Văn hóa Mỹ Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ của thế giới, vấn đề nổi lên là làm thế nào để “hội nhập mà không hòa tan”, giữ gìn bản sắcvăn hóa của mỗi quốc gia khi mà toàn
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
I Khái quát về văn hóa Mỹ và Toàn cầu hóa 2
1 Văn hóa Mỹ 2
1.1 Cội nguồn của văn hóa Mỹ 2
1.2 Các thành tựu của văn hóa Mỹ 4
1.3 Đặc điểm văn hóa Mỹ 7
2 Toàn cầu hóa 8
2.1 Khái niệm 8
2.2 Các dấu hiệu của toàn cầu hoá 8
2.3 Tác động của Toàn cầu hóa 9
2.4 Toàn cầu hóa văn hóa 10
2.5 Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa 13
2.6 Toàn cầu hóa ở Việt Nam 13
II Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới Việt Nam trên một số phương diện 16
1 Các phương thức truyền bá văn hóa của Mỹ tới Việt Nam 16
1.1 Thông qua sản phẩm văn hóa 16
1.2 Thông qua hệ thống truyền thông đại chúng 19
1.3 Chính sách văn hóa của chính phủ Mỹ 20
1.4 Thông qua các cơ quan nghiên cứu và đại diện của Mỹ ở Việt Nam 20
2 Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới Việt Nam trong toàn cầu hóa 21
2.1 Văn hóa đảm bảo đời sống 21
2.2 Văn hóa quy phạm 29
III Kết luận 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 2I Khái quát về văn hóa Mỹ và Toàn cầu hóa
1 Văn hóa Mỹ
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ của thế giới, vấn
đề nổi lên là làm thế nào để “hội nhập mà không hòa tan”, giữ gìn bản sắcvăn hóa của mỗi quốc gia khi mà toàn cầu hóa đang tác động nhiều tới từngdân tộc Đây cũng chính là lí do mà ngày nay, nhiều học giả nghiên cứuđang đưa ra quan điểm về một nền “Văn hóa Mỹ” thật sự đang tồn tại vàphát triển mạnh mẽ trên thế giới với những thành tựu và hệ giá trị đặc sắc
mà ai cũng thừa nhận Nước Mỹ là quốc gia đa dạng và phong phú về sắctộc nhưng lại xây dựng cho mình sự thống nhất về những giá trị cơ bản củangười Mỹ, tạo nên một nền văn hóa có sức sống bền bỉ và tích cực, có khảnăng nhân rộng cao
Vậy, văn hóa Mỹ bắt nguồn từ đâu? Hệ giá trị Mỹ là gì? Làm thế nào
để nhận biết được văn hóa Mỹ?
1.1 Cội nguồn của văn hóa Mỹ
Với tính chất đa dạng và phong phú về sắc tộc, nước Mỹ được thế giớiđánh giá là “Quốc gia của mọi quốc gia”1 cho nên văn hóa Mỹ là sự pha trộnnhưng hợp nhất tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới
Góc độ lịch sử lập quốc
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu có chung quan điểmnhư thế Nhìn vào lịch sử lập quốc của Mỹ, có thể dễ dàng chứng minh đượcquan điểm trên Đặc trưng của nước Mỹ là được hình thành từ những ngườinhập cư
Thứ nhất, văn hóa Mỹ có cội nguồn là văn hóa của người dân Tây BanNha Thứ hai, văn hóa Mỹ cũng mang màu sắc của người Pháp Thứ ba, văn
Trang 3hóa Mỹ còn có sự đóng góp của người Hà Lan Thứ tư, phần lớn văn hóa
Mỹ bắt nguồn từ Vương quốc Anh Mặc dù, nước Anh đến xâm thực nước
Mỹ muộn hơn rất nhiều so với các quốc gia kể trên nhưng nước Anh lại làquốc gia tiến hành công cuộc xâm thực Mỹ mạnh mẽ nhất
Như vậy, thông qua quá trình xâm thực của các cường quốc Châu Âutrong lịch sử, có thể nhận định rằng văn hóa Mỹ có cội nguồn bắt rễ từ chínhnền văn hóa Châu Âu Sự xâm thực, lấn chiếm và xây dựng của các quốc giatrên lãnh thổ Mỹ đã tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa Mỹ
