Yêu cầu của nguyên tắc phương pháp luận “tôn trọng khách quan và phát huy tính năng động chủ quan” trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC “TÔN TRỌ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Nhóm 1 lớp CH18A - QLKT xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Phương KỳSơn đã tận tình giúp đỡ nhóm trong quá trình học tập cũng như thực hiện báo cáo thảoluận
Do nhóm còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài trình bàychắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng gópchân thành từ phía thầy giáo và các bạn
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình được thầy giáo truyền đạt kiến thức và thực hiện đề tài thảo luận,nhóm 1 đã tham khảo một số giáo trình, tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung Triếthọc Tuy nhiên, nhóm xin cam đoan bài trình bày của nhóm không trùng lặp với bất kỳ báocáo nghiên cứu nào thực hiện trước đó mà nhóm được biết
Trang 3MỤC LỤC
rangLỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC CỦA NGUYÊN TẮC
“TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.2 Yêu cầu của nguyên tắc phương pháp luận “tôn trọng khách quan
và phát huy tính năng động chủ quan” trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC “TÔN TRỌNG KHÁCH
QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1986
2.2 Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Quan điểm của Đảng về vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách
quan, phát huy tính năng động chủ quan
2.2.2 Vận dung nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay
2.2.3 Vận dung nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan trên lĩnh vực chính trị ở Việt Nam hiện nay
2.2.4 Vận dung nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRIẾT HỌC CỦA NGUYÊN TẮC “TÔN TRỌNG KHÁCH
QUAN, PHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN”
1.1- Cơ sở lý luận của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động
chủ quan”
Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc “tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan” là quan điểm của chủ nghĩa duy vật khoa học về mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức
1.1.1- Vật chất:
Theo định nghĩa của V.I Lê Nin trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán thì vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan mà con người biết được là nhờ cảm giác Cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh nhưng tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
* Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật
chất
Như vậy vật chất tồn tại bằng hình thức vận động, thông qua vận động mà biểu
hiện ra nó là gì?nhận thức sự vận động của vật chất là nhận thức chính bản thân sự vật,
hiện tượng
- Vận động của vật chất là sự vận động tự thân, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất đều do các mặt, các yếu tố hợp thành, sự liên hệ tác động giữa chúng làm cho vật chất vận động
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất mà vật chất không do ai sinh ra và
không bao giờ mất đi, chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác; định luật bảo toàn và
chuyển hoá năng lượng đã chứng minh điều đó
- Vận động của vật chất có nhiều hình thức khác nhau, nhưng có 5 hình thức vận
động cơ bản sau:
+ Vận động cơ học: Đó là sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: Đó là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản: đIện từ,
nhiệt
+ Vận động hoá học: Đó là sự vận động của các nguyên tử, sự hoá hợp và phân giảicủa các chất
Trang 5+ Vận động sinh học: Đó là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môI trường.
+ Vận động xã hội: Đó là sự thay đổi, sự thay thế các quá trình vận động của các
hình thái kinh tế xã hội
Năm hình thức vận động trên từ thấp đến cao, chúng khác nhau về chất nhưng có
quan hệ biện chứng với nhau.Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động
thấp trong đó nhưng không được lẫn lộn giữa các hình thức vận động, không được quy
định hình thức vận động cao về hình thức vận động thấp.Mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ
cũng được đặc trưng bởi 1 hình thức vận động tiêu biểu
- Vận động là tuyệt đối còn đứng yên là tương đối, trạng thái cân bằng của sự vật làtạm thời trong quá trình vận động của nó
1.1.2- Ý thức:
Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm giác cho tới
tư duy lý luận trong đó tri thức là phương tiện tồn tại của ý thức Ý thức là sản phẩm của
một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bé não người, nó phản ánh sự sáng tạo của
thế giới khách quan vào bộ não người thông qua lao động và ngôn ngữ
* Nguồn gốc của ý thức:
- Nguồn gốc tự nhiên: Chính bộ óc của con người cùng với thế giới bên ngoài tác
động vào bộ óc là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Nguồn gốc xã hội: là lao động, thực tiễn xã hội và ngôn ngữ, đó là nguồn gốc
quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức Nhờ có lao động, con người tác động vào các đối tượng, buộc các đối tượng bộc lộ đặc điểm, tính chất của nó, sau đó
các đặc điểm, tính chất đó lại tác động vào bộ óc con người Từ đó con người nhận thức
được quy luật, hiện tượng của sự vật trong thế giới tự nhiên Như vậy quá trình hình thành
ý thức là kết quả hoạt động chủ quan của con người thông qua hoạt động thực tiễn để cải
tạo thế giới Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy.Ýthức là
một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về ngôn
ngữ thì ýthức không thể hình thành và phát triển được
* Bản chất của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng
động sáng tạo Đây không phải là sự phản ánh đơn giản, là bản sao thụ động máy móc của
