1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của khoa học công nghệ đối với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam

29 619 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 463,91 KB

Nội dung

Theo quan điểm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

- -VAI TRÒ C A KHOA H C CÔNG NGH Đ I ỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI ỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI Ệ ĐỐI ỐI

V I QUÁ TRÌNH ỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHI P HÓA – HI N Đ I HÓA Ệ ĐỐI Ệ ĐỐI ẠI HÓA

VI T NAM

Ở VIỆT NAM Ệ ĐỐI

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 3

1 Khoa học công nghệ 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Sự ra đời của khoa học công nghệ 3

2 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Tính tất yếu của sự ra đời công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5

3 Tác động của khoa học công nghệ vào quá trình CNH – HĐH 6

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1 Thực trạng sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam Quá trình đổi mới khoa học công nghệ 7

1.1 Thực trạng khoa học - công nghệ Việt Nam 7

1.2 Những bước phát triển khoa học công nghệ 9

2 Tác động của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam .11

2.1 Tích cực 12

2.2 Tiêu cực 16

Chương 3: GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 18

KẾT LUẬN 26

Trang 3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lịch sử đã để lại cho chúng ta một nền sản xuất nghèo nàn và lạc hậu,

lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, lực lượng sản xuất thấp kém Nhưng ngày

nay khi độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một xu thế tất yếu của

lịch sử thì cũng là lúc bắt đầu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc

và triệt để Đó là một quá trình vừa xóa bỏ cái cũ, vừa xây dựng cái mới Do

đó, trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải tiến hành công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đất nước Theo quan điểm của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa VII đã khẳng định Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là quá trình

chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản

lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách

phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến

hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ

tạo ra năng suất lao động xã hội cao Quan điểm này đã gắn công nghiệp hóa

với hiện đại hóa đồng thời đã xác định vai trò của khoa học công nghệ là then

chốt đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “Con

đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời

gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt Phát huy những

lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến,

đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng

ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới

về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”.

Khoa học công nghệ chính là một trong những nhân tố quyết định đến

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta Vậy khoa học công nghệ

đã có những đóng góp như thế nào? Tại sao khoa học công nghệ được đặt quan

Trang 4

trọng hàng đầu đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh

toàn cầu hóa hiện nay?

Để làm rõ vấn đề này thì nhóm xin chọn đề tài “Vai trò của khoa học

công nghệ đối với quá trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam.” Tiểu

luận ra đời với mong muốn làm rõ vai trò của khoa học công nghệ đối với lộ

trình Công nghiệp hóa- hiện đại hóa , những ưu - khuyết điểm, những tồn tại

và hướng phát triển …mang đến một cái nhìn tổng quan, cụ thể và rõ ràng hơn.

Trang 5

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA KHOA

HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN

ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

1 Khoa học công nghệ

1.1 Khái niệm

Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên, xã hội

và tư duy với bản chất và quy luật vận động của chúng được thể hiện bằng những

khái niệm, phán đoán, học thuyết định hướng hoạt động của con người Còn công

nghệ là sự ứng dụng, vật chất hóa các tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời

sống, đó là tập hợp các giải pháp, phương pháp, quy trình, kỹ năng, phương tiện kỹ

thuật,… được sử dụng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cụ thể

Thuật ngữ khoa học và công nghệ là sự thể hiện, đồng hành gắn bó giữa lý

luận, lý thuyết và thực tiễn, thực hành, giữa nghiên cứu và ứng dụng thực tế

1.2 Sự ra đời của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ra đời do những nguyên nhân sau:

Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những yêu

cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ về dân

số và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên Việc tạo ra những công cụ sản xuất

mới, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới được đặt ra một cách bức

thiết

Để phục vụ cho chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến đều phải nghĩ tới

việc giải quyết tính cơ động của binh sĩ, các phương tiện thông tin, liên lạc và vũ khí

hiện đại…; phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và cuộc cách mạng khoa

học - kĩ thuật hiện đại được mở đầu bằng những phát minh như rađa, hoả tiễn, bom

nguyên tử… vào nửa đầu những năm 40 nhằm phục vụ chiến tranh

Những thành tựu về khoa học, kĩ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã

tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai

của nhân loại

Trang 6

Thời gian ra đời của khoa học công nghệ:

Vào đầu thế kỷ XX, loài người đã tích lũy được một kho tàng trí tuệ về

khoa học và kỹ thuật đồ sộ Karl Marx (1818 - 1883) đã từng có một luận điểm nổi

tiếng: “tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa thành lực lượng sản xuất trực tiếp”

