền mặt có

Trang 11

thể là tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ các loại, hay vàng, bạc, đá quý… Trong cácloại tiền thì tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất do nó có thể dùng để chi trả cáckhoản nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, không cần thời gian đểchuyển đổi thành phương tiện thanh toán khác.

Tiền gửi ngân hàng là một loại tài sản của doanh nghiệp gửi ở ngân hàng với

mục đích dự trữ cho thanh toán, gửi nhận lãi hàng kỳ,… Đối với các doanh nghiệp

có quy mô lớn, thường xuyên có hoạt động mua bán hàng hóa hay các doanh nghiệpxuất nhập khẩu thì số phát sinh cũng như số dư tiền gửi ngân hàng thường chiếmmột giá trị lớn trong tổng số phát sinh và số dư tiền của doanh nghiệp

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng,

Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhậnđược giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từtài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấybáo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng

Mỗi loại tiền mang những đặc điểm khác nhau và điều này ảnh hưởng tới đặcđiểm quản lý của tiền cũng như quá trình kiểm soát, đối chiếu trong nội bộ đơn vị.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các loại tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu

về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư hàng hóa phục

vụ quá trình sản xuất, kinh doanh Đồng thời tiền cũng là kết quả của việc mua bán,thu hồi các khoản nợ Chính vì vậy, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiềnphản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp và là một bộ phận của vốnlưu động

1.1.3 Đặc điểm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền

Từ cách phân loại trên có thể thấy tiền là một khoản mục quan trọng trong tàisản của doanh nghiệp Bởi vậy trong công tác quản lý cũng như hoạt động kiểmtoán cần căn cứ vào đặc điểm của khoản mục tiền để có những phương pháp tiếpcận thích hợp Trong công tác quản lý, kiểm tra cần phải quan tâm đến đặc trưng vềtính chất vật lý cũng như mối quan hệ của khoản mục tiền với các khoản mục khác

Về mặt vật lý, tiền là một tài sản có giá trị lớn nhưng tương đối gọn nhẹ, dễvận chuyển, chẳng hạn như tiền mặt, giấy tờ có giá như séc, sổ tiết kiệm, giấy

Trang 12

chứng nhận tiền gửi… Sự thuận tiện về mặt lưu trữ cũng dẫn tới khả năng xảy rabiển thủ, gian lận tại doanh nghiệp đối với khoản mục tiền là rất cao.

Tiền là một khoản mục quan trọng trong tài sản lưu động, có mức độ phát sinhnghiệp vụ thường xuyên Mỗi tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh trong quá trìnhhoạt động không thể thiếu các giao dịch tài chính liên quan đến tiền Đặc biệt đốivới doanh nghiệp càng lớn thì mức độ phát sinh nghiệp vụ về thanh toán lại càngnhiều Đây cũng là một trong những đặc điểm dẫn đến rủi ro cao ở khoản mục tiền Tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trong Bảng cân đối kế toán Tiềnthường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán và đánh giá khả năng hoạtđộng liên tục của một doanh nghiệp Vì vậy đây có thể là động cơ để doanh nghiệp

cố tình phản ảnh sai lệch số dư vốn bằng tiền trên bảng cân đối kế toán, khiến chonhững người quan tâm đến tình hình tài chính của công ty hiểu sai lệch về thựctrạng hoạt động của doanh nghiệp Điều này thường hay xảy ra tại các doanh nghiệpđang tiến hành cổ phần hóa, đi vay hay đang có nhu cầu huy động vốn lớn cho hoạtđộng kinh doanh Khi đánh giá khả năng thanh toán của một đơn vị thường sử dụngcác chỉ số sau:

Tỷ suất thanh toántứcthời= Tổng số tiền vàcác khoảntương đươngtiền Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ suất thanh toáncủavốnlưuđộng= Tổng số vốnbằng tiền Tổng số tài sảnlưuđộng

Khi thực hiện phân tích đánh giá khả năng thanh toán của các doanh nghiệpcần xem xét cả tới các yếu tồ về ngành nghề kinh doanh, tình thời vụ, chính sáchtiêu thụ hàng hóa của đơn vị

Tại bất cứ doanh nghiệp nào, tiền đều tham gia làm cầu nối với các khoản mụckhác, mọi chu trình mua bán nhằm mục đích kinh doanh phần lớn đều thông quankhoản mục tiền Bởi vậy, một nhầm lẫn, sai sót nhỏ ở khoản mục tiền cũng có nguy

cơ đến đến sai phạm ở các khoản mục khác và ngược lại Khoản mục tiền có liênquan đến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp Một sốsai phạm và nhầm lẫn dễ xảy ra đối với khoản mục tiền có thể kế đến như:

Đối với tiền mặt: số tiền trình bày trên số sách kế toán là không có thực, có sự

kết cấu giữa kế toán, thủ quỹ và cá nhân tham gia nghiệp vụ nhằm giả mạo chứng từ

Trang 13

thu – chi, chi khống, ghi giảm doanh thu để biển thủ tiền của doanh nghiệp, ghinhận không đúng số phiếu thu – chi, lạm dụng tiền mặt của doanh nghiệp để sửdụng cho mục đích cá nhân, áp dụng không đúng nguyên tắc hạch toán tiền tệ, …

Đối với tiền gửi ngân hàng: ghi nhận nhầm khoản tiền phát sinh giữa các tài

khoản ngân hàng, ghi nhầm số tiền gửi vào ngân hàng,

Đối với tiền đang chuyển: chuyển sai địa chỉ thanh toán, chuyển tiền không

đúng thời hạn nhằm trục lợi, …

Đối với các khoản tương đương tiền: trình bày các khoản tương đương tiền là

khoản đầu tư tài chính hay chứng khoán kinh doanh

Trong thực tế, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mụcquan trọng nhưng lại dễ bị trình bày sai lệch, khả năng mất mát, gian lận lớn Điềunày dẫn tới trong bất cứ cuộc kiểm toán nào thì kiểm toán tiền luôn luôn được thựchiện cho dù số dư của khoản mục tiền có trọng yếu hay không

1.1.4 Nguyên tắc hạch toán tiền trong doanh nghiệp

Tiền và tương đương tiền là luôn là khoản mục giữ vai trò quan trọng vì nó làphương tiện, là huyết mạch cho quá trình lưu thông trong doanh nghiệp Nhận thứcđược tầm quan trọng này, mỗi doanh nghiệp đều có hệ thống kế toán quản lý tiềnmột cách chặt chẽ, khoa học Để có thể kiểm soát tốt được khoản mục này, trước hết

kế toán tại doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc hạch toán kế toánđối với khoản mục tiền theo quy định của Bộ Tài chính nói chung và của từngdoanh nghiệp nói riêng

Thứ nhất là nguyên tắc tiền tệ thống nhất Kế toán phải thống nhất đơn vị tiền

tệ sử dụng trên báo cáo thu – chi cho mọi nghiệp vụ phát sinh Đơn vị tiền tệ trong

kế toán được sử dụng phổ biến là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệuquốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp

Theo Điều 4 Khoản 2 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định:

“Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:

a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ củađơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thườngchính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và

Trang 14

b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớnđến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác,thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.”