sự vật Ý thức là hình ảnh tinh thần của thế giới khách quan hình thành trong quá trình con người tác động cải tạo nó Cho nên, ýthức con người là sự phản ánh có tính năng động
sáng tạo, hay nói cách khác, ýthứclà hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Trang 6Tính tích cực sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ: trên cơ sở cái đã có, ý thức có thể
tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không thể có trong thực tế,
có thể dự đoán về hiện tượng trong tương lai có thể tạo ra những ảo tưởng, những giả
thuyết, những lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng khái quát Dù sáng tạo của ý thức
không đối lập, không loại trừ và không tách rời sự phản ánh, mà ngược lại thống nhất với
phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của thức
1.1.3- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Vật chất vàý thức là hai phạm trù triết học, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau,
trong đó vai trò quyết định thuộc về vật chất, mặt khác ý thức tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người
* Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, được thể hiện ở những mặt
sau đây:
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định sự hình thành của ý thức;
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Bởi vì ý thức của chúng ta là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Vật chất quyết định sự biến đổi, sự phát triển của ý thức: Bản chất của ý thức là
sự phản ánh hiện thực khách quan trong điều kiện tự nhiên thay đổi, quan hệ vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo
- Vật chất là điều kiện để hiện thực hoá ý thức: Mỗi một cá nhân, mỗi một tổ chức đều có những ý niệm và mục đích riêng, do đó phải có vật chất thì những ý nguyện đó mới thành hiện thực
* Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua sự chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người, được diễn ra theo 2 chiều hướng:
- Hướng thứ nhất: Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, trên cơ sở đó
chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người và đưa hoạt động thực tiễn của con người đi đếnthành công
- Ngược lại, nếu ý thức không phản ánh đúng hiện thực khách quan mà dùa vào đó
để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người thì sẽ làm cho hoạt động thực tiễn của con
người mang tính chủ quan, duy ý chí, hành động trái quy luật, thậm chí dẫn đến mù quáng
1.2- Yêu cầu của nguyên tắc phương pháp luận “tôn trọng khách quan và phát huy
tính năng động chủ quan” trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
Trang 7- Xuất phát từ thực tế khách quan tức là phải xuất phát từ bản thân sự vật với tất cả các đặc tính, các thuộc tính của sự vật và các quan hệ của nó để tìm ra bản chất, ra xu
hướng vận động phát triển theo quy luật Từ đó rút ra kết luận về sự vật, hiện tượng, trên
cơ sở đó mà đề ra phương hướng và các giải pháp tác động cải biến sự vật, thế giới tự
nhiên phục vụ lợi ích của con người, không được áp đặt ý muốn chủ quan của chủ thể nhậnthức vào sự vật
- Phát huy tính năng động chủ quan trước hết là phát huy tính tích cực sáng tạo của
ý thức trong quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng để tìm ra bản chất quy luật của nó và đề
ra đường lối, biện pháp cải biến nó phục vụ lợi ích con người Phát huy tính năng động chủquan còn có nghĩa là không thụ động ngồi chờ điều kiện chín muồi mới hành động mà trái lại phải biết tạo ra những điều kiện thích hợp, làm cho điều kiện này tác động vào điều
kiện khác để nảy sinh ra điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người
- Vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò của con người, ý thức là ý thức
của con người nhưng bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện
thực, cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn, phải có ý chí và
phương pháp để tổ chức hành động; ý thức tư tưởng có thể quyết định làm cho con người
hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện cụ thể, điều
kiện khách quan nhất định
- Ý thức của con người không tách rời điều kiện vật chất, con người phải biết dựa
vào vào những điều kiện vật chất đã có và phản ánh đúng quy luật khách quan một cách
chủ động sáng tạo với ý chí và nhận định cao, một mặt phải chống chủ quan duy ý chí, mặtkhác phải chống bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại
Trang 8CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC “TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN, PHÁT
HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan ở Việt Nam giai đoạn trước năm 1986
Mô hình kinh tế của nước ta trong giai đoạn này là mô hình kế hoạch hóa tập trung,quan liêu, bao cấp mà biểu hiện của nó là :
- Nền kinh tế phi thị trường, tuyệt đối hóa vai trò của thành phần kinh tế XHCN
dưới hai hình thức kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ( hai chủ lực )
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát
triển công nghiệp nặng
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, việc phân bổ nguồn lực để sản xuất chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường
- Áp đặt nóng vội, giản đơn các chính sách, biện pháp hành chính để đẩy nhanh tiến độ cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế còn lại với mục tiêu không phải để huy động,
phát triển, mà hạn chế, thu hẹp, thậm chí xóa bỏ các thành phần kinh tế “phi XHCN”
- Chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã
hội
Kết quả là thành phần kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể) tăng nhanh về số
lượng, quy mô và phạm vi hoạt động mở rộng nhưng hiệu quả kinh doanh thấp và ngày