Tuy nhiên do điều kiện lịch sử nên lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều,

không dưới 80 - 90% dân số thế giới vẫn sống trong nghèo nàn lạc hậu

Khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn mới hiện nay bắt đầu phát triển

mạnh và đặc trưng rõ nét nhất từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên chinh phục không gian

vũ trụ (1957) tiếp đó là con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng, cũng như

các công trình nghiên cứu vũ trụ khác đến nay hầu như là chuyện “hàng ngày” Được

sự kích thích và sự hỗ trợ của công nghệ vũ trụ, các ngành công nghệ mới, có tầm

cao mới liên tiếp ra đời, đặc biệt là công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ năng

lượng tái tạo,… với những phát minh kỳ diệu như lade (1967), truyền hình qua vệ

tinh nhân tạo (1964), tổng hợp gien (1973), mạch tổ hợp cho (1965), máy tính điện

tử, máy tính điện tử sinh học dựa trên cấu tạo bộ óc con người (1994), bộ vi xử lý

(1971), rệp điện tử, máy gia tốc, v.v…

Đến cuối thế kỷ XX, có thể khẳng định rằng nền sản xuất xã hội đang biến

đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động tạo nên một

sự phát triển nhảy vọt, một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại

kinh tế mới (thường gọi là thời đại kinh tế tri thức) quá độ sang một nền văn minh

mới (thường gọi là nền văn minh trí tuệ) mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ mới hình thành từ mấy chục năm qua

2 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

2.1 Khái niệm

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện

cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao

động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,

Trang 7

phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và

tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

2.2 Tính tất yếu của sự ra đời công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kỹ thuật

tương ứng Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố

vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ)

tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp

ứng nhu cầu xã hội

Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội

là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học - kỹ thuật;

tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị

Nói cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ

sở vật chất kỹ thuật đó đã đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho phương

thức sản xuất đó

Đặc trưng của cơ sở vật chất - kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước

chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu Đặc trưng của cơ sở

vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá

Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một cơ sở vật chất - kỹ thuật cao trên cả hai mặt:

trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học và

công nghệ hiện đại

Do vậy, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp

lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ

khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị

trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội

như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện

từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 8

Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường

cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

3 Tác động của khoa học cồng nghệ vào quá trình CNH – HĐH

KHCN là nền tảng, động lực và then chốt đối với quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, biểu hiện trên những mặt cụ thể sau đây:

Một là, khoa học và công nghệ có vai trò quyết định trong việc trang bị lại

các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến cho nền sản xuất

xã hội nói riêng, cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung

Hai là, khoa học và công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc

giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là

nguồn lực trí tuệ - một nguồn lực to lớn, có tính chất quyết định đối với sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ba là, khoa học và công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi

trường thông tin và thị trường thông tin - huyết mạch của công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và của cả nền kinh tế

Bốn là, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện

cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xã hội

Năm là, khoa học và công nghệ đóng góp phần quan trọng vào chiến lược

phát triển lâu bền của xã hội

Trang 9

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Thực trạng sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam Quá

trình đổi mới khoa học công nghệ

1.1 Thực trạng khoa học - công nghệ Việt Nam

KHCN đã tập trung vào sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trường Đã áp dụng các công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến : viễn

thám, địa vật lý… vào công tác điều tra, thăm dò tài nguyên thiên nhiên Nhiều kết

quả nghiên cứu môi trường được đánh giá cao: nghiên cứu chính sánh và biện pháp

bảo vệ sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và xử lý ô nhiễm nước, không khí ở

các khu công nghiệp tập trung, các thành phố lớn… các biện pháp trồng rừng, chống

suy thái đất, cải tạo đất…

KHCN đã chú ý phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cao

Nhiều thành tựu toán học, cơ học, vật lý … được đánh giá cao ở nước ngoài Công

nghệ thông tin đã phát triển và mở rộng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng, quản lý

hành chính, sản xuất, kinh doanh Đồng thời, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công

nghệ sinh học, tự động hoá… đã từng bước được quan tâm

Nhờ áp dụng những tiến bộ KHCN về giống cây trồng, quy trình kỹ thuật

thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chúng ta đã tuyển chọn, lai tạo hàng chục

giống lúa mới, phù hợp các vùng sinh thái khác nhau, tạo mức tăng trưởng quan

trọng Nghiên cứu và tạo nhiều loại giống gia súc, gia cầm, có giá trị kinh tế cao,

thúc đẩy chăn nuôi phát triển Hơn 10 năm qua, năng suất lúa bình quân đã tăng hơn

