1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổng quan lịch sử vãn học nhật bản

442 1,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 442
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Phần nầy phần lớn dựa trên tác phẩm cơ sở của hai giáo sư Yamauchi Hisaaki sinh năm 1934, chuyên khoa văn chương Anh và Kawamoto Hiroshi sinh năm 1939, chuyên khoa văn chương Pháp xuất b

Trang 1

Tổng quan Lịch sử Văn học Nhật Bản

(A General History of Japanese Literature)

< Bản Thảo 2006 >

Nguyễn Nam Trân ( * )

Quyển Hạ: Từ Cận Kim đến Hiện Kim

Chương 19 : Ảnh hưởng văn học thế giới đối với văn học Nhật Bản:

Âu Mỹ (Phiên dịch và khai sáng), Trung Quốc (Giao lưu trong quan hệ mới)

Nguyễn Nam Trân

TIẾT I : ẢNH HƯỞNG ÂU MỸ:

Chúng ta biết tự thời xưa, Nhật Bản đã tiếp nhận ảnh hưởng của ngoại quốc, phần lớn từ các quốc gia Á Đông Trước hết là ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên và Ba Tư Về mặtvăn học mà nói thì ảnh hưởng của Trung Quốc vô cùng lớn lao nếu không nói có tính quyết định.Nhưng dù thế nào đi nữa, Nhật Bản tuy đón nhận một cách nồng nhiệt văn hóa nước ngoài nhưng đã biết tiếp thu một cách khéo léo và chọn lựa những gì hợp với bản sắc dân tộc vừa mô phỏng vừa sáng tạo để làm cho phong phú bản sắc ấy

Sự thể ấy cũng đã xảy ra một cách tương tự vào thời cận đại và hiện đại đối với văn học Tây Phương Tiếp xúc lần đầu với Tây Phương dĩ nhiên là đã va phải bức tường ngôn ngữ và văn tự hoàn toàn dị biệt, một trở ngại nghìn lần lớn hơn nếu so với lúc tiếp xúc với văn học Trung Quốc Cách đột phá duy nhất là phiên dịch nghiên cứu để giới thiệu nhưng muốn nghiên cứu cũng phải có khả năng thông hiểu ngôn ngữ Chúng ta cần phải đánh giá cao nỗ lực và tinh thần học hỏi của người Nhật khi biết rằng Nhật Bản là một quốc gia mà ngày nay, số lượng tác phẩm phiên dịch đứng hàng đầu thế giới

Trang 2

Phần nầy phần lớn dựa trên tác phẩm cơ sở của hai giáo sư Yamauchi Hisaaki (sinh năm 1934, chuyên khoa văn chương Anh) và Kawamoto Hiroshi (sinh năm 1939, chuyên khoa văn chương Pháp) xuất bản năm 2003 [1].Nội dung của nó không có mục đích tò mò tìm hiểu “ai bắt chước ai” và “bắt chước ở chỗ nào” mà chỉ để, qua vài thí dụ điển hình, mô tả cách tiếp thu tác phẩm ngoại quốc như kích thích cho sáng tạo của các nhà văn Nhật cũng như quá trình tài bồi từ kho tàng chung của nhân loại để có được một nền văn học với bản sắc riêng

A) Văn chương phiên dịch Âu Mỹ:

Yoshitake Yoshitaka [2] người nghiên cứu lịch sử ngành phiên dịch dưới hai triều Meiji và Taishô đã viết lịch sử các phóng tác để tìm hiểu ảnh hưởng của Tây Âu đối với văn học Nhật Bản đến được mức nào Chỉ riêng trong phạm vi tập sách nói trên, ông đã đưa ra tên tuổi 20 nhà

văn và khoảng 50 tác phẩm phóng tác Điều ấy chứng tỏ văn chương phiên dịch đóng cả hai vai

trò: trực tiếp và gián tiếp Nó đến thẳng với người đọc trong trường hợp thứ nhất và gián tiếp qua

các phóng tác trong trường hợp thứ hai Nhờ tài năng của các nhà văn, nó hoặc trở thành món ăn

hợp khẩu vị người Nhật hay đã đóng nhiệm vụ gợi ý để các người nầy (phần lớn tinh thông ít nhất một ngoại ngữ nhưng cũng có người không biết tiếng nào) có thể viết nên tác phẩm hay một

phần tác phẩm mới Công việc phiên dịch có tính cách quyết định như thế vì trong buổi đầu tiếp

xúc với Tây Phương, số người biết ngoại ngữ chưa nhiều và sự đi lại trên thế giới hãy còn khó khăn

Nishi Amane (Tây, Chu, 1829-97), nhà phiên dịch có công trong việc “tạo ra chữ mới” thời Meiji.

Nói về phiên dịch văn học ở Nhật thì tác phẩm đầu tiên cần phải nhắc đến có lẽ là Aesopos

Fabulas dưới cái tên Isoho Monogatari (Y Tăng Bảo Vật Ngữ) sau mới đến một số tác phẩm có

tính cách đại chúng khác

1) Aesopos Fabulas:

Trang 3

Như đã nói sơ qua ở phần văn học trước thời Edo, từ năm Bunroku (Văn Lộc) thứ 2 (1593), các nhà truyền giáo của Da Tô Hội Học Vấn Sở (Collegio) đã nhờ một người Nhật tên thánh là Fabian (trước vốn là nhà sư Phật Giáo tên Fukan (Bất Can) sau cải giáo theo đạo Thiên Chúa) dịch truyện ngụ ngôn của nhà văn cổ Hi Lạp Aesopos từ bản La Tinh ra tiếng Nhật và phiên âm

bằng chữ La Mã viết theo kiểu tiếng Bồ, đồng thời soạn Nhật Bồ từ điển và sách giáo lý

Dochirina Kirisutan Riêng Isoho Monogatari (Y Tăng Bảo vật ngữ) tức truyện ngụ ngôn của

Aesopos[3] có lẽ là tác phẩm văn học Tây Phương được dịch (và phiên ra âm Nhật dưới dạng chữ La Mã chứ không phải dịch ra Hòa văn) đầu tiên Truyện này đã được nhà chung khôn khéo

cho in cùng với Truyện Heike và tập thơ Kinku-shuu (Kim cú tập) là hai tác phẩm người Nhật

yêu chuộng để làm văn bản hỗ trợ cho việc truyền bá giáo lý.Tập ngụ ngôn này đã ảnh hưởng

đến loại văn học có tính cách giáo huấn về sau, đặc biệt loại tiểu thuyết kanazôshi (tiểu thuyết viết bằng văn tự Nhật kana, dễ đọc, dễ hiểu).Tamenaga Shunsui (Vi Vĩnh, Xuân Thủy, 1790- 1843) đặc biệt sử dụng nó rất nhiều trong tác phẩm dạy luân lý đơn giản bằng tranh vẽ E-iri

Kyôkun Chikamichi (Hội Nhập Giáo Huấn Cận Đạo) của ông Nhà tư tưởng và chí sĩ duy-tân

Yoshida Shôin (Cát Điền Tùng Âm, 1830-1859) cũng dùng tài liệu từ bản dịch sang Hán văn

của tập ngụ ngôn nầy mang tên Ý thập dụ ngôn để nói bóng gió khi bình luận chính trị [4]

Donald Keene cho biết dưới thời Tokugawa có nhiều tác phẩm phiên dịch về học thuật (y khoa, thiên văn, địa lý, lịch sử) nhưng về phương diện văn chương thi chỉ thấy ghi lại bốn khúc hát bằng tiếng Hòa Lan do Aoki Kon.yô (Thanh Mộc, Côn Dương, 1698-1767) dịch năm 1745 nhân dịp các thương nhân nước này từ đảo Deshima (nơi họ có cửa hàng) lên Tôkyô Sau đó có người thông ngôn tên Shizuki Tadao (1760-1806) dịch một vài câu thơ La Tinh của Virgile viết trong

Georgics thấy trong một tác phẩm Hòa Lan Thời đó, tiếng Hòa Lan vì lý do thương mãi là ngôn

ngữ được dùng để dịch nhiều nhất, ngay cả một tác phẩm vốn viết bằng tiếng Anh như Robinson

Crusoe.

2) Robinson Crusoe của Daniel Defoe

Có lẽ “ Cuộc phiêu lưu của Robinson Crusoe ” là quyển tiểu thuyết Tây Phương được dịch ra Nhật ngữ trước nhất Người dịch tên là Kuroda Kikuro (Hắc Điền, Khúc Lỗ) đã chuyển ngữ một

phần từ bản tiếng Hòa Lan năm Kôka (Hoằng Hóa) thứ 2 (1845) với đầu đề Hyôryuu kiji (Phiêu

lưu ký sự) Năm Meiji thứ 5 (1872) lại có Saitô Ryôan (Trai Đằng, Liễu Am) dịch đầy đủ dưới

cái tên Robinson Zenden (Lỗ Mẫn Tốn toàn truyện) Về sau, nhiều người khác dịch truyện này

dưới các dạng khác nhau nhưng tất cả vẫn xem nó như truyện mạo hiểm hay văn chương dành cho nhi đồng chứ không ai hiểu được dụng ý phúng thích xã hội sâu sắc của tác giả Daniel Defoe

Trong số những người dịch Robinson Crusoe có Inoue Tsutomu (Tỉnh Thượng, Cần,

1850-1928), một trong những nhà dịch thuật sung sức đầu thời Meiji Ngoài “ Tuyệt thế kỳ đàm Lỗ

Mẫn Tốn phiêu lưu ký ” tức Robinson Crusoe, tiểu thuyết của Defoe, ông còn dịch các tác giả

Jules Verne (Tam Vạn Anh Lý Hải Để Lữ Hành hay Ba vạn dặm Anh dưới đáy biển ), Thomas Moore (Lương Chính Phủ Đàm = Truyện Trị Dân Tốt ), và Shakespeare (Nhân Nhục Chất Nhập Tài Phán[5] = The Merchant of Venice = Con buôn thành Vơ -Ni )

3) Gulliver’s Travel của Jonathan Swift

Trang 4

Có thuyết cho rằng tác phẩm tên gọi “Hòa Trang Binh Vệ Dị Quốc Kỳ Đàm” xuất bản năm

An-ei thứ 3 (1754) chính là bản “Gulliver Phiêu Lưu Ký” đầu tiên được dịch sang tiếng Nhật Ngày nay, không còn cơ sở vật chất nào lưu lại giúp ta kiếm chứng điều đó Đến năm Meiji thứ 13

(1880), Gulliver’s Travel mới được một người tên Hirayama Katasaburô (Bình Sơn, Phiến Tam

Lang) dịch ra dưới cái tên “Nga Lê Bá Nhi hồi đảo ký, sơ biên Tiểu Nhân Quốc chi bộ” nghĩa là

“Phần một: Truyện Gulliver đi đến hòn đảo nước người tí hon” Truyện được Nhất Lục Cư Sĩ đề tựa bằng chữ Hán và kèm tranh màu minh họa Trong sách còn có chỗ cho biết sẽ in thêm tập thứhai nói về chuyến đi của Gulliver đến nước người khổng lồ nhưng rốt cuộc tập thứ hai nầy chỉ được dịch năm Meiji 20 bởi một người khác tên là Okubo Jôkichi (Đại Cửu Bảo, Thường Cát) Chính ra truyện Gulliver có cả thảy bốn tập, hai tập sau có nói cả việc Gulliver, tự xưng là thương nhân Hòa Lan biết y học, bị đắm thuyền và muốn trở về Âu Châu nên được phép đặt chân lên đất Nhật (ở các hải cảng Shimonoseki, Edo và Nagasaki) Gulliver được giới thiệu đến gặp cả Shôgun trước khi trở về Anh bằng tàu Hòa Lan theo đường Mũi Hảo Vọng (Cap Hope) Người Nhật không mấy quan tâm đến mấy chuyện ấy nên chỉ chọn dịch hai tập đầu

4) Hamlet của Shakespeare

Năm Meiji 19 (1886), Kanagaki Robun (Giả Dành Viên, Lỗ Văn, 1829-1894) đã đăng liên tục

trên tờ báo Tôkyô E-iri Shinbun (Đông Kinh hội nhập tân văn) tức tờ báo Tôkyô có kèm tranh vẽ (hội (e) = tranh, nhập (iri) = cho vào) truyện dịch Hamlet dưới tên “Diệp Vũ Liệt Sĩ Nụy Cẩm Hội” Diệp (Ha) Vũ (Mu) Liệt Sĩ (Let) chỉ là cách phiên âm tiếng Nhật của Hamlet chứ không có

nghĩa gì đặc biệt Truyện được đăng tất cả 22 hồi, mất một tháng

5) Voyage autour du monde dans 80 jours của Jules Verne

Jules Verne, nhà văn ngoại quốc được người Nhật yêu chuộng hàng đầu

Năm Meiji thứ 11 (1878), Kawashima Chuunosuke đã dịch phần đầu truyện của Jules Verne

dưới nhan đề Shinsetsu hachijuunichi kan sekai isshuu ( Tân thuyết- Bát thập nhật gian thế giới

nhất chu) “ Truyện Mới : Tám Mươi Ngày Vòng Quanh Thế Giới ” Đến năm Meiji 13 (1880) thì chia truyện làm 2 bộ và được xuất bản cả hai Đặc điểm của Kawashima là đã sống ở Pháp (Lyon) nên đủ sức dịch truyện nầy từ nguyên tác Pháp văn

6) Nghìn Lẻ Một Đêm (Arabian Nights)

Trang 5

Nghìn Lẻ Một Đêm và tập thơ Rubáiyát (của thi nhân Ba Tư Omar Khayyam, ? - 1123) là hai tác

phẩm của văn học Trung Đông đã được ngườI Nhật biết đến rất sớm Người ta biết Nghìn Lẻ Một Đêm đã được hoàn thành dần dần từ thế kỷ thứ 9 đến 19, theo hai đường truyền khẩu và văn

tự Một văn bản của nó đã được in ra hồi thế kỷ 17 và nhà học giả đông phương người Pháp Antoine Galland (1646-1715) dịch sang tiếng Pháp Nguyên bản truyện đầy đủ sự tích 1001 đêm chỉ in xong vào năm 1835 ở Ai Cập và khoảng 1839-1842 ở Ấn Độ Sau đó, nhiều người như Edward Lane (1801-1886), Joseph-Charles Victor Mardrus (1868-1949) , Richard Burton (1821-1890) đã dịch lại qua Anh và Pháp ngữ

Ở Nhật, có nhiều bản dịch và phóng tác Nghìn lẻ một đêm từ thời Meiji với mục đích giáo huấn

và mua vui Tuy nhiên hai bản có tiếng hơn cả là của Nagamine Hideki (Vĩnh Phong, Tú Thụ,

1848-1927) năm 1875 dưới nhan đề Arabiya monogatari (Bạo Dạ Vật Ngữ = Đêm Ả-Rập) và của Inoue Tsutomu (Tỉnh Thượng, Cần, 1850-1928) năm 1883 cái tên Zen Sekai Daiichi Kisho “

Quyển sách kinh dị nhất thế giới” (vì đánh giá nó còn cao hơn tứ kỳ thư Trung Quốc) Nagamine

đã dịch theo bản tiếng Anh ra đời năm 1866 của G F Townsend tham khảo bản của Antoine Galland Còn Inoue Tsutomu không rõ đã dùng bản nào nhưng xem ra thì đã sử dụng bản tiếng

Anh The Arabian night’s entertainments dịch từ Galland của một nhà xuất bản ở Edimburgh năm

1865 thêm tranh vẽ của S.J.Groves in trong đó và tham chiếu bản tiếng Đức của Gustav Weil

Vai trò của Nghìn lẻ một đêm ở Nhật quan trọng ở chỗ nó vừa có tính cách truyện nhi đồng vừa

có tính cách truyện sắc dục, đã gây tranh cãi nhưng cũng kích thích cho sự phát triển của hai thể loại nầy

7) Vai trò công cụ phổ biến của báo chí trong phiên dịch

Những ví dụ vừa kể cho ta thất tác phẩm phiên dịch qua văn Nhật đến từ những chân trời khác nhau Không những Pháp, Anh, Bồ, Hòa Lan mà cả Nga như “ Nhật ký của người đi săn ” của

Tourgueniev đã được Futabatei Shimei dịch rất sớm trên tờ Kokumin no tomo (Quốc Dân Chi

Hữu) năm Meiji 11 (1878) Và cùng với Tourgueniev, Futabatei đã đưa cả phong cách của văn

học Nga đến với văn đàn Tờ báo nầy còn đăng trong số 32 một phần Paul et Virginie của

Bernardin de Saint Pierre, truyện tình bất hạnh của đôi trai trẻ trên đảo Saint Maurice ngoài khơi

Ấn Độ Dương “ Tội ác và trừng phạt ” của Dostoievski cũng đã được dịch ra Nhật ngữ và đăng

trên tờ Kokkai shinbun (Quốc hội tân văn) từ 1892 Vai trò của các tạp chí văn học như phương tiện du nhập và phổ biến văn học ngoại quốc rất đáng kể Ngoài Kokumin no tomo và Kokkai

shinbun vừa đơn cử, còn có tạp chí Myôjô (Minh Tinh) từ 1895 đưa tác phẩm của Leconte de