Góc độ thành phần dân số
Đến thế kỷ XVII, sau các cuộc xâm thực, đại đa số người dân định cưtới Mỹ là người Anh Năm 1790, cuộc điều tra dân số đầu tiên được tiếnhành trên nước Mỹ cho thấy phần lớn là những người da trắng, đặc biệt làngười gốc Anh chiếm đến 80% số người da trắng2
Như vậy, có thể nói rằng,thứ văn hóa có ảnh hưởng lớn ở Mỹ bắtnguồn lịch sử ban đầu của đất nước này mang đặc tính của tầng lớp trunglưu Tây Âu Chính thứ văn hóa này đã hình thành nên những gì mà về sautrở thành những giá trị truyền thống được A Tocqueville miêu tả vào nhữngnăm 1830: Tự do, sự bình đẳng về cơ hội, và nguyện vọng lao động cật lực
để có mức sống vật chất cao hơn Chính sự áp đảo về dân số, những người
da trắng Châu Âu với quyết tâm định cư lâu dài, họ đã đóng vai trò chủ đạotrong quá trình tạo lập nên những cơ sở kinh tế, chính trị và nhiều giá trị vănhóa mà nước Mỹ sau này đã kế thừa
Góc độ ngôn ngữ
Sự áp đảo về dân số cũng mang đến lợi thế mạnh về sự chi phối ngônngữ Những người định cư da trắng chiếm số đông trong xã hội nước Mỹ đã
Trang 4phổ biến ngôn ngữ của họ, do đó,tiếng Anh đã trở nên phổ biến ở Mỹ Đặcbiệt là vào năm 1889, cơ quan lập pháp Winconsin đã ban hành một văn bảnyêu cầu các trường phải sử dụng tiếng Anh trong công tác giảng dạy Do đó,tiếng Anh đã có sức mạnh lớn và trở thành ngôn ngữ phổ biến, ngôn ngữchính của cư dân Mỹ.
Góc độ tinh thần
Cùng với quá trình đồng hóa về góc độ ngôn ngữ, những người datrắng ở Mỹ đã tiến hành quá trình đồng hóa về mặt tinh thần Cho đến thế kỉXIX, và thậm chí thế kỷ XX, những người nhập cư đến Mỹ đã bị thôi thúc
và thuyết phục tôn trọng những yếu tố quan trọng của nền văn hóa Anh –Tin Lành theo nhiều cách Những người chủ trương đa nguyên văn hóa,những người theo quan điểm đa văn hóa và những người phát ngôn cho cácnhóm dân tộc thiểu số trong thế kỷ XX đã phải đấu tranh chật vật trước xuhướng đồng hóa đó
Suốt trong chiều dài lịch sử nước Mỹ, những người không phải tín đồTin Lành gốc Anglo – Saxon đều trở thành người Mỹ bằng cách tiếp nhậnvăn hóa và các giá trị chính trị của những người Tin Lành gốc Anh trên đất
Mỹ Nước Mỹ được sáng lập như một xã hội Tin Lành với học thuyết Thanh
giáo đã thấm vào xã hội Mỹ vì các Đức Cha hành hương là những ngườiAnh đầu tiên lập nghiệp ở Tân thế giới với hy vọng xây dựng một chế độ xãhội và tôn giáo phù hợp với khát vọng của mình Bắt nguồn từ đạo Tin Lành,học thuyết đó chứa đựng trong mình mọi mầm mống của chủ nghĩa tư bản,
và cũng có thể tìm thấy trong đó nguồn gốc đầu tiên của tính cách Mỹ
1.2 Các thành tựu của văn hóa Mỹ
Văn hóa đại chúng
Trang 5Văn hóa đại chúng là thuật ngữ ám chỉ các loại hình văn hóa được phổbiến với mọi tầng lớp người dân, ai ai cũng có khả năng tiếp xúc và cảmnhận
Văn hóa đại chúng vốn khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó nhanh chónglan rộng và bành trướng sang Châu Âu và phổ cập toàn thế giới Để có đượcsức sống mãnh liệt như thế bởi văn hóa đại chúng của Mỹ hướng vào đốitượng chủ yếu là thế hệ trẻ và phương pháp nghệ thuật chủ yếu là chọn cácchủ đề ăn khách như tình yêu, tình dục… với nghệ thuật thể hiện sao chokhông lên gân dạy đời mà bình dị, gần gũi với thực tế con người phổ thôngnhất, nhưng luôn luôn biến hóa, tạo bất ngờ, hứng thú
Công nghiệp văn hóa: Điện ảnh Hollywood
Nổi tiếng nhất và giữ vai trò quan trọng nhất của công nghiệp văn hóa
ở Mỹ là công nghệ văn hóa giải trí, trong đó 3 ngành then chốt là Điện ảnh(Hollywood), âm nhạc và công viên giải trí (Walt Disney) Đặc biệt là Điệnảnh Hollywood đã được Nhà Trắng tuyên bố rằng đó là một “ngành côngnghiệp then chốt”
Trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh Hollywood đạt được những thànhtựu vô cùng vĩ đại, vượt ra ngoài sức ảnh hưởng đơn thuần của một ngànhcông nghệ văn hóa giải trí bởi ở Mỹ, điện ảnh chính là công cụ hữu hiệu đãlồng ghép mục tiêu chính trị một cách tinh vi dưới các hình tượng nghệthuật, khiến cho chính trị Mỹ đạt được sự phổ quát một cách tự nhiên, dễdàng đến với nhân dân thế giới mà không hề khiên cưỡng Từ đó, hệ giá trị
Mỹ được truyền bá rỗng rãi không chỉ ở Mỹ mà đã vượt ra khỏi biên giớiđến với các quốc gia khác trên thế giới
Không chỉ thành công trong nghệ thuật làm phim, điện ảnh Mỹ đã gặthái được nhiều thành công vang dội cả trong nước và quốc tế nhờ thu hút
Trang 6được những tài năng tuyệt với trong chế tác kịch bản , đạo diễn và diễn xuất
từ khắp nơi trên thế giới, nhất là từ Châu Âu Hollywood không đơn thuần làkinh đô của nước Mỹ mà nó hoạt động giống như một cộng đồng quốc tế,được các thương gia nhập cư xây dựng nên và sử dụng tài năng của các diễnviên, các nhà đạo diễn, các nhà văn, các nhà làm phim và các biên tập viên,soạn giả, các nhà thiết kế thời trang trên toàn thế giới Cho đến thế kỉ XX,Hollywood đã trở thành kinh đô văn hóa của thế giới hiện đại Hollywood làmột công xưởng văn hóa quốc tế hóa chứ không đơn thuần do công dân Mỹđảm nhiệm Nhưng dù thế nào thì nước Mỹ cũng đã gặt hái được nhữngthành quả nhất định bởi Hollywood đang mang trong mình tinh thần của hệgiá trị Mỹ, văn hóa Mỹ ra quảng bá khắp toàn cầu
Thành tựu giáo dục và khoa học
Nét văn hóa đặc trưng kiểu Mỹ đã gặt hái được những thành tựu rõ néttrong lĩnh vực giáo dục và khoa học khi mà nước Mỹ là cái nôi sinh ra vànuôi dưỡng, ươm mầm và kết trái của biết bao thiên tài thế giới Trong danhsách 100 thiên tài đương đại trên mọi lĩnh vực của công ty tư vấn toàn cầuCreators Synectics (Anh) thì có đến gần một nửa trong số đó là người Mỹ3.Điều đó cho thấy nền giáo dục đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học của
Mỹ là rất tốt Vũ khí ghê gớm của tiến bộ khoa học công nghệ của Mỹ chính
là hệ thống đào tạo bậc cao bởi đối với người Mỹ, đó là “ngành công nghiệphạng nhất” Đào tạo chất xám con người luôn là mục tiêu hàng đầu của xãhội Mỹ
Giáo dục là lĩnh vực cho thấy rõ ràng nhất khả năng tự đổi mới củangười dân Mỹ Uy tín về thành công của các trường đại học của Mỹ đềuđược khẳng định qua các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng khác nhau trên thế