Cũng theo Điều 4 Khoản 1 Thông tư số 200/2014/TT-BTC, đơn vị có thể lựachọn đơn vị tiền tệ kế toán là đồng ngoại tệ: “Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chichủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyếtđịnh lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đótrước pháp luật Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thôngbáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”

Thứ hai là nguyên tắc hạch toán ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết tiền

theo nguyên tệ Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổingoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc được quy định tại Điều 63 Thông tư200/2014/TT-BTC

Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế

Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệpphải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế

Thông tư số 200/2014/TT-BTC được ban hành ngày 22/12/2014, bắt đầu cóhiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc saungày 1/1/2015 Trong Thông tư đã có một số quy định sửa đổi đối với nguyên tắc ápdụng tỉ giá và chênh lệch tỉ giá hối đoái so với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Chitiết những điểm thay đổi được trình bày trong bảng dưới đây

Trang 15

Bảng 1.1: So sánh thay đổi liên quan đến việc áp dụng tỉ giá hối đoái

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Thông tư 200/2014/TT-BTC

sổ kế toán

Doanh nghiệp đồng thời phảitheo dõi nguyên tệ trên sổ kếtoán chi tiết các Tài khoản:

Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng,Tiền đang chuyển, Các khoảnphải thu, Các khoản phải trả vàTài khoản 007 “Ngoại tệ cácloại” (Tài khoản ngoài BảngCân đối kế toán)

Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bánngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệgiao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồngtương lai, hợp đồng quyền chọn, hợpđồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết tronghợp đồng mua, bán ngoại tệ giữadoanh nghiệp và ngân hàng thươngmại

Trường hợp hợp đồng không quy địnhtỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi

sổ kế toán theo tỉ giá mua hoặc bán tạingân hàng doanh nghiệp có hoặc dựđịnh có giao dịch phát sinh

Doanh nghiệp chỉ theo dõi số nguyên

tệ trên sổ sách chứ không ghi vào tàikhoản ngoài Bảng cân đối kế toán

tệ theo tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệliên ngân hàng do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố tạithời điểm cuối năm tài chính

Là tỷ giá mua hoặc tỉ giá bán đượccông bố của ngân hàng thương mạinơi doanh nghiệp thường xuyên cógiao dịch (do doanh nghiệp tự lựachọn)

Các đơn vị trong tập đoàn được ápdụng chung một tỷ giá do Công ty mẹquy định (phải đảm bảo sát với tỷ giágiao dịch thực tế) để đánh giá lại cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệphát sinh từ các giao dịch nội bộ.Nguyên

giá nhập trước xuất trước(FIFO – First in first out)

Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực

tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bìnhquân gia quyền di động (tỷ giá bìnhquân gia quyền sau từng lần nhập)

Trang 16

Như vậy so với Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, việc áp dụng tỉ giá theo quyđịnh của Thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ phản ánh giá trị của các khoản mục chínhxác hơn, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải theo dõi sát sao, chi tiết cho từng nghiệp

vụ kế toán

Thứ ba là nguyên tắc cập nhật - kế toán phải phán kịp thời và chính xác các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nội dung và quy mô số tiền phát sinh Đồng thời phải

mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi,xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tạimọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu Khi thu - chi phải có phiếu thu,phiếu chi và có đầy đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Thủ quỹkhi nhận được phiếu thu, phiếu chi sẽ tiến hành thu – chi tiền theo các chứng từ đó

và ký tên, đóng dấu Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra số liệu trên sổ quỹ, đốichiếu với số tiền tồn quỹ thực tế và với số liệu của kế toán Nếu phát hiện chênhlệch phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời

Cụ thể, hạch toán chi tiết đối với các tài khoản tiền tại doanh nghiệp đượchướng dẫn theo chế độ kế toán hiện hành là Thông tư số 200/2014/TT-BTC

1.1.4.1 Tiền mặt

Tiền mặt bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ

Kế toán phản ánh vào số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồnquỹ Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủchữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹtheo quy định của chế độ chứng từ kế toán Trong một số trường hợp đặc biệt phải

có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở

sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh cáckhoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thờiđiểm

Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủquỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ

kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xácđịnh nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch

Hạch toán tiền mặt tại quỹ, kế toản sử dụng tài khoản 111, chi tiết tài khoảncấp 3 bao gồm:

Tài khoản 1111 – Tiền mặt VNĐ

Tài khoản 1112 – Tiền mặt ngoại tệ

Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí, đá quý

Trang 17

Nội dung kết cấu tài khoản 111:

Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ: phản ánh giá trị tiền mặt tồn quỹ tại thời điểmđầy kỳ hay cuối kỳ kế toán

Bên Nợ: phản ánh phát sinh tăng trong kỳ từ các giao dịch như rút tiền gửingân hàng về nhập quỹ tiền mặt, thu tiền từ bán hàng, thu hồi khoản nợ của kháchhàng, thu tiền do hoàn ứng, thu tiền khác

Bên Có: phản ánh phát sinh giảm trong kỳ do chi tiền thanh toán cho nhà cungcấp, chi tiền cho dịch vụ mua ngoài, gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, …

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền mặt

TK 111

TK 511 đầu vào

Thu tiền bán hàng Chi phí tài chính

Thu nội bộ, hoàn ứng Chênh lệch TGHĐ

Mua chứng khoán Chi phí mua hàng,

Đầu tư vào công ty khác

Phát hiện thừa Phát hiện thiếu

chưa rõ nguyên nhân chưa rõ nguyên nhân

Lãi chênh lệch TGHĐ Lỗ chênh lệch TGHĐ

1.1.4.2 Tiền gửi ngân hàng

Trang 18

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảmcác khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Kế toán sẽ căn cứcác giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc(uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, …) để hạch toán vàotài khoản tiền gửi ngân hàng.

Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đốichiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toáncủa doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàngthì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử

lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi

sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê Số chênhlệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kếtoán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phảinộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sangtháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệughi sổ

Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kếtoán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanhtoán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chitiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)

Kế toán tại doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từngtài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

Theo quy định mới tại Điều 13 Khoản 1 Điểm d Thông tư 200/2014/TT-BTC,khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng màđược phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng

Kế toán sử dụng tài khoản 112 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinhliên quan đến Tiền gửi ngân hàng, chi tiết tài khoản cấp 3 bao gồm:

Tài khoản 1121 – Tiền gửi VNĐ

Tài khoản 1122 – Tiền gửi ngoại tệ

Tài khoản 1123 – Vàng bạc, kim khí, đá quý

Nội dung kết cấu tài khoản 112:

Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ: phản ánh số tiền gửi thực có tại thời điểm đầu kỳhay cuối kỳ kế toán

Trang 19

Bên Nợ: phản ánh số tiền gửi vào ngân hàng tăng trong kỳ, có thể do doanhnghiệp nộp tiển mặt gửi ngân hàng hoặc khách hàng thanh toán qua tài khoản ngânhàng cho doanh nghiệp.