2 lần Tổng sản lượng lương thực 1998 đạt hơn 31 triệu tấn Nhiều loại phân vi sinh,

thuốc trừ sâu vi sinh, chất kích thích tăng trưởng thực vật … đã được sử dụng vào

sản xuất, bảo vệ, phát triển các loại cây lương thực Cơ cấu cây trồng đã được thay

đổi cơ bản Trước năm 1989, từ chỗ còn thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành

nước xuất khẩu gạo đéng thứ 3 thế giới, sau Thái Lan, Mỹ

Trang 10

Về thuỷ sản, nhờ áp dụng kỹ thuật mới, nhiều năm nay, nuôi ba ba, sinh sản

đã thành nghề giàu có ở nông thôn Đặc biệt, kỹ thuật nuôi tôm đã được ứng dụng

khắp nơi, tạo công ăn việc làm cho 350.000 ngư dân ven biển góp phần cải thiện và

tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản, năm 1993 đạt 368 triệu USD, 1994

đạt 551,2 triệu USD, 1996 đạt 670 triệu USD, 1997 đạt 750 triệu USD và 2000 đạt

1000 triệu USD, tăng kơn 10 lần so với 1980 Việc nuôi trồng hải sản đã có sự đầu tư

khoa học thích đáng trong việc tận dụng mặt nước ao, hồ, nước biển, nước lợ, kết

hợp sản xuất nông nghiệp với nuôi tôm cá, phát triển nuôi trồng với giữ gìn môi

trường, môi sinh, nuôi xen ghép, quảng canh, chọn giống tốt… toàn ngành hiện có 59

cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu

Trong công nghiệp, hàng loạt kỹ thuật tiên tiến được áp dụng, tạo nhiều sản

phẩm chất lượng cao: hàng may mặc, thuốc lá, đồ nhựa, cao su, đồ điện máy, điện

tử… nhất là trong chế tạo máy móc, thiết bị phụ tùng và đổi mới công nghệ, kinh

doanh sản xuất ô tô, xe máy, nhằm giải quyết nguyên vật kiệu, thiết bị thay thế

Trong công nghiệp đầu khí… đội ngũ cán bộ khoa học trong nước, đã có khả năng

tiếp thu và làm chủ công nghệ mới Công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản cũng

được đẩy mạnh đáng kể

Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều công trình nghiên cứu KHCN đã tập

trung vào công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng Hệ thống năng

lượng đã phát triển nhanh chóng: 80% địa bàn xã ở khu vực nông thôn, hơn 50% hộ

gia đình đã có điện sử dụng

Trong giao thông vận tải, KHCN đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp

và phát triển mạng lưới, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông… đã xây

dựng một số công trình quan trọng bằng việc áp dụng các công nghệ mới: đóng tàu

biển trọng tải 3.000 tấn, công trình hạ tầng cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất, thắng

thầu nhiều công trình giao thông ở Lào, Campuchia… với việc áp dụng công nghệ

mới trong gia cố nền móng và thi công mặt đường

Trong viễn thông, đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại

bằng việc áp dụng kỹ thuật số, thông tin vệ tinh, cáp sợi quang… đủ mạnh để hoà

Trang 11

nhập mạng thông tin quốc tế và khu vực Viễn thông nước ta hiện được xếp vào một

trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Bên cạnh mạng lưới hữu

tuyến điện phát triển rộng khắp với các loại hình dịch vụ đa dạng, các hệ thống thông

tin di động, máy sóng ngắn, cực ngắn, cũng phát triển mạnh, được các tổ chức kinh

tế, cơ quan trong và ngoài nước sử dụng

Trong y tế, hàng loạt các thành tựu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn dịch

học, cắt giảm, tỷ lệ mắc các chứng bệnh nguy hiểm: lao, phong, sốt rét, ho gà, bại

liệt, sởi… Kết hợp y học truyển thống với y học hiện đại, sản xuất nhiều mặt hàng

thuốc mới Nâng cao trình độ trong phòng và chuẩn đoán bệnh, ngăn ngừa bệnh

truyền nhiễm : viêm gan, viêm não Nhật Bản…

Đến nay nước ta đã có đội ngũ cán bộ KHCN hơn 800.000 người trình độ

đại học, 8.775 phó tiến sĩ - tiến sĩ, gần 3.000 giáo sư - phó giáo sư, hơn 45.000 cán

bộ nghiên cứu triển khai thuộc hơn 300 viện nghiên cứu - trung tâm và hơn 20.000

nhà khoa học vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong 105 trường đại học, cao đẳng, hơn