Trang 7giới Theo xếp hàng về tiêu chí định lượng của các nhà nghiên cứu TrungQuốc, 8/10 trường đại học hàng đầu thế giới là của Mỹ theo tiêu chí địnhtính của tổ chức nghiên cứu thuộc tờ báo Time trụ sở tại London thì tỷ lệ đó
là 7/10 Các nghiên cứu khác cũng đưa ra những kết quả tương tự Nước Mỹcũng sở hữu 42-68% trong tổng số 50 trường đại học hàng đầu thế giới
Lĩnh vực giáo dục và khoa học của Mỹ đã được khẳng định và đánhgiá cao trên thế giới không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng Điều đó là
có thể hiểu được vì nước Mỹ đã đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoanhững quan tâm đúng mức, biết định hướng và phát triển khoa học Sự đầu
tư lớn về vật chất và ngân sách, sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu vàdoanh thương là những nhân tố chính quyết định sự tiến lên ngày càng thịnhvượng của nền giáo dực Mỹ
1.3 Đặc điểm văn hóa Mỹ
Văn hóa Mỹ được thế giới đánh giá cao bởi tính cởi mở, sẵn sàng sửađổi và không ngừng hoàn thiện cho phù hợp với thực tế xã hội Tuy nhiên,cho dù có dễ dãi, có thoải mái hay có phần phóng khoáng thì văn hóa Mỹvẫn xoay quanh một trục các đặc điểm nổi trội, bao gồm:
Chủ nghĩa cá nhân và sự tự lập
Niềm tin tôn giáo của đạo Tin Lành
Giấc mơ Mỹ: Sự bình đẳng về cơ hội và sự cạnh tranh
Thành đạt về vật chất và cần cù lao động
Tính táo bạo, chấp nhận rùi ro và năng lực sáng tạo
Cá tính sáng tạo trong văn chương, nghệ thuật
Tính thẳng thắn và quyết đoán
Mức độ sâu sắc vừa phải của các mối quan hệ
Chính những đặc điểm cơ bản nêu trên là xương sống của nền văn hóa
Mỹ, là gốc rễ của mọi hành động của người dân nơi đây Trải qua biết bao
Trang 8thăng trầm biến cố của quan hệ quốc tế, người dân Mỹ không ngừng vươnlên làm chủ thế giới nhưng không bao giờ đi chệch quỹ đạo của những đặcđiểm văn hóa nêu trên Họ sẵn sàng chấp nhận, tiếp thu và học tập những cáimới mẻ để hoàn thiện chính minh nhưng theo cách của Mỹ Đó là luôn luônlàm mới mình mà không quên đi cội nguồn vấn đề, luôn luôn ứng dụng cáimới cái hay nhưng không đánh mất chính mình
2 Toàn cầu hóa
2.1 Khái niệm
Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950 và được chínhthức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20 (sau chiến tranhlạnh)
Toàn cầu hóa là tổng thể đa chiều của các quá trình mở rộng tác độngđến phạm vi toàn cầu của các hiện tượng trong đời sống xã hội và cá nhân(kinh tế, chính trị, văn hóa…) tạo nên phức thể toàn cầu có điều tiết của cácquan hệ xã hội Toàn cầu hóa là quá trình đa chiều/đa hệ: gồm cả kinh tế,chính trị - an ninh và văn hóa
2.2 Các dấu hiệu của toàn cầu hoá
Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởngkinh tế thế giới
Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nướcngoài
Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng cáccông nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu cácvăn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo
Trang 9 Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con ngườichú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nónglên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mứcsống ở các nước nghèo.
Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xuhướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạngvăn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hánhoá của văn hoá
Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thôngqua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức nhưWTO và OPEC
Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMFchuyên xử lý các giao dịch quốc tế
Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; ví dụ: luật bản quyền
2.3 Tác động của Toàn cầu hóa
Về văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhânhay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa rõ ràng Toàn cầuhoá sẽ tạo ra:
Trang 10 Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền vănhoá và văn minh khác nhau Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn vềthế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ cácnguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận
dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá
Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng
chảy thương mại và văn hoá mạnh Trên thực tế, thông tin tạo ra
chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là
phương Tây có thể tạo ra thông tin đưa đến dân chúng Sự độc quyềntrong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự “Mỹhoá” thế giới
2.4 Toàn cầu hóa văn hóa
Toàn cầu hóa văn hóa là toàn bộ các quá trình mở rộng phạm vi vậndụng các yếu tố chuẩn mực, giá trị, tri thức và lối sống của các nền văn hóa,khiến chúng trở thành các chuẩn mực, giá trị, tri thức và lối sống phổ quátcủa nhân loại
Đặc điểm của toàn cầu hóa văn hóa ngày nay:
Toàn cầu hóa văn hóa giống với toàn cầu hóa kinh tế và chính trị, đều
dựa trên những tiền đề chung như: hệ thống công nghệ viễn thông siêu tốc,
sự xóa bỏ nhiều rào cản quốc gia quan trọng về chính trị và kinh tế, quá trình
cá nhân hóa truyền thông và lao động Nhưng toàn cầu hóa văn hóa còn dựatrên những tiền đề riêng của văn hóa như việc hình thành một ngôn ngữ giaotiếp chung là tiếng Anh, mức độ đồng đều tương đối của tri thức nhận đượcqua giáo dục, sự thống nhất tương đối về ý chí và nhận thức của các quốc
Trang 11gia về vận mệnh chung của nhân loại…Đời sống văn hóa của người dân trênthế giới với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin và truyền thông đã vàđang trở nên sôi động, đa dạng, đa hướng, đa tầng, không thể kiểm soátđược.
Đặc điểm quan trọng khác về văn hóa của kỷ nguyên toàn cầu hóa giai
đoạn hiện nay là sự tràn sang nhau của các lĩnh vực văn hóa, chính trị và
kinh tế Nhiều khi khó có thể phân biệt được một sự kiện là sự kiện văn hóa,
chính trị hay kinh tế Ví dụ: các đại hội thể thao thế giới Olympia, các cuộcthi hoa hậu trên thế giới…
Có thể thấy, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay, văn hóa khôngcòn thuần túy là văn hóa nữa, vì chính trị và kinh tế nhiều khi cũng đều phảimượn trang phục và son phấn của văn hóa Việc phân phối trên quy mô toàncầu các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa quốc tế sẽ tạo ra quá trình đồng nhấthóa các giá trị, thói quen và lối sống của các dân tộc Điều đó cho thấy tácđộng to lớn và bền lâu của văn hóa trong đời sống nhân loại ở kỷ nguyêntoàn cầu hóa
Các yếu tố văn hóa được toàn cầu hóa:
Cả hai loại yếu tố văn hóa – văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đều
có khả năng được toàn cầu hóa Chúng đều có thể chuyển di từ nơi này sangnơi khác, lan tỏa khắp toàn cầu Tuy nhiên, những yếu tố phi vật thể như hệgiá trị, niềm tin tôn giáo, tư duy nghệ thuật, lối sống…dù lan truyền chậmchạp nhưng bao giờ cũng có sức sống bền lâu, vì chúng làm thành tố chấttinh thần của con người và thông qua giáo dục mà được lưu truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác Mặt khác, chỉ những giá trịvăn hóa nào có khả năng phổ cập nhanh, mang tính đại chúng và mang lại
Trang 12hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội hay tăng cường liên kết xã hội thì yếu
tố văn hóa đó mới có thể toàn cầu hóa mạnh mẽ được và trở thành tài sảnchung của nhân loại Do vậy, người ta thấy các sản phẩm công nghệ, trangphục, món ăn, phương tiện di chuyển và thông tin, kỹ năng quản trị, ý thứctôn giáo nhất thần…được phổ biến nhanh nhất Còn các yếu tố đặc trưnghọc, các nét đặc thù trong lối sống các dân tộc thì rất khó truyền bá
Cách thức toàn cầu hóa các yếu tố văn hóa:
Toàn cầu hóa văn hóa bằng con đường bạo lực quân sự: đó là quátrình bành trướng văn hóa phương Tây tới các khu vực châu Á, châuPhi và Mỹ Latinh bằng chiến tranh