Bên Có: phản ánh số tiền gửi ngân hàng giảm trong kỳ do doanh nghiệp rúttiền nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán cho người bán

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng

TK 112

TK 511 đầu vào

Thu tiền bán hàng Chi phí tài chính

Thu nội bộ, hoàn ứng Chênh lệch TGHĐ

Mua chứng khoán Chi phí mua hàng

Đầu tư vào công ty khác

Phát hiện thừa Phát hiện thiếu

Lãi chênh lệch TGHĐ Lỗ chênh lệch TGHĐ

Trang 20

1.1.4.3 Tiền đang chuyển

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vàoNgân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưngchưa nhận được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tụcchuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưanhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng

Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong cáctrường hợp: Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng; Chuyển tiền qua bưuđiện để trả cho doanh nghiệp khác; Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc đểnộp thuế (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhànước)

Khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến Tiền đang chuyển,

kế toán sử dụng tài khoản 113, các tài khoản cấp 3 bao gồm:

Tài khoản 1131 – Tiền VNĐ

Tài khoản 1132 – Tiền ngoại tệ

Nội dung kết cấu tài khoản 113:

Số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ: phản ánh số tiền đang chuyển của doanh nghiệptại thời điểm đầu kỳ hay cuối kỳ kế toán

Bên Nợ: phản ánh số tiền đang chuyển tăng lên trong kỳ

Bên Có: phản ánh số tiền đang chuyển giảm trong kỳ

Trang 21

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tiền đang chuyển

TK 113

Doanh thu hoạt đông tài chính đã vào tài khoản

1.1.4.4 Hạch toán vàng bạc, kim khí, đá quý

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với cácchức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồnkho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá

để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của phápluật hiện hành

Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thờiđiểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua đượccông bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công

bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanhvàng theo luật định

Tài khoản ghi nhận vàng tiền tệ là tài khoản 1113, 1123 Đây là tài sản lưuđộng thường có giá trị rất lớn đối với các doanh nghiệp nên yêu cầu công tác quản

Trang 22

lý và hạch toán phải chặt chẽ và đầy đủ Kế toán phải cung cấp được đầy đủ thôngtin về người mua, người bán, kích cỡ, trọng lượng, giá thanh toán.

1.1.4.5 Các khoản tương đương tiền

Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếukho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng

Theo quy định mới của Thông tư 200/2014/TT-BTC, Điều 112 về Hướng dẫnlập và trình bày Bảng cân đối kế toán: “Các khoản trước đây được phân loại làtương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tạicác chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục

Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, ngoài các khoản tương đương tiền trìnhbày trong chỉ tiêu này, kế toán có thể coi tương đương tiền bao gồm cả các khoản cóthời hạn thu hồi còn lại dưới 3 tháng kể từ ngày báo cáo (nhưng có kỳ hạn gốc trên

3 tháng) có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không

có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.”

1.1.5 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền

Khoản mục tiền và tương đương tiền là một khoản mục quan trọng trong báocáo tài chính Một sai phạm trong khoản mục này cũng có thể gây ra những ảnhhưởng trọng yếu trên báo cáo tài chính (BCTC) Vì vậy kiểm soát nội bộ với khoảntiền và tương đương tiền nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm là thực sự cầnthiết

Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các chính sách, quy định và các thủ tụckiểm soát được thiết lập nhằm mục đích quản lý và điều hành hoạt động của doanhnghiệp Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, đoạn 10, 2002: “Hệ thốngkiểm soát nội bộ: Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toánxây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định,

để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tàichính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản củađơn vị Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán

và các thủ tục kiểm soát.”

Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửachữa kịp thời các sai phạm hay gian lận trong doanh nghiệp Đối với khoản mục

Trang 23

tiền và tương đương tiền, doanh nghiệp cần có quy trình kiểm soát đảm bảo chặtchẽ theo năm nguyên tắc dưới đây.

Thứ nhất, phân công phân nhiệm trong quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán,

bao gồm xét duyệt nghiệp vụ, ghi chép sổ sách kế toán, quản lý và bảo quản tiền.Như vậy sẽ đảm bảo hoạt động thu – chi được diễn ra quy củ, tránh tình trạng lạmdụng quyền hành ghi khống, tạo chứng từ giả hay bỏ sót nghiệp vụ

Thứ hai, xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với nhu cầu và tình hình hoạt

động của doanh nghiệp, lập định mức tồn quỹ tiền mặt Nguyên tắc này sẽ làm giảmbớt rủi ro về khả năng thanh toán và lường trước được khả năng hoạt động liên tụccủa doanh nghiệp Khi lập định mức tồn quỹ, các nhà quản lý cần phải tính toán dựatrên nhiều yếu tố để tránh tình trạng lập thiếu dự trữ so với nhu cầu sử dụng tiền mặtthực tế ảnh hưởng tới khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Đồng thời cũngkhông lập dự trữ quá nhiều để tránh tình trạng ứ động vốn, sử dụng tài sản khônghiệu quả

Thứ ba, tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ và đối chiếu với sao kê ngân

hàng nhằm phát hiện gian lận, nhầm lẫn trong quá trình hạch toán tiền Từ đó đưa rađược giải pháp xử lý kịp thời, tránh gây ra sai sót trọng yếu gây hậu quả nghiêmtrọng

Thứ tư, tăng cường sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng kết hợp với

thủ tục ký duyệt các khoản chi hữu hiệu sẽ giúp kiểm soát tốt luồng tiền của doanhnghiệp và mức an toàn cao hơn so với sử dụng nhiều tiền mặt Hình thức thanh toánqua ngân hàng sẽ đảm bảo tính độc lập giữa người thực hiện chi, người ký duyệt vàngười ghi sổ kế toán

Thứ năm, tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn bởi tiền là

khoản mục rất dễ xảy ra gian lận, việc phân công cụ thể chức năng ủy nhiệm chi làcần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro Thông thường người đứng đầu doanh nghiệp sẽchịu trách nhiệm và ký duyệt các hoạt động chi tiêu Nếu người đủ thẩm quyềnkhông có mặt tại doanh nghiệp thì phải lập giấy ủy quyền có ghi rõ thẩm quyền vàthời hạn hiệu lực cho người có đủ năng lực Tại một số doanh nghiệp có quy môlớn, người đứng đầu có thể sẽ không bao quát toàn bộ quá trình chi tiêu của doanhnghiệp thì có thể giao cho bộ phận chuyên trách quản lý trong một giới hạn nào đó