Lisle, Baudelaire, Verlaine, Browning đến với độc giả Tờ Shinshôsetsu (Tân Tiểu Thuyết) còn

giới thiệu Goethe qua “ Nỗi khổ tâm của chàng Werther ” năm 1893

8) Thơ Dịch

Về thơ thì năm Meiji 15 (1882), vẫn theo Tomita Hitoshi (sđd, tr.108) và như đã trình bày trong phần về Thi Ca Thời Meiji, bọn các ông Tôyama Seiichi (Ngoại Sơn, Chính Nhất) ba người đã

cho in Shintaishi-shô (Tân Thể Thi Sao) “Tập Thơ Hình Thức Mới”, gom góp thơ Tây Phương

họ tuyển dịch kèm thêm sáng tác của chính mình Thơ Tây Phương (poetry) mà họ trình bày ở đây là hình thức mới (tân thể) khác với thơ chữ Hán và thơ Nhật [6](thể 5/7 âm tiết) đã có từ

Trang 6

trước Ngôn ngữ của thơ mới gần gũi với nếp sống hàng ngày, điều mà người làm thơ cũ vẫn cho

là thấp kém, không văn vẻ

Năm Taishô thứ 2 (1913), Nagai Kafuu từ Pháp du học trở về cũng đã xuất bản Sango-shuu (San

hô tập) góp lại 38 bài thơ dịch mà ông đã đăng trong quãng thời gian 22 tháng (1909-1910) trên

các tờ Joshi Bundan (Nữ tử văn đàn), Shin Bunrin (Tân văn lâm), Yomiuri Shinbun “ Nhật Báo Yomiuri ”, Shusai Bundan (Tú tài văn đàn) và Subaru “ Sao Mão ” Ngoài 38 bài thơ dịch

Charles Baudelaire, Arthur Rimbaud, Paul Valéry vv còn có thêm mười bài văn xuôi

9) Tiếp xúc trực tiếp Tây Phương

Chúng ta đều biết các nhà văn Nhật Bản không những chỉ biết Tây Phương qua sách vở mà còn

có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ trên đất nước họ Từ khi có cuộc duy tân thời Meiji, du học sinh Nhật Bản ra ngoại quốc rất nhiều Trong đám các nhà văn, hai du học sinh có tiếng nhất là Ôgai (đi Đức) và Sôseki (Anh), nhưng cũng đừng quên Futabatei Shimei (Nga), Takamura Kôtarô (Mỹ, Pháp), Kafuu (Mỹ, Pháp), Arishima (Mỹ), Hori (Pháp) Ngược lại, các nhà văn Âu

Mỹ cũng đã đặt chân lên đất Nhật Tuy ảnh hưởng của họ đến văn học Nhật Bản đến đâu thì chưa đánh giá hết được nhưng không thể quên nhà văn Pháp Pierre Loti (1850-1923) tức sĩ quan hải quân Julien Viaud đã có lần dự tiếp tân ở dinh Rokumeikan ngay giữa Tôkyô, người Anh-Hi Lạp Lafcadio Hearn (1850-1904), sau nầy sẽ trở thành nhà văn Nhật Koizumi Yakumo (Tiểu Tuyền, Bát Vân) hay nhà ngoại giao kiêm nghiên cứu Ái Nhĩ Lan William George Aston (1841-1911), tới Edo năm 1864, hai năm trước cuộc duy tân và dịch quyển văn học sử Nhật Bản đầu tiên năm 1899

B) Tác phẩm Âu Mỹ :

1) Nhà văn Nhật sử dụng kiến thức Âu Mỹ như thế nào ?

Ta có thể nghĩ văn nhân đời Meiji dễ dàng thu nhận ảnh hưởng văn học Edo là ảnh hưởng bản

địa hơn văn học Thái Tây Điều đó chưa hẳn đúng Konjiki yasha (Con quỉ kim tiền, 1897) của

Ozaki Kôyô, nhà văn xã hội có khuynh hướng mô phỏng cổ nhân, chẳng hạn, đáng lý ra chỉ là cái vạch nối dài của văn chương thời Genroku (1688-1704) Nhưng không ! Kôyô đồng ý với

quan điểm về viết tiểu thuyết theo lối mới mà Tsubo-uchi Shôyô trình bày trong Shôsetsu shinzui

và đã bắt đầu dịch tác phẩm của Molière và Zola Cho nên sẽ không có gì nghịch lý khi ta bảo

Konjiki yasha có thể chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết tên White lily in the valley (Hoa huệ trong

thung lũng) của một nữ tiểu thuyết gia Mỹ Tuy nhiên gần đây giới nghiên cứu (Yasuda Yasuo,

theo Tomita, sđd, tr 50) lại cho rằng dịch phẩm Aibiki (Cuộc hẹn) mà Futabatei Shimei dịch từ

văn Tourgueniev mới thực sự ảnh hưởng tới tiểu thuyết của Kôyô, nhất là chương bảy (cảnh rừng mơ ở Atami) và chương 8 (cảnh chia tay trong tủi hận trên bãi biển giữa đôi tình nhân) Một lập luận khác (của Yamomoto Kenkichi, theo Tomita, sđd, tr 50) qui cho mô típ “ người

đàn ông phục thù ” thấy trong Wuthering Height (Đỉnh Gió Hú) của Emily Bronte như là điểm then chốt của tiểu thuyết ấy Ngoài ra, ảnh hưởng của L’avare (Người biển lận) của Molière đối với Konjiki Yasha và trên Natsusode (Hạ tiểu tụ) “ Áo Mát Mùa Hè ”, một tác phẩm khác của

ông, cũng được đề cập tới

Trang 7

Cũng một thể ấy, trong Hakai (Phá giới) “ Xé Rào” của Shimazaki Tôson, người thầy giáo dấu

tông tích thấp hèn của mình cho đến một ngày chịu hết nỗi, phải bộc lộ điều đó ra khi cương quyết ra mặt chống đối thành kiến bất công của xã hội, có thể đã chịu ảnh hưởng của

Confessions (Tự thú) của Jean–Jacques Rousseau, được dịch ra Nhật ngữ dưới nhan đề

Sangeroku (Sám hối lục), một cái tên rất Phật giáo cũng như Phá giới vậy Tomita cho biết năm

23 tuổi, Tôson đã có dịp đọc Confessions qua Anh ngữ cũng như đã được đọc cả “ Tội ác và

truyện châm biếm Kappa, ông phải hiểu biết về Jonathan Swift lẫn Samuel Butler Kiến thức của

Akutagawa trải rộng từ Shakespeare cho đến các nhà soạn kịch Ái Nhĩ Lan, từ Francois Villon

đến Paul Valéry Nhân vật trong truyện của ông biết Pierre Loti (trong Butôkai) và Whilhem Liebknetcht (trong Gengaku sanbô) Tuy ông không tiếp xúc trực tiếp với Âu Mỹ qua kinh

nghiệm bản thân như Ôgai (Đức), Sôseki (Anh) hay Kafuu (Pháp và Mỹ) nhưng kiến thức của ông không vì thế mà kém phần phong phú Nó đã pha trộn với cổ điển Trung Hoa mà ông nằm lòng, cũng như văn chương thời Edo (Bashô, Bakin ) mà ông thường dùng làm đề tài

Bưu thiếp Nagai Kafuu gửi từ Mỹ về

2) Akutagawa và Yabu no naka

Trang 8

Ảnh hưởng của văn chương ngoại quốc đến một nhà văn Nhật Bản bằng một cách nhiều khi

phức tạp hơn ta tưởng Ví dụ Yabu no naka “Bốn bề bờ bụi” (1925) của Akutagawa, đã trở thành

sườn của cuốn phim Rashômon bất hủ của đạo diễn Kurosawa Akira Ta đã chỉ biết nó bắt nguồn

từ Konjaku monogatari, (quyển 29, truyện 23, kể truyện một cặp vợ chồng nhà quan gặp cướp

núi, sau khi bị cướp làm nhục trước mặt chồng, vợ lại nẩy ra ý muốn giết chồng) là một tác phẩm

cổ điển của Nhật ra đời vào tiền bán thế kỷ 12.Thế nhưng, có chứng cứ khác cho ta thấy

Akutagawa cũng đã mượn nguồn cảm hứng từ văn học Tây Phương để viết truyện nầy

Yasuda Yasuo (theo Tomita, sđd) đã dẫn ra hai tác phẩm Âu Mỹ có thể liên quan đến nó :

“ Chiếc nhẫn và quyển sách ” của Browning và “ Phục thù ” của Henry de Régnier [8]mà Mori

Ôgai đã cho đăng trong Shokoku Monogatari (Chư quốc vật ngữ) “ Truyện Các Nước ” Ông đã

so sánh và phân tích từng điểm giống nhau giữa 2 truyện đó với Yabu no naka Ngoài ra, vẫn theo Tomita, Yoshida Seiichi lập ra mối liên hệ giữa “ Con đường trăng sáng (The moonlight

road) trong tập truyện “ Sao lại xảy ra được ? ” (Can such thing be ?) của nhà văn Mỹ Ambroise

Pierce Trong truyện của Pierce, nhân một vụ án mạng, ba người trong cuộc đã trình bày sự việc liên quan tới họ và cuối cùng, người vợ là kẻ bị giết đã mượn lời đồng cốt để trình bày sự thật về

phía mình Thế nhưng theo Tomita Hitoshi (sđd, tr 66) thì Yabu no naka gần với “Người con gái

của bá tước Ponthieu ”, một tác phẩm của Pháp thế kỷ 13 hơn là truyện của Pierce.Tác phẩm của Pháp kể truyện con gái của bá tước Ponthieu, vì không con nên cùng chồng là Thibaut đi hành hương ở Santiago bên Tây Ban Nha để cầu tự, giữa đường gặp cướp.Thibaut dũng cảm chống cựnhưng rốt cục bị trói, chứng kiến cảnh cướp làm nhục vợ trước mắt Khi cướp đi rồi, Thibaut nhờ

vợ cởi trói hộ nhưng ngạc nhiên thay, lúc đó, vợ lại dùng thanh kiếm tên cướp bỏ lại định chém chết chồng Thibaut khéo léo tránh và nhờ đó, dây trói trái lại được cắt đứt Thibaut thoát hiểm, lôi vợ xuống núi và gửi vào tu viện làm ni, một mình về nước Bá tước biết chuyện, nhục nhã quá nên tìm đến nơi, đóng con gái vào thùng rồi quẳng xuống biển

Có một sự tình cờ lạ lùng là Akutagawa đã viết tiểu luận tốt nghiệp đại học với nhan đề “ Nghiêncứu về William Morris[9] ” Thêm một sự trùng hợp nửa là câu chuyện dịch qua tiếng Anh của

“ Người con gái của bá tước Ponthieu ” đã được in trong toàn tập của Morris nữa Vẫn chưa tìm

ra bằng chứng xác thực xem Akutagawa đã đọc nó trong đó hay không nhưng chi tiết “ vợ muốn

giết chồng ” của truyện Pháp nầy trùng hợp với mấu chính thấy trong truyện kể của Konjaku[10].

Cũng vậy, kinh nghiệm sống ở Pháp đã làm văn chương của Hori Tatsuo mang dấu ấn của Zola

và Maupassant Aru Onna (Một người đàn bà) của Arishima Takeo cũng mang hình ảnh của

Anna Karenina Trực tiếp hay gián tiếp, văn học ngoại quốc không ngừng ảnh hưởng tới văn họcNhật Bản từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên

Trang 9

năm 1880) Năm 1872, lệnh cấm đạo bị bãi, ông xuống Tokyo và lập nhà thờ, truyền đạo Ở lại Nhật Bản tất cả 48 năm, ông từng dạy 10 năm ở Đại Học Đông Kinh và mất ở đấy năm 75 tuổi.

Về phía Nhật Bản, người tiếp thu trực tiếp ảnh hưởng tác phẩm của Dostoievski là Futabatei

Shimei (1864-1909) Ông từng nhìn nhận rằng cuốn Ukigumo “ Mây trôi dạt ” của ông viết theo

phong cách của nhà văn Nga

Người Nhật đánh giá Dostoievski rất cao và tính đến năm 2002, không kể các luận văn, đã có trên 100 cuốn sách bàn về văn chương của ông

Sau đó, văn học Nga đã đến Nhật Bản với Tolstoi (qua trung gian Anna Karenina) các nhà tư

tưởng xã hội của cuộc vận động Narodoniki (ảnh hưởng tới thơ của Ishikawa Takuboku), Gogol,Tchekov và văn học chủ nghĩa Marx-Lenin (đối với phong trào văn học vô sản Puroretaria)

D) Anh :

1) Tiểu thuyết gia Anh và lý luận củaTsubo-uchi Shôyô :

Tsubo-uchi Shôyô (Bình Nội, Tiêu Dao, 1859-1935), người mở đường cho tiểu thuyết Nhật Bản,nhất là về phương diện lý luận, đã gắn liền đời mình với văn chương Anh Giáo dục ông thu nhận, hoạt động sáng tác, phiên dịch, dạy học và nghiên cứu (ông là giáo sư Đại Học Waseda) đều dính líu đến tiếng Anh Như ta biết, Shôyô sẽ là người đi tiên phong trong việc dịch thuật cáckịch phẩm của William Shakespeare (1564-1616) về sau

Thời ông đi học, chính phủ Meiji mời rất nhiều giáo sư ngoại quốc đến dạy cấp cao đẳng Trong

số đó, đã có Ernest Fenollosa (1853-1908), người đầu tiên đã dịch tuồng Nô ra tiếng Anh hồi đầuthế chiến thứ nhất Trong lúc ngồi trên ghế ban Anh Văn Đại Học Đế Quốc Đông Kinh, Shôyô

đã dịch thoát The Bride of Lammermoor, “Cô dâu nhà Lammermoor,” (1819) của Walter Scott (1771-1832) thành ra tác phẩm Shunfuu Jôwa (Xuân phong tình thoại, 1880) Ông còn dịch The

lady of the lake (1810) cũng của Scott thành Kojô no reijin (Hồ thượng lệ nhân, 1884)[11]

Giỏi như Shôyô thế mà cũng trượt môn thi của thầy Fenollosa và phải ở lại năm thứ 3 Shôyô còn theo học về Shakespeare với người thầy Mỹ William A.Houghton và nhân đó đào sâu về văn

học Âu Mỹ để so sánh thế giới quan của họ qua nhân vật nữ hoàng Gertrude trong Hamlet với

thế giới quan Nho Giáo của Nhật Bản Ông cho rằng nhiệm vụ của người viết tiểu thuyết không phải là đem hành vi của Gertrude phán đoán với thước đo Nho giáo mà là trình bày nó như hiện tượng tâm lý thấy nơi một con người Theo H Yamauchi và H Kawamoto[12], trong tác phẩm

lý luận quan trọng của Shôyô, Shôsetsu shinzui “Tinh túy của tiểu thuyết”, ông đánh giá tiểu

thuyết như một nghệ thuật có tầm vóc cao và rộng hơn cả hội họa, thi ca, kịch nghệ (một quan điểm mới lạ bị nhiều người đương thời dè bĩu) vốn tham khảo nhiều ý kiến của Walter Scott, Thomas Thomson (1768-1852) và George Moir (1798-1851) ghi lại trong quyển thứ 19 của

Encyclopedia Britanica “Đại Anh bách khoa đại từ điển” in lần thứ tám.Việc đòi hỏi người viết

tiểu thuyết phải mô tả cho được chân tướng của xã hội cũng căn cứ vào luận điểm của John Morley (1832-1923) trong “Luận về George Elliott”

Trang 10

Năm 1884, Shôyô đã phóng tác tác phẩm Julius Ceasar (1599) của Shakespeare từ hình thức kịch qua tuồng người nộm Jôruri nhan đề Jiyuu taitô yoha zeifuu “Tự Do Thái Đao Dư Ba Nhuệ

Phong “ Sóng gió chung quanh lưỡi kiếm vì tự do” Truyện nói về việc Brutus ám sát nhà độc tàiCeasar vào thời cổ La-Mã vì nghĩ Ceasar muốn bỏ chế độ nghị hội để lên ngôi hoàng đế Sau đó

đã xãy ra bao nhiêu biến loạn cho đến khi Antony phục thù được cho Ceasar Vở tuồng nầy không có mục đích đưa lên sân khấu Nhân đó, trong lời phụ lục, ông tỏ ra bi quan khi cho rằng việc dịch văn ngoại quốc là điều khó thể thực hiện nếu không nói là bất khả vì có sự ngăn cách

lớn lao về phương diện ngôn ngữ Việc phiên dịch chỉ là một sự “hoán cốt đoạt thai” mà thôi Tuy vậy, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu về Shakespeare và đã dịch Hamlet (in năm 1909) nhưng phải thú nhận “đã dùng thể thơ 5/7 âm và hình thức Kabuki lúc nào không biết” trong khi theo

quan điểm của Lafcadio Hearn, một người hiểu biết cả về Nhật và Anh, thì khi dịch Shakespeare,

phải dịch theo văn nói Trong “Sa ông kiệt tác tập” (23 quyển), ông còn dịch Romeo, Othello… nhưng mãi đến khi dịch King Lear, năm 1912 và Julius Ceasar năm 1913 thì số lượng văn nói

trong bản dịch mới tăng thêm Ngoài ra, cộng với 17 quyển chuyên về nghiên cứu nữa, ông đã đểlại 40 tập nói về Shakespeare dưới cái tên “Tân tu Shakespeare toàn tập” in lần đầu từ năm 1933 đến1935

2) Thomas Gray và thơ mới Nhật Bản

Năm 1882, bọn các công Tôyama Seichi, Yatabe Ryôkichi và Inoue Tetsujirô, ba giáo sư đại họcTôkyô đã dịch thơ Anh Mỹ đương thời ra tiếng Nhật với hy vọng đem một phong cách mới đến

với thi ca Nhật Bản Ngoài 5 bài là thơ sáng tác, tập Shintaishi-shô “ Tập ghi chép thơ hình thức

mới” của 3 ông có 14 bài gồm có thơ của Tennnyson, Longfellow, độc thoại của Hamlet Yatabe

