Ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu toàn cầu hóa và môi trường chính trị (Trang 29 - 31)

Qua nghiên cứu nhóm chúng tôi nhận thấy Công nghệ thông tin là 1 ngành tiềm năng để đầu tư ở Đài Loan, bởi những thuận lợi về chính trị và luật pháp mang lại.

Về hình thức đầu tư: Thành lập công ty ngay tại Đài Loan trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, cụ thể là thực hiện dịch vụ trung gian cung ứng các sản phẩm công nghệ như phần cứng, chất bán dẫn, quang điện dẫn… sang các thị trường khác trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Do những ưu thế như sau:

• Đài Loan có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (IT), đứng thứ 2 trên thế giới trong sản xuất phần cứng trên thế giới.

• Giá trị sản xuất của các nhà sản xuất thiết bị gốc của Đài Loan (OEM) chiếm 67,45 trên toàn thế giới.

• Đứng thứ nhất trên thế giới về lĩnh vực lắp ráp và thử nghiệm.

• Các sản phẩm chất bán dẫn, quang điện tử, các sản phẩm thông tin và truyền thông khác… chiếm 70% thị phần trên toàn cầu.

• Chất lượng và sản lượng cung cấp chất bán dẫn tinh thể lỏng (TFT-LCD) xếp hạng thứ 2, trong khi giá trị sản xuất máy tính PC đứng thứ 3 trên thế giới.

Là 1 trong 22 ngành mà Đài Loan đang có những chính sách đẩy mạnh phát triển, Công nghệ thông tin được Đài Loan nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh. Chính phủ Đài Loan đã cung cấp hàng loạt ưu đãi đầu tư bao gồm cả ưu đãi về thuế, trợ cấp R&D, các khoản vay lãi suất thấp, hỗ trợ đào tạo nhân viên, thúc đẩy các doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngòai. Cụ thể như sau:

• Ưu đãi thuế:

 Đối với các ngành công nghệ quan trọng, chiến lược → Cho phép miễn thuế 5 năm.  Về các khoản chi phí đào tạo nhân viên → Thuế thu nhập tín dụng là 35% trên tổng

chi phí đào tạo nhân viên cùng năm.

 Chi phí R&D → Thuế thu nhập doanh nghiệp là 35% trên tổng chi phí R&D.  Miễn thuế đối với các linh kiện nhập khẩu.

 Ưu đãi phát triển cân bằng các khu công nghiệp.  Ưu đãi cho việc thành lập trụ sở chính.

• Hỗ trợ R&D: Có những chương trình hỗ trợ như:

 Chương trình phát triển Công nghiệp công nghệ ( ITDP).  Chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (SBIR).  Chương trình CNTT ứng dụng ( iTAP).

 Chương trình Liên minh các doanh nghiệp R&D.

 Ưu đãi cho các thành phần quan trọng và các sản phẩm R&D về khoa học và công nghiệp.

• Các khoản vay lãi suất thấp:

 Giảm các khoản cho vay trung và dài hạn.

 Ưu đãi vay vốn đối với việc phát triển khu công nghiệp ở Đông Đài Loan.  Hỗ trợ nâng cấp và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.

 Tài trợ xuất khẩu máy móc.

 Vay vốn ưu đãi để mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng và máy móc tự động.

Môi trường Chính trị - Luật pháp rất phức tạp và đa dạng. Hệ thống pháp luật khác nhau tác động khác nhau đối với các hoạt động kinh doanh. Việc tác động qua lại giữa môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước và môi trường pháp luật quốc tế tạo ra vô số những cơ hội mới song cũng gây nên không ít những khó khăn, chướng ngại vật mới cho kinh doanh. Một công ty hoạt động trên quy mô quốc tế không những phải tuân thủ luật pháp nước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp nước sở tại. Một doanh nhân hoạt động trên phạm vi quốc tế cần phải hiểu rõ luật pháp nước sở tại liên quan đến cạnh tranh, định giá, phân phối, trách nhiệm sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu và quảng cáo v.v… Ngoài việc phải chú ý đến luật pháp nước mình, luật pháp nước sở tại, các nhà kinh doanh quốc tế còn cần phải biết đến những quy định có tính bắt buộc của các điều ước quốc tế hữu quan. Tuy nhiên, một vấn đề luôn có 2 mặt, trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy, luôn tiềm ẩn cơ hội và rủi ro cho nhà đầu tư bỏ vốn nhằm kiếm lợi. Việc lựa chọn một thị trường để đầu tư trong môi trường quốc tế và để thành công, việc đầu tư đó sinh lợi… phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố hữu hình lẫn yếu tố vô hình, không chỉ xét đến một yếu tố môi trường Chính trị - Luật pháp.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu toàn cầu hóa và môi trường chính trị (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w