Trang 24

1.2 Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền

Kiểm toán khoản mục tiền là việc kiểm toán viên (KTV) đưa ra ý kiến đánhgiá về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, đảm bảo không có saisót trọng yếu trong khoản mục tiền Để đạt được mục tiêu này, KTV cần đảm bảokhoản mục tiền thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản mục tiền Cụ thể,KTV cần đảm bảo thỏa mãn năm cơ sở dẫn liệu sau:

Một là, tính đầy đủ: toàn bộ các nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra và có liên

quan đến kỳ báo cáo phải được ghi chép đầy đủ trong số sách kế toán của đơn vị vàphải được báo cáo đầy đủ trong hệ thống báo cáo tài chính

Hai là, tính hiện hữu: số dư tiền được phản ánh trên BCTC của đơn vị tại thời

điểm báo cáo phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó Các nhà lãnh đạo đơn vị phải cónhững căn cứ chứng minh cho sự tồn tại của khoản mục tiền

Ba là, quyền sở hữu: toàn bộ tài sản tiền phải thuộc sở hữu về mặt pháp lý của

doanh nghiệp, đơn vị có quyền sử dụng và kiểm soát các tài khoản tiền đang có

Bốn là, cộng dồn: số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được

tính toán một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ quỹ tiền mặt, sổchi tiết tài khoản tiền gửi và sổ kế toán tổng hợp phải đảm bảo không có sai sót

Năm là, phân loại và trình bày: số dư các tài khoản tiền phải được xác định,

phân loại và trình bày theo đúng yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành

Việc xác định và đảm bảo các cơ sở dẫn liệu trên đây giúp KTV xác định đượccác bằng chứng kiểm toán hay các công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu củacuộc kiểm toán

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

1.2.2.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu và có vị trí vô cùng quan trọng trongkiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền Mục đích của giai đoạnnày là lập được kế hoạch và chương trình kiểm toán phù hợp, khoa học, hiệu quả

Theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như của Việt Nam: “KTV cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo công việc kiểm toán sẽ được tiến

Trang 25

hành một cách hiệu quả và đúng với thời hạn dự kiến” Đồng thời cũng theo Chuẩn mực này thì “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộc kiểm toán được tiến hành đúng đắn” Theo

đó, việc lập kế hoạch kiểm toán thường được triển khai qua các bước được thể hiệntrên sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Các bước lập kế hoạch kiểm toán

Các bước lập kế hoạch kiểm toán sẽ được cụ thể hóa thành các công việc nhưsau:

Thứ nhất, chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.

Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và Công ty kiểm toán chuẩn bị xáclập hợp đồng kiểm toán với khách hàng Trước hết phải có sự liên lạc giữa KTV vớikhách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêucầu kiểm toán, KTV phải đánh giá liệu có chấp nhận được yêu cầu đó hay không.Đối với khách hàng hiện tại, KTV phải xem xét liệu có tiếp tục kiểm toán haykhông? Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể cung cấp dịch vụ,

Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và chương

trình kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh

giá rủi ro kiểm toánĐánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý

của khách hàng

Thu thập thông tin cơ sởChuẩn bị kế hoạch kiểm

toán

Trang 26

công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị kế hoạch kiểmtoán bao gồm:

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: KTV phải đánh giá xem việc chấp

nhận một khách hàng mới hay tiếp tục một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro hoạtđộng của KTV hay làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán hay không?Đồng thời KTV cũng phải tiến hành các công việc xem xét tính liêm chính của Banquản trị và độ vững mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), xem xét hệ thốngthông tin và hệ thống kế toán, liên lạc với KTV tiền nhiệm

Nhận diện lý do mời kiểm toán của công ty khách hàng: Đặc biệt lưu ý đến các

trường hợp, công ty kiểm toán năm trước từ bỏ hợp đồng kiểm toán với đơn vịkhách hàng hoặc đơn vị khách hàng sẵn sàng bỏ ra 1 mức phí kiểm toán cao…

Lựa chọn đội ngũ nhân viên để thực hiện hợp đồng kiểm toán: Khi lựa chọn

nhân viên cần lưu ý đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự am hiểu trong lĩnhvực kinh doanh của khách hàng, tính độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán…

Ký kết hợp đồng kiểm toán: Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị

cho kế hoạch kiểm toán sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán khách hàng vàxem xét các vấn đề nêu trên

Thứ hai, thu thập thông tin cơ sở.

Mục đích của bước này là đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh củakhách hàng từ đó cung cấp các điều kiện cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ, đặc

biệt là đối với khách hàng mới Theo Chuẩn mực kiểm toán số 310: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá đầy đủ và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của kiểm toán hoặc đến báo cáo kiểm toán”

Các thông tin cần thu thập bao gồm: Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinhdoanh của khách hàng, xem xét lại kết quả của cuộc kiểm soát và hồ sơ kiểm toánchung, Nhận diện các bên liên quan, sử dụng ý kiến của chuyên gia

Thứ ba, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

Những thông tin này thu thập được trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc

Trang 27

của Công ty khách hàng bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ của công ty, cácBCTC, Báo cáo kiểm toán, Biên bản các cuộc họp hội đồng cổ đông, họp hội đồngquản trị, Ban giám đốc của công ty khách hàng…

Thứ tư, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ.

Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản làphân tích ngang và phân tích dọc

Phân tích ngang - là việc phân tích dựa trên việc so sánh các chỉ số của cùngmột chỉ tiêu trên BCTC, phân tích ngang thường được thể hiện dưới các hình thứcnhư đối chiếu, so sánh số liệu giữa đầu kỳ và cuối kỳ; giữa kỳ này và kỳ trước; giữa

số thực tế và số kế hoạch; so sánh giữa chỉ tiêu tổng hợp với các chỉ tiêu chi tiết cấuthành nên chỉ tiêu tổng hợp đó; so sánh giữa số liệu thực tế với các số liệu dự toán,

số liệu ước tính của KTV

Phân tích dọc - là việc phân tích dựa trên cơ sở các tỉ lệ tương quan của cácchỉ tiêu, các khoản mục khác nhau trên BCTC Bao gồm xác lập các chỉ số liênquan đến tính thanh khoản như hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nhanh, hệ

số thanh toán ngắn hạn

Thứ năm, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.

