ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI MÔI TRƯỜNG- Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như ngày nay, kinh tế đang phát triển không ngừng và dẫn theo đó là cả sản xuất và tiêu dù
Trang 1MỤC LỤC
• Phần 1: Toàn cầu hóa, tăng trưởng và môi trường
• Phần 2: Những tranh cãi về thuế các bon
• Phần 3: Tổng kết
Trang 2I ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI MÔI TRƯỜNG
- Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như ngày nay, kinh tế đang phát triển không ngừng và dẫn theo đó là cả sản xuất và tiêu dùng đều dẫn đến những thiệt hại về môi trường như một loại sản phẩm phụ
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội
và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh
tế, v.v trên quy mô toàn cầu
-Những lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu hóa: Kinh tế toàn cầu hóa Công nghiệp Các dịch vụ Đô thị hóa Ngư nghiệp khác Môi trường toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập
và thống nhất
-Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực
-Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho
sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo
- Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải
- Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường
- Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo ch ỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp, ) Do đó, ngoài 20% s ố người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người
Trang 3- Đẩy mạnh tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế Thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ Găn kêt các quốc gia cùng giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu như những căn bệnh hiểm nghèo (lao , AIDS, ung thư…)
Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội
- Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm
- Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn, không chỉ có tác động tích cực mà còn có tác động tiêu cực Sự phát triển kinh tế toàn cầu đã và đang tác động đến môi trường, nhất là ở các nước đang phát triển
-Tác động tiêu cực :
+Đô thị hóa làm tăng dòng người di dân
+Bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng
+Mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân
+ Suy thoái các nguồn tài nguyên: nguồn Công tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nghiệp hóa nguyên khoáng sản( một loại tài nguyên - Đô thị hóa không thể tái sinh)
+ Phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng + Khí thải độc ra từ các khu công nghiệp càng nhiều, gây ô nhiễm không khí
+ Sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa cao làm: khí thải
từ các khu công nhiệp: nước thải từ các khu công nghiệp
-Nguồn nước và môi trường đất, không khí trong NN ngày càng có nguy cơ
ô nhiễm nghiêm trọng do: Nông – Lâm nghiệp
+ Gia tăng các loại chất thải rắn sinh hoạt
+ Nước thải và khí thải từ các chuồng trại gia súc
+ Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học Xâm nhập mặn
và xa mạc hóa tăng do phá rừng
- Thái hóa đất do kỹ thuật tưới tiêu không hợp lý
-Tình trạng phá rừng lấy đất, và gỗ
Trang 4VD: tại Trung Quốc
-Công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người dân thoát khỏi đói nghèo Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng tỷ lệ thuận với tốc độ tàn phá môi trường lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác
-Mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 130% trong giai đoạn 2000-2010 Tháng 1/2013, Bắc Kinh đối mặt với hiện tượng khói bụi nhiều ngày Hiện tượng này người dân gọi là hiện tượng airpocalypse
-Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ khí độc hại trong lớp sương khói bao phủ Bắc Kinh đã vượt xa mức trong giới hạn an toàn Cuối năm đó, ô nhiễm
đã khiến tầm nhìn ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang giảm xuống dưới 50m
-Than đá là thủ phạm chính khiến chất lượng không khí xuống thấp Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất thế giới và chiếm gần một nửa số lượng than tiêu thụ trên toàn cầu Than đá cũng là nguồn gốc của khí thải sulfur dioxide
1 Đường cong Kuznets về môi trường
Đường cong Kuznets (EKC) thường được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường Nó dựa trên giả thuyết
Trang 5mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người
và thước đo của chất lượng môi trường
Hình dạng của đường cong có thể giải thích như sau: khi GDP bình quân đầu người tăng thì dẫn đến môi trường bị suy thoái; tuy nhiên, khi đạt đến một điểm nào đó, thì tăng GDP bình quân đầu người lại làm giảm suy thoái môi trường
Một vài nhận xét về đường cong Kuznets:
• Ở mức thu nhập thấp, việc giảm nhẹ ô nhiễm khó có thể thực hiện được bởi các cá nhân thường có xu hướng sử dụng khoản thu nhập hạn hẹp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của mình
• Khi mức thu nhập đạt đến mức độ nhất định, các cá nhân bắt đầu xem xét đến việc cân nhắc lựa chọn giữa chất lượng môi trường và tiêu dùng, dẫn đến thiệt hại môi trường gia tăng nhưng với tốc độ thấp hơn;
• Sau khi đạt đến ngưỡng chuyển đổi, chi tiêu cho việc xử lý chất thải sẽ tăng cao, bởi vì mỗi cá nhân đều mong muốn cải thiện chất lượng môi trường bằng việc tiêu dùng nhiều hơn và chất lượng môi trường bắt đầu được cải thiện cùng với sự tăng trưởng kinh tế
Các cách giải thích khác về hình dạng của đường cong EKC:
• Tiến bộ công nghệ: Ban đầu các công ty tập trung vào mở rộng sản xuất với mức độ nhanh nhất có thể, nhưng khi công nghệ phát triển thì quá trình sản xuất trở nên sạch hơn và do đó việc sử dụng nguồn lực cũng hiệu quả hơn
• Thay đổi hành vi: Ban đầu xã hội thích mức tiêu dùng cao mà không để ý đến cách thức tiêu dung, tuy nhiên, sau đó đã có sự xem xét nhiều hơn đến các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong đó có môi trường;
• Mô hình tăng trưởng của Lewis: Mô hình phát triển của bất kỳ nền kinh
tế nào đều được đặc trưng bởi mô hình thay đổi của các hoạt động kinh tế + Giai đoạn 1: Xã hội tập trung nguồn tài nguyên cho các lĩnh vực sơ cấp (khai thác, nông nghiệp) để làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
Trang 6+ Giai đoạn 2: Nguồn tài nguyên được chuyển sang cho các lĩnh vực thứ cấp (sản xuất), bởi vì các nhu cầu cơ bản được đáp ứng và việc tiêu thụ nhiều hơn hướng đến các sản phẩm tiêu dùng
+ Giai đoạn 3: Xã hội chuyển từ lĩnh vực thứ cấp sang lĩnh vực thứ 3 (cao cấp hơn - dịch vụ) có đặc trưng là mức độ ô nhiễm rất thấp
Tuy nhiên, mô hình này ít được áp dụng trong thế giới toàn cầu hóa ngày càng cao mà ở đó việc chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 3 có thể diễn ra
là kết quả của quá trình chuyển giao chứ không phải là do sự suy giảm mức
độ ô nhiễm
Mối quan hệ trong đường cong Kuznets về môi trường đầu tiên được quan sát ở một số thành phần ô nhiễm trong không khí (như các hạt lơ lửng và NOx) và ngưỡng chuyển đổi; hoặc các điểm ở xa hơn khi mà tăng GDP bình quân đầu người sẽ dẫn đến sự giảm phát thải – ước tính 5.000 USD Những nghiên cứu sau đó đã ước tính ngưỡng chuyển đổi thường ở mức cao hơn , nhưng tất cả đều cho thấy bằng chứng rằng đường EKC áp dụng cho một tập hợp lớn các biến về môi trường