Toàn cầu hóa văn hóa bằng con đường hợp tác, giao lưu kinh tế vàthương mại: Đây là cách thức chủ đạo để các nước có nền kinh tế pháttriển truyền bá các giá trị văn hóa của mình ra nước ngoài Các nướcnhỏ và chưa thật phát triển cũng có thể toàn cầu hóa các yếu tố vănhóa của mình theo con đường nàỳ (thông qua các sản phẩm chất lượngcao, giá cả phù hợp, thông qua người đại diện của họ trong các công
ty đa quốc gia tại nước kia)
Truyền bá văn hóa thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục bằng cáchthành lập các trường học hay trung tâm đào tạo tại các nước; truyền bángôn ngữ, giới thiệu các tác phẩm hay văn nghệ sĩ, tinh hoa văn hóanghệ thuật nước mình ở các nước ngoài
Truyền bá văn hóa nước mình thông qua các chính sách ngoại giaovăn hoác, chẳng hạn các chính sách trao đổi các đoàn nghệ thuật,thành lập các quỹ hay tổ chức phi chính phủ có đại diện ở nhiều nước,cung cấp các khoản tài trợ cho các dự án đối thoại, nghiên cứu và triểnkhai ở các địa bàn nước sở tại, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa và sựhiểu biết giữa các quốc gia
Trang 13 Truyền bá văn hóa bằng con đường gián tiếp
Toàn cầu hóa văn hóa bằng các tuyên bố chính trị và như internet,truyền hình, truyền thanh, báo chí, ấn phẩm, dịch thuật, sách vở…ngoại giao của các nhà nước
2.5 Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa
Về mặt tư tưởng ý thức hệ: Ngày nay tất cả các xã hội đều lấy lợi íchkinh tế quốc gia và quyền tự do cá nhân làm động lực phát triển, sự đối đầu
và xung đột ý thức hệ giai cấp và chủ nghĩa tập thể mơ hồ đều bị đặt thànhvấn đề Cái gọi là “chủ nghĩa quốc tế cũng không còn mấy ý nghĩa
Về mặt cấu trúc xã hội văn minh: hầu hết các quốc gia đều xây dựngcác thể chế theo mô hình nhà nước dân chủ hiện đại phương Tây “tam quyềnphân lập” với nghị viện và đảng chính trị, chính phủ hành pháp, hệ thống tưpháp độc lập Xã hội dân sự cũng phát triển ở những mức độ khác nhau
Về tôn giáo: trên thế giới ngày nay chỉ tập trung vào 4 tôn giáo lớn làThiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn giáo và Khổng giáo
Về hệ giá trị: ý thức về quyền và lợi ích cá nhân, về nhân quyền vàdân chủ ngày càng được đề cao
Về các công cụ giao tiếp: các công cụ thông tin liên lạc và giao thônghiện đại, tốc độ cao, sức tải rất lớn và luôn đổi mới nâng cao tính hiệu quả,công cụ ngôn ngữ thì có tiếng Anh Về mặt chữ viết thì chủ yếu sử dụng hệchữ cái Latinh
2.6 Toàn cầu hóa ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khuvực và thế giới từ năm 1986 Ở Việt Nam trong thời kỳ mới, Đảng Cộng sảnchủ trương Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả” các nước trong cộng đồngquốc tế, “chủ động hội nhập” kinh tế quốc tế Vì vậy, mọi biến đổi của nền
Trang 14kinh tế thế giới, từ tích cực đến tiêu cực, đều ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam
ở những mức độ và góc độ khác nhau
Những biến đổi của nền kinh tế thế giới tác động đến quan hệ giaicấp, hệ tư tưởng, văn hoá ở Việt Nam bằng hai cách - trực tiếp và gián tiếp.Tác động trực tiếp là, cùng với quá trình xâm nhập của nền kinh tế thế giới,
hệ tư tưởng ngoài mác-xít và nền văn hoá của các nước cùng du nhập vàoViệt Nam, tác động thẳng đến các mối quan hệ xã hội, hệ tư tưởng và vănhoá ở Việt Nam Tác động gián tiếp là những tác động thông qua kinh tế:Nền kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam; nền kinh tế ViệtNam lại ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội, hệ tư tưởng và văn hoá ở ViệtNam
Từ khi Việt Nam mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, quan hệ giai cấp
có nhiều biến đổi lớn Trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo cũng như sự
chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng Sự chênh lệch đó diễn ra
ở mọi phương diện: Giữa thành thị và nông thôn; giữa đồng bằng và miềnnúi; công nhân và nông dân; giữa công nhân xí nghiệp trong nước và côngnhân xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giữa công nhân xí nghiệp nhànước và công nhân xí nghiệp tư nhân; giữa chủ doanh nghiệp và người làmcông Ở từng địa phương, sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo cókhi rất lớn; cá biệt tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần Sự chênh lệchnày do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chính đáng và nguyên nhânkhông chính đáng, nhưng suy đến cùng, nó là hệ quả tất yếu của toàn cầuhoá kinh tế
Toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá kinh tế, đã tác động đến hệ tưtưởng ở Việt Nam trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực Tác độngtích cực là: do giao lưu quốc tế được mở rộng, người Việt Nam nhận thấy rõ
Trang 15hơn bản chất của chủ nghĩa tư bản, với tất cả những mặt tích cực và nhữngmâu thuẫn không thể khắc phục.