Khi nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng cần xem xét ba yếu tố cơ bản

là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát Cácthủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu được đưa ra để phục vụ cho việc đánh giá rủi rokiểm soát Một hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền luôn tồn tại trong tất cả cácdoanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ, hệ thống kiểm soát chặt chẽ hay lỏng lẻo Do

đó, KTV cần phải tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, dù công tácquản lý có hiệu quả hay không thì cũng sẽ giúp KTV đưa ra những đánh giá, giảmbớt những thử nghiệm cơ bản cần thực hiện

Trang 28

Mục tiêu kiểm soát

Đảm bảo các nghiệp

vụ thu – chi tiền

được phê chuẩn đúng

đắn

Có quy định cụ thể và tuân thủ chặt chẽ về phê chuẩn nghiệp

vụ thu – chi tiền

Quá trình kiểm soát độc lập, sự phân công phân nhiệm vớiquá trình phê chuẩn

Đảm bảo các nghiệp

vụ phát sinh liên

quan đến tiền có căn

cứ hợp lý

khoản tương đương tiền được người có đầy đủ thẩm quyềnphê duyệt và phù hợp với hoạt động của đơn vị

Có đầy đủ chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ:phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ/ Có, hợp đồng, hóa đơn,giấy đề nghị thanh toán …

Chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý và đảmbảo không bị tẩy xóa

Chứng từ và tài liệu được đánh giá quản lý theo số trên sổ chitiết

Đảm bảo tính chính

xác, phân loại đúng

đắn

Kiểm tra, so sánh số tiền trên phiếu thu, phiếu chi với chứng

từ gốc đính kèm và chữ ký phê duyệt của người cho thẩmquyền

Tìm hiểu và đánh giá tính chính xác của các phương phápxác định giá trị và hạch toán đối với ngoại tệ

Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm soát nội bộ chủ yếu đối với khoản mục tiền và các

khoản tương đương tiền Thứ sáu, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

Việc đánh giá trọng yếu có nghĩa là đánh giá về độ lớn, mức ảnh hưởng haybản chất sai phạm của thông tin tài chính Căn cứ vào những hiểu biết về kháchhàng đã thu thập được, KTV tiến hành đánh giá tính trọng yếu cho toàn bộ báo cáotài chính, sau đó phân bổ ước lượng cho từng bộ phận, khoản mục, trong đó bao

Trang 29

một công việc mang tính chất định tính nhiều hơn định lượng, đòi hỏi kinh nghiệm

và các xét đoán nghề nghiệp của KTV Trong quá trình kiểm toán, mức trọng yếu

có thể thay đổi nếu mức trọng yếu ban đầu là quá thấp hoặc quá cao Cơ sở để đánhgiá tính trọng yếu là thu nhập trước thuế, tài sản lưu động, tổng vốn dài hạn, nợngắn hạn và các yếu tố định tính như quy mô hoạt động của khách hàng, bản chấtsai sót

Đánh giá rủi ro kiểm toán: KTV cần phải hiểu được những sai phạm thường

xảy ra trong từng phần hành kiểm toán để có những xét đoán tốt nhất Theo chuẩnmực kiểm toán số 400, đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công

ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đãđược kiểm toán còn có sai sót trọng yếu.”

cần đánh giá bao gồm: rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện

Rủi ro kiểm toán (AR): phụ thuộc vào hai yếu tố: Mức độ người sử dụng thông

tin tin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp và khả năng khách hàng gặp phải khó khăn

về tài chính sau khi BCTC được công bố Rủi ro kiểm toán gồm ba yếu tố cấu thành

là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện

Rủi ro tiềm tàng (IR): Qua thu thập thông tin kinh doanh khách hàng, hiểu biết

bản chất ghi nhận khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, rủi ro tiềm ẩn vốn

có của nghiệp vụ

Rủi ro kiểm soát (CR): Qua nghiên cứu hệ thống KSNB của đơn vị và hệ thống

KSNB với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, KTV đánh giá mức rủi rokiểm soát đối với khoản mục

Rủi ro phát hiện (DR): Là khả năng sai phạm xảy ra với khoản mục tiền và các

khoản tương đương tiền mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện ra

Việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán ảnh hưởng rất nhiều đến quátrình kiểm toán, quá trình thu thập bằng chứng, khối lượng công việc, giới hạn, biênchế, chi phí cuộc kiểm toán…

Thứ bảy, lập kế hoạch và chương trình kiểm toán tiền và các khoản tương

Trang 30

đương tiền.

Được lập cho mọi cuộc kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến về thời ghian

và nhân lực cũng như cách thức tiến hành cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổngthể phải đầy đủ, chi tiết để làm cơ sở cho việc lập các chương trình kiểm toán Nhữngvấn đề chủ yếu được trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể bao gồm nhữnghiểu biết về hoạt động của khách hàng, hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, phạm vi các thủ tục kiểmtoán…

Ngoài kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV còn lập thêm kế hoạch kiểm toánchiến lược đối với những cuộc kiểm toán có khách hàng nhiều năm hoặc có quy môlớn, hoạt động kinh doanh có nhiều biến động phức tạp

1.2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn thực hiện các công việc đã được hoạch địnhtrong kế hoạch kiểm toán bao gồm các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

Các thử nghiệm kiểm soát: Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập

bằng chứng về sự thiết kế phù hợp về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệucủa hệ thống kiểm soát nội bộ Các thử nghiệm kiểm soát chỉ thực hiện được khitrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên đã tìm hiểu về hệ thống kiểmsoát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và đánh giá là hệ thống có hiệu lực và có thểdựa vào đó để làm cơ sở giảm bớt khối lượng các khảo sát cơ bản

đương tiền bao gồm các công việc chính như:

Trang 31

Bảng 1.3: Nội dung đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

trách nhiệm của các nhân viên, các bộ phận liên quan

 Khảo sát, xem xét quy trình duyệt chi tiền mặt và khâu tổ chứcbảo quản chứng từ thu, chi tiền mặt, tài liệu liên quan

 Khảo sát, xem xét việc phân công trách nhiệm trong khâu kiểmtra, soát xét đối với các thủ tục, các chứng từ, các việc tính toán vàđối với việc ghi chép kế toán

Tiền gửi

ngân hàng

 Khảo sát, xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữachức năng ký phát hành séc chi tiền với chức năng thực hiệnnghiệp vụ thanh toán xem có được đảm bảo hay không

 Xem xét việc quản lý chi tiêu tiền gửi ngân hàng, việc ký séc,việc sử dụng séc của đơn vị có đảm bảo tuân thủ các quy định vềquản lý séc hay không

 Khảo sát về sự hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị đối vớitiền gửi ngân hàng, đặc biệt là đối với việc thực hiện chức năngkiểm soát khâu duyệt chi và khâu ký séc ở đơn vị

Tiền đang

chuyển

 Khảo sát đối với các quy định của đơn vị về phân công, phânnhiệm trong việc thực hiện công việc chuyển tiền và quản lý côngviệc đó có đảm bảo đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ hay không

 Khảo sát đối với việc thực hiện việc kiểm soát trong quá trìnhthực hiện công việc chuyển tiền (trình tự, thủ tục về hồ sơ, về sựphê chuẩn, xét duyệt, chuyển tiền,…) có đảm bảo được thực hiệnmột cách thường xuyên, liên tục và tỉ mỉ hay không

Nếu các bằng chứng thu thập được từ các thủ tục kiểm soát chứng tỏ sự đầy đủ,hợp lý của các bước kiểm soát, sự hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quảcủa các quy chế kiểm soát nội bộ thì sẽ cho phép KTV quyết định thu hẹp phạm vitiến hành các thử nghiệm cơ bản Ngược lại, KTV sẽ phải mở rộng các thử nghiệm cơbản

Trang 32

trình kế toán và số liệu kế toán có liên quan nhằm thu thập các bằng chứng làm cơ sởcho việc đưa ra ý kiến nhận xét đối với báo cáo tài chính nói chung và khoản mụctiền và các khoản tương đương tiền nói riêng.