đã dịch “Hoài cảm bên mồ” (An elegy written in a country church yard) của Thomas Gray (1716-1771) mà thi sĩ đã viết trước ngôi mồ của một người vô danh trong nghĩa địa nhà thờ làng quê, với tâm sự “thấy người nằm đó biết sau thế nào” Niềm hoài cảm của thi nhân u uất sống giữa đồng quê nước Anh như có cái gì gần gũi với tư tưởng vô thường Nhật Bản trong dòng văn

học ẩn sĩ tiêu biểu bằng Hôjôki (Phương trượng ký ) Có lẽ đó là lý do mà Yatabe đã dịch (có thể

là phỏng dịch vì ông đã thay “nhà thờ” trong bài thơ bằng “ngôi chùa”) và người Nhật yêu chuộng bài thơ nầy

3) Tôkoku và chủ nghĩa lãng mạn Anh:

Mười năm cuối cùng của thế kỷ 19, rõ ràng là văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn (romantism) đến từ Âu Châu Shimazaki Tôson (Đảo Kỳ, Đằng Thôn, 1872-1943)

chẳng hạn, đã dịch truyện thơ Venus and Adonis “ Nữ thần Venus và nam thần Adônis ” (1593) của Shakespeare ra Kasô “ Cỏ mùa hạ “ (1892) rồi dùng lại trong sáng tác Tenba “ Ngựa trời ” (1897) của mình Khi viết Shuufuu no Uta “ Khúc hát gió thu ”, ông đã lấy hứng từ Ode to the

west wind “ Khúc hát gửi gió tây ”(1819) của Percy Bysshe Shelley (1792-1822) Nhà văn

Kunikida Doppo (1871-1908) lúc tả phong cảnh vùng đồng quê trong Musashino “ Cánh đồng Musashi ” (1901) hay về sự giao cảm với chim chóc trong Haru no Tori “ Chim xuân ” (1904)

cũng chịu ảnh hưởng tình yêu thiên nhiên thấy qua tác phẩm của hai anh em William

Wordsworth (1770-1850) và Dorothy Wordsworth (1771-1855)

Trang 11

Nhà thơ và bình luận gia Kitamura Tôkoku (Bắc Thôn, Thấu Cốc, 1868-1894), tự sát lúc chưa

đầy 26 tuổi, có để lại tập thơ Sojuu no shi “ Thơ của người tù nước Sở ” (1889) không lấy cảm hứng từ điển cố Trung Quốc mà từ văn chương Anh tức tác phẩm The Prisoner of Chillon

“ Người tù ở Chillon ” (1816) của nhà thơ Anh quốc Lord Byron (Byron, George Gordon, 1824) Bài thơ nói về nhà ái quốc Francois de Bonnivard, 1496-1570, vì chiến đấu chống chế độ

1788-hà khắc nên bị giam cầm trong t1788-hành Chillon bên bờ hồ Leman Cần nhớ rằng, trước khi tập thơ

ra đời ít lâu, Nhật Bản đang có phong trào đòi dân quyền (1885) và chính phủ Meiji đã không ngần ngại bắt giam nhiều nhà vận động

Một tác phẩm khác của Tôkoku, Hôraikyoku (Bồng Lai Khúc, 1891), nói về người tù không sống trong ngục tối nhưng trong nhà tù cuộc đời cũng mượn ý từ vở kịch Manfred (1817) của Lord

Byron Nếu khung cảnh câu truyện của nhân vật Manfred là ngọn Mont Blanc thì khung cảnh của nhân vật của Tôkoku là núi Bồng Lai (Phú Sĩ) Cả hai đều muốn xa lánh cõi đời để đi cầu đạo ở một thế giới lý tưởng

Người ta thấy Tôkoku khi viết nghị luận có chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu việt

(transcendentalism) đề xướng bởi triết gia Mỹ Ralp Waldo Emerson (1803-1882), người đã truyền bá triết học của Kant trên đất Mỹ Chủ nghĩa siêu việt chủ trương con người phải chấp nhận quyền lực thần linh có tính phàm thần trong cuộc sống hữu hạn và hướng về một luân lý trên cơ sở chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa cá nhân mà mục tiêu là cải thiện xã hội Nói khác đi, Tôkoku đã có phần nào gián tiếp chịu ảnh hưởng của thi nhân chủ nghĩa lãng mạn Anh Thomas Carlyle (1795-1881), người mà Emerson hầu như sùng bái

4) Nước Anh và Natsume Sôseki :

Văn hào Natsume Sôseki (1867-1916) là học giả Anh ngữ trước khi bắt đầu viết văn năm 1905

Ông đã du học 2 năm ở London (9/1900-1/1903), “ hai năm hết sức khó chịu” Thế nhưng không

thể nói rằng nước Anh không để lại dấu vết trong ông,

Thuở nhỏ, ông chuyên về Hán văn, khi vào Dự Bị Đại Học (1884) vì bắt buộc học sinh ngữ nên

đã được các giáo sư Anh Mỹ như James Murdoch 1912) và James Main Dixon 1933) đào tạo.Trong thời gian ở đại học ông đã nghiên cứu về thi nhân người Mỹ Walt Whitman,người mà phong cách được ông đem so sánh với Matsuo Bashô

(1856-Trong thời gian ở Anh, Sôseki có đi nghe giáo sư W P Ker (1855-1923) giảng ở Đại Học London Những bài giảng của giáo sư Ker có ảnh hưởng đến tác phẩm của ông về sau nhưng, lúc

đó, chứng u uất sầu não làm ông không thích ứng được với xã hội Anh và cảm thấy toàn cái khó khăn của một người hấp thụ một nền văn hóa truyền thống Nhật trong việc nghiên cứu văn chương Anh

Năm 1903, Sôseki về nước, dạy ở Đại học Đế Quốc Đông Kinh, thế chỗ Lafcadio Hearn 1904) Ông viết nhiều luận thuyết văn học và chủ trương cái quan trọng cần để viết văn là tri thức, (tượng trưng bằng F) sau đó mới là tình cảm (f) Ông còn cho rằng để hiểu một áng văn, phải sử dụng tất cả tri thức xã hội để phân tích vì văn chương dính liền với bối cảnh xã hội Đó

Trang 12

(1850-cũng là lối nhìn của Leslie Stephen (1832-1904) trong Văn học và xã hội Anh thế kỷ 18 (English

literature and society in the eighteenth century) mà ông chịu ảnh hưởng

Trong khoảng mười năm trước khi qua đời (4/1907-12/1916), Sôseki là một kim tự tháp in bóng trên nền trời văn học Nhật Tác phẩm nhận ảnh hưởng văn chương Anh không phải là ít Ví dụ

Rondon tô “Tháp Luân Đôn” lấy cảm hứng từ The Tower of London (1840) của W.H Ainsworth

(1805-1882) hay Kaarurairu no Hakubutsukan “Bảo tàng viện Carlyle” cho ta thấy tình cảm của

ông đối với nhà thơ Anh Thomas Carlyle (1795-1881) Nguồn sáng tác của ông còn đến từ các

tác phẩm văn học về kỵ sĩ đạo (chivalry) như La mort d’ Arthur “Cái chết của vua Arthur” của Thomas Malory (chết năm 1471) hay The Idylls of the King “Những tình khúc của quân vương” của nhà thơ Alfred Tennyson (1809-1892) đối với Maboroshi no tate “Cái thuẩn huyền ảo”

trong đó ông bàn về tình yêu của kỵ sĩ thời Trung Cổ

Ngay cả Wagahai wa neko dearu “Mèo chúng tớ”, một cuốn truyện không có truyện, trong đó

giai cấp nhàn hạ và ưa biện luận dây dưa được tô vẻ ra dưới mắt quan sát mĩa mai của một con

mèo, giống như nội dung nhiều tác phẩm Anh nhưng gần gũi nhất có lẽ là The Life and opinion

of Tristam Shandy “Cuộc đời và ý kiến của Tristam Shandy” (in năm 1759-67) của Laurence

Sterne (1713-1768)

H.Yamauchi và H Kawamoto (sđd, tr 42) còn nói về ảnh hưởng của Hamlet qua hình ảnh nhân vật Ophelia và họa phẩm vẽ Ophelia của J.E.Millais (1829-1896) đối với Kusa Makura “Gối cỏ”,

“một tiểu thuyết bằng thơ haiku” của ông Gubinjinsô (Ngu mỹ nhân thảo) “Hoa thuốc phiện”,

đăng báo 1907, in năm 1908) cũng có những nhân vật giống như những nhân vật trong tác phẩm của George Meredith (1829-1909)

Cho nên, dầu Sôseki đã bỏ dạy tiếng Anh để đi làm báo viết văn, văn học Anh hấp thụ ở nhà trường đã thấm nhuần trong xương thịt của ông để trở thành chất liệu không thể thiếu được cho tác phẩm vậy

C) Pháp:

Nếu không kể Jules Verne thì ảnh hưởng của Pháp đối với Nhật Bản buổi đầu mạnh mẽ nhất có

lẽ trong lãnh vực thi ca Những nhà thơ được giới thiệu có Baudelaire, Verlaine, Mallarmé và Maurice Maerterlinck (1862-1949), thi nhân người Bỉ diễn đạt bằng tiếng Pháp, giải Nobel văn chương Nhìn chung họ là những nhà thơ theo khuynh hướng tượng trưng hay thần bí Những

dịch giả tài ba như Ueda Bin (trong Kaichôon, từ năm 1905), Nagai Kafuu (trong Sango-shuu, 1915), Horiguchi Daigaku (trong Gekka no ichigun, 1925) đã đưa họ đến với độc giả Nhật Bản

Những bài thơ được nhắc nhở nhiều ở Nhật là Sonnet của Mallarmé hay Chanson d’Automne của Verlaine… Ảnh hưởng của họ đến các thi nhân Nhật Bản hàng đầu như Kanbara Akiake hay Kitahara Hakushuu không phải là nhỏ

Trang 13

Victor Hugo Alexandre Dumas Père

Các nhà văn lớn của Pháp như Honoré de Balzac, Stendhal, Anatole France, Alphonse Daudet, Emile Zola, Guy de Maupassant thì đã đành nhưng có một tiểu thuyết gia người Pháp được các nhà văn Nhật Bản đặc biệt yêu chuộng[13]: Raymond Radiguet (1903-1923) Ông được đánh giánhư là một “quỉ tài” vì ông mất lúc mới hai mươi tuổi Những người chịu ảnh hưởng của ông đến từ những chân trời khác nhau từ Yokomitsu Riichi, Mishima Yukio, Hori Tatsuo, Sakaguchi Ango cho đến Ôoka Shôhei

Ngày nay, người ta đòi hỏi việc dịch thuật phải trung thực nhưng vào thời Meiji, không ai khó khăn đến mức đó, có thể thêm thắt học lược bỏ tùy theo thấy cần thiết hay không Trong đoạn tả Tell xuất hiện chỉ vì lòng nhân đạo mà giúp anh chàng Thụy Sĩ vì giết quan lại người Áo phải trốn qua bên kia hồ giữa sóng to gió lớn, dịch giả đã cho xen vào một đoạn diễn văn của Tell phát biểu rất hấp dẫn theo thể 5/7 để tuyên truyền cho dân chủ tự do Có điều là đoạn nầy đã đi rakhá xa ngoài nguyên tác

Sở dĩ có hiện tượng đó vì dưới thời Meiji, chính phủ đã hứa cho bầu quốc hội từ 1881 mà mãi đến 1890 nghĩa là 9 năm sau mới thực hiện lời hứa.Trong dân chúng, hai chữ “tự do” được phổ

biến rộng rãi nên không có gì lạ khi người dịch Wilhelm Tell đã nhấn mạnh đến hai chữ ấy trong

tác phẩm

Trang 14

2) Ảnh hưởng của Goethe:

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832) được người Nhật biết đến lần đầu tiên qua dịch phẩm

Reineke Fuchs “Con chồn Reineke” Goethe đã mô tả con chồn Reineke ranh mãnh giảo hoạt

trong thế giới loài vật, biết đánh lừa cả vua sư tử.Tuy nhiên tác phẩm phúng thích nầy chỉ được Inoue Tsutomu (1850-1928), một nhà dịch thật đầu thời Meiji chuyển ngữ từ tiếng Anh sang với một cách dịch hết sức Nhật hóa Đó là khuynh hướng chung của người dịch thời ấy, bởi vì trình

độ của độc giả còn chưa cao để thông cảm được những cái tinh tế của văn học Tây Phương

Tác phẩm văn xuôi Die Leiden des Jungen Werthers “Nỗi khổ tâm của chàng trẻ tuổi Werther”

của Goethe cũng là tác phẩm gây chấn động trong giới độc giả trẻ thời Meiji Giới trí thức như nhà bình luận Takayama Chogyuu (Cao Sơn Xư Ngưu, 1871-1902), các nhà văn Shimazaki Tôson, Ozaki Kôyô… đều đánh giá cao khi đọc bản dịch qua Anh văn Người dịch thẳng từ tiếngĐức lần đầu là học giả Hán văn Kubo Tenzui (Cữu Bảo, Thiên Tùy, 1875-1934) với sự cộng tác của một người bạn giỏi tiếng Đức

3) Truyện nhi đồng của Grimm:

Không những tác phẩm của Goethe và Schiller, tập truyện nhi đồng của hai anh em Jakob

Grimm (1775-1863) và Wilhelm Grimm (1786-1859) nhan đề Kinder–und Hausmarchen

“Truyện nhi đồng của trẻ em và gia đình” với Cô Bé Lọ Lem (Aschenputtel), mà ai cũng nghe

kể, đã được phổ biến rất sớm ở Nhật Kan Ryohô (Quản, Liễu Pháp,1857-1936) đã dịch vào năm

1887 dưới nhan đề “Tập truyện cổ thần tiên Tây Phương” nhưng ông đã lược bỏ những cảnh nào xem ra tàn nhẫn trong nguyên tác

4) Một dịch giả tên là Mori Ôgai:

Nhà văn đầu đàn thời Meiji, Mori Ôgai (Sâm, Âu Ngoại, 1862-1922) cũng là một nhà dịch thuật không ngừng nghỉ Các dịch phẩm của ông đã ảnh hưởng đến các nhà văn lớp sau Ông đã dịch không những tác phẩm Đức mà cả những tác phẩm được biết qua bản Đức văn nhờ sự hiểu biết ngôn ngữ nầy mà ông đã dùi mài trong thời gian du học.Sau khi từ Đức về năm 1889, ông đã

cùng bạn bè thành lập nhóm Shinseisha (Tân thanh xã) “Tiếng nói mới” và cho ra mắt tập thơ dịch Omokage “Vang bóng” trong đó đã có thơ của Heinrich Heine (1797-1856) và Goethe Bài

thơ của Goethe nhan đề “Khúc hát của nàng Mignon”, một mỹ nhân bạc mệnh, thấy trong tiểu

thuyết mang tên Wilhelm Meister Lehrjahre “Thời học việc của Wilhelm Meister”, với hình thức

10/10 âm tiết khác với thể 5/7 truyền thống của người Nhật

Faust (1774-1831), kịch thơ gồm hai tập của Goethe nói về cuộc đời đầy hứng thú, bi kịch trong

tình yêu cũng như cuộc đổi chác giữa học giả Faust và ác quỉ Mephisto là tác phẩm được nhiều người dịch, trong đó có Ozaki Kôyô (Vĩ Kỳ, Hồng Diệp) dịch từ tiếng Anh Shimazaki Tôson

cũng rất rành rẽ về Faust Ôgai đã dịch từ nguyên văn tiếng Đức theo lời yêu cầu của Bộ Giáo

Dục và hoàn tất năm 1913 Khi xuất bản, sách bán rất chạy và gây được tiếng vang lớn

5) Ảnh hưởng văn học Đức trên các nhà văn nhà thơ khác:

Trang 15

Theo như chính tác giả nhìn nhận, Futon “Tấm Nệm Giường” (1907) của Tayama Katai bắt nguồn từ vở kịch Einsame Menschen “Những người lặng lẽ” của Gerhart Hauptmann (1862- 1946) Mối tình của nhà văn trung niên Takenaka Tokio với cô gái trẻ Yoshiko trong Futon cũng

chẳng khác gì mối tình của học giả Johanes với nữ sinh viên Anna trong kịch Hauptmann Câu truyện nầy cũng là kinh nghiệm bản thân của nhà soạn kịch Hauptmann, hơn nữa, có sự trùng hợp lý thú là năm Katai 34 tuổi ông cũng gặp một cô gái mới17 ái mộ văn mình, đến nhà chơi rồi

ở lại luôn Ông còn gọi cô ấy là “Anna của tôi”

Về thơ thì Susukida Kyuukin (1877-1945), nhà thơ thuộc khuynh hướng tượng trưng đời Meiji,

trong tập thơ Hakuyôkyuu (Bạch Dương Cung) “Chòm sao Bạch Dương” có bài thơ “Nhớ cố

hương” (Bôkyô no shi =Vọng hương thi, 1906) nói về vẻ đẹp bốn mùa thay đổi của vùng Kyôto, quê hương ông Bài nầy được làm ra sau khi đọc “Khúc hát của Mignon” Điều đó cho ta thấy thinhân còn có thể vô tình chịu ảnh hưởng thơ ngoại quốc khi kiến tạo thế giới thơ của riêng

mình.Những cảnh chim kêu, ve ngâm, các cô gái đi kiếm cá ayu trên dòng sông, cảnh uống rượu

cười nói, chèo thuyền thưởng hoa thấy trong thơ Kyuukin không có gì liên quan đến cảnh vật nước Đức của Goethe

Thơ Heinrich Heine (1790-1856) được đặc biệt yêu chuộng từ thời Meiji Cả Takayama

Chogyuu (Cao Sơn, Xư Ngưu) và Yoshano Tekkan (Dữ Tạ Dã, Thiết Cán, 1873-1935) đều ái mộ

thơ ông Năm 1901, Onoue Saishuu (Vĩ Thượng, Sài Chu, 1876-1957) đã dịch Lorelei ra tiếng

Nhật , tạo được phong trào đọc thơ Heine vào thời đó Tuy Heine còn là một nhà thơ có ý hướng phê phán xã hội nhưng hình ảnh của Heine ở Nhật chỉ là một phẩm nhà thơ trữ tình đã làm cho

họ cảm động nhỏ lệ

6) Những đóng góp của Ueda Bin (Thượng Điền, Mẫn, 1874-1916):

Nhà phiên dịch tài hoa Ueda Bin

Thơ Đức cũng được Ueda Bin dịch nhiều trong tập thơ dịch Kaichôon “Hải triều âm” (1905)

trong đó có những thi nhân Đức ít người biết tiếng như Carl Busse (1872-1918)

Trang 16

Xin mở một dấu ngoặc nói về nhà dịch thuật tài ba này Ông người Tôkyô, tốt nghiệp khoa Anh Đại Học Tôkyô Sau khi trở thành giảng sư ở đây, ông sang các nước Âu Mỹ và trở về nước, tận dụng khả năng ngữ học (Anh, Pháp, Ý, Đức, Hy Lạp, La Tinh) của mình để giới thiệu văn chương ngoại quốc cho độc giả Nhật Bản Thơ ông dịch đã là nguồn cảm hứng cho Kitahara Hakushuu và Miki Rôhô (Tam Mộc, Lộ Phong, 1889-1964) Ông cũng là nhà thơ và nhà bình luận văn học.

Nhà viết kịch Kubo Sakae (Cữu Bảo, Vinh, 1900-1958) khi công diễn Yoshino no Tôzoku “Đạo tặc vùng Yoshino”(1933) cũng cho biết rõ đã phỏng theo Die Rauber “Bọn cướp” của Schiller Thuở còn đi học, Kubo đã thích Schiller dù khi đọc nguyên tác Die Rauber, ông phải lật từ điển

tra từng chữ Sau đó, không bằng lòng với phóng tác, ông đã dịch nó ra Nhật ngữ vào năm 1936

Có thể Waga hai wa neko dearu của Natsume Sôseki còn chịu ảnh hưởng của Lebensansichten

des Kater Murr “Nhân sinh quan của chú mèo đực tên Murr” của Ernst Theodor Amadeus

Hofmann (1762-1822) Điều nầy đã được nói ra ngay lúc Natsume còn sống Còn Hugo von Hofmansthal (1874-1929) thì thơ ông ảnh hưởng đến nhiều người trong số đó có Kinoshita Mokutarô ((1885-1945), Nagai Kafuu, Tanizaki Jun-ichirô Akutagawa cũng thú nhận đã cảm

động rớt nước mắt khi đọc thơ Hofmanthal (xem đoản văn Ôkawa no mizu, “Nước giòng sông cái”, 1912) và khi viết Futatsu no Tegami ”Hai bức thư”, ông đã mượn ý từ Andeas Thameyers

letzter Brief “ Bức thư cuối cùng của Andreas Thameyers” do Arthur Smitzler (1862-1931) viết

Hori Tatsuo (1904-1953), Tachihara Michizô (Lập Nguyên, Đạo Tạo, 1914-1939), Itô Shizuo (YĐằng Tĩnh Phu, 1906-1953), các nhà thơ thuộc nhóm Shiki (Tứ quí) đều tiếp nhận ảnh hưởng của Rainer Marie Rilke (1875-1926) Trong khi Mishima Yukio yêu thích Thomas Mann (1875-1955) thì Abe Kôbô lại ngã theo phong cách viết của Franz Kafka (1883-1924)

Văn học sử Đức cũng được giới thiệu cho người Nhật ngay từ thời Meiji Trước tiên phải nói đếntập kịch bản Đức do Hisamatsu Teikô (Cữu Tùng, Định Hoằng, 1857-1913) thu thập và dịch năm 1887, sau đến tập văn học sử Đức do Shibue Tamotsu (1957-1930) giới thiệu cho độc giả Nhật những tên tuổi lớn như Lessing, Goethe, Schiller…

Nhìn chung, việc giới thiệu các sáng tác từ tiếng Đức cũng như văn học sử Đức từ thời Meiji đã đóng góp vào việc phát triển tự do dân quyền ở Nhật Một người như Takagi Isaku (Cao Mộc, Y

Tác), tác giả tập nghiên cứu nhan đề Goethe (1893) đã xem thi nhân Goethe và anh hùng

Napoléon là hai nhân vật quan trọng nhất của thời cận đại nhưng chính Goethe mới “là người dạy cho ta (người Nhật) thế nào là can đảm và bình đẳng”

E) Tây Ban Nha:

Tác phẩm Tây Ban Nha đã được dịch ra tiếng Nhật tự thời Azuchi Momoyama (1568-1600) Năm 1592 tức sau khi Hideyoshi Toyotomi thống nhất thiên hạ, đã có một tác phẩm được in ra

bằng chữ La Mã ở Kyuushuu Đó là Fides no Doxi còn gọi là Shinjinroku có nghĩa là “Bài giảng

của nhà truyền giáo” Quyển sách với mục đích dạy giáo lý nầy đã dịch từ nguyên tác của thầy dòng Dominicain tên Luis de Grenada (1504 -1588) Ông này còn có một tác phẩm khác nhan đề

Trang 17

Guida de pecador (1556-1557) “ Dẫn dắt kẻ phạm tội” được phiên trực tiếp qua âm Nhật thành Giyadopekadoru.

Đến đời Meiji, tác phẩm bằng tiếng Tây Ban Nha nổi tiếng nhất được giới thiệu cho người Nhật không gì khác hơn Don Quixote (1605-1615) của Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616)

Nó được dịch thành “Độn Hỷ Ông kỳ hành truyện” (Truyện về hành vi lạ lùng của ông Don Ki”

vào năm 1885 Tuy nhiên, từ năm 1613 trong tập đoản thiên Mohan Shôsetsu-shuu (Novelas

Ejemplares) “Tập đoản thiên mẫu mực” có đăng hai tác phẩm khác là “Kết hôn trá hình “ (El

casamiento enganoso) và “Sức mạnh của huyết tộc” (Le fuerta de sangre) Don Quixote với nội

dung phúng thích lớp kỵ sĩ suy vi, có giá trị giáo dục đối với người đ ương thời nhưng hai tác phẩm kia chỉ được người dịch giới thiệu như một chuyện có thật và khai thác khía cạnh ly kỳ của

nó thôi

F) Văn Học Châu Mỹ La Tinh :

Văn học Châu Mỹ La Tinh chỉ đến Nhật thực sự từ thập niên 1970 nghĩa là trên 30 năm nay thôi.Dầu có nhiều ngườI Nhật di dân đến Brazil, Argentine, Peru nhưng Nhật Bản chỉ chú ý đến đời sống tinh thần của khu vực này từ khi có những biến chuyển chính trị năm 1959 của cuộc cách mạng Cuba Trong thập niên 1950, thơ của Pablo Neruda ( 1904-1973) và văn Jorge Luis Borges(1899-1986) được độc giả biết đến và tán thưởng, trong thập niên 1960, đôi bài thơ mang màu sắc chính trị được dịch ra trong các tuyển tập thơ hay quốc tế nhưng nói chung chưa để lại ấn tượng sâu sắc Bất đồ sau đó, với sự xuất hiện của những cây viết mới được sách báo Âu Mỹ giớithiệu, một phong trào ái mộ văn học Châu Mỹ La Tinh đã thành hình ở Nhật Bản

Văn học Châu Mỹ La Tinh viết bằng hai thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã xuất phát từ thế kỷ 16 nhưng chỉ là mô phỏng Âu Mỹ Mãi đến giai đoạn 1880-1920 mới có những cây bút trẻ

ra đời qua cuộc vận động cách tân (Modernisimo) và trên con đường đó, văn học đã khai hoa vớinhững nhà văn nhà thơ phần nhiều lưu vong ở Âu Châu như Miguel Angel Asturias (1899-1947),

Alejo Carpentier (1904-1980), Jose Luis Borges (1899-1986) Asturias viết El senor presidente

“Ngài tổng thống” (1946) phê phán chính quyền độc tài, có tiếng vang lớn, sau đoạt giải Nobel

văn chương năm 1967 Carpentier cho ra đờI vào năm 1946 tác phẩm El reine de este mundo

“ Vương quốc cuộc đời”, trình bày hiện thực kinh dị của xã hội Mỹ La Tinh, một hiện thực không thua gì thế giới huyễn tưởng thấy trong tác phẩm của những nhà văn siêu thực Âu Châu

mà ông đi lại Borges đi theo một con đường khác Sinh trưởng trong gia đình thượng lưu ở Buenos Aires, ông bắt đầu bằng thơ, sau đó bước qua lãnh vực tiểu thuyết Tác phẩm tiêu biểu có

Ficciones “Tập truyện truyền kỳ” (1944) và El Aleph “Chữ A” (1949), khai triển những chủ đề

liên quan đến các ý niệm như thời gian, vĩnh cữu, cái chết, mộng, mê cung…

Ba nhà văn này đã gây nên phong trào yêu chuộng văn học Châu Mỹ La Tinh ở Nhật Sau các

ông, đến lượt nhà văn người Peru, Mario Vargas Llosa ( sinh năm 1936), với La ciudad y los

perros “Thành phố và bầy chó” (1962) trình bày vấn đề bạo lực dã man ở một học viện quân sự

Ngoài ra còn phải kể đến nhà văn người Uruguay là Juan Carlos Onetti (1909-1994) , nhà văn Mehico là Juan Rulfo (1918-1986), những người đã khẳng định sự hiện hữu của văn hóa Châu

Mỹ La Tinh

Trang 18

Trong số những nhà văn của vùng đất này, người được coi như đóng góp nhiều hơn cả có lẽ là Gabriel Garcia Marquez (sinh năm 1928), người gốc Columbia giải Nobel văn chương 1982, với

”Trăm năm cô đơn” (1967), một tác phẩm ăn khách không tiền khoáng hậu của một tác giả Mỹ

La Tinh Tác phẩm vẽ nên khung cảnh với những thảm trạng tiêu biểu cho một xã hội Mỹ La Tinh bất cứ ở đâu Thủ pháp pha trộn yếu tố hiện thực với siêu tự nhiên của ông được gọi là

“hiện thực huyền ảo” (magic realism), đã trở thành một nét đặc trưng của vùng đất nầy

Các nhà văn Nhật Bản trước tiên đã biết đến tác phẩm văn học của Châu Mỹ La Tinh qua tiếng Pháp Họ là Shinoda Hitoshi, Nakamura Shin-ichirô, Shimizu Tôru, Tsuji Kunio, Ôe Kenzaburô Chúng đã được dịch rất nhiều trong các tạp chí ở Nhật trong niên đại 1960 và sau khi Asturias đoạt giải Nobel thì sách dịch về họ bắt đầu ra đời.”Ngài tổng thống” (1971), “Trăm năm cô đơn” (1972)…được nhiệt liệt tán thưởng nên đến khoảng 1977 đã bắt đầu có những bộ tùng thư về vănhọc Mỹ La Tinh trên thị trường Đáng kể nhất là bộ của nhà xuất bản Shuueisha gồm 18 quyển (1983-84) và bộ của nhà xuất bản Gendai Kikakushitsu 15 quyển (1992-96)

Như thế, ta thấy Nhật Bản đã tiếp thu văn học Tây Phương rất sớm và tỏ ra có tính hiếu kỳ muốnbiết người để biết mình.Việc phiên dịch các tác phẩm ngoại quốc nằm trong quĩ đạo quốc sách

“thoát Á nhập Âu” vị kỷ của buổi đầu nay đã nới rộng ra không biết bến bờ Không nói cũng hiểu, nó đã làm phong phú cho hoạt động của giới sáng tác và sự thưởng ngoạn của độc giả Nhật Bản

TIẾT II : GIAO LƯU VĂN HỌC VỚI TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI :

Đối với Trung Quốc thời cận kim và hiện kim, giao lưu văn học giữa hai nước Trung Nhật trong lúc đầu hầu như đơn phương và chỉ thể hiện qua việc Nhật Bản đón tiếp các du học sinh và người lưu vong trong những năm trước thế chiến thứ hai cũng như kiểm soát hoạt động của nhà văn Trung Quốc trong vùng chiếm đóng thời Chiến Tranh Trung Nhật (1937-45) Sự giao lưu hầu như hoàn toàn gián đoạn trên mười năm trời, thời gian mà cuộc Văn Hóa Đại Cánh Mạng kéo dài (1966-77) Nó chỉ trở thành song phương từ khi hai nước Nhật Trung bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao vào năm 1978, lúc Hiệp Ước Hòa Bình và Hữu Nghị được phê chuẩn tại Bắc Kinh Do đó, nếu so sánh ảnh hưởng của Âu Mỹ thì đối với Nhật Bản, quan hệ văn học với Trung Quốc hiện đại không có là bao tuy không phải không có điều đáng đề cập đến

A) Giai đoạn trước 1978 :

Giai đoạn trước 1978 có thể chia làm vài phân đoạn :

- Dưới triều Thanh và đầu thời Dân Quốc (1896-1937)

- Thời chiến tranh Trung Nhật (1937-1945) và nội chiến Quốc Cộng (1945-49)

- Ba mươi năm đầu dưới thể chế Cộng Hòa Nhân Dân (1949-78)

Trang 19

1) Dưới triều Thanh và đầu thời Dân Quốc (1896-1937).

Lương Khải Siêu Lỗ Tấn (Chu Thụ Nhân)

Năm 1896, có 13 sinh viên Trung Quốc nhận học bổng đến Nhật (sinh viên Trung Quốc sang Mỹ

từ năm 1847) Đến năm 1935 thì ở Nhật có trên 8.000 sinh viên Trung Quốc, cả nam lẫn nữ.[14] Trong số những sinh viên và người lưu vong hoạt động trong lãnh vực văn hóa thời này phải nhắc đến những tên tuổi lớn như Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929) Hai ông qua sau chính biến năm Mậu Tuất (1911) Ngoài ra còn có nữ sĩ Trương Mạn Thù

(1884-1918) tác giả Đoạn hồng linh nhạn ký sang năm 1898, Chu Thụ Nhân tức Lỗ Tấn 1936) tác giả A Q chính truyện sang năm 1902 Trong khoảng thời gian 1898-1899, chính Lương

(1881-Khải Siêu đã bỏ công dịch sang Trung văn những tiểu thuyết chính trị Nhật Bản tranh đấu cho tự

do dân quyền như Kajin no kigu (Giai Nhân Chi Kỳ Ngộ, 1885-97) của Tôkai Sanshi (Đông Hải Tản Sĩ) và Keikoku Bidan (Kinh quốc mỹ đàm, 1883-84) của Yano Ryuukei (Thỉ Dã, Long Khê).

Vào năm 1902, trên tờ Tân Tiểu Thuyết của người đồng hương xuất bản ở Yokohama, Lương đã viết bài nghị luận “ Bàn về liên hệ giữa tiểu thuyết và chính trị ” Điều này phản ánh cái nhìn mớicủa người Trung Quốc đối với bộ môn tiểu thuyết, mặc dù hai chữ “ tiểu thuyết ” đã được nhắc

đến trong Ngoại Vật Biên của Trang Tử hai thế kỷ trước Công Nguyên nhưng cho đến lúc đó vẫn

bị khinh thường

Với cái nhìn mới như thế, viết tiểu thuyết đã dấy lên thành một phong trào tại Trung Quốc với sự

ra đời của Quan trường hiện hành ký của Lý Bá Nguyên, Lão tàn du ký của Lưu Ngạc Chúng

được đánh giá như những tiểu thuyết nổi tiếng cuối đời Thanh có tính phê phán xã hội Không những vậy, Trung Quốc bắt dầu dịch hay phóng tác tiểu thuyết Tây Phương và Nhật Bản Đó là

trường hợp Trà Hoa Nữ (La Dame aux Camélias) của Alexandre Dumas Fils hay kịch

Shakespeare, tiểu thuyết Dickens, truyện Tokutomi Roka, hồi ký Sherlock Holmes

Sinh viên Trung Quốc ở Nhật thời đó chia làm hai phái : bảo hoàng và cách mạng Bên cạnh những sinh viên Trung Quốc du học ngoại quốc nổi tiếng như Hồ Thích (1891-1962, Mỹ), Từ Chí Ma (1897-1931, Mỹ), Lâm Ngữ Đường (1895-1976, Mỹ và Đức), Ba Kim (sinh năm 1904, Pháp), Lão Xá (1899-1966, Anh), sinh viên Trung Quốc đến Nhật cũng đông và hoạt động

Trang 20

không thua kém Nhiều người sẽ đóng vai trò quan trọng trên văn đàn về sau Chẳng hạn ba anh

em họ Chu (Chu Thụ Nhân tức Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân và Chu Kiến Nhân), Quách Mạt Nhược (1892-1978), Trương Tư Bình (1893-1959), Úc Đạt Phu (1896-1945), Thành Phảng Ngô (1897-1984), Điền Hán (1898-1968)

Trong khoảng thời gian này, những nhà văn Nhật được dịp ghé thăm Trung Quốc có Natsume Sôseki (đã viếng thăm Hương Cảng, Ngô Tùng vào năm 1900), Akutagawa Ryuunosuke (Bắc Kinh, 1921, đã gặp và trao đổi với Hồ Thích) cũng như nhà thơ Kaneko Mitsuharu (Kim Tử, Quang Tình, 1895-1975) (Thượng Hải, 1928)

