Lịch sử phát triển thuyết nữ quyền Marxist - Từ thế kỷ XVII sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Châu Âu, đặc biệt ở Anh đã tác động lớn đến cuộc sống phụ nữ xã hội đươ
Trang 1LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN MARXIST
I. Lịch sử phát triển thuyết nữ quyền Marxist
- Từ thế kỷ XVII sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Châu Âu, đặc biệt ở Anh đã tác động lớn đến cuộc sống phụ nữ xã hội đương thời
- Đến cuối thế kỷ XVIII một số tư tưởng nữ quyền theo chủ nghĩa tự do được hình thành ở Anh
- Năm 1840, hội nghị thế giới về chống chế độ nô lệ được tổ chức tại London, trong đó có một đoàn tham gia là đại biểu phụ nữ đã làm khơi dậy nhận thức
về sự cần thiết về một phong trào dành cho phụ nữ
- Vào khoảng những năm 1850 và 1860, các cuộc tranh luận về quyền bầu cử dành cho phụ nữ diễn ra gay gắt Năm 1890 các hiệp hội Mỹ và quốc gia vì quyền bầu cử của phụ nữ đã kết hợp để trở thành Hiệp hội quốc gia Mỹ vì quyền bầu cử của phụ nữ (NAWSA)
- Sau thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, Đảng phụ nữ quốc gia do Alice Paul thành lập, tiếp tục đấu tranh để cải thiện địa vị của người phụ nữ Sự phát triển của thuyết nữ quyền có thể coi là xuất phát từ sự phát triển của phong trào phụ
nữ thế kỷ XIX
- Thuyết nữ quyền Marxist , quan điểm Marxist ở đây là nói đến cách hiểu và vận dụng nó trong các tác phẩm của các tác giả nữ quyền Marxist phương Tây ( không bao gồm khối Xô-viết)
- Trong tác phẩm của Lesvi- Strauss cho rằng sự kiện phụ nữ trở thành hàng hóa trao đổi của nam giới là một trong những yếu tố khuôn mẫu cơ bản nhất của xã hội Lesvi- strauss có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của tư tưởng Marxist bởi lẽ nhiều nhà Marxist hàng đầu của Pháp trong những năm 1960 và
1970 đều là học trò của ông
II. Nội dung thuyết nữ quyền Marxist
1. Khái niệm thuyết nữ quyền
- Thuyết nữ quyền là sự nhận thức về nạn áp bức và bóc lột phụ nữ trong xã hội,
ở nơi làm việc và trong gia đình, và sự hành động có ý thức để thay đổi tình hình ấy
Trang 2- Thuyết nữ quyền là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng dối với lao động, sự sinh sản và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó
2. Các quan điểm chính
- Theo lý thuyết này thì trong xã hội có giai cấp thì tất cả mọi người đặc biệt là phụ nữ không thể đạt được những cơ hội thật sự bình đẳng khi của cải vật chất sản xuất ra bởi một số đông không có quyền hành lại nằm trong tay số ít người
có quyền lực
Theo Engels, sự áp bức phụ nữ bắt nguồn trong việc này sinh chế độ tư hữu, của cải nằm trong tay một số ít người, còn phần đông không có của cải
- Theo lý thuyết này thì chủ nghĩa tư bản, chứ không chỉ các quy tắc xã hội rộng hơn, là nguyên nhân của sự áp bức phụ nữ
Do đó, nếu tất cả mọi phụ nữ muốn giải phóng, hệ thống tư bản chủ nghĩa phải được thay thế bằng một hệ thống xã hội trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi người Dưới chủ nghĩa xã hội, vì không ai phải lệ thuộc về kinh tế vào bất cứ
ai, phụ nữ sẽ được tự do về kinh tế đối với nam và bình đẳng với nam giới
Ví dụ: Trong xã hội tư bản, phụ nữ là lực lượng lao động đông, họ được tư bản
thuế vì họ dễ bị sai khiến nhưng lương rẻ, và họ được cho là phù hợp với những công việc đơn điệu, tẻ nhạt
Như vậy, dựa vào quan điểm của Engels cho rằng sự giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào việc phụ nữ tham gia vào nền sản xuất Những nhà lý thuyết nữ quyền Marxist muốn thay đổi gia đình với tư cách một đơn vị kinh tế vì nó là một cơ cấu nuôi dưỡng hệ thống tư bản chủ nghĩa
III. Ưu – Nhược điểm của thuyết nữ quyền Marxist
Ưu điểm:
- Chú trọng quan tâm đến các thiết chế xã hội, quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế của xã hội, gia đình điều này cải thiện vấn đề trong gia đình và ngoài
xã hội Dó đó người phụ nữ ít lệ thuộc vào nam giới về vấn đề kinh tế trong việc ly hôn
- Vị trí của người phụ nữa ngày càng được cải thiện
Nhược điểm
Trang 3- Hình thành từ nguồn gốc của sự hạ thấp địa vị của phụ nữ đối với chủ nghĩa tư bản điều này tạo nên sự áp bức phụ nữ