Các cuộc nghiên cứu mới đây nhất ước tính ngưỡng chuyển đổi ở mức 34.000 USD Theo đó, những nước phát triển tương đối, có thể kỳ vọng đạt tới điểm gây ô nhiễm cao nhất vào giữa thế kỷ này - và hiện tại chỉ 10% đang tiếp cận đến điểm này và sự phát thải của những nước đó sẽ không trở lại mức hiện tại trước khi thế kỷ XXI kết thúc
Mặt khác, chính sách cực đoan của đường EKC hàm ý sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế và tránh các quy định môi trường tốn kém – đặc biệt đối với các nước phát triển đã đạt được ngưỡng chuyển đổi Một số người cho rằng, việc thực hiện sớm các quy định về môi trường chặt chẽ có thể tác động không tốt đến sự tăng trưởng và sẽ làm tăng thiệt hại môi trường trong dài hạn
Tuy nhiên, có nhiều lý do để đưa ra câu hỏi về sự liên quan của các giả thuyết về đường EKC trong việc hoạch định chính sách:
• Thứ nhất, định nghĩa về chất lượng môi trường thường được sử dụng trong các phân tích về đường EKC đều dựa trên một tập hợp giới hạn về các chất gây ô nhiễm Do vậy, các kết luận rút ra từ những phân tích này không được
áp dụng cho tất cả những loại thiệt hại môi trường Ví dụ, không có chứng
Trang 7cớ nào cho thấy quan hệ đường EKC trong Dấu chân sinh thái (Ecological Footprint - phương pháp đo lường tổng hợp những sức ép của loài người tác động lên môi trường), trừ khi việc tiêu thụ năng lượng không được tính trong phương pháp này (Caviglia-Harris et al, 2009) Mối quan hệ Kuznets
về môi trường thể hiện rõ nhất đối với các chất gây ô nhiễm gây ra những ảnh hưởng đáng kể tại địa phương phát thải Mặt khác, những ảnh hưởng từ carbon và các khí nhà kính mang tính toàn cầu và có sự lan tỏa, sự phát thải tiếp tục tăng lên khi tăng thu nhập bình quân đầu người - ngay cả đối với các quốc gia giàu có
• Thứ hai, các bằng chứng kinh tế đưa ra ủng hộ đường EKC được cho là kém tin cậy và thiết thực so với những quan điểm trước đây Ví dụ, việc lựa chọn mô hình sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và ô nhiễm có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân tích
• Thứ ba, sự tồn tại của “hiện tượng trễ” (hysteresis) có thể làm giảm mức độ tương quan của đường EKC tới các chính sách môi trường Đặc biệt, chi phí
để khắc phục thiệt hại và cải thiện chất lượng môi trường khi mà nền kinh tế
đã vượt qua ngưỡng chuyển đổi có thể cao hơn đáng kể so với chi phí phòng ngừa thiệt hại hoặc thực hiện việc giảm nhẹ ô nhiễm trước đó Ví dụ, khi làm sạch dòng sông bị ô nhiễm, ngay từ đầu, chi phí để phòng tránh tình trạng ô nhiễm thấp hơn hẳn chi phí làm sạch phát sinh sau này
• Thứ tư, người ta chỉ ra rằng, những quốc gia với mức độ giàu có như nhau nhưng lại hành động tương đối khác nhau, không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng hoặc có hệ thống của sự hội tụ Ngoài ra, điều này còn cho thấy phần đi xuống của đường EKC chỉ tồn tại trong nền kinh tế mà sự bất bình đẳng ít hơn và phân phối của cải đồng đều một cách tương đối
Do vậy, những bằng chứng về mối quan hệ của đường EKC biểu hiện cho một số quốc gia và một số chất ô nhiễm nhất định, EKC không thể khái quát hoá cho tất cả những loại thiệt hại môi trường trên tất cả các quốc gia cũng như các mức độ thu nhập Hơn nữa, EKC bị hạn chế để dự đoán hiệu quả môi trường khi các nước phát triển
Trang 82 Quan điểm đánh đổi về mối quan hệ giữa kinh tế - môi trường
Có những lý thuyết đánh đổi khác nhau biểu hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường
Lý thuyết giới hạn xem xét khả năng vi phạm ngưỡng môi trường trước khi nền kinh tế đạt tới điểm chuyển đổi EKC Nhà bình luận Arrow và đồng sự (1996) cho thấy nguy cơ của những thay đổi nhỏ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nghĩa là nếu chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế để cải thiện môi trường có thể gây phản tác dụng Chẳng hạn như, trong bối cảnh của sự
đa dạng sinh học, tăng chi phí để bảo tồn đa dạng các loài sẽ không thể tái tạo ra các loài tuyệt chủng Lý thuyết giới hạn định nghĩa mối quan hệ kinh
tế - môi trường về khía cạnh thiệt hại môi trường khi chạm ngưỡng trên mà tại đó sự sản xuất có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế (xem hình dưới đây)
Một lý thuyết khác đặt vấn đề sự tồn tại của ngưỡng chuyển đổi, và xem xét khả năng thiệt hại môi trường sẽ gia tăng khi nền kinh tế phát triển (xem hình 2.2b) Điều này tương tự với “quan điểm những chất độc hại mới” , khi
mà sự phát thải chất gây ô nhiễm hiện tại đang giảm xuống đi kèm với tăng trưởng kinh tế tăng cao, tuy nhiên, những chất gây ô nhiễm mới thay thế cho chúng lại tăng lên
Stern (2004) đề cập đến mối quan hệ có thể xa hơn giữa tăng trưởng kinh tế
và môi trường trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế Cạnh tranh quốc tế ban đầu làm gia tăng thiệt hại môi trường, đạt tới điểm mà các quốc gia phát triển bắt đầu giảm tác động môi trường của họ đồng thời “thuê” các nước nghèo hơn thực hiện các hoạt động gây ô nhiễm Trong trường hợp kịch bản tốt nhất, kết quả thực tế cho thấy tình trạng không cải thiện (hình 2.2c) Mô hình này còn được gọi là “cuộc đua xuống đáy”
Trang 10II NHỮNG TRANH CÃI VỀ THUẾ CACBON
1 Định nghĩa
Thuế cacbon là một loại thuế môi trường đánh vào lượng cacbon của nhiên liệu Đây là một hình thức định giá cacbon Các nguyên tử cacbon có mặt trong mọi nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên) và thải ra khí CO2 (cacbonic) khi được đốt cháy, một trong những khí nhà kính có tác dụng cầm giữ nhiệt lượng trong khí quyển trái đất, không cho thoát ra ngoài
vũ trụ Giới khoa học đã chỉ ra những hậu quả có thể xảy ra ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu nếu quá nhiều khí nhà kính bị sản sinh ra và thải vào bầu khí quyển Vì khí nhà kính được sinh ra do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch có liên quan mật thiết tới hàm lượng cacbon tích chứa trong từng loại nhiên liệu đó, thuế cacbon có thể được đặt ra dựa theo hàm lượng cacbon trong mỗi loại nhiên liệu taị bất cứ khâu nào trong chu trình sản xuất của nhiên liệu đó
2 Quan điểm
-Chính sách này có nội dung giảm thuế thu nhập và lấy phần giảm đó
bù bằng thuế đánh lên các hoạt động có hại cho môi trường
-Tạo ra một "thị trường trung thực", và một thị trường thể hiện sự thực
về môi trường sẽ có tác dụng tái cơ cấu nền kinh tế
-Phản ánh phí tổn xã hội của phát thải cacbon và đưa ra một thông điệp mạnh mẽ nhằm làm giảm hiện tượng này
-Tạo ra sân chơi chung cho các nhà sản xuất, đặt các nhà sản xuất hàng nhập khẩu giá nhà sản xuất nội địa vào cùng một sân chơi khi bán sản phẩm cho người tiêu dùng nội địa khi cả hai đối tượng nhà sản xuất đều bị yêu cầu phải chi trả cho việc xả thải khí nhà kính
b Chỉ trích
-Biện pháp này mang tính bảo hộ lao động vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế ngăn cấm sự phân biệt giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu
-Thuế cacbon chỉ làm giá tăng, gia tăng tỉ lệ thất nghiếp và không giúp ích gì cho môi trường