2) Thời chiến tranh Trung Nhật (1937-1945) nội chiến Quốc Cộng (1945-49) :

Trong thập niên 1930, trên văn đàn Trung Quốc đã xuất hiện nhiều tài năng mới như Mao Thuẩn(1896-1981), Lý Cật Nhân (1891-1962), Trương Hận Thủy (1895-1967) và cũng là giai đoạn Lão Xá, Ba Kim hoạt động mạnh mẽ Nhưng chẳng mấy chốc, thế lực quân phiệt Nhật đã tràn ngập Trung Hoa Văn học chia thành hai mảng chính : văn học kháng chiến và văn học vùng bị chiếm đóng Văn học kháng chiến có một luồng cho Quốc Dân Đảng chủ đạo và một luồng khác của liên minh các nhà văn cánh tả Dĩ nhiên là Nhật Bản chỉ dính líu đến vùng họ chiếm đóng nghĩa là khu vực duyên hải như Nam Kinh, Vũ Hán, Quảng Châu Trên văn đàn thời này có Trương Ái Linh (1920-1995), Tô Thanh (1914-82), Mai Nương (sinh năm 1920) là những người

có tiếng hơn cả Những nhà văn cộng tác với Nhật trong bọn họ sau này sẽ bị kết tội như Hán gian Suốt thời gian chiếm đóng, Tôkyô đã tổ chức nhiều chuyến tham quan chiến trường Trung Quốc cho các nhà văn Nhật để họ phục vụ cho bộ máy tuyên truyền quốc nội Đoàn thể mang tênNhật Bản Văn Học Báo Quốc Hội đã tổ chức vào năm 1944 một Đại Hội Các Nhà Văn Đại Đông Á ngay tại Nam Kinh

Trương Ái Linh, sở trường về tiểu thuyết luyến ái, sau qua Mỹ (1955) cư trú 3) Ba mươi năm đầu dưới thể chế Cộng Hòa Nhân Dân (1949-78)

Giai đoạn này được đánh dấu sự đăng đàn của các nhà văn như Triệu Thụ Lý (1906-70), Hồ Phong (1902-85) và các nhà văn từ “ hậu phương lớn ” trở về thành phố và nhất là cuộc thanh trừng văn hóa kể từ điện ảnh đến văn học bắt đầu từ năm 1951 Các phong trào phê bình chống

Trang 21

Hồ Thích (1954), chống Hồ Phong (1955), chống hữu khuynh (1957), chống Ba Kim (1958) xảy

ra không ngớt Đặc biệt ngón đòn Bách Gia Tranh Minh, Bách Hoa Tề Phóng (Trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở, 1957) đã tạo cơ hội cho nhà cầm quyền dẹp tan mầm mống chống đối và đưa các nhà văn quá mau mắn phát biểu như Vương Mông, Lưu Tân Nhạn (con số lên đến 50 vạn, kể cả nhà văn lẫn trí thức) đi tù Năm 1961, kế hoạch kinh tế Nhảy Vọt [15]đượm màu lãng mạn cách mạng đã thất bại nặng nề và sau đó, Trung Quốc lại đi vào thời đại Chỉnh Phong[16] cũng không mấy chi sáng sủa

Cuộc cách mạng văn hóa (Văn Cách, 1966-77) đã gây nhiều thảm trạng Phong trào trở thành vô

tổ chức và thoát khỏi sự kiểm soát của những người phát động nó Mọi giá trị cổ truyền bị băng hoại, không chỉ có những công thần mà cả thường dân cũng bị đày ải, vùi dập Trong vụ đó, giới viết văn đã chịu nhiều tai họa như trường hợp Thẩm Tùng Văn, Triệu Thụ Lý và Lão Xá chẳng hạn Thẩm không chịu nổi đày đọa tinh thần đã tự sát, Triệu bị đấu tố và chết năm 1966 ở Thái Nguyên (Sơn Tây) còn Lão bị Hồng Vệ Binh hành hình rồi vứt xác

Không phải là tư tưởng chủ đạo lúc đó ở Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến đời sống tinh thầncủa giới trẻ Nhật Bản nhưng ngay các nhà văn Nhật có tinh thần chống báng truyền thống như Ôya Sôichi (Đại Trạch, Tráng Nhất, 1900-1970) cũng phải cho rằng những gì xảy ra ở Trung Quốc thật không thể nào Nhật có thể bắt chước được Nếu không, e rằng Nhật sẽ thụt lùi về cả trước thời Minh Trị Duy Tân

B) Giai đoạn sau 1978 :

Sự thay đổi trong chính trị đã có tác dụng phá băng, nhất là từ khi Đặng Tiểu Bình trở lại tham chính Giao lưu văn học giữa hai nước được nối kết lại khi sự đi lại dễ dàng ra Tuy vậy, thời nàyvẫn có “ Biến Cố Thiên An Môn ” (4/6/1989) còn gọi là “ Ngày Chủ Nhật Đẫm Máu ” là một sự kiện hết sức tiêu cực Thế nhưng, dù muốn dù không, cũng nhờ nó mà Trung Quốc đã có một tư trào “ văn học vượt biên ” hay “ di dân ” (immigrant literature) đặc sắc khi một số văn tài đã chọn cuộc sống lưu vong và hưởng được không khí tự do, chất liệu không thể thiếu trong sáng tạo

Mạc Ngôn

Trang 22

Những nhà văn nhà thơ đạt nhiều thành công trong giai đoạn này có Mạc Ngôn (sinh năm 1956),Tàn Tuyết (sinh năm 1953), Vương Sóc (sinh năm 1958) ở trong nước cũng như Cao Hành Kiện (sinh năm 1940, giải Nobel Văn Học 2000), Bắc Đảo, Giang Hà, Cố Thành, Đa Đa, Trịnh Nghĩa (sinh năm 1947, sang Mỹ từ 1992) ở nước ngoài Đó là chưa kể thế hệ mới với Diệp Triệu Ngôn (sinh năm 1957), Dư Hoa (sinh năm 1960), Tô Đồng (sinh năm 1963), Cách Phi (sinh năm1964) và Miên Miên (sinh năm 1970), Vệ Tuệ (sinh năm 1973), Chu Khiết Nhứ (sinh năm 1976)lớn lên trong thời hiện đại hóa và kinh tế thị trường.

Murakami Haruki Rừng Na-Uy (bản dịch : Na-Uy Đích Sâm Lâm)

Hiện nay, người ta có thể tìm thấy bản dịch Shanghai Baby (Nguyên tác : Thượng Hải Bảo Cụ,

“ Cục cưng Thượng Hải, 1999) của Vệ Tuệ (sinh năm 1973) hay Phong Nhũ Phì Đồn (Vú To

Mông Nở, 1995) của Mạc Ngôn (sinh năm 1956) giữa Tôkyô Ngược lại, truyện của nhà văn Nhật Murakami Haruki (sinh năm 1949) được giới trẻ Trung Quốc, Đài Loan yêu chuộng đến

nổi có những nhà văn trẻ bắt chước kiểu viết của ông mà báo Times mệnh danh họ là “ những

Murakami-con ” (Murakami’s Children)

Tuy nhiên, đừng nghĩ giao lưu văn học Trung Nhật chỉ có tính cách thời thượng và giai đoạn nếu

ta biết rằng từ năm 1922 Chu Tác Nhân đã dịch Khổng Ất Kỷ của anh mình ra tiếng Nhật và cũng vào khoảng đó, Lỗ Tấn đã dịch Hana (Cái mũi) của Akutagawa, ra Trung văn Cũng chính Lỗ Tấn từng dịch Aru seinen no yume (Giấc mơ của một chàng trai) của Mushakoji Saneatsu ra tiếng Trung vào năm 1927, còn Mushakoji đã trả lễ bằng cách dịch Cố hương của Lỗ Tấn ra Nhật ngữ Cố hương hiện được dùng như tư liệu giảng dạy trong các trường trung học Nhật như

một áng văn Nhật

Ngoài những nỗ lực riêng rẽ trong giao lưu văn học như thế, việc dịch thuật văn Trung Quốc hiện đại cũng được tiến hành với qui củ, tổ chức Hai trường Đại Học Ngoại Ngữ Đông Kinh và Đại Học Đông Kinh đã bền bỉ đeo đuổi công việc dịch thuật và giảng dạy tiếng Trung Không ai quên được những đóng góp của Takeuchi Yoshimi (Trúc Nội, Hảo, 1910-77) và Takeda Taijun (Vũ Điền, Thái Thuần, 1912-76) cũng như những nhà nghiên cứu trong Trung Quốc Văn Học

Nghiên Cứu Hội Giáo Sư Ono Shinobu của Đại Học Đông Kinh đã chủ biên Tuyển Tập Văn

Học Trung Quốc (1962-63) gồm 20 quyển, một trong mươi bộ tuyển tập văn học hiện đại Trung

Trang 23

Quốc bằng Nhật ngữ hiện có Dĩ nhiên Lỗ Tấn là nhà văn được kính trọng hơn cả.Toàn tập 16 quyển của ông đã ra mắt từ 1981.

[1] Yamauchi Hisaaki, Kawamoto, Hiroshi, Kindai Nihon ni Okeru Gaikoku Bungaku no Shuyô, Tôkyô, 2003

[2] Tomita, Hitoshi (sđd, tr.23)

[3] Truyện ngụ ngôn của hiền nhân cổ Hy Lạp, ra đời khoảng năm sáu trăm năm trước công nguyên, được truyền tụng ở Âu Châu vào cuối thế kỷ 15

[4] Xem Tomita, Hitoshi (sđd), tr 96

[5] “Vụ án con buôn thịt người”

[6] Thơ Nhật để gọi chung waka, imayô, yôkyoku, jôruri, haikai, haiku…đều dùng thể 5/7.[7] Katô, Shuuichi, sđd, quyển 3, trang 239

[8] Akutagawa đã nhắc đến tên của Régnier trong bức thư tuyệt mệnh gữi cho Kume Masao trước khi tự sát

[9] William Morris (1834-1896) thi nhân kiêm nhà nghệ thuật tạo hình, nhà cải cách xã hội người Anh Cuối đời, theo chủ trương xã hội không tưởng (Utopianism)

[10] Katô Shuuichi, sđd, còn gợi ý là cách trình bày câu chuyển qua lời chứng và để cho độc giả chọn lựa còn là một thủ pháp áp dụng bởi nhà viết kịch và giải Nobel người Ý Luigi Pirandello

(1867-1936) trong vở Right You Are, If You Think So “ Bạn nghĩ thế nào thì đúng là thế ấy ! ”

(Có lẽ ông muốn nói đến vở “ Sáu nhân vật đi tìm một tác giả ” chăng?

[11] Kiểu dịch thẳng ra chữ Hán như thế nầy cũng giống như trường hợp Phạm Quỳnh dịch kịch

Le Cid ra tuồng Lôi Xích và Horace ra Hòa Lạc ở Việt Nam đầu thế kỷ trước.

[12] Yamauchi Hisaaki, Kawamoto, Hiroshi, sđd, tr 24

[13] Xem Raimon Radige to Nihon no Sakkatachi (Raymond Radiguet và các nhà văn Nhật Bản)của Eguchi Kiyoshi do Tomita Hitoshi dẫn (sđd, tr.11)

[14] Fujii Shôzô, 20 Seiki no Chuugoku Bungaku (Văn Học Trung Quốc Thế Kỷ 20), Hôsô Daigaku Xuất bản, 2005

Trang 24

[15] Đại Dược Tiến Cuộc vận động kinh tế lớn do Mao Trạch Đông đề xướng khoảng 1958-61,

đã thất bại vì nhiều lý do : mục tiêu thiếu thực tế, thiên tai, Liên Xô rút viện trợ Sẽ là nguyên nhân sâu xa của cuộc Văn Cách (1966-77)

[16] Chữ tắt của Tam Phong Chỉnh Đốn Tam phong là học phong, đảng phong, văn phong MaoTrạch Đông đã phát động một lần năm 1942, đây là lần thứ hai (1957-58) Về mặt lý thuyết, chấnchỉnh học phong chống chủ nghĩa chủ quan trong học tập, chấn chỉnh đảng phong nhằm chống chia rẽ, bè phái và chấn chỉnh văn phong nhằm chống kiểu viết rỗng sáo, không có nội dung

Trang 25

Chương 20 : Mori Ôgai và Natsume Sôseki

Hình tượng nhà văn thời mở nước với những tâm sự uẩn khúc

Nguyễn Nam Trân

Văn học Nhật Bản trong giai đoạn sau của thời Minh Trị (1868-1926) được đại diện bằng những nhân vật hoặc đứng bên trong hay bên ngoài nhóm “Bạn bút nghiên” (Ken.yuusha, Nghiên hữu xã), một văn đoàn với văn phong cổ điển kết hợp lại từ năm 1885 Ba người đứng đầu

Ken.yuusha là Ôzaki Kôyô (Vĩ Kỳ, Hồng Diệp, 1867-1903), Yamada Bi.myô (Sơn Điền, Mỹ Diệu, 1868-1910) và Ishibashi Shi.an (Thạch Kiều, Tư Án, 1867-1927) Đứng ngoài nhóm và tượng trưng cho trào lưu văn học mới có Mori Ôgai (Sâm, Âu Ngoại, 1862-1922), Shimazaki Tôson (Đảo Kỳ, Đằng Thôn, 1872-1943) và Kitamura Tôkoku (Bắc Thôn, Thấu Cốc, 1868-1894)

Thế nhưng các nhà viết văn học sử đều nhìn nhận chỉ có Mori Ôgai, tuy xuất hiện về sau, mới là cái bóng lớn cùng với Natsume Sôseki đã bao trùm lên văn học suốt thời mở nước, từ Minh Trị mãi đến Đại Chính

TIẾT I : MORI ÔGAI (Sâm, Âu Ngoại, 1862-1922)

A) Bước đầu của Mori Ôgai (Sâm, Âu Ngoại, 1862-1922):

Mori Ôgai

Trang 26

Mori Ôgai sinh ra ở thị trấn Tsuwano thuộc Shimane, tỉnh duyên hải nhìn ra biển Nhật Bản, trong một gia đình đời đời làm nghề thầy thuốc cho lãnh chúa, lớn lên theo truyền thống đó, lên Tôkyô lúc mới lên 10 (1872), vào Đại Học Đế Quốc Tôkyô học y khoa, Ông tốt nghiệp năm

1881 và trở thành quân y của lục quân Năm 1884, ông được gửi đi học về khoa vệ sinh ở Berlin (Đức) Nơi đây, ông đã thụ giáo một ông thầy lừng danh, bác sĩ Koch, người đã khám phá ra vi trùng lao

Khi mới từ nước ngoài về (1888) Mori Ôgai đã nhận thấy trong khi Âu Châu đã bước vào thời cận kim thì Nhật Bản hãy còn ở trong thời tiền cận kim nên đã ra sức hoạt động để kéo văn học Nhật tiến lên mau Ông và em trai, Mori Atsujirô (Sâm, Đốc Thứ Lang) và em gái Koganei

Kimiko (Tiểu Kim Tỉnh, Hỉ Mỹ Tử), lập ra Shigarami-zôshi (nguyệt san văn học Đập Chắn, 1889) để “định hướng cho một dòng văn học đang chảy buông tuồng” Ông đang xúc tiến hoạt

động có tính chất khai sáng cho văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung thì vì bổn phận, phải đình bản tạp chí để tùng quân tham gia trận chiến tranh Nhật-Thanh (1894-95)

Về mặt sáng tác, trước đó, ông đã viết tác phẩm đầu tay Maihime (Nàng vũ công, 1890) dưới

hình thức một thiên hồi ký với lời văn thanh nhã mô tả mối tình giữa một sinh viên Nhật tên Ôta Toyotarô (Thái Điền, Phong Thái Lang) và nàng vũ công ba-lê (ballet dancer) nghèo tên Elise mới 16, 17 tuổi với bối cảnh thành phố Berlin cuối thế kỷ 19 Toyotarô bắt buộc phải lựa chọn giữa sự nghiệp và tình yêu, một được một mất Chàng đã hy sinh tình yêu để đuổi theo danh vọng, về nước rồi sau đó tiếc hận khôn nguôi vì khi vừa khám phá được bản ngã, tìm được tự do

ở nước ngoài thì đã bị ràng buộc vì những qui luật của xã hội cũ ở quê hương Trong đời thật, Ôgai sau khi đi Đức học 5 năm trở về, có người con gái Đức cũng tên Elise theo chân ông đến Nhật Sau đó, ông đột nhiên cưới con gái Trung Tướng Akamatsu Noriyoshi tên là Toshiko, nhưng vừa có con xong thì họ ly hôn Ông không hề cho biết lý do sự thất bại của cuộc hôn nhânnhưng nhiều thuyết cho rằng nó bắt nguồn từ thái độ trịch thượng của bên nhà vợ đối với gia đình ông

Văn chương trong Maihime thanh nhã, tác giả kết hợp được lối hành văn mới mẽ của Tây

Phương, cùng lúc biết sử dụng Hán văn một cách điêu luyện, làm toát ra được hương vị trữ tình của Tây Âu cận đại Với tác phẩm tiêu biểu nầy, Ôgai đã thật sự thổi một luồng gió mới vào văn đàn thời Minh Trị

Cùng năm đó, ông viết Utakata no ki (Truyện người ca kỹ) và năm sau lại cho ra đời Fumizukai

(Người đưa thư) Cả ba tác phẩm nầy có đặc điểm là đều nhuốm màu tình cảm lãng mạn cá nhân,

được giới bình luận gọi chung là “bộ ba tác phẩm (trilogy) viết về nước Đức” của ông.

Đặc biệt thời điểm này được đánh dấu bằng hoạt động khai sáng có tính cách tích cực của Ôgai Tuy ông bàn luận khai sáng trong nhiều lãnh vực nhưng qua việc sáng lập tạp chí văn nghệ

Shigarami-zôshi (Đập Chắn), ông đã có công mở một diễn đàn cho những cuộc bút chiến về tiểu

thuyết, ngoài ra, thông qua phiên dịch, lại giới thiệu được nhiều danh tác ngoại quốc đến với độc giả Nhật Bản

B) Thời sáng tác sung mãn của Mori Ôgai :

Trang 27

Sau khi góp mặt với văn đàn vào những năm Meiji thứ 20 (1887-97), tiểu thuyết gia Ôgai gác bútmột thời gian để tiếp tục ngành quân y Ông đã đạt được địa vị cao nhất trong nghề: tổng cục

trưởng hệ thống quân y của lục quân Hai năm sau đó, ông viết Hannichi ( Bán nhật, 1909) “Nửa

ngày” tiểu thuyết diễn tả bằng lối văn nói mang chủ đề xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu (xung đột giữa cũ và mới ?), đánh dấu sự trở về với văn đàn của mình, rồi từ đó sáng tác không ngừng

Để chống đối lại chủ nghĩa tự nhiên vốn xem tính dục như trung tâm của cuộc sống con người,

ông viết Vitas Sexualis “ Tính dục” mô tả một cách không ngượng ngùng cuộc sống tính dục của

nhân vật trong truyện có lẽ là bản thân (1909) Ông còn lấy chi tiết của cuộc sống chung quanh

mình để viết một số đoản thiên trong đó có Kondankai “Cuộc thảo luận” và Fushinchuu “Đang

trùng tu” (1910) trong đó nhân vật chính, tham tán ngoại giao Watanabe, (Ôgai cho nó là một

Ich Roman, tiểu thuyết tự thuật, của mình) gặp gỡ lại người đàn bà ngoại quốc, người yêu cũ của

anh ta, trong khung cảnh đang xây dựng dở dang của thành phố Tôkyô với câu nói thời danh: “

Đây là Nhật Bản mà!” (Koko wa Nippon da ! ) bày tỏ lòng tự hào với đất nước đang trên đường

kiến thiết nhưng cũng là một thế giới vẫn khép kín

Sau đây là đoạn tả buổi tái ngộ giữa cặp tình nhân cũ mà Ôgai đã tỏ ra rất dứt khoát với người xưa:

“ Nàng chìa bàn tay qua khỏi mặt bàn Bàn tay ấy nảy giờ đã cởi ra khỏi cái găng có đơm vài

cái cúc bấm Watanabe trang trọng nắm chặt lấy nó Bàn tay lạnh giá Rồi cái bàn tay lạnh giá

ấy vẫn để nguyên không chịu buông tay ông ra và đôi mắt vì có đánh quầng nên to hẳn, nhìn như chiếu thẳng vào mặt ông:

- Có muốn em hôn cái không?

Watanabe làm bộ nhăn mặt:

- Đây là xứ Nhật mà!

Người bồi bàn không gõ trước mà cứ tự tiện mở cửa bước vào:

-Thưa, dọn cơm được chưa ạ?

- Đây là xứ Nhật mà!

Vừa nhắc lại câu nói một lần nữa, Watanabe đứng dậy, chỉ đường cho thiếu phụ lối vào phòng

ăn Cùng lúc, ngọn đèn điện cũng bật sáng.

Thiếu phụ nhìn quanh căn phòng, vừa ngồi xuống cái ghế đối diện, vui vẻ nói:

- Họ cho mình buồng riêng[1]!

Rồi hình như muốn xem phản ứng của Watanabe, nàng mới nhón vai lên để thử nhìn ông ta vì lẵng hoa đặt giữa bàn làm ngáng mắt.

Trang 28

- Tình cờ may mắn thế thôi.

Watanabe trả lời như không có gì

Người rót rượu sherry, người cắt dưa melon Để tiếp có hai vị khách mà những ba bồi bàn nên hơi thừa Watanabe phê bình:

- Thấy mấy anh bồi này lăng xăng chưa?

- Họ không để ý để tứ gì cả hở anh.Trên khách sạn Atagoyama cũng giống y hệt.

Thiếu phụ hơi khuỳnh tay cắt một miếng dưa đưa lên miệng vừa nói như thế

- Ở Atagoyama, hai ông bà bị họ phiền nhiễu lắm chứ gì?

- Coi kìa, anh lại hiểu ra đằng khác.Thôi, cũng được đi Dưa này ngon đấy chứ, anh!

- Bây giờ mà qua Mỹ thì thứ này sáng nào người ta cũng dọn đầy bàn.

Hai người vừa ăn cơm vừa nói với nhau toàn những chuyện không đâu Cuối cùng, bồi bàn dọn món xà-lách trái cây thập cẩm ra rồi rót xâm banh vào cốc.

Thiếu phụ chợt lên tiếng hỏi:

-Thế anh không thấy ghen chút nào sao hở anh?

Nàng nhớ lại ngày xưa sau khi ở Nhà Hát Trung Ương[2] ra, họ vẫn thường ngồi đối diện như

thế này bên bàn ăn của cái quán nằm trên vỉa hè Bruhlsche Terrasse[ 3], lúc thì giận dỗi, lúc lại làm lành…Cho nên dầu đang nói với nhau những câu chuyện vô nghĩa như bây giờ, nàng không làm sao ngăn được dòng hồi tưởng Định bụng sẽ nói chuyện một cách vui vẻ bông đùa nhưng không hiểu sao giọng của nàng bất chợt trở thành trang nghiêm và trong lòng không khỏi cảm thấy có gì tiếc hận.

Watanabe vẫn ngồi y nguyên, tay nâng cao cốc xâm banh cao khỏi lẳng hoa, ông nói bằng một giọng rất rõ ràng:

-Kosinsky soll leben! (Chúc cho Kosinsky nhiều sức khỏe!)[4]

Với một nụ cười thoáng hiện trên gương mặt như đông cứng lại, thiếu phụ lẳng lặng nâng cốc theo Bàn tay của nàng còn run rẩy nhiều hơn là người ta tưởng”.

“Trích “Đang trùng tu” Của Mori Ôgai)

Ông còn viết Seinen “ Chàng tuổi trẻ ”, 1910-11) nói về lớp trẻ thời đó, có lẽ cảm hứng từ

Sanshirô của Sôseki cũng nói về tâm trạng thế hệ mới thời Meiji, Gan (Ngỗng trời, 1911-1913)

Trang 29

mô tả tâm lý và tình tự của một thiếu nữ, O-Tama (Ngọc), con gái nhà bán kẹo, khi cảm thấy cá nhân mình gặp phải những gò bó như lũ chim cô nuôi trong lồng khi cô phải lấy Suezo, người chồng già làm nghề cho vay nặng lãi mà mình không thương Okada, anh sinh viên trường thuốc hàng ngày đi đến trường qua dưới cửa nhà cô trên con dốc mang cái tên định mệnh là…

Muenzaka (Dốc Vô Duyên) mới là người cô thầm yêu nhưng những run rủi của cuộc đời đã làm

họ không bao giờ gần được nhau Ngay dịp may gặp gỡ cuối cùng trước khi Okada sang Đức du

học cũng bị tác giả (nhân vật xưng tôi trong truyện và là bạn của Okada) vô tình phá đám.Trên

đường về, Okada giận dữ ném hòn đá nhỡ làm chết con ngỗng trời đang bơi trong hồ như thể giếtmất một tự do

Ở thời điểm này, nói chung, đề tài của ông rất phong phú và đa dạng.Tuy vậy, nơi ông, không còn tìm đâu ra hình bóng con người tranh đấu cho tinh thần khai sáng ngày xưa, có chăng là một

thái độ thụ động, “bàng quan” (bôkansha), “vui chơi” (asobi) và “cam chịu” (resignation, nguyên

văn chữ dùng của ông) Thái độ nầy một phần cũng vì ở thế đứng giữa trung tâm quan trường, phải đau khổ chứng kiến thảm cảnh của những nhà văn bị kết án “đại nghịch” bởi một nhà nước chuyên quyền, độc đoán và bị đem ra xử hình vì chủ trương và ý kiến của mình

Nỗi khổ ấy ông đã lần lượt trình bày trong các tác phẩm nối liền với nhau như Ka no yô ni (Là như thế đấy, 1912) và Tsui-ikka “Dưới cái chùy” (1913).Trong đó, ông nói về một thanh niên du

học, hấp thụ được tính hợp lý của Tây phương (ví dụ thuyết tiến hóa của Darwin mà thời ấy cho

là nguy hiểm) , đứng trước cái không hợp lý của thần thoại Nhật Bản (nguồn gốc thiêng liêng của các thiên hoàng được nhà nước thổi phồng), tìm thấy mâu thuẫn giữa hai bên nên đâm ra khổtâm Kết cục đưa ông đến ý nghĩ là phải xem những thứ những gì kể cả văn học nghệ thuật vốn

là những cái không thực lại hiện ra như là những thực tại mà thôi Triết học “là như thế đấy” của

ông xem một vật như sự thực mà không cần tìm bằng cớ về sự tồn tại của nó Với triết học đó, ông thử tìm cách giải quyết vấn đề

Thế nhưng mang lập trường nầy mà tiếp tục viết những tác phẩm có tính hiện đại là việc không còn làm được dễ dàng đối với ông nữa nên ông chuyển qua loại tiểu thuyết lịch sử Nhân cảm xúc vì cái chết của đại tướng Nogi Maresuke (Nãi Mộc, Hy Điển, 1849-1912) người tự sát để

được tùy tùng chủ, thiên hoàng Meiji (1852-1912), về bên kia thế giới, ông viết Okitsuyaemon

no isho “Thư trối trăn của Okitsuyaemon” (1912), Abe ichizoku (A Bộ nhất tộc) “Một nhà họ

Abe”(1913) rồi sau đó là những danh tác mang chủ đề lịch sử như Sanshô Dayuu (Sơn Tiêu đại phu, 1915) “Sanshô, người kể chuyện” và Takasebune (Cao Lại thuyền, 1916) “Thuyền đưa tù”.

Đến lúc ấy, Ôgai còn viết song song hai thứ tiểu thuyết lịch sử, một là “ sát với lịch sử” và hai là

“rời khỏi lịch sử”.Với Shibue Chôsai (Sáp Giang Trừu Trai, 1916), đăng trên báo ở Ôsaka và

Tôkyô, kể lại cuộc đời nhà y khoa và tư tưởng thời Edo, Shibue Chôsai (1805-1858), thì từ đó ông triệt để theo con đường “sát với lịch sử”, cắt xén mọi sự kiện có tính cách tiểu thuyết mà đi

vào hẳn lãnh vực truyện ký Con người của Chôsai ”lòng chứa đầy đạo nghĩa, đẩy lùi cám dỗ

đến từ bên ngoài, lúc nào tâm thần cũng yên ổn, biết đợi thời cơ, lúc cần tiến thì tiến, phải thoái thì thoái” được ông coi như là một đàn anh mẩu mực trong công việc khảo chứng khoa học của

mình Trong tiểu thuyết nầy, Ôgai như đặt lại vấn đề: một cuộc duy tân hấp tấp và hời hợt có thể làm mất đi những giá trị cổ truyền quí báu tượng trưng bằng nhân vật Chôsai và để lại một khoảng trống tinh thần mà Nhật Bản không cách gì bù đắp vào được

Trang 30

Sau đó, ông còn viết Izawa Ranken[5] (Y Trạch, Lan Hiên, 1916) và Hôjô Katei [6](Bắc Điều,

Hà Đình, 1917-20), xem việc viết “sử truyện” như lối thoát cuối cùng của nhà văn

Sau khi rời khỏi chức vị tổng cục trưởng cục quân y, Ôgai vẫn còn là viện trưởng Viện Mỹ Thuật

Đế Quốc và Viện Bảo Tàng Đế Quốc cho đến lúc qua đời Có điều lạ là khi chết, ông đã để lại dichúc từ chối tất cả những vinh dự mà chức phận của ông có thể dành cho và chỉ xin khắc đơn sơ trên mộ bia tên cúng cơm của mình (Mori Rintarô = Sâm, Lâm Thái Lang) để được chết như mộtngười dân thường xứ Shimane, quê nhà của ông

Ôgai, người dịch văn hóa

Trong thời gian 4 năm ở Đức (1884-84), Ôgai đã đọc rất nhiều tác phẩm văn chương và triết học của Đức Khi về nước, qua việc tham gia nhóm Shinseisha “ Tiếng nói mới ” và nguyệt san

Shigarami-Zôshi “ Đập chắn ”, ông có dịp nâng cấp văn học Nhật Bản còn trong tình trạng chậm

tiến Tự tay ông dịch các tác giả trường phái lãng mạn Đức như Heine, Korner, Scheffel và thơ

Anh của Shakespeare và Lord Byron cho tuyển tập thơ dịch Omokage “ Vang bóng ” (1889) Nhờ tờ Shigarami-zôshi, những nhà văn nhà thơ lãng mạn Pháp cũng được giới thiệu, trong số

đó có Victor Hugo Như thế, Ôgai chính là động lực để khai sinh chủ nghĩa lãng mạn Nhật Bản (tuy ông không phải là một thành viên) mà sau này sẽ có sự tham gia của Saganoya Omuro (1864-1947) và Kitamura Tôkoku (1868-94)

Ông cũng cho đăng trên tạp chí Shigarami-Zôshi phần đầu “Người ứng khẩu thành thơ” (Sokkô

Shijin, Tức hứng thi nhân,1902), tác phẩm rất ăn khách do ông dịch từ Improvisatoren (1835),

tiểu thuyết trường thiên mà văn hào Đan Mạch Hans Christian Andersen (1805-75) viết về cuộc đời ái tình và sự nghiệp của nhà thơ Ý Antonio, người phải đối đầu với nhiều nghịch cảnh trong tình yêu và tình bạn (nhưng cũng có thể hiểu là một thiên tiểu thuyết có tính tự thuật về cuộc đời Andersen)

Sau khi dịch tác phẩm này (ông cắt bỏ nhiều đoạn hay thay đổi để chúng thích hợp với hoàn cảnhNhật Bản), Ôgai dịch kịch của nhà soạn kịch Na Uy Henrik Ibsen (1828-1906)[7] từ bản tiếng Đức và lần này, cũng dùng thủ pháp “ hoán cốt đoạt thai ” (nghĩa là thay đổi theo ý mình) vốn đãquen tay

Sau khi dịch Brand (Ibsen viết năm 1866, Ôgai dịch nó vào năm 1903 với tựa đề “ Mục Sư ” nhưng chỉ là màn thứ 2 trong 5 màn) rồi dịch John Gabriel Borkman (viết năm1896) Tiếp thu

được tư tưởng của Ibsen mà trước đây ông hiểu lầm là có khuynh hướng tả chân, ông tiếp tục

dịch Ghost “ Hồn ma ” (viết năm 1881, dịch năm 1911) và “ Căn nhà búp bê ” (thường được biết dưới nhan đề tiếng Anh The Doll’s House,1879) với tựa đề Nora (1913) Nói chung, Ôgai chỉ

dịch những phần nào trong tác phẩm của Ibsen mà ông thấy hợp với mục đích của mình ví dụ đoạn nói về đặc tính không thỏa hiệp và trung thành với lý tưởng của Brand, nhân vật chính Tuy

vở kịch lấy nhan đề “ Mục sư ” nhưng ông tìm cách loại bỏ những yếu tố có tính cách tôn giáo.Ôgai vừa đồng tình vừa phê phán Ibsen về thái độ của nhân vật Nora trong Căn nhà búp bê (biết sống trung thực tự nhiên nhưng khi hành động nhiều khi không khỏi khinh suất) khi Nora phản ứng chống lại trật tự cũ bằng cách sập cửa bỏ nhà ra đi Có lúc ông kèm thêm lời bàn của mình

Trang 31

vào trang dịch, có lúc sử dụng các vở kịch như một đề tài quan sát cho việc viết tiểu thuyết Ví

dụ chi tiết nhân vật Jun.ichi trong Seinen “ Chàng tuổi trẻ ” (1910-11) đã gặp gỡ bà góa phụ Sakai giống như cuộc gặp gỡ giữa bà Wilton và chàng Erhart Borkman trong vở John Gabriel

Borkman mà ông đã dịch và được dựng ở Tôkyô Trong tác phẩm Bôsô “ Ảo tưởng ” (1911), với

chi tiết lão già Shizuka hồi tưởng lại nửa cuộc đời đã trôi qua, người ta lại thấy ông khai thác chủ

đề “ hồn ma của quá khứ ” quen thuộc của Ibsen

Trong thời gian chuyển qua viết tiểu thuyết lịch sử, Ôgai vẫn không ngừng dịch thuật Ông đã

bắt đầu dịch (1913) và cho đăng dần lên báo cả Faust (viết năm 1808-32) lẫn vở kịch Gotz von

Berlichingen (viết năm 1773), cả hai đều của Goethe, cũng như hoàn thành các bản dịch

Macbeth của Shakespeare và Nora phỏng theo Ibsen

Công việc viết tiểu thuyết lịch sử (Okitsu Yagoemon no Isho “ Bức di thư của Okitsu Yagoemon (1912), Abe Ichizoku “ Một nhà họ Abe ” (1913)[8], Ôshio Heihachirô [9](tên người, 1914) ) với

bối cảnh tiền –Minh-Trị (trước 1868) song hành với việc phiên dịch tác phẩm Tây Phương của ông trong lúc đó không thể là một hành động ngẫu nhiên Có thể thấy điều đó qua cách gọi

“ Ôgai, người dịch văn hóa ”[10], tựa một quyển sách viết về Ôgai của Nagashima Yôichi thuộc Đại Học Copenhagen, Đan Mạch Nhà nghiên cứu người Nhật này đã nhắc nhở độc giả ý hướng muốn tham khảo văn hóa Tây Phương của Mori Ôgai bằng dịch thuật Phải chăng Ôgai muốn

“ dịch văn hóa ” để mong tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi : người Nhật từ đây phải sống như thế nào cho đúng trong một thời đại mà những giá trị của xã hội cũ đã bị thay thế

TIẾT II : NATSUME SÔSEKI (Hạ Mục, Sấu Thạch, 1867-1916)

Natsume Sôseki

Là một nhà văn không thuộc trường phái nào dù là Lãng Mạn, Tự Nhiên, Phản Tự Nhiên, ông cónhiều đồ đệ và sáng tác trong một địa bàn rộng rãi từ tiểu thuyết, nghị luận đến thi ca dù thời gian hoạt động không dài bao nhiêu vì ông đến với làng văn khá trễ Ông rất được yêu mến và là một khuôn mặt nổi bật của văn học Nhật Bản hiện đại

Trang 32

Năm 1967, khi mới chào đời được ít lâu, ông đã được gửi ở nhờ một gia đình làm nghề bán vật dụng cũ Hai tuổi đi làm con nuôi ở gia đình Shiobara, 10 tuổi mới về nhà và 22 tuổi mới lấy lại

họ Natsume Năm 1890, Natsume Kinnosuke, tên thật của ông, vào học ban Anh Văn trường ĐạiHọc Đế Quốc Đông Kinh và từ lúc đó, đã ngưỡng mộ William Wordsworth và Robert Burns, haithi nhân Anh quốc Sau khi tốt nghiệp, ông học lên ban Cao học và dạy thêm Anh văn Thời đó,

ông đã đủ sức để dịch một tác phẩm cổ điển Nhật Bản như Hôjôki (Phương trượng ký) ra tiếng

Anh rồi Văn Anh của ông rất trau chuốt và hoa lệ Năm 1895, ông nhận một chân giáo sư ở Matsuyama, trên đảo Shikoku, sau đó đổi đi Kumamoto, trên đảo Kyuushuu Đến năm 1900, ôngđược nhà nước gửi sang Anh du học Ở Đại học Luân Đôn, ông gặp được nhiều giáo sư giỏi nhưng không thích ứng được với xã hội Anh :

Hồi ở bên Anh, có lần tôi bị người cười vì rủ ai đó đi ngắm tuyết Dịp khác, khi tôi mô tả người Nhật yêu trăng đến mức độ nào thì chung quanh họ ngẩn người ra Có dạo tôi dược mời lên xứ

Tô Cách Lan chơi trong một lâu đài Một hôm cùng chủ nhân đi tản bộ, tôi nhận ra những con đường giữa mấy hàng cây có rêu phủ nên mới tấm tắc khen cảnh sắc rêu phong Thế mà ông chủ lại nói với tôi rằng ông đang có ý định bảo người làm vườn dọn cho sạch đi

Nói chung, ông có tâm hồn thuần túy Á Đông nên tuy yêu chuộng tự do cá nhân của một xã hội trật tự như nước Anh nhưng rất sợ việc tiếp thu ảnh hưởng Âu Mỹ mà thiếu đầu óc phê phán

Được biết nhiều nhất với tiểu thuyết đầu tay mang màu sắc phúng thích Wagahai wa neko dearu

“ Mèo chúng tớ” (1905-06), trong đó, một con mèo nuôi trong nhà, không có cả tên riêng, tự tôn xưng là “chúng tớ”, ngôi thứ nhất số nhiều[11], đóng vai người kể truyện Con mèo đó vờ ngây thơ, quan sát môi trường sinh hoạt của nhà chủ, giới trí thức công chức dưới thời Meiji Trong

đó, chính Sôseki được miêu tả một cách khôi hài qua hình ảnh Ông Giáo Hắt Hơi (Kushami Sensei)

Vì ông không viết theo phong cách bài trừ hư cấu, dụng công, tức quan điểm tiểu thuyết của các nhà văn chủ nghĩa tự nhiên nên được coi nhà văn theo trường phái dư dả (yoyuuha =dư dụ phái) Chính ra chữ “dư dụ”(yoyuu) đó là chữ Sôseki dùng trong bài tựa cho thi phẩm của Takahama Kyoshi (Cao Tân, Hư Tử), ông phân biệt những tác phẩm “dư dả giàu có”, “ cao sang ” và nhữngtác phẩm “nghèo nàn” nên đã bị nhà phê bình Hasegawa Tenkei cho là có “thái độ người trên nhìn kẻ dưới”

Nguồn gốc của tư tưởng “dư dả” đến từ nhận thức rằng việc hấp thụ tư tưởng Âu Mỹ không phải

là để giúp nước nhưng để phát triển thiên tính sẳn có của mình và nuôi dưỡng được cái đạo đức

tự nhiên nơi con người mình cái đã Một khi cá nhân trở thành con người hiện đại trí thức rồi, sẽ không thiếu cơ hội giúp ích cho xứ sở hơn là người ôm ôm lấy cái giáo dục đặt nặng tinh thần quốc gia Cùng lúc, ông cũng chống việc vùi đầu theo Âu Mỹ mà bỏ quên thân xác Nhật Bản

Trên thực tế, ngoài kiến thức cổ điển Nhật Bản và Hán văn, ông là một học giả Anh Ngữ và các tác giả ông tìm hiểu bao gồm trong một phạm vi rất rộng Tiểu thuyết của ông chịu ảnh hưởng của George Meredith, Hemann Sundermann, Henry James Triết học của Herbert Spencer và John Stuart Mill, quan điểm về bình đẳng và tính lạc quan của Walt Whitman cũng hấp dẫn ông

Trang 33

Thực tình mà nói, bản chất Sôseki là mẫu người không hẳn hoàn toàn theo chủ nghĩa bình quyền (ông đổ lỗi cho văn hóa Trung Hoa ở nơi ông như khi nói về bình quyền với phụ nữ), lại yếm thế, mang tâm sự u uất Nhưng ông tìm đến với tiểu thuyết chỉ vì muốn thoát khỏi tâm trạng ấy

Với Kusamakura (Thảo chẩm) “Gối Cỏ” (khoảng 1906) chẳng hạn, ông muốn tìm về cái đẹp của một thế giới vượt hẳn chúng nhân, với Botchan “Cậu ấm”(1906), Nowaki “Bão mùa thu “

(khoảng 1907), ông đề cao lý tưởng công bằng xã hội

“Cậu ấm” thuở nhỏ là người ngay thẳng, vì không biết tính toán nên trong gia đình thường bị thiệt thòi Lớn lên thành nhà giáo, “Cậu Ấm” dạy toán ở một trường tỉnh trên đảo Shikoku nhưng

vì là ma mới nên hay bị lũ học trò nghịch ngợm rình rập chòng ghẹo Cậu vẫn không thay đổi

tâm tính chính trực “Này xem đi, ở đời, ăn ở ngay thẳng mà không được việc, thì có cách nào

khác được việc bây giờ?”, đó là chủ trương bất di bất dịch của “Cậu Ấm”.Qua tác phẩm, Sôseki

trình bày những nghịch cảnh và khổ não mà con người gặp phải trong cuộc sống và quyết tâm đập tan nó ( theo D Keene, thật ra trong thực tế, ông đã sống những năm rất thoải mái ở

Matsuyama)

Chỉ một năm sau khi xong quyển truyện đầu tay, ông đã bỏ địa vị danh giá của một giáo sư Ikkô

(Dự Bị Đại Học Đế Quốc Đông Kinh) để trở thành nhân viên báo Asahi Shinbun (Triêu nhật tân văn) để có thể chuyên tâm viết lách Gubijinsô (Ngu mỹ nhân thảo) “Hoa thuốc phiện”, viết năm

1907 lúc ông mới vào tòa soạn, là cái mốc khép lại giai đoạn đầu của văn nghiệp ông Cô Fujio, nhân vật chính của câu chuyện, một người con gái đẹp khêu gợi, biết dùng mọi mánh lới trong cuộc sống để thỏa mãn lòng ích kỷ của mình, cuối cùng đã phải tự sát Cô đã hiện ra như một nhân vật từng thấy trong các tiểu thuyết của nhóm Ken.yuusha, nếu không nói là của các tác phẩm hồi đầu thế kỷ 19

Sôseki trung thành với nhật báo Asahi và chỉ đăng truyện trên ấy như đã hứa Về sau, ông còn phụ trách trang văn nghệ của tờ báo và giới thiệu được nhiều tác giả mới Diễn đàn văn nghệ của ông đã trở thành pháo đài của nhóm chống lại chủ nghĩa tự nhiên

Một trong ba tác phẩm đánh dấu buổi đầu thời viết văn chuyên nghiệp là Sanshirô (Tam tứ lang)

“Truyện chàng Sanshirô”(1908), tác phẩm nói về lớp người trẻ thời Meiji, trong đó ông bàn về

sự ngụy thiện và sự tự hạ Anh chàng Sanshirô từ nhà quê (tỉnh Kumamoto ở đảo Kyuushuu) lên kinh đô để học hỏi và tìm kiếm danh vọng nhưng ngỡ ngàng trước những gì và “văn minh khai hóa” đã đem lại cho Nhật Bản Hirota, con người tỉnh thành mà anh gặp, xem những thay đổi

“đáng tiếc” đó là chẳng đặng đừng vì Nhật Bản cần thay đổi để khỏi thua kém Tây Phương Còn Mineko, người con gái trong truyện, có lần chê Sanshirô non gan (dokyô no nai), lạc lõng

(nguyên văn tiếng Anh “stray sheep”) Thế nhưng, Mineko chẳng khác gì nàng O-Sei trong

Ukigumo “Mây trôi dạt” (1887) của Futabatei Shimei Cô chỉ là kẻ bị Tây Phương thu hút để rồi

nhiễm độc trong sự tiếp xúc với nó

Sau đó, Sôseki viết Sorekara “Từ dạo ấy” (1909) và qua tác phẩm nầy, người ta thấy ông gạt bỏ

hoàn toàn lối viết chế riễu, cười cợt trước đây

Trong Sorekara, nhân vật chính Nagai Daisuke sống trong một thời gọi là “ thế kỷ 20 đọa lạc,

cái xã hội hiện đại mà con người ta nếu trong lòng không có điều gì khinh ghét nhau thì lại

Trang 34

không tìm gặp nhau”, rồi để tránh điều đó, không chịu làm “một cái nghề chỉ để nuôi miệng” mà

trở thành một thứ “trí thức lông bông hạng sang” (idle intelligentsia) Thế rồi lúc chàng ta ngoại

tình với người yêu cũ (Michiyo) mà chàng đã nhường cho bạn (Hiraoka), chàng vì muốn sống trọn vẹn với tình nên bị cha truất quyền thừa kế, hết đồng xu dính túi để tiếp tục cuộc đời lãng tử

Mon (Môn) “Cánh cổng ”, tác phẩm thứ ba (1910) có thể coi như kể tiếp về nhân vật chính của Sorekara Nội dung nói về cuộc sống của một cặp vợ chồng có quá khứ thương luân bại lý Nhân

vật tên Sôsuke đã phản bội bạn mình là Yasui bằng cách cướp mất O-Yone, người yêu của bạn

Ông tả cảnh họ dù có vẽ “sự thương yêu và thoả mãn khó tìm thấy ở những cặp vợ chồng khác”

nhưng vẫn có cái gì không được suông sẻ Cốt truyện xem ra không có gì đặc sắc nhưng đó là một tác phẩm thành công của Sôseki

Tác giả không dựa vào kinh nghiệm bản thân nhưng sử dụng nhân vật hư cấu để miêu tả nên cả

ba tác phẩm vừa kể có liên quan đến chủ đề “thế nào là ngụy thiện, thế nào là thành thực” trong tác phẩm tiểu thuyết, đã cho ta thấy rõ cái hố ngăn cách giữa ông và các nhà văn theo chủ nghĩa

tự nhiên

Ông cũng viết Yume Juuya “Mười đêm mộng mị” (1907-08), một tác phẩm có tính cách huyền

ảo kể lại ấn tượng còn nhớ lại sau mười đêm mộng mị Mười đoản thiên này mang màu sắc đặc biệt đối với toàn bộ tác phẩm của ông.Trong giấc mộng thứ ba, ông kể một đêm mình địu một đứa con nhỏ trên lưng đi trên cánh đồng Khi ông biết ra nó chỉ là hồn ma của một người mà mình đã sát hại cách đó đúng 100 năm thì đứa bé cõng trên lưng bỗng nặng ra như một tượng đá

Ẩn dụ này cho thấy đối với con người, quá khứ (hồn ma con người mà tác giả sát hại và cũng là

tổ tiên ông) luôn luôn ám ảnh, đè nặng lên hiện tại (bản thân ông) và tương lai (đứa bé ông địu trên lưng chính là đứa con):

Trời mưa tự nảy giờ, đường đi mỗi lúc một tối, tôi như trong cơn hôn mê; thằng nhỏ tôi cõng, cứ bám chặt sau lưng Nó biết hết quá khứ, hiện tại và tương lai của tôi không sót một mảy may, mọi chuyện sáng như soi gương Mà nó là con, nó lại đui, tôi thấy rợn cả người.

- Ở đây, ở đây Chính ở dưới gốc cây tuyết tùng này.

Trong mưa, tiếng thằng nhỏ nói nghe rõ mồn một Tôi bỗng dừng chân Không biết tự hồi nào tôi đã lạc vào trong rừng Cách chỗ tôi đứng khoảng hai thước, tôi thấy một vật gì đen sì, đúng như lời thằng nhỏ nói, đó là một cây tuyết tùng.

- Bố ơi, có phải dưới gốc cây tuyết tùng này?

- Ừ, phải Tôi bất giác đáp.

- Năm thứ 5, niên hiệu Bunka, năm thìn, có phải không?

À ra thế, tôi nghĩ có lẽ đúng vào năm thứ 5 niên hiệu Bunka, năm thìn.

- Một trăm năm trước đúng vào ngày này, chính mầy đã giết tao đó mầy.

Trang 35

Không biết có phải vì tôi đã nghe tiếng thằng nhỏ nói như vậy hay không, nhưng tôi trực nhớ ra trong đầu một trăm năm về trước, chính dưới gốc cây tuyết tùng này, vào một đêm tối như đêm nay, tôi đã giết chết một người mù Ngay khi vừa ý thức được tôi là kẻ giết người, thằng nhỏ cõng sau lưng bỗng nặng như một tượng đá.

(“Mười đêm mộng mị” Đêm thứ ba, bản dịch của Đinh Văn Phước)

Trong giấc mộng Đêm thứ sáu, ông đã nằm mơ thấy Unkei (Vận Khánh), một nhà điêu khắc có tiếng đời Kamakura (thế kỷ 12) đang khắc tượng hộ pháp Niô (Nhân Vương) trên một cánh cổngcủa chùa cổ giữa thời Meiji (đầu thế kỷ 20) ông đang sống:

“Lúc này Unkei đang đục ngang hàng lông mày rậm mà bề rộng có cả đến một thốn của bức tượng Ông dựng lưỡi đục lúc thẳng lúc nghiêng và gõ búa từ bên trên xuống.Mỗi lần lưỡi đục khắc vào thân cây cứng, những mảnh gỗ dày theo nhát búa bắn ra Thoáng cái mặt bức tượng

đã hiện ra trước mắt tôi với lỗ mũi với cánh mũi nở ra như giận dữ Cách lia lưỡi đục vào thân cây không chút do dự cho thấy Unkei rất tự tin ở mình.

Tôi cảm kích quá, không khỏi lẩm bẩm:

- Đường đục thấy cứ loạn xạ thế mà khéo tạc được lông mày với lỗ mũi theo ý muốn nhỉ! Vừa lúc đó, anh thanh niên lúc nảy lên tiếng:

-Cái gì! Đâu phải cái đục đã làm ra đôi lông mày với cái mũi ấy Trong thân cây đã chứa sẵn lông mày với mũi rồi Chỉ cần dùng sức búa và sức dùi đục là đem nó ra ngay Chắc chắn giống như chuyện đào đá từ dưới đất lên thôi, sao mà lầm cho được.

Đây là lần đầu tiên tôi mới nghĩ ra công việc điêu khắc là như vậy Nếu chỉ chừng đó thì ai mà chả khắc được Tôi nẩy ý muốn khắc tượng hộ pháp thử chơi, bèn bỏ không đứng xem nữa mà vội vã quay về nhà.

Kéo cả đục và búa thép từ trông hộp đồ nghề ra, tôi ra đằng sau nhà, nơi có những cành cây sồi mới đây bị bão đánh đổ Tôi đã cưa chúng thành khúc nhỏ vừa ôm và gom lại hàng đống để làm củi.

Tôi chọn khúc lớn nhất, thử bắt đầu ra sức đục nhưng hởi ôi, nào ra được ông hộ pháp.Thử đục thêm khúc khác, rủi thay chẳng có gì Đục thêm lần thứ ba lại không thấy ông hộ pháp nào cả Tôi thử lấy một phần đống củi mình đã gom lại để đục tiếp nhưng không có khúc nào chứa ông

Trang 36

Như thế, đối với Sôseki, không còn nghi ngờ gì nữa, truyền thống ngàn xưa vẫn có một chỗ đứngtrong cuộc sống hiện tại Đó là lối suy nghĩ khác nhau giữa Sôseki, con người tôn trọng truyền thống và anh chàng thanh niên, tượng trưng cho lớp người theo mới một cách nông nỗi.