Tuy nhiên, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế cùng với việc pháttriển nền kinh tế thị trường của đất nước đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng
ở không ít người Những tác động đó cùng với một số hiện tượng tiêu cựctrong xã hội đã làm cho một số người không được học tập chủ nghĩa Mác-Lê-nin một cách hệ thống, không nắm vững bản chất khoa học và cách mạngcủa lý luận này hoặc không vững vàng về tư tưởng, tỏ ra hoang mang, daođộng, giảm niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào lý tưởng xã hội chủnghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầucũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa Cùng với việc phụchồi, phát huy các giá trị văn hoá, nhiều khu phố cổ, nhiều bản làng vớinhững nhà sàn, nhà rông, “văn hoá cồng chiêng” của đồng bào các dân tộcthiểu số được duy trì và phát triển
Mặt khác, giao lưu quốc tế được mở rộng, nền văn hoá Việt Nam cóđiều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trởnên đa dạng, phong phú Điều dễ nhận thấy là, trong bất kỳ thời đại nào, sựphát triển khép kín tất yếu sẽ làm cho nền văn hoá trở nên khô cằn
Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây
ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như: một bộ phậngiới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống; Một số giá trị vănhoá truyền thống không được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán
để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một; Không ítgia đình, phá bỏ quan hệ truyền thống tốt đẹp; bị quan niệm sống thực dụng,tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ,rạn nứt; Một số người thay đổi nhanh chóng lối sống: đang là người cần cù,
Trang 16chịu khó, khoan dung, độ lượng, chân thật, bỗng dưng trở thành kẻ thamlam, ích kỷ, coi thường danh dự của tập thể, cộng đồng, thậm chí của cả bảnthân, chỉ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu cá nhân đầy tính vụlợi…
Sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với xã hội Việt Nam là mạnh
mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới Đó là những tác độngkhông tránh khỏi trong quá trình “đau đẻ” của lịch sử xã hội loài người trướckhi bước vào xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa thực sự
Do bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hộinên xã hội Việt Nam không thể không trải qua những bước đi ban đầu củanền kinh tế thị trường Đồng thời, trong bối cảnh mới, toàn cầu hoá kinh tếlại đem đến cho xã hội Việt Nam những ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bảnthời kỳ cuối Sự tác động hỗn hợp của những yếu tố này đã tạo ra nhữnghiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội Đó là cái khiến cho toàn cầu hoákinh tế đối với Việt Nam vừa là thời cơ, vừa là thách thức Song, với bề dàycủa lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhândân Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng nắm vững thời cơ, vượt qua tháchthức; khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế để tạo
ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó Do đó, sự nghiệp cáchmạng Việt Nam vẫn có đầy đủ những điều kiện cơ bản để giành thắng lợitrong một thế giới đầy biến động hiện nay
II Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ tới Việt Nam trên một số phương
diện
1 Các phương thức truyền bá văn hóa của Mỹ tới Việt Nam
1.1 Thông qua sản phẩm văn hóa
Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việctruyền bá văn hóa của một quốc gia ra thế giới không còn là điều mới mẻ