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những
thành tựu đạt được, chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách
quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên đã vi phạm những sai lầm trong việc xác định mục
tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và
quản lý kinh tế Tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương,chính sách lớn, sai lầm về chủ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Đánh giá về mức độ sailầm do chủ quan duy ý chí của Đảng trong thời kỳ này, Đại hội lần thứ VI đã chỉ rõ Đảng
Trang 9đã “nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”, “giản đơn hóa, muốn thực hiện nhiều mụctiêu của CNXH trong điều kiện nước ta mới có chặng đường đầu tiên” Do chủ quan duy ý chí, trong nhận thức và hành động của Đảng trong giai đoạn này vi phạm các quy luật
khách quan, biểu hiện qua một số lĩnh vực cụ thể được Văn kiện Đại hội Đảng lần VI đánhgiá như sau: “chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta tồn tại
trong một thời gian tương đối dài” nên “đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngaycác thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa”, “chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật
về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ sản xuất” nên “có lúc đẩy
mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp
nhẹ” Ngoài ra, cũng do chủ quan duy ý chí trong việc dùng kế hoạch pháp lệnh để chỉ huy toàn bộ nền kinh tế đất nước, “duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp” – một cơ chế “gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí”, “có nhiều chủ trương sai trongviệc cải cách giá cả tiền lương, tiền tệ” cùng với việc “bố trí cơ cấu kinh tế trước hết là sản xuất và đầu tư thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính đến điều kiệnkhả năng thực tế ” nên dẫn đến việc sản xuất chậm phát triển, mâu thuẩn giữa cung và cấu ngày càng gay gắt do việc áp dụng những chính sách, chủ trương trên đã vi phạm những
quy luật khách quan của nền kinh tế sản xuất hàng hóa (quy luật cung cầu quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, phá sản …) Việc bỏ qua không thừa nhận và vận dụng những quy
luật khách quan của phương thức sản xuất, của nền kinh tế hàng hóa vào việc chế định
các chủ trương chính sách kinh tế làm cho nền kinh tế nước ta bị trì trệ khủng hoảng trầm
trọng
Trên cơ sở quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, rút kinh nghiệm từ
những sai lầm do chủ quan duy ý chí, từ Đại hội VI của Đảng (1986) Đảng đã chỉ rõ bài
học kinh nghiệm trong thực tiễn cách mạng ở nước ta là muốn đảm bảo thành công thì phảivận dụng đúng nguyên tắc khách quan “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và
hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng” (Văn kiện Đại hội
Đảng lần V) Đây là sự thừa nhận vai trò quyết định của vật chất và các quy luật khách
quan vốn có của nó trong việc đề ra các chế định, chủ trương, chính sách vào thực tế của
công cuộc xây dựng đất nước ta
Với quan điểm tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, từ sau Đại hội Đảng lần
VI đến nay, nhiều biện pháp khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí đã được thực hiện mà đầu tiên là việc Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện
Đại hội VI xác định xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa là một công việc to
lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn, không thể nóng vội làm trái quy luật
Văn kiện Đại hội xác định: "Nay phải sửa lại cho đúng như sau: Đẩy mạnh cải tạo xã hội
chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất" Đại hội cũng phát hiện một vấn đề lớn có tính lý luận, hoàn toàn mới mẻ:
"Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những
Trang 10yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" Trên cơ sở đó, Đại hội
xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ"
Trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tôn trọng nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù
hợp với lực lượng sản xuất, Đại hội VI đã xác định phải điều chỉnh lại các cơ cấu này theo hướng "không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế", tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: sản xuất lương
thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu Đây là những
chương trình chẳng những đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ mà còn là điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, là cái gốc tạo ra sản phẩm hàng hóa
Về cơ chế mới quản lý kinh tế, trước đây trong các văn kiện Đại hội Đảng chỉ nêu nhiệm
vụ "xây dựng nền kinh tế hàng hóa", thì nay nói rõ và đầy đủ hơn: "Phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước" (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội) Theo Đại hội VI, cơ chế quản lý kinh tế có 2 đặc trưng: "Tính kế
hoạch là đặc trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ
Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế về quản lý
kinh tế" Vì vậy, chúng ta phấn đấu thi hành chính sách một giá, đó là giá kinh doanh
thương nghiệp và xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và
dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế
Vấn đề phân phối đã được chú trọng hơn trong quan hệ sản xuất bằng việc thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu,
đồng thời dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và
phân phối thông qua phúc lợi xã hội
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển Đồng thời với các đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, việc đổi