Ba tác phẩm giai đoạn sau của Sôseki là Higan wo sugite (Qua ngày Thu Phân)[12], Kôjin (Hành nhân, 1912-13)”Người Lữ Khách” và Kokoro (Tâm, 1914) “Nỗi Lòng”[13]

Truyện đầu tiên “Qua ngày thu phân” trong bộ ba đã được viết năm 1913, sau khi ông kinh qua một tai nạn thừa sống thiếu chết ở chùa Shuzenji (xuất huyết bao tử) và đã ảnh hưởng đến quan niệm về sự sống và sự chết của ông.”Cho đến ngày thu phân” gồm 6 truyện ngắn tập hợp thành một truyện dài Ba truyện đầu nói về nhân vật tên Tagawa Keitarô, chàng thanh niên muốn quan sát thành phố anh đang sống trong lốt một thám tử, ba truyện sau nói về Sunaga, người bạn của anh ta và Matsumoto, ông chú của Sunaga D Keene cho rằng để viết truyện này, có lẽ Sôseki đã

sử dụng thủ pháp kết hợp các mẫu chuyện thành truyện dài của Robert Louis Stevenson trong

New Arabian Nights “Truyện mới về nghìn lẻ một đêm” (1882) Chủ đề của tác phẩm là sự ích

kỷ và cô độc của con người “Người lữ khách” và “Nỗi lòng” tiếp tục khai triển sâu hơn chủ đề

đó

Anh chàng Ichirô trong “Người lữ khách”, tác phẩm cũng xây dựng theo phương pháp trên nghĩa

là ghép 4 tác phẩm làm một, sau khi đã nghi ngờ lòng chung thủy của O-nao vợ mình trong liên

hệ của nàng với Jirô, bạn mình, đã không còn tin ở điều gì trên đời và tự dồn mình đến chỗ hoặc

là ngã theo lòng tin tôn giáo, hai là chết nếu không sẽ loạn trí Khác với các tác giả theo trường phái tự nhiên vốn chủ trương nỗi khổ của một người là do kẻ chung quanh tạo nên, Sôseki xem

đó và vấn đề nội tâm của nhân vật

“Nỗi Lòng” cũng do 3 phần kết lại thành một truyện Nhân vật chính của nó không có tên, chỉ được gọi là trống là “thầy” (sensei), một trí thức nhàn hạ Người này cũng có chân trong một mốiquan hệ tay ba như thấy nơi các tiểu thuyết khác của Sôseki, đã dùng mưu mẹo để chiếm đoạt người yêu của bạn mình, sau tự đâm ra khinh ghét và mang trong nhiều năm trời mặc cảm phạm

tội, những muốn tự sát làm người tuẫn đạo để “bảo vệ luân lý thời Meiji” (một thời mà đạo đức

và luân lý cổ xưa còn được coi trọng)

Sau khi hoàn thành bộ ba tiểu thuyết của đợt sau nầy, Sôseki viết lần đầu tiên dưới hình thức một

thiên tự truyện tác phẩm Michikusa (Đạo thảo,1915) “Cỏ bên đường” nói về một họa sĩ khổ tâm

vì phải sống trong một xã hội đời mới chỉ trọng buôn bán và lợi nhuận, đã lên núi cao tìm sự yên

tĩnh và tình người mộc mạc trong một ngôi làng quê Sau đó trong Meian (Minh ám) “Sáng và

tối”(1916), ông đã mô tả bi kịch tâm lý về mối bất hòa sâu sắc giữa hai vợ chồng Tsuda Hai người sống với nhau vì xã hội và vì quyền lợi hơn là cho mình Tác giả trình bày cái mặt tối (ám)giữa hai người Lúc ông định tìm cách tháo gỡ cái gút của bi kịch ấy bằng cách cho một người thứ ba (đàn bà) tượng trưng cho phân nữa sáng (minh) xuất hiện thì bỗng ngọa bệnh mà mất, không hoàn thành được cuốn truyện

Có người cho rằng tâm tình buổi vãn niên của bi kịch trong con người Sôseki nằm trong bốn chữ

Hán “sakuten kyoshi” (tắc thiên khứ tư) nghĩa là “vứt bỏ cái ngã để hòa nhập vào phép tắc của

trời đất” Họ muốn nói là ông bỏ cái tự do vừa đoạt được của mình để trở lại với truyền thống

Trang 37

Nhật Bản.Thái độ xem có vẽ giống như Ôgai, người cũng bị giằng co giữa cá nhân và xã hội Luận điệu nầy được nhiều người lập đi lập lại Nhưng nhìn chung, bốn chữ ấy không được chứngminh rõ ràng bằng một tác phẩm nào của ông cả Thuyết nầy thành ra không có căn cứ vững chắc

Khi ông mất rồi, tuy cũng như Ozaki Kôyô, ông không hề thu nhận ai làm đồ đệ nhưng trên thực

tế, có một số nhà văn được ông giúp đỡ và chịu ảnh hưởng nhân cách con người uyên bác của ông Phần lớn trước đây là sinh viên của Đại Học Tôkyô như Akutagawa Ryunosuke (Giới Xuyên, Long Chi Giới), Morita Sôhei (Sâm Điền, Chương Bình), Kume Masao (Cữu Mể, Chính Hùng), nhà văn nhi đồng Suzuki Miekichi (Linh Mộc, Tam Trùng Cát), nhà tùy bút Terada Torahiko ( Tự Điền, Dần Ngạn), nhà phê bình Komiya Toyotaka (Tiểu Cung, Phong Long), triết gia Watsuji Testsurô (Hòa “Thập” Triết Lang), Abe Jirô (A Bộ, Thứ Lang) Nếu có bảo các nhà trí thức hàng đầu thời Taishô đều là người xuất thân từ “cửa” Sôseki cả thì cũng không đến nỗi sai

TIẾT III : ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA SÔSEKI VÀ ÔGAI :

Nếu ta hỏi một người trí thức Nhật Bản gặp trên đường phố và hỏi xem những ai là đại diện xứng đáng tầng lớp trí thức Nhật Bản hiện đại thì có lẽ trăm người như một sẽ trả lời ngay đó là Ôgai và Sôseki cho dù hai ông được ngưỡng mộ bởi những độc giả thuộc tầng lớp khác nhau Sôseki là đối tượng của quần chúng muốn đi tìm những giá trị nhân bản trong văn chương trong khi độc giả của Ôgai khâm phục cách nhìn sự vật một cách thanh thản, hùng tráng, cao sang và thái độ tôn trọng những giá trị truyền thống.Do đó, người thích Ôgai chưa chắc đã ưa Sôseki và ngược lại

A) Dị Biệt :

Sôseki là đứa con út của một chức sắc trong một xóm trong thành Edo, thuở nhỏ không được bố

mẹ thương, đã qua một thời rày đây mai đó, khác với Ôgai, người tuy có tinh thần chống đối quan trường nhưng là con cả một y sư cho lãnh chúa ở phiên Tsuwano (nay thuộc tỉnh Shimane, vùng biển Nhật Bản) sớm được nuối nấng yêu dấu, kỹ lưỡng, được cả gia đình ký thác hy vọng tương lai nơi mình Ôgai đã phụ trách nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền và là một ôngquan cho đến lúc chết

Nếu Sôseki nói tiếp truyền thống của người bình dân Edo, xem tình người (ninjô) là điều quan

trọng thì Ôgai dòng dõi samurai chính hiệu, hiểu đạo Nho, biết vũ nghệ cho nên nhân vật của ông thường nghiêm nghị, coi nặng nghĩa vụ (giri) và thiên trọng lý tính.Tuy vậy ninjo và giri đều

là hai giá trị thuần túy Nhật Bản

Khác với Sôseki đã sống quãng đời du học ở London một cách chán chường vì không thích ứng được với xã hội phương Tây, Ôgai đã tỏ ra rất thích thú và tận hưởng những ngày tháng trên đất Đức Một phần do bản tính khá tích cực của ông, một phần với tư cách sĩ quan biệt phái, ông không có những lo âu về tiền bạc như ông giáo Sôseki

Trang 38

Ôgai chịu tiếp nhận ảnh hưởng Âu Tây và trong người ông, không có sự xung đột Đông Tây quá quắt như thấy nơi Sôseki Đối với Ôgai, bên Âu Châu vẫn có những người có tinh thần khoáng đạt, “ đại đồng ” như nhà điêu khắc Auguste Rodin, biết thưởng thức vẻ đẹp Đông Phương của

cô vũ công Hanako, người con gái Nhật Bản đến làm người mẫu cho ông ta :

“ Kubota giới thiệu Hanako Nhìn thân hình mảnh dẻ, gọn gàng của người con gái, từ mái tóc bới vụng về theo kiểu Takashimada trên đầu đến hai bàn chân đi tất tabi trắng lồng trong đôi dép Chiyoda phía dưới Chỉ thoáng cái, Rodin hầu như đã tóm lược được tất cả Ông đưa tay bắt cái bàn tay nhỏ bé, rắn chắc

Kubota không sao ngăn được một tình cảm xấu hổ dậy lên trong lòng Chàng ta nghĩ nếu mình giới thiệu về phụ nữ Nhật Bản cho Rodin, lý ra phải kiếm một người nào coi được hơn một chút.

Nghĩ như thế cũng không sai Hanako chả đẹp đẽ gì Tự dưng cô xuất hiện trên sân khấu Âu Châu và xưng mình là nữ diễn viên đến từ Nhật Bản Thế nhưng bên Nhật không hiểu có ai biết thứ nữ diễn viên như cô không Dĩ nhiên Kubota không hề nghe đến bao giờ rồi Hơn nữa cô nàng lại chẳng có nhan sắc Nếu bảo là giống con sen người ở thì có thể hơi tội nghiệp vì nhìn tay chân không thấy chai sạn, chắc chưa phải đụng phải việc gì đặc biệt nặng nhọc Thế nhưng

đã là con gái mười bảy, đang tuổi dậy thì, mà xem tướng tá thì ngay làm đứa để sai vặt coi bộ không ai thèm mướn Tóm lại, cô này chỉ đáng cho đi giữ em là hết cỡ.

Điều không tưởng tượng được là gương mặt của Rodin lại hiện ra vẻ mãn nguyện Cô Hanako này lành mạnh, không chịu ăn không ngồi rồi nên người không có lấy chút mỡ thừa Dưới làn da mỏng, các bắp thịt nhờ lao động vừa phải nên săn chắc Trên khuôn mắt ngắn, trán và quai hàm gọn gàng, đường nét cần cổ lộ ra rõ ràng, cử động của hai bàn tay không đi găng và hai cánh tay trông thật nhanh nhẹn Đó là những đặc điểm làm Rodin vừa ý hơn cả.

Lúc đó có tiếng gõ cửa cồm cộp rồi cánh cửa mở ra và cái đầu trắng của Rodin nhòm vào

- Xin lỗi ông nhé Ông có thấy lâu không?

- Thưa cụ không Được đọc Baudelaire mà!

Kubota vừa nói, vừa bước trở lại xưởng nặn tượng

Hanako ăn mặc ngay ngắn lại rồi Trên bàn, hai bản esquisses [14]đã hoàn tất.

- Thế ông đọc cái gì của Baudelaire nào?

- Thưa, siêu hình học của đồ chơi.

Trang 39

- Nếu nhìn thân thể con người ta qua hình thù thì chẳng có gì hay ho Thân thể là tấm

gương phản chiếu tâm hồn.Nhìn được cái ánh lửa sáng toát ra từ vật chất thì mới thích thú chứ.

Kubota e dè nhìn hai bản phác thảo Rodin nói:

- Còn qua loa lắm, nhòm vào chẳng thấy gì đâu.

Lát sau, ông mới tiếp lời:

- Thân hình của Mademoiselle thật là đẹp Không có lấy chút mỡ Bắp thịt nổi lên từng cái

một, trông giống như cơ bắp của loại chó Fox Terriers[15] Gân cốt đầy đặn, mạnh mẽ Độ lớn của các khớp xương và độ lớn của tay chân hợp nhất với nhau Cho dù chỉ đứng thẳng bằng một chân còn chân kia duỗi ra theo hình thước thợ thì cô ấy vẫn có thể giữ nguyên tư thế ấy mãi mãi được Giống như thân cây cắm rễ sâu vào trong lòng đất Cô khác type[16]

Địa Trung Hải vì những người này vai và mông đều to ngang Cô cũng khác với dân Bắc Âu,

họ chỉ to mông chứ vai lại hẹp Cái đẹp của cô là cái đẹp mạnh mẽ

(Trích “Hanako” của Mori Ôgai)

Theo Ôgai, Nhật Bản và Âu Mỹ chưa hiểu nhau đấy nhưng sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, vẫn có thểgặp nhau để một ngày nào đó Nhật sẽ bỏ Trung Quốc và Triều Tiên lại đằng sau Trong khi ấy, đối với Sôseki, khả năng thông cảm đó rất khó có và đây là nguồn gốc của sự khổ muộn mà ông cảm thấy

Hai văn hào có hai cảnh đời khá trái ngược Ôgai là người có nhiều mối liên hệ với phụ nữ Ở Đức, ông đã yêu Elise, về nước lại hai lần lấy vợ, có khi còn đèo bòng bà bé Còn Sôseki là mẫu người yêu ai cứ “ để trong lòng ”, nhiều khi (qua các nhân vật tiểu thuyết có tính tự thuật của ông), bị các cô chê là “ non gan ” (dokyô no nai) vì không dám quyết đoán Người ta nghĩ suốt đời ông chỉ biết người dàn bà duy nhất là bà Nakane Kyôko (Trung Căn, Kính Tử), vợ ông Ôgai

là mẫu người ngoại hướng, đặt tên các con theo Tây Phương, nào là Marie (Mạt Lỵ), Anne (Hạnh Nô), trong khi tên con Sôseki thuần túy Nhật Bản (Tsuneko, Eiko, Aiko) Những người vợcủa Ôgai đều là những người đàn bà mạnh tính[17], trong khi bà Sôseki là mẫu người yếu thần kinh như chồng, có lần tự trầm nhưng được làng chài cứu sống

B) Tương Đồng :

Dầu vậy, ở một mặt khác, hai văn hào giống nhau nhiều điểm Cả hai cùng giữ khoảng cách rõ rệt với các nhóm văn học dù là chủ nghĩa lãng mạn, tự nhiên, hay phản tự nhiên Hai ông đều có cái nhìn phê phán sâu sắc về mặt văn hóa, có kiến thức phong phú cả hai nền văn hóa Đông Tây,

có những hoạt động sáng tác và dịch thuật giàu chất lượng

Trang 40

Cuộc đời “ dịch văn hóa ” của Ôgai như thế nào, ta đã đề cập đến khá đầy đủ bên trên nên không cần phải nhắc lại Còn Sôseki, ông cũng là một nhà dịch thuật lão luyện Tuy không thích đời sống ở Anh (suốt ngày chỉ đóng cửa đọc sách) nhưng ông là một học giả Anh ngữ uyên bác và các tác phẩm Anh Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến văn nghiệp ông

Cả hai ông đều ý thức về những lầm lạc xảy ra trong quá trình tiến bộ quá nhanh của xã hội NhậtBản thời Minh Trị Chúng đã gây ra những khổ não cho bản thân mỗi người Chẳng hạn cá nhân Ôgai không phải là nhà cách mạng nhưng ông có bối rối khi thấy chính phủ thời đó đàn áp tự do ngôn luận qua vụ án “ đại nghịch ”, còn Sôseki đã thất vọng về tâm lý khinh bạc và ích kỷ của lớp người trẻ thời đại ông Cả hai đều dóng tiếng chuông cảnh cáo Nhật Bản phải có thái độ phê phán khi tiếp thu văn hóa Tây Phương Thế nhưng nếu Ôgai lấy quyết định rõ ràng, cho dù chỉ làthối lui để viết tiểu thuyết lịch sử thực chứng thì Sôseki vẫn mang lấy nỗi khổ cho riêng mình, chìm đắm trong u uất, không tìm ra lối thoát

[1] Nguyên văn diễn âm tiếng Pháp Chambre Séparée

[2] Tác giả muốn nói rạp hát mang tên Central Theater ở tỉnh Dresden bên Đức

[3] Bậc thang đá bên cầu sông Elbe ở tỉnh Dresden bên Đức Một thắng cảnh

[4] Kosinsky là người yêu hiện tại của thiếu phụ

[5] Izawa Ranken (1777-1829) cũng là thầy thuốc và nhà tư tưởng (Nho học) dưới thời Edo.[6] Hôjô Katei (1780-1823) thi nhân Hán thi đời Edo

[8] Đều là những kẻ trọng danh dự, nghĩa khí và xem nhẹ cái chết.Tuy nhiên hành động “ chết theo chủ ” (tuẫn tử) của họ là một hành động kém văn minh

[9] Đại Diêm, Bình Bát Lang (1793-1937), một nhà nho học phái Vương Dương Minh và cựu quan lại, trong nạn đói năm Tenpođã bán sách để có tiền cứu dân nghèo, sau cầm đầu họ nổi loạnchiếm thành phố Ôsaka năm 1837 Thất bại và tự sát

[10] Theo tác giả, dịch văn hóa cao hơn dịch ngôn ngữ một bậc vì đòi hỏi phải am tường và tiêu hóa được nền văn hóa đó

[11] Nếu hiểu theo nghĩa số ít thì có thể dịch là “ ta đây ”

[12] Higan có nghĩa là ngày xuân phân và thu phân (equinox) , trong ngôn ngữ Phật giáo cũng cónghĩa là cõi giác ngộ Higan còn có nghĩa là “ bờ bên kia ” và tên một loài hoa

Ngày đăng: 28/08/2017, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w