- Chất lượng trải nghiệm cuộc sống môi trường cá nhân của phụ nữ thấp làm cho phụ nữ có ít kinh nghiệm sống
- Dấu ấn của sự bất bình đẳng giới trong hệ thống gia cấp
- Phụ nữ có ít lợi thế so với nam giới: của cải, quyền lực, công việc ,lương…
IV. Vận dụng thuyết nữ quyền Marxist vào xã hội Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nử”, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; bao giờ con trai cũng là số 1, trong gia đình cũng như trong xã hội Vì vậy, phụ nữ Việt Nam trải qua bao nhiêu thế hệ vẫn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam Điều này được biểu hiện như sau:
- Phụ nữ ít có cơ hội để tiếp cận ngoài xã hội, vấn đề bạo lực gia đình hay các tệ nạn xã hội khác->Phụ nữ luôn là người phải gánh chịu
- Lao động vất vả nhưng thu nhập thấp hơn so với nam giới
- Phụ nữ vừa phải tham gia lao động để tăng thu nhập gia đình, phải làm hầu hết việc nhà lại phải thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ Gánh nặng kép đè lên vai người phụ nữ nên ảnh hưởng đến việc thăng tiến của người phụ nữ Bởi vậy các chức vụ lãnh đạo hay quản lý có tỷ lệ nữ giới còn rất thấp
Điều này càng chứng tỏ hơn về sự tồn tại của việc áp bức phụ nữ trong xã hội không còn quá phụ thuộc vào chế độ chính trị
Vận dụng, lý thuyết nữ quyền Mác xít, người phụ nữ muốn thật sự được bình đẳng phải có quyền, muốn có quyền như nam giới phụ nữ phải “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ” Người phụ nữ muốn làm chủ vận mệnh mình thì họ được lựa chọn, được tự quyết, được kiểm soát nguồn lực kinh tế, phân bổ trách nhiệm gia đình với nam giới, và tự tin trên con đường phát triển Phụ nữ muốn tham gia bình đẳng của cả nữ và nam giới trong mọi lĩnh vưc của cuộc sống
Vì thế, để tiến đến bình đẳng giới thì phải loại bỏ cơ cấu bất bình đẳng hay cải tổ trật tự xã hội thong qua việc mô tả, phân tích, giải thích nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng bị áp bức của phụ nữ đối với việc làm bị trả lương thấp, những công việc không được đánh giá cao, đảm đương quá nhiều công việc nhà,
Trang 4chăm sóc con cái, chăm sóc những thành viên già yếu trong gia đình…và việc thiếu cơ hội bình đẳng được đi học, chăm sóc sức khỏe, và nắm quyền quyết định
- Đối với Việt Nam hiện nay là nước đang trên đà phát triển, trong những năm vừa qua, Việt Nam nhận không ít sự hỗ trợ từ nhiều mặt của các nước trong khu vực và trên thế giới Điều này đã giúp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, thực hiện quyền con người và phát huy vai trò của phụ nữ và nam giới Bên cạnh đó, để phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới và cam kết quốc tế về việc thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ, trong đó có bình đẳng giới Vì thế, Luật BĐG đã trình Quốc hội thong qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007
- Tuy nhiên, hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam chúng ta vẫn còn tồn tại
Cụ thể là tỷ lệ nữ tham chính vẫn còn thấp, tuổi về hưu của phụ nữ vẫn thấp hơn so với nam giới Số ông bố, bà mẹ vẫn thích con trai hơn con gái
V. Một số đề xuất nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Qua việc nghiên cứu thuyết nữ quyền Marxist để từ đó chúng tôi đưa ra một số
đề xuất để góp phần xây dựng bình đẳng giới ở Việt Nam hiệu quả:
- Cần nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống chính sách KT-XH hiện có, kiến nghị việc điều chỉnh xây dựng chính sách mới và phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cần chú ý hơn yếu tố giới và bình đẳng giới vì nó có ý nghĩa quan trọng của một xã hội công dân đang hội nhập vào xu thế toàn cầu và tính hiệu lực cao của Luật bình đẳng giới đã được Quốc Hội thông qua Lưu ý cơ cấu tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc Hội
- Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về Luật bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Kịp thời có những văn bản hướng dẫn về Luật bình đẳng giới
- Các cơ quan Nhà nước hữu quan cần chú ý lồng ghép giới trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật