Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
259,3 KB
Nội dung
MỤC LỤC Lời giới thiệu 2 Nội dung 3 PHẦN 1: TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP 3 I. Khái quát Toàn cầu hóa 3 II. Toàn cầu hóa tác động đến môi trường Chính trị - Luật pháp của Thái Lan 4 1. Tình hình Chính trị - Luật pháp chung trước khi có ảnh hưởng của Toàn cầu hóa 5 2. Những thay đổi do Toàn cầu hóa tác động 5 III. Toàn cầu hóa tác động đến môi trường Chính trị - Luật pháp của Đài Loan 8 1. Tình hình Chính trị - Luật pháp chung trước khi có ảnh hưởng của Toàn cầu hóa 9 2. Những thay đổi do Toàn cầu hóa tác động 10 Kết luận chung về sự khác biệt môi trường Chính trị - Luật pháp giữa 2 quốc gia 16 PHẦN 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH DOANH QUỐC TẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA 20 I. Cơ hội và thách thức đối với kinh doanh quốc tế 20 II. Lựa chọn nơi đầu tư 25 III. Ví dụ minh họa 28 Phụ lục 30 Lời giới thiệu Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 2 Trước trào lưu hội nhập quốc tế - toàn cầu hóa, việc đầu tư tại chính quốc hay xuyên quốc gia đều có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít các khó khăn và thách thức. Để việc đầu tư được sinh lợi hay một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất đó là Chính trị và Luật pháp. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không, vì cho dù doanh nghiệp đặt tại đâu cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống Chính trị - Luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 3 Phần 1: TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP I. KHÁI QUÁT TOÀN CẦU HÓA: 1. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa diễn tả sự thống nhất ngày càng tăng của trật tự kinh tế thế giới thông qua việc giảm các rào cản thương mại quốc tế như thuế, lệ phí xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Mục đích là để làm tăng của cải vật chất, hàng hoá và dịch vụ thông qua sự phân chia lao động quốc tế bởi hiệu quả xúc tác quan hệ quốc tế, chuyên môn và cạnh tranh. Đó là quá trình kết nối các nền kinh tế khu vực, xã hội, và văn hóa thông qua truyền thông, giao thông vận tải và thương mại. Định nghĩa theo một cách khách quan nhất, Toàn cầu hóa là sự hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế, là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân thông qua thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng vốn, di cư, sự phát triển của công nghệ, và sự hiện diện quân sự. Sự phụ thuộc này đang được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các yếu tố kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, chính trị, và sinh học 2. Tác động của Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh kinh tế, tự nhiên, văn hóa, xã hội và chính trị. Trong phạm vi của bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ đi sâu và nghiên cứu sự tác động của Toàn cầu hóa đến môi trường Chính trị - Luật pháp của 1 quốc gia. Vậy Toàn cầu hóa có ảnh hưởng như thế nào đối với Chính trị - Luật pháp của 1 quốc gia? • Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia. • Chính trị - Luật pháp của một quốc gia không đủ sâu sát để giải quyết được những vấn đề liên quan đến quốc tế. • Sự lệ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế, thương mại dồn các quốc gia vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả, thậm chí cả các sự cố về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào đó trên thế giới. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 4 Từ đó, Toàn cầu hóa mang lại những cơ hội và thách thức với một quốc gia như sau: CƠ HỘI THÁCH THỨC - Mối quan hệ hợp tác đa phương, song phương của các quốc gia gia tăng và cải thiện tạo tiền đề cho nền chính trị ổn định. - Tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, khuyến khích hợp tác cùng phát triển. - Pháp luật của một quốc gia được hoàn thiện hơn nhờ học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. - Đề ra giải pháp cho những tác động can thiệp mạnh bạo về các vấn đề trong nước. - Đòi hỏi mở rộng và dân chủ hóa tổ chức và cơ chế họat động của các tổ chức kinh tế và chính trị quốc tế về khu vực. -Các quốc gia cần hòan thiện và minh bạch hệ thống chính trị và luật pháp để phù hợp với sân chơi này. - Tìm ra giải pháp xây dựng và củng cố hệ thống chính trị và luật pháp, tài phán chung phù hợp yêu cầu để phát triển thương mại, để nắm bắt được cơ hội phát triển kinh tế. II. TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP CỦA THÁI LAN: Sơ nét về Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia thuộc trong khu vực Đông Nam Á, xung quanh giáp với Lào, Myannma, Campuchia, Malaysia. Với: Diện tích 513.000 km 2 _ lớn thứ 50 trên thế giới. Dân số khoảng 64 triệu người _ đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa, 3% là người Mã Lai, còn lại là nhóm dân tộc thiểu số. Tỉ lệ người theo Phật giáo chiếm 95% (Quốc Giáo), Hồi giáo chiếm 4,6% và Công giáo Roma chiếm 0,7%. Thể chế nhà nước: Quân chủ lập hiến. Cơ cấu các cơ quan quyền lực: - Nguyên thủ quốc gia: Vua _ được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. - Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. - Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. 1. Tình hình Chính trị - Luật pháp chung trước khi có ảnh hưởng của Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 5 Theo quy định của Hiến pháp Thái Lan, nhà Vua vẫn là nguyên thủ quốc gia, theo chế độ kế vị và nắm giữ quyền bổ nhiệm Thủ tướng. Trên thực tế, do ảnh hưởng của uy tín và giành được sự tôn trọng của người dân nên quyền lực của nhà Vua còn lớn hơn so với quy định của Hiến Pháp. Thái Lan có một đặc điểm quan trọng khác với nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới là đất nước này không phải trải qua thời kỳ thuộc địa của phương Tây. Thể chế hành chính Nhà nước Thái Lan chuyển từ chế độ Quân chủ chuyên chế với quyền lực tối thượng nằm trong tay nhà Vua sang chế độ Quân chủ lập hiến kể từ năm 1932. Với một lịch sử đầy biến động chính trị, từ năm 1932, Thái Lan đã trải qua 18 cuộc đảo chính quân sự. 2. Những thay đổi do Toàn cầu hóa tác động: Chính trị: - Trong thập niên của những năm 1990, Thái Lan tiếp xúc nhiều hơn với các lực lượng toàn cầu. Từ 1997 - 1998 cuộc khủng hoảng kinh tế có nguồn gốc nằm trong tự do hóa tài chính của đất nước và do tiếp xúc nhiều hơn với các dòng vốn quốc tế lập dị, kết quả là Thái Lan mất chủ quyền kinh tế Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chuyển giao tài sản vốn đáng kể vào tay nước ngoài. - Tiến hành việc tinh giản bộ máy hành chính thông qua các cuộc cải cách khu vực công năm 1992. Thể chế hành chính được cải cách theo hướng hiện đại, và yêu cầu xây dựng một đội ngũ công chức chuyên môn hóa cao và trong sạch, trong đó Chính phủ đóng vai trò ủng hộ, xúc tác, thúc đẩy, hơn là vai trò kiểm soát hành chính, cho nên thể chế được cải cách nhiều hướng phân quyền, tư nhân hóa, phi quy chế hóa. - Bên cạnh đó, Thái Lan có những tiến bộ đáng kể trong dân chủ, đáng chú ý nhất là thông qua Hiến pháp năm 1997. Hiến pháp 1997 đã chứng minh hiệu quả của nó trong việc cung cấp minh bạch và trách nhiệm lớn hơn cũng như tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình chính trị. - Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước láng giềng nước Campuchia, Lào, Myanmar và Malaysia là một ưu tiên cấp bách về chính sách đối ngoại của Thái Lan. Với chính sách ngoại giao của là "ngoại giao cây sậy", Thái Lan sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác đề đem lợi về cho mình. Ví dụ: Có thể thấy rõ chủ trương này trong việc đàm phán FTA với Trung Quốc: Do Trung Quốc là một thị trường mới nổi tiềm năng, dự kiến có thể mở rộng được thương mại đáng kể của quốc gia, Thái Lan rất nhiệt tình trong vấn đề đàm phán này hơn so với các nước thành viên ASEAN khác và đồng thời vào năm 2008, chính quyền địa phương cũng thiết lập các hàng rào phi thuế quan khác nhau trong khu vực ASEAN. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 6 Luật pháp: • LUẬT LỆ: - Hai trong số các đặc quyền quan trọng nhất được cung cấp bởi BOI cho các dự án thúc đẩy là: Quyền ưu đãi thuế như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn hoặc giảm thuế đối với máy móc nhập khẩu và miễn, giảm thuế quan nhập khẩu nguyên vật liệu thô. Phi thuế đặc quyền như được phép sở hữu đất đai, cho phép thuê mướn chuyên gia nước ngoài để làm việc trên các dự án cấp bách, miễn về sở hữu nước ngoài của các công ty và miễn giấy phép lao động và các quy định thị thực. - Theo “Wolrd News”, chính phủ Thái Lan có kế hoạch giảm các ưu đãi đầu tư (BOI) để thúc đẩy đầu tư , mặc dù quyết định giảm thuế thu nhập hợp pháp, nhưng Chính phủ cần xem xét đầy đủ. - Về việc bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ tại Thái Lan cũng được xem trọng, thông qua 3 quy chế chính: Đạo luật Bằng sang chế 2522 (năm 1979), Đạo luật Bản quyền 2537 (năm 1994) và Đạo luật Nhãn hiệu hàng hóa 2534 (năm 1991). Vì pháp luật Thái Lan xem hành vi vi phạm thương hiệu như là một tội chống lại Nhà nước nên sẽ bị truy tố theo dân sự và hình sự. - Về vấn đề chống tham nhũng tại Thái Lan đều được dựa vào nền tảng từ Đạo luật của Bộ luật Hình sự BE 2499 và 2502. Khung án cao nhất cho tội tham nhũng tại đây là tử hình. Mặc dù pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Thái Lan được xem là mạnh mẽ (theo Global Inteqrity 2007) nhưng không bao hàm hết các vấn đề về hối lộ quan chức nước ngoài hoặc tham nhũng trong kinh doanh. - Pháp luật Thái Lan hiện nay quy định quyền sở hữu nước ngoài trong các công ty cung cấp các dịch vụ cơ bản không được vượt quá 50%, trong khi quyền sở hữu nước ngoài trong các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng không được vượt quá 40% và người nước ngoài đều bị cấm hành nghề luật sư ở Thái Lan. Trong một số trường hợp, luật sư nước ngoài có thể hành động trong một năng lực tư vấn. - Xây dựng không có trong danh sách khuyến khích đầu tư. Để đăng ký và bắt đầu hoạt động kinh doanh ở Thái Lan, các nhà thầu nước ngoài cần thiết liên doanh với các công ty địa phương với quyền sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%. Có những hạn chế nghiêm ngặt về các cán bộ quản lý đưa vào bởi các nhà thầu nước ngoài vì ngoại trừ đấu thầu quốc tế, Thái Lan không công nhận kỹ thuật thực hiện của nhà thầu nước ngoài không thuộc kiểm soát của mình. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 7 • RÀO CẢN THƯƠNG MẠI: - Về vấn đề Thuế (số liệu năm 2010): Thuế thu nhập cá nhân: Quốc gia Hạng (tổng số 127 nước khảo sát) Tỷ lệ thuế áp dụng tối đa Trung bình thế giới Sự khác biệt Paraguay 1 10% 32,5% - 22,5% Macau 4 12% -20,5% Thái Lan 82 37% + 4,5% Trung Quốc 102 45% + 12,5% Cameroun 119 60% + 27,5% Tuy nhiên, tại Thái Lan, tỷ lệ tối đa là 37% chỉ áp dụng cho các cá nhân có thu nhập vượt quá 4.000.000 THB (120.000 USD), còn các cá nhân có thu nhập ít hơn 12.500 THB mỗi tháng sẽ không phải trả tiền thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Quốc gia Hạng (tổng số 127 nước khảo sát) Tỷ lệ thuế áp dụng tối đa Trung bình thế giới Sự khác biệt Kuwait 1 6% 27,2% - 21,2% Macau 5 12% -15,2% Thái Lan 62 30% + 2,8% Việt Nam 104 35% + 7,8% Saudi Arabia 125 45% + 17,8% Lưu ý rằng, hầu hết các quốc gia châu Á có khung thuế suất thu nhập doanh nghiệp từ 28 – 35%. Với kế hoạch năm 2012, Chính phủ tiến đến đưa thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống còn 23% vào năm 2013 tiếp tục giảm xuống còn 20%. Mặc dù mức thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng ở các nước láng giềng, nhưng mức thuế này lại không có hiệu lực ở Thái Lan, Singapore và Malaysia. Thuế Giá trị gia tăng VAT và/hoặc thuế GST: Quốc gia Hạng (tổng số 40 nước khảo sát) Tỷ lệ thuế áp dụng tối đa Đài Loan 1 5% Thái Lan 3 7% Việt Nam 7 12% Hungary 38 25% Lưu ý rằng, có nhiều quốc gia trên thế giới không có thuế suất GTGT, hoặc thuế GST, hoặc có những quốc gia như Hong Kong có thuế suất GST là 0%. Tuy nhiên, Thái Lan có suất thuế giá trị gia tăng thực sự là của pháp luật là 10% và tỷ lệ Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 8 7% hiện hành chỉ áp dụng như là một phần của các biện pháp thực hiện sau khi cuộc khủng hoảng năm 1997. • RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN: - Biểu thuế leo thang tồn tại ở Thái Lan. Hàng hóa sơ cấp và vốn đang chịu thuế suất 5%, sản phẩm trung gian có thể đến một mức thuế suất 10%, sản phẩm thành phẩm chịu thuế suất 20% trong khi các sản phẩm đặc biệt cần được bảo vệ phải chịu một mức thuế suất 30%. - Áp dụng hạn ngạch thuế quan cho 23 sản phẩm nông nghiệp như nhãn, dừa bột giấy, sữa, bơ… Mức thuế suất thấp được áp dụng cho nhập khẩu trong hạn ngạch, và mức thuế suất cao được áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Ví dụ, hạn ngạch nhập khẩu đối với ngô là 54.440 tấn là một mức thuế suất 20%, trong khi hạn ngạch nhập khẩu ngô là tùy thuộc vào tỷ lệ 73,8% thuế quan. - Chính phủ Thái Lan yêu cầu chứng nhận bắt buộc của 60 sản phẩm trong mười lĩnh vực, bao gồm cả nông nghiệp, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thiết bị điện và phụ kiện, ống nhựa PVC, thiết bị y tế, các thùng chứa LPG khí, chất phủ bề mặt, và các loại xe. III. TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP CỦA ĐÀI LOAN: Sơ nét về Đài Loan: Đài Loan là một hòn đảo thuộc trong khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc. Với: Diện tích 36.008 km 2 . Dân số khoảng 23,2 triệu người. Khoảng 98% dân số là người Hán, 2% là thổ dân Đài Loan. Tỉ lệ người theo Phật giáo chiếm 93%, Thiên chúa giáo chiếm 4,5% và các tôn giáo khác chiếm 2,5%. Thể chế nhà nước: Thể chế dân chủ. Chính trị Đài Loan gồm có các Đảng phái chính là: 1. Liên minh Toàn Lục: Dân Chủ Tiến Bộ Đảng, Đài Loan Đoàn Kết Liên Minh. 2. Liên minh Toàn Lam: Trung Quốc Quốc Dân Đảng, Thân Dân Đảng, Tân Đảng. 3. Không thuộc bất kì liên minh nào: Vô Đảng Đoàn Kết Liên Minh. Cơ cấu các cơ quan quyền lực: - Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống, với các quyền hạn như thông qua các điều luật của Quốc hội, có thẩm quyền chung trong các vấn đề có liên quan đến quân đội và an ninh quốc gia. - Quốc hội (Hội đồng hiến pháp) và 5 cơ quan điều hành (Viện Lâp pháp, Viện Hành chánh, Viện Tư pháp, Viện Giám sát và cơ quan Kiểm sát). - Chính phủ: Thủ tướng và Phó Thủ tướng đứng đầu nội các (Viện Hành Chánh), các thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉ định. 1. Tình hình Chính trị - Luật pháp chung trước khi có ảnh hưởng của Toàn cầu hóa: Chính trị: Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 9 - Tranh cãi về việc tiếp tục tồn tại với tư cách là một vùng lãnh thổ củaTrung Hoa Dân Quốc, hay thống nhất với những vùng lãnh thổ hiện thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hay trở thành nước Cộng hòa Đài Loan. - Quan hệ Trung – Đài luôn trong tình trạng căng thẳng khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết đòi lại đảo này và có lúc đe dọa về 1 cuộc chiến thật sự kể từ sau năm 1949. Khoảng thời gian từ thập kỉ 80 đến giữa những năm 1990, Đài Loan luôn trong tình trạng quân sự hóa mạnh nhất có thể. - Hệ thống chính trị tại Đài Loan dựa trên cơ sở Hiến pháp ban hành năm 1947, với cơ cấu nội các song hành với hệ thống các ban ngành trong chính phủ. - Đầu thập niên 1990, Đài Loan chuyển từ nhà nước độc đảng sang thể chế dân chủ. - Tôn giáo tại Đài Loan khá thống nhất, lớn mạnh nhất là Phật giáo, ngoài ra còn có Thánh Mẫu Nương Nương và Thánh Cung. Vì thế hiếm có xung đột về tôn giáo. - Từ 1949 – 1978, do sung đột quân sự gay gắt ở khu vực eo biển Đài Loan, sự giao lưu kinh tế - thương mại giữa 2 bờ Trung - Đài cơ bản bị cắt đứt, giao thương chủ yếu thông qua Hong Kong. Luật pháp: - Đưa ra quy định sử dụng đất đai cho công nghiệp, khu chế xuất dọc theo con đường cao tốc chính hoặc rải rác khắp hòn đảo. Việc sử dụng đất đai không hiệu quả đã ảnh hưởng đáng kể đến môi trường tại đây. - Vấn đề sử dụng lao động nước ngoài: Dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng lao động nước ngoài, Chính phủ đặt ra Quy định về giấy phép và quản lý nguồn lao động nước ngoài nhằm cung cấp cho người lao động nước ngoài các quyền lao động cơ bản cũng như các quyền bảo vệ. Ví dụ: Trong tháng 9/2011 dân số lao động nước ngoài là 418.000 người, chiếm 3% tổng số việc làm ở Đài Loan. Lương cơ bản cho lao động nước ngoài là 15.840 NT $/tháng. Chủ doanh nghiệp sẽ chịu 100% bảo hiểm lao động, tiền làm thêm giờ đối với lao động tại nhà máy, công trường; làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. - Về vấn đề Thuế: Thuế thu nhập cho người lao động nước ngoài: Với lao động cư trú và làm việc tại Đài Loan dưới 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 20% tiền lương cơ bản. Với lao động đã cư trú và làm việc trên 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 6% tiền lương cơ bản. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 10 Ưu đãi về thuế quy định rõ ràng trong Điều lệ cho nâng cấp ngành công nghiệp SIU ban hành năm 1991 với các bổ sung cho các quy định thuế khác và các cung cấp nhượng bộ về thuế. - Thiết lập cụ thể danh sách các lĩnh vực cho phép đầu tư tại Đài Loan từ vốn đầu tư trong và ngoài nước. - Về hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm nhập khẩu, Đài Loan đặt ra yêu cầu cao về chất lượng ổn định với giá thành hợp lý, chú trọng với các mặt hàng sản phẩm chế biến vì nét nổi bật nhất của thị trường này là có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ cho việc tái xuất sang nước thứ 3. Đồng thời quy định rõ chất lượng sản phẩm, tất cả các hóa chất sử dụng trong sản phẩm không có trong quy định cụ thể sẽ không được có trong các sản phẩm nhập vào Đài Loan, đặc biệt là hàng nông sản. 2. Những thay đổi do Toàn cầu hóa tác động: Chính trị: - Tổng thống Mã Anh Cửu với chủ trương hòa ước với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nhằm cải thiện quan hệ vốn căng thẳng với Bắc Kinh. - Mâu thuẫn về chủ quyền Đài Loan vẫn còn là tranh cãi, quan hệ Trung – Đài vẫn còn bao trùm trong sự căng thẳng thông qua cuộc chạy đua về kinh tế và quân sự. Ví dụ: Gần đây Trung Quốc cho ra mắt tàu sân bay mang tên Thi Lang, buộc Bộ Quốc phòng Đài Loan phải phát triển mạnh tên lửa hành trình mới nhất của họ mang tên Hùng Phong III, được xem là “kẻ hủy diệt tàu sân bay”, hay như trong tháng 9/2011 vừa qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lấy lý do phát triển bền vững mối quan hệ quân sự Trung – Mỹ và “Thông cáo 17/8” mà 2 bên kí kết, yêu cầu Mỹ ngừng thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan. - Tuy nhiên an toàn xã hội tại Đài Loan vẫn được bảo đảm. Từ cuối những năm 1990, Đảo Kim Môn (từng là căn cứ quân sự) mới được chuyển cho dân sự quản lý và cho phép khách du lịch đến tự do. - Đài Loan tiến hành nới lỏng lệnh cấm giao thương với Đại Lục vào cuối năm 2000, khởi đầu với 3 mối liên hệ là trực tiếp buôn bán, vận chuyển và bưu chính. Trong Hiệp định khung kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan (ECFA) ký ngày 29 tháng 6 năm 2010 đã mở ra một bước phát triển đột phá giữa hai bờ. Tuy nhiên Đài Loan vẫn thực hiện chính sách bảo hộ tuyệt đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc và các mặt hàng nhạy cảm khác có ảnh hưởng đến thị trường Đài Loan. - Các dự án gồm hàng loạt công nghệ và chương trình có giá trị, trong đó Bộ quốc phòng Đài Loan đã đầu tư nhiều nguồn quan trọng trong những năm qua như: các hệ thống máy bay không người lái (33,96 triệu USD); bom than chì (12,96 triệu USD); vũ khí EMP năng lượng cao và bảo vệ EMP (29,96 triệu USD); khả năng thử nghiệm máy bay siêu tốc nhanh hơn tiếng động 5 lần (31,72 triệu USD); máy bay không người lái tầm xa (99,27 triệu USD) (theo Sách trắng Quốc phòng 2011 của Đài Loan) [...]... kiểm soát hàng nhập khẩu từ 1/1/2010 Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 16 Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 17 Kết luận chung về sự khác biệt môi trường Chính trị - Luật pháp giữa 2 quốc gia: Với xu hướng hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia sẽ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau để tìm cơ hội phát triển cho chính đất nước, và bên cạnh đó cũng kèm theo không... mức 20% trước đây xuống còn 10% Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 21 Phần 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH DOANH QUỐC TẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA I CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH DOANH QUỐC TẾ: Thông qua những tư liệu chung về tình hình môi trường Chính trị - Luật pháp của từng quốc gia, có thể nhận thấy mỗi quốc gia sẽ có những cơ hội và thách thức cho riêng mình để... 6.90 Trong đó: 10 = công bằng nhất; 0 = bất công nhất Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á Taiwan 5.72 Japan 5.40 Indonesia 4.94 Philippines 3.50 Thailand - 6.42 Korea 28 1.75 Lao động tại Đài Loan có chất lượng cao, có khả năng giao tiếp lưu loát tiếng Anh và tiếng Nhật, ngoài tiếng bản xứ Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á III 29 VÍ DỤ MINH HỌA: Qua nghiên... nghiệp, Chính phủ tham gia vào đầu tư và khoản vay lãi suất thấp… giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp - Xúc tiến "Dự án toàn cầu" để thiết lập nền tảng hợp tác công nghiệp qua eo biển, thúc đẩy một hệ thống tự do hơn cho Đài Loan về vốn, tài năng, sản phẩm, và thông tin, và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án hai bờ eo biển • RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN: Toàn cầu hóa và môi trường Chính. .. Hiệp định đã được ban hành Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 14 Sửa đổi pháp luật và quy định có liên quan thu thuế hải quan, thuế thuốc lá và rượu… theo quy định và tiêu chuẩn công bố của WTO sau khi gia nhập vào năm 2002 Thuế môi trường ở Đài Loan thân thiện, thủ tục nộp hồ sơ rất đơn giản, dễ dàng, thủ tục thu thuế được công khai, minh bạch Chính phủ Đài Loan vẫn tiếp... lợi Việc lựa chọn một thị trường để đầu tư trong môi trường quốc tế và để thành công, việc đầu tư đó sinh lợi… phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố hữu hình lẫn yếu tố vô hình, không chỉ xét đến một yếu tố môi trường Chính trị Luật pháp -o0o - Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 31 PHỤ LỤC Thống kê của Bộ Tài chính Đài Loan về thương mại của Đài Loan với các nước ASEAN: ... giới hạn đối với vốn pháp luật, và đầu tư tư nhân được chào nước ngoài đồi với các dự án Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á đã được BOI của Thái Lan phê duyệt Gần đây, Chính phủ có chính sách giảm các chính sách ưu đãi đầu tư BOI → Mất sức cạnh tranh 19 đón ở hầu hết các lĩnh vực - Chính phủ hỗ trợ phát triển tốt các ngành công nghiệp trong nước là chính yếu, sau đó phát triển tiếp... đồng thuận của cộng đồng quốc tế và đến năm 2009, Đài Loan không còn thuộc danh sách theo dõi 301 của chính phủ Mỹ, từ đó công nhận được sự tiến triển của Đài Loan và thực thi việc bảo hộ sở hữu trí tuệ Ngoài ra khi tham gia vào WTO , Chính phủ Đài Loan đã ban hành Phần điều của Luật Sáng chế sửa Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 12 đổi, bổ sung vào tháng 5/1997 (cho WTO) (tham... hữu trí tuệ bằng cách đưa ra Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 20 tế, vi phạm bản quyền (đặc biệt là hệ thống môi trường các luật lệ và nghị các phương tiện truyền thông quang định bổ sung khuyến khích nỗ lực phát học) vẫn tiếp tục Chính phủ có thể minh tiết lộ bí mật thương mại để bảo vệ - Một Tòa án Sở hữu trí tuệ được thành "lợi ích công cộng" và các dữ liệu lập trong năm 2008... không ít thách thức, rủi ro Để so sánh sự khác biệt trong môi trường Chính trị - Luật pháp tại Châu Á sau khi có tác động của Toàn cầu hóa, với đại diện 2 quốc gia Thái Lan và Đài Loan, nhằm mục đích cuối cùng là lựa chọn địa điểm đầu tư, chúng tôi tóm lược những khác biệt cụ thể đó qua bảng sau: Lĩnh vực Chính Thể chế chính trị trị Độ ổn định, an toàn xã hội trong nước Thái Lan Quân chủ lập hiến: Vua . sách của chính phủ nước đó. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 3 Phần 1: TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP I. KHÁI QUÁT TOÀN CẦU HÓA: 1. Toàn cầu hóa. từ 1/1/2010. Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 16 Toàn cầu hóa và môi trường Chính trị - Luật pháp Châu Á 17 Kết luận chung về sự khác biệt môi trường Chính trị - Luật pháp. 1: TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT PHÁP 3 I. Khái quát Toàn cầu hóa 3 II. Toàn cầu hóa tác động đến môi trường Chính trị - Luật pháp của Thái Lan 4 1. Tình hình Chính trị