Trang 17Không chỉ tới giai đoạn toàn cầu hóa mới có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa
mà trong những giai đoạn trước cũng đã xuất hiện, nhưng chỉ có tới giaiđoạn toàn cầu hóa quá trình này mới càng diễn ra mạnh mẽ
Ở Mỹ, văn hóa là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợinhuận khổng lồ, trở thành một ngành công nghiệp quan trọng có đóng gớp tolớn cho nền kinh tế Mỹ Văn hóa Mỹ được truyền bá tới Việt Nam chủ yếubằng các sản phẩm văn hóa Các kênh công cụ để truyền bá văn hóa mỹ tạiViệt Nam chủ yếu là:
Điện ảnh
Phim Mỹ là niềm đam mê của mọi tầng lớp mọi lứa tuổi trên thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng Trẻ em bị mê hoặc bởi chú vịt Donal ngộnghĩnh, chuột Mickey đáng yêu, búp bê Barbie hay gần đây là Gấu trúcPo… Giới trẻ thì phát cuồng với những bộ phim bom tấn như Harry Poter,Avatar và hàng trăm bộ phim khác nữa Phân chia như vậy cũng chỉ là mangtính tương đối bởi có một điều lạ lùng ở điện ảnh Mỹ, đó là các phim luônđáp ứng được thị hiếu của những người cùng chung sở thích hơn là đáp ứngchỉ một nhóm tuổi Ví dụ như phim Việt Nam, chẳng mấy khi một đứa trẻngồi xem phim hình sự trong khi lại có thể dán mắt vào những pha hànhđộng nghẹt thở trong phim Mỹ Hay như là phim cho độ tuổi thanh thiếuniên ở Việt Nam, những bậc làm cha làm mẹ có thể cố gắng xem để cố hiểurằng giới trẻ ngày nay đã thay đổi thế nào thì họ rất vui thích khi xem một
bộ phim hoạt hình của Mỹ… Những bộ phim ấy, những nhân vật trong đó,hành động của nhân vật trong phim, các thói quen, cách hành xử đều thểhiện văn hóa Mỹ, con người Mỹ cho nên có thể nói rằng, điện ảnh là kênhcông cụ đắc lực để truyền bá văn hóa Mỹ vào Việt Nam trong bối cảnh toàncầu hóa
Trang 18Nước Mỹ cũng đã và đang nỗ lực tìm kiếm những cách thức quảng bámới trong tình hình các cuộc cạnh tranh giữa điện ảnh Mỹ và các nền điệnảnh mới nổi khác đang ngày càng trở nên gay gắt.
Một trong những điểm đặc biệt của phim Mỹ đó là việc chỉ trích vàtranh luận cởi mở đối với các vấn đề nhạy cảm, ngay cả với chính phủ Mỹcũng là một việc hoàn toàn hợp pháp Ngoài những đề tài nóng và gây tranhluận, công chúng Mỹ và thế giới cũng được thưởng thức nhiều bộ phim hàngbom tấn, mang tính giải trí cao và mang về doanh thu hàng tỉ đô la (HarryPotter, Star Wars, Titanic, Avatar…) Các sản phẩm phim ảnh của Mỹ cũngchiếm lĩnh công nghệ điện ảnh thế giới Hầu hết những phim có kỹ thuậtcao, yêu cầu kỹ xảo chuyên nghiệp đều được thực hiện ở Mỹ, hoặc nhờ côngnghệ của Mỹ Không khó khăn gì với việc nhận diện những mẫu người quenthuộc trong phim Mỹ trong việc xây dựng nền dân chủ, công bằng, tính chất
cá nhân được khẳng định, thêm vào đó là tính bạo lực đang ngày càng đượcthể hiện công khai và thường xuyên hơn
Âm nhạc đại chúng
Ngoài những thể loại âm nhạc cổ truyền và được truyền bá rộng rãi từtrước đây như Blues, Jazz, nhạc đồng quê, pop hay rock and roll vẫn thu hútmột số lượng người nghe không nhỏ thì gần đây, nhất là từ những năm cuốithập niên 90 của thế kỷ XX, hai loại mới là punk và hip-hop đang ngày càngchứng tỏ ưu thế của mình đối với những người trẻ Nhiều thần tượng âmnhạc đã trở nên quen thuộc với người nghe nhạc trên thế giới những nămgần đây như Michael Jackson, Madonna, JayZ… qua những bài hát đượcphủ sóng toàn cầu và dần trở thành những cái tên huyền thoại Dần dầnnhững dòng nhạc này đang đe dọa thay thế những dòng nhạc cổ truyền củacác nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á