Thủ tục phân tích: thủ tục này nhằm hướng đến mục tiêu kiểm toán hiện hữu,

đầy đủ và đánh giá Kiểm toán viên cần thực hiện phân tích theo xu hướng và phântích tỷ suất đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền Phân tích xuhướng bao gồm so sánh số dư tài khoản tiền của năm nay so với năm trước; so sánh

số dư chi tiết của các tháng, các năm kiểm toán với số dư các tháng, các năm trước

để loại trừ ảnh hưởng của mùa vụ tới số dư; So sánh số dư, số phát sinh thực tế củadoanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác có cùng quy mô, lãnh thổ, cùng ngànhnghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh Phân tích tỷ suất là việc đánh giá một sốchỉ tiêu về khả năng thanh toán của đơn vị, đánh giá khả năng chuyển đổi các nguồnlực của doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ theo thời hạn phù hợp

Thủ tục kiểm tra chi tiết: Các thủ tục kiểm toán phổ biến chủ yếu tương ứng

để thu thập bằng chứng kiểm toán số dư khoản mục tiền và các khoản tương đươngtiền nhằm thỏa mãn các cơ sở dẫn liêu kiển toán sau: sự hiện hữu, sự tính toán vàđánh giá, tính cộng dồn và báo cáo, tính phát sinh, tính đầy đủ, tính đúng kỳ Thôngthường để thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên cần thực hiện các côngviệc cụ thể sau:

Một là, kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập số dư chi tiết các tài khoản tiền

mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển theo từng loại tiền Việt Nam, ngoại tệ hayvàng bạc kim khí đá quý

Đối với số dư đầu kỳ: Nếu đây là lần kiểm toán đầu tiên thì kiểm toán viên cần

phải kiểm tra số dư đầu kỳ của các tài khoản tiền một cách độc lập, còn nếu đã kiểmtoán năm trước thì có thể dựa vào kết quả kiểm toán đó

Đối với số dư cuối kỳ: kiểm toán viên cần thu thập sổ cái chi tiết của từng tài

khoản tiền Thủ tục này nhằm kiểm tra sự thống nhất số liệu tổng hợp của khoản mụctrên BCTC với số liệu các tài khoản chi tiết cấu thành Đây là công việc đầu tiên khithực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư tài khoản tiền

Hai là, kiểm toán viên cần phải gửi thư xác nhận tất cả các số dư của tài khoản

tiền gửi ngân hàng (TGNH) tại thời điểm khóa sổ Để thông tin mà ngân hàng cung

Trang 33

cấp một cách khách quan thì kiểm toán viên nên gửi trực tiếp gửi thư xác nhận tới tất

cả các ngân hàng mà khách hàng có tài khoản giao dịch Ngoài việc xác nhận số dưtài khoản tiền gửi, kiểm toán viên còn có thể xác minh các nghiệp vụ nghi vấn màkhách hàng thực hiện giao dịch qua ngân hàng Thủ tục gửi thư xác nhận tới ngânhàng nhằm hướng tới mục tiêu hiện hữu, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ

Ba là thực hiện kiểm kê tồn quỹ tiền mặt: kiểm toán cần chứng kiến việc kiểm

kê quỹ tiền mặt của khách hàng tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, thu thập biênbản kiểm kê tiền mặt để đối chiếu với số liệu trên sổ cái tài khoản tiền

Bốn là kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ thu và chi tiền, hướng tới mục

tiêu phân loại và trình bày, tính đúng kỳ của nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận thực

tế Đối với khoản tiền mặt, thủ tục này được thực hiện bằng cách kiểm tra các phiếuthu, phiếu chi và các chứng từ gốc ghi nhận vào thời điểm cuối niên độ kế toán vàđầu niên độ kế toán tiếp theo KTV cần lưu ý đến tính liên tục của các phiếu thu,phiếu chi được lập vào những ngày cuối cùng trước khi khóa sổ

Năm là lựa chọn và kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thường: kiểm toán viên

căn cứ vào các bút toán được hạch toán trên sổ chi tiết các tài khoản tiền hoặc dựatrên bảng kê chứng từ, chọn những nghiệp vụ bất thường và tiến hành đối chiếungược về các chứng từ gốc có liên quan nhằm xem xét đến tính đúng đắn về nội dung

và số tiền của các nghiệp vụ thu chi này Thủ tục này sẽ giúp kiểm toán viên xác minhđược tính xác thực và sự phê chuẩn đúng đắn đối với các khoản thu chi

Sáu là kiểm tra các khoản chi tiêu nhỏ lẻ: một phần lớn quỹ tiền mặt được sử

dụng cho các mục đích chi tiêu hàng ngày tại doanh nghiệp nên kiểm toán viên cầnkiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi tiêu này, nhằm giúp kiểm toán viênđánh giá được tính chặt chẽ trong việc quản lý chi tiêu tiền mặt tại doanh nghiệp

Bảy là kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra đồng tiền Việt Nam: đối với các khoản

ngoại tệ cuối năm cần phải được đánh giá lại, kiểm toán viên cần thu thập tỉ giá tạithời điểm đánh giá lại ở ngân hàng nơi doanh nghiệp có tài khoản và xem xét việcquy đổi, đánh giá lại của doanh nghiệp đã đúng đắn hay chưa

Tám là KTV đánh giá sai sót và các số liệu chênh lệch thu thập được qua việc

thực hiện các thủ tục kiểm tra và xem xét mức trọng yếu của sai sót phát hiện đượcđối với khoản mục tiền Nếu có chênh lệch thì kiểm toán viên đề xuất bút toán điều

Trang 34

chỉnh và thống nhất với khách hàng về những điều chinh này.