80 cơ sở đào tạo sau đại học Đây thực sự là một vốn quý cho sự nghiệp CNH, HĐH,

được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau

1.2 Những bước phát triển khoa học công nghệ

Trong quá trình hội nhập hiện nay thì khoa học - công nghệ sẽ làm cho đất

nước ngày càng văn minh hiện đại , đẩy nhanh, mạnh và vững chắc cho sự phát triển

của đất nước Chính vì vậy mà khoa học - công nghệ là một trong lĩnh vực trọng tâm

mà Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và tăng cường thúc đẩy phát triển trong thời kì

công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và cũng là lĩnh vực luôn được chú trọng

xuyên suốt quá trình CNH - HĐH và tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội

Đảng ta đã có một số nghị quyết về khoa học và công nghệ như nghị quyết

37 của Bộ Chính trị (khoá IV), Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị ( khoá VI), Nghị

quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII) Việc thực hiện

các nghị quyết này đã bước đầu nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất

nước, thúc đẩy việc đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống,

Trang 12

góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những

tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra điều kiện

tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần tạo luận cứ cho việc xây

dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở cho quá trình tiếp

thu và làm chủ công nghệ mới Một số nghành nghiên cứu cơ bản đã xây dựng được

đội ngũ cán bộ khoa học có khả nǎng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới

Các ngành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuất và đời sống

Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất quan

trọng vào việc nâng cao nǎng suất, chất lượng và hiệu quả trong các nghành sản xuất

nông nghiêp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, nǎng lượng,

dầu khí, hành tiêu dùng, hàng xuất khẩu , xây dựng và củng cố quốc phòng - an

ninh

Phòng nuôi cấy mô tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM (Ảnh: Mạnh

Linh/TTXVN)

Trang 13

Việc nghiên cứu về chính sách, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường

bước đầu được quan tâm, Luật Môi trường đã được ban hành

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước trưởng thành, được tập

hợp, có thêm điều kiện để phát huy khả nǎng và công hiến cho sự nghiệp chung Đây

là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước

Có được những thành tựu trên đây, trước hết là do đường lối đúng đắn của

Đảng, do nhu cầu phát triển kinh tế đòi hỏi đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào

sản xuất, nhờ sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khoa học và công nghệ Mặt khác

đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã trưởng thành một bước và có nhiều cố

gắng và thích nghi với cơ chế mới; quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về kinh tế,

khoa học và công nghệ được mở rộng

Định hướng chung cho chiến lược khoa học và công nghệ từ nay đến nǎm

2020 là:

Một là, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, kế thừa những giá trị vǎn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa

trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, tổng kết sâu sắc quá trình đổi

mới đất nước Xây dựng và không ngừng phát triển, hoàn thiện hệ thống lý luận về

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho

việc tiếp tục bổ xung, hoàn thiện đường lối, chủ trương chính sách của đảng và Nhà

nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa

Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công

nghệ trong tất cả các nghành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý quốc phòng - an

ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước Coi trọng nghiên cứu

cơ bản làm chủ và cải tiến các công nghệ nhập từ nước ngoài, tiến tới sáng tạo ngày

càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự nghiệp phát triển của

đất nước trong thế kỷ XXI

Trang 14

Ba là, nâng cao nǎng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học

và công nghệ của nước nhà: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và

công nhân lành nghề, trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có

đủ đức, tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tǎng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng

các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ

hiện đại của Việt Nam có khả nǎng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được

đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông ta đã có những bước phát triển

nhảy vọt và đạt trình độ cao, phục vụ ngày càng nhiều và có hiệu quả cho phát triển

sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân

2 Tác động của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt

Nam.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một chủ trương nhất

quán của Đảng ta, được Đại hội XII tiếp tục khẳng định Vì thế, quán triệt sâu sắc

chủ trương này, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc, để sớm đưa nước ta trở thành

nước công nghiệp theo hướng hiện đại là vấn đề cơ bản hiện nay

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa sản xuất nhỏ lên

sản xuất lớn và cũng là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của các nước quá

độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

Trong quá trình phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, khoa học công nghệ đã có những đóng góp rất to lớn

Ngày đăng: 28/08/2017, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w