mới bắt đầu từ việc Đảng phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực, trình độ lý luận
của Đảng để nhận thức đúng và hành động đúng phù hợp với hệ thống các quy luật khách quan Đồng thời với việc đổi mới tư duy lý luận, việc tăng cường phát huy dân chủ, phát
huy tiềm năng cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và tăng cường công tác
tổng kết thực tiễn, tổng kết cái mới, không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh lý luận về
mô hình, mục tiêu, bước đi, đổi mới và kiện toàn tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị … là những biện pháp nhằm từng bước sửa chữa sai lầm và khắc phục bệnhcủa chủ quan duy ý chí
Thời gian đầu sau Đại hội X, đất nước phát triển thuận lợi, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Nhưng từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, kinh tế
và đời sống gặp nhiều khó khăn.Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo
loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta
đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, “đạt được những thành tựu quan trọng
trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội X đề ra, nhưng cũng còn nhiều hạn
chế, khuyết điểm cần khắc phục.”
Trang 11Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi
tình trạng kém phát triển Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững: chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước, một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo
vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải
thiện nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã hội
Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố
nhưng chưa được phát huy đầy đủ
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu
quả được nâng lên tuy vậy vẫn chưa theo kịp được yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đấtnước
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực nhưng
vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đảng ta đã rút ra một số
kinh nghiệm sau:
Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, “phải kiên trì thực hiện đường lối và mụctiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”
Hai là, “phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững”,
nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp
lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài
nước
Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội
Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức
Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sátthực tiễn đất nước, chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tìnhhình mời
Thực tế hiện nay, Văn kiện Đại hội XI đã nhận định, hơn 20 năm qua, “Việt Nam
đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Chúng ta đã thực hiện thành
công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát
triển, đời sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực ” tuy nhiên “nước ta vẫn đang đứng
trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau và diễn biến phức tạp không thể xem thường”
Trang 12Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương: “Tăng cường huy động phải gắn với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và
ngoài nước Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời với xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất, củng cố và tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa”, muốn vậy phải “tiếp tục
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triểm kinh tế nhanh, bền vững ” để đến năm 2020 “nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thực hiện “dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”
Xuất phát từ thực tế khách quan trên, Đảng ta cũng cần tôn trọng quy luật khách quan,
đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình Trong việc ban hành các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình, kế
hoạch đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy
ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí
Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra kết luận mang tính định hướng
là: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng khách quan”
Hiện nay, thực trạng trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấy cơ sở vật chất – kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội chưa đầy đủ, vững chắc, đời sống của nhân dân chưa cao, trong khi chúng ta có nhiều tiềm năng cả về tài nguyên thiên nhiên, con người cũng như các
quan hệ trong và ngoài nước mà chúng ta chưa khai thác được một cách tốt nhất thì việc
Đảng và nhà nước chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ trương thực
hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm phát huy tối ưu tài lực, trí lực, nhân lực còn tiềm tàng ấy, nhằm tạo ra sự
chuyển hóa về chất trong toàn bộ đời sống xã hội để đáp ứng nhu cầu mà thực tiễn cách
mạng Việt Nam đang đặt ra
2.2.2 Vận dụng nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Trước năm 1986, mô hình kinh tế của Việt Nam là mô hình kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp với 4 đặc điểm cơ bản sau:
Về sở hữu, nền kinh tế Việt Nam trước năm 1986 là nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu thuần nhât (công hữu về tư liệu sản xuất) với hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà
nước (quốc doanh) và kinh tế tập thể Các thành phần kinh tế khác không được thừa nhận
Về cơ chế vận hành, nền kinh tế Việt Nam trước năm 1986 vận hành theo cơ chế kếhoạch hóa tập trung Theo đó, mọi hoạt động từ sản xuất tới tiêu dùng đều do nhà nước
quyết định Nhà nước định lượng cho sản xuất, định lượng phân phối cho tiêu dùng Kế