1.2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn tổng hợp kết quả đạt được sau khi kiểm toán khoản mục tiền

và các khoản tương đương tiền dựa trên những bằng chứng đã thu thập được Kiểmtoán viên tổng hợp lại giấy tờ làm việc trong quá trình thực hiện kiểm toán, xem xétcác bước công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán có đảm bảo phù hợp vớichương trình kiểm toán đã xây dựng hay không Ngoài ra KTV cần thực hiện cáckhảo sát bổ sung mang tính chất tổng hợp, bao gồm: xem xét các khoản công nợngoài dự kiến, xem xét các sự kiện tiếp sau ngày lập BCTC của khách hàng, xem xétgiả định hoạt động liên tục, đánh giá kết quả của cuộc kiểm toán, soạn thảo và pháthành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Xem xét các khoản công nợ ngoài kiến

Các khoản công nợ ngoài dự kiến là một khoản thanh toán tiềm ẩn trong tươnglai, là kết quả của một sự kiện đã xảy ra mà doanh nghiệp không chắc chắn về thờigian và giá trị của khoản nợ này Thông thường là những khoản nợ liên quan đến các

vụ kiện tụng hoặc tranh chấp Nhiều doanh nghiệp sẽ không muốn công khai khoản

nợ này nên trong quá trình làm việc, KTV phải luôn duy trì thái độ thận trọng, hoàinghi nghề nghiệp và tiến hành các thủ tục cần thiết để phát hiện ra các khoản nợ này.KTV cần phải trao đổi với nhà quản lý về khả năng tồn tại các khoản nợ ngoài dựkiến, đánh giá khoản nợ về tính chất và quy mô, xem xét trình bày trên BCTC nếukhoản nợ ngoài dự kiến mang tính chất trọng yếu

Xem xét các sự kiện tiếp sau ngày lập báo cáo tài chính của khách hàng

Thủ tục này giúp kiểm toán viên xác định xem có sự kiện nào phát sinh có thểảnh hưởng đến cách đánh giá hoặc sự công khai của báo cáo tài chính đang đượckiểm toán hay không Có hai loại sự kiện cần được kiểm toán viên xem xét hai sựkiện chính sau:

Thứ nhất, những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính và cần

điều chỉnh Đây là những sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính tại đơn vịđược kiểm toán, chứng minh cho sự tồn tại của nghiệp vụ mà tại thời điểm lập báocáo tài chính đơn vị chưa phản ánh đầy đủ dù đã có dấu hiệu cho sự tồn tại của sựkiện đó: tuyên bố phá sản của một khách hàng còn khoản nợ lớn chưa thanh toán, giải

Trang 35

quyết vụ kiện liên quan tới khoản tiền đã ghi sổ, bán các khoản đầu tư với giá thấphơn giá ghi sổ hiện hành, chuyển nhượng thiết bị với giá thấp hơn giá trị ghi sổ.

Thứ hai, những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính

nhưng cần công khai, bao gồm các sự kiện có thể gây ảnh hưởng đến quyết định kinh

tế của người sử dụng báo cáo tài chính căn cứ trên số liệu báo cáo tài chính lập tạithời điểm kêt thúc niên độ Chẳng hạn như: sự phát hành các loại trái phiếu, sụt giảmgiá của thị trường chứng khoán đầu tư, sự giảm giá hàng tồn kho do các nguyên nhânkhách quan, sự mất mát tài sản của doanh nghiệp do rủi ro

Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng

Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu khách hàng tiếptục hoạt động trong tương lai Khi đưa ra các quyết định kinh tế, người sử dụng còntâm đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp Để thực hiện đánh giá, kiểm toán viêncăn cứ vào số liệu của các khoản mục, các tài khoản liên quan đến các tỷ suất về khảnăng thanh toán, xem xét lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sau điều chỉnh củakiểm toán viên Đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của các khoản nợ tiềm tàng đến giảđịnh hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Đánh giá kết quả cuộc kiểm toán

Bước tổng hợp kết quả, đánh giá lại quy trình thực hiện kiểm toán và phát hànhbáo cáo kiểm toán được thực hiện bởi những kiểm toán viên có kinh nghiệm, chủnhiệm kiểm toán và các cấp quản lý

Các kiểm toán viên sẽ phải phân tích và tổng hợp các kết quả kiểm toán tại cáckhoản mục đã thực hiện nhằm xem xét liệu các bằng chứng kiểm toán thu thập được

đã đầy đủ để đưa ra kết luận là báo cáo tài chính được trình bày phù hợp với cácnguyên tắc kế toán hiện hành và nhất quán hay chưa Kiểm toán viên sẽ đánh giá dựatrên các tiêu chí: tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán trên phương diện hiệu lực vàđầy đủ, xem xét các chi tiết được trình bày trên báo cáo tài chính, soát xét hồ sơ làmviệc và các tài liệu kiểm toán được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, đánh giá và tổnghợp các sai sót phát hiện được, yêu cầu khách hàng cung cấp thư giải trình và kiểmtra các thuyết minh trên báo cáo tài chính

Bước cuối cùng là soạn thảo và công bố báo cáo tài chính, theo Chuẩn mựckiểm toán số 700, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải soát xét và đánh giá

Trang 36

những kết luận rút ra từ cac bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận nàylàm cơ sở cho ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Báocáo kiểm toán phải có phần ghi rõ ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toántoàn bộ báo cáo đã được kiểm toán Các loại ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra baogồm: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối và ýkiến không chấp nhận

Nhằm tư vấn cho các nhà quản lý của khách hàng về tổ chức và cải tiến các cơcấu, thủ tục giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, kiểm toán viên sẽ phát hànhthư quản lý gửi cho khách hàng

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CROWE HORWATH VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Crowe Horwath Quốc tế là một mạng lưới toàn cầu gồm hơn 200 doanhnghiệp kế toán kiểm toán và tư vấn độc lập có mặt tại hơn 120 quốc gia trên thếgiới, được xếp hạng trong top mười thế giới và thứ sáu tại khu vực Châu Á - TháiBình Dương Các hãng thành viên của Crowe Horwath Quốc tế đều được biết đếnbởi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về thị trường trong nước,cùng với danh tiếng toàn cầu nhờ cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn vàrủi ro với chất lượng cao Crowe Horwath Quốc tế đã thực sự kết nối được mộtmạng lưới quốc tế bao gồm các chuyên gia có năng lực lãnh đạo trong mỗi mộtcộng đồng doanh nghiệp quốc gia Tất cả các công ty thành viên đều chia sẻ mộtcam kết chung đó là cung cấp những dịch vụ tốt nhất với tiêu chuẩn cao nhất chokhách hàng

Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam (tên viết tắt là CroweHorwath Vietnam) là thành viên chính thức của Crowe Horwath Quốc tế, đượcthành lập vào năm 2008, với hai văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh CroweHorwath Vietnam là một trong những công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam.Tên tiếng Anh: Crowe Horwath Vietnam Audit Co., Ltd

Tên viết tắt: Crowe Horwath Vietnam

Trang 38

là I-Glocal) Đồng thời công ty đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán SCS (tênviết tắt là “SCSA”).

Ngày 14 tháng 01 năm 2011, với tư cách là thành viên hang liên kết với Glocal, công ty đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán IGL (tên viết tắt là

I-“IGLA”)

Ngày 01 tháng 10 năm 2012, công ty gia nhập và trở thành thành viên chínhthức của hãng Crowe Horwath Quốc tế tại Việt Nam Sự kiên này đánh dấu sự pháttriển quan trọng trên bước đường hoạt động của chúng tôi khi Crowe HorwathVietnam trở thành thành viên chính thức của Crowe Horwath Quốc tế và I-Glocalgiữ vai trò là thành viên liên kết của mạng lưới quốc tế này tại Việt Nam Các quytrình kiểm toán và dịch vụ tư vấn cung cấp được thực hiện tuân thủ theo quy trình,phương pháp kiểm toán và quy trình dịch vụ liên quan của hãng Crowe HorwathQuốc tế và đồng thời trên cơ sở tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán, kiểmtoán hiện hành của Việt Nam Gia nhập mạng lưới toàn cầu uy tín như CroweHorwath Quốc tế không chỉ giúp Crowe Horwath Việt Nam (CHV) khẳng địnhđược chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà còn đem tới nhiều cơ hội hợptác với các công ty thành viên trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng cóvốn đầu tư nước ngoài Ngày 24 tháng 07 năm 2014, công ty chính thức đổi tênthành Công ty TNHH Kiểm toán Crowe Horwath Việt Nam (tên viết tắt là “CroweHorwath Vietnam”) Với vai trò là một thành viên chính thức đại diện hãng CroweHorwath Quốc tế tại Việt Nam, CHV luôn duy trì mối quan hệ và phối hợp chặtchẽ, sâu rộng với các thành viên trong mạng lưới của hãng Crowe Horwath Quốc tế

Trang 39

trong việc cập nhật các quy trình kiểm toán, tư vấn dịch vụ, đào tạo và phát triểnkinh doanh để đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh, mở rộng quy mô, số lượng dịch vụcung cấp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo đúng chiến lược phát triển và định

vị thương hiệu của hãng Crowe Horwath Quốc tế trên toàn cầu

Vượt qua khó khăn của những ngày đầu thành lập, CHV đã từng bước hoànthiện hệ thống quản lý, nâng cấp chất lượng dịch vụ, đào tạo đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp với bằng cấp, chứng chỉ hành nghề trong nước và quốc, đồng thờixây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng Tại CHV, yếu tố nhân sự vàchất lượng nhân sự luôn được ưu tiên hàng đầu Do vậy Công ty luôn chú trọngtrong việc đầu tư vào đội ngũ nhân sự, ứng dụng công nghệ tiên tiến và tạo điềukiện tốt nhất để nhân viên có thể phát huy năng lực bản thân, nhằm cung cấp dịch

vụ đạt tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu trong nước cũng như quốc tế Bằng sự nỗ lựcphát triển, CHV đã được ghi nhận một cách xứng đáng qua việc đạt kết quả caotrong kỳ kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán của Bộ Tài Chính năm

2014

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH Crowe Horwath Việt Nam, 2016.

Điều phối HCMGiám đốc

Ban Kiểm soátchất lượngChủ phần hùn

Hội đồng thành viên và

Ban Tổng Giám đốc

Trang 40

Tại Crowe Horwath Vietnam, Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhấtđối với hệ thống kiểm soát chất lượng của Công ty Ban Tổng giám đốc cũng đãthực hiện phân công trách nhiệm điều hành hệ thống kiểm soát chất lượng của Công

ty cho các cá nhân có đầy đủ kinh nghiệm và khả năng phù hợp cũng như quyền hạncần thiết để thực hiện công việc (Ban Kiểm soát chất lượng)

Hội đồng thành viên của Công ty gồm 4 thành viên, trong đó Chủ tích hộiđồng thành viên là ông Nguyễn Quỳnh Nam Ban Tổng giám đốc bao gồm: TổngGiám đốc Nguyễn Quỳnh Nam và Phó Tổng Giám đốc – ông Vũ Lâm

Tổng Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, trực tiếp điều

hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên

và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty

Phó Tổng Giám đốc: Là thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm từng

mảng công việc theo sự phân công ủy quyền của Tổng Giám đốc tại văn phòng HồChí Minh Nhân danh Công ty ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ trong phạm viđược phân công hoặc ủy quyền, thay mặt công ty xử lý các công việc thuộc thẩmquyền đối với khách hàng và đối tác Chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luậttrong các quyết định của mình

Phòng kiểm soát chất lượng và đào tạo: Trực tiếp do Ban Giám đốc điều hành,

phụ trách việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đào tạo cho các bộ phận nghiệp

vụ trong Công ty Hệ thống đào tạo nội bộ tại Công ty nhằm đảm bảo thực hiện tốt

hệ thống kiểm soát chất lượng được thực hiện trên cơ sở xem xét về yêu cầu cậpnhật kiến thức cho các thành viên Công ty tại từng vị trí để đảm bảo chất lượng,hiệu quả công việc và nghiên cứu nhu cầu của từng thành viên thông qua đánh giánhân sự hàng năm Trên cơ sở đó yêu cầu mỗi thành viên tại Công ty sẽ phải thựchiện và tham gia tối thiểu 40 giờ cập nhật tại Công ty Chương trình, kế hoạch đàotạo được xây dựng hàng năm và được sự phê duyệt của Ban Tổng giám đốc

Tại mỗi văn phòng sẽ có các bộ phận kiểm toán – chiếm phần lớn số lượngnhân viên tại Công ty, bộ phận tư vấn và bộ phận hành chính nhân sự

Bộ phận kiểm toán: Là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp cung cấp các

dịch vụ kiểm toán

Ngày đăng: 29/08/2017, 23:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, 2012, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, ngày 06/12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính, 2012", hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
2. Bộ Tài chính, 2014, Thông tư 200/2014/TT-BTC “về việc hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp”, ngày 22/12/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính, 2014," Thông tư 200/2014/TT-BTC “về việc hướng dẫn Chế độ kếtoán Doanh nghiệp”
3. Bộ Tài chính, 2006, Quyết định số 15/2006/TT-BTC “về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”, ngày 20/03/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính, 2006", Quyết định số 15/2006/TT-BTC “về việc ban hành Chế độKế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế”
4. TS Nguyễn Viết Lợi, ThS Đậu Ngọc Châu, 2009, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết kiểmtoán
Nhà XB: NXB Tài Chính
5. TS Nguyễn Viết Lợi, ThS Đậu Ngọc Châu, 2013, Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính – Kiểm toán các chu kỳ chủ yếu, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm toán báo cáotài chính – Kiểm toán các chu kỳ chủ yếu
Nhà XB: NXB Tài chính
6. ThS Đoàn Thị Hồng Nhung &ThS Vũ Thị Kim Lan, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 147 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w