1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nuôi dưỡng và chăm sóc heo đực và cái hậu bị

39 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 189,62 KB

Nội dung

Việc đánh giá bao gồm: đánh giá ngoạihình thể chất ngoại hình, thể trạng, thể chất, đánh giá sinhtrưởng phát dục đánh giá qua các chiều đo của cơ thể và đánh giábằng các chỉ số cấu tạo,

Trang 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC HEO ĐỰC VÀ CÁI

HẬU BỊ

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Trang 2

MỤC LỤC

Contents

DANH SÁCH NHÓM ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vi

CHƯƠNG 1 1

1.1 PHÊ XÉT ĐÁNH GIÁ GIA SÚC 1

1.2 CHỌN GIỐNG 3

1.2.1 Cơ sở lý luận khoa học của chọn giống 3

1.2.2 Phương pháp chọn giống 3

CHƯƠNG 2 6

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỰC HẬU BỊ 6

2.1 KHÁI NIỆM 6

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN ĐỰC 6

2.2 CHỌN ĐỰC HẬU BỊ VÀ HUẤN LUYỆN ĐỰC HẬU BỊ 7

2.2.1 Chọn đực hậu bị 7

2.2.2 Huấn luyện đực hậu bị 8

2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH 10

2.3.1 Giống 11

2.3.2 Tuổi lợn đực giống 12

2.3.3 Dinh dưỡng 12

 Cách cho ăn 12

2.3.4 Một số dưỡng chất cần lưu ý 14

2.4 CHĂM SÓC QUẢN LÝ 20

2.4.1 Chuồng nuôi 20

2.4.2 Nhiệt độ 20

2.4.3 Ánh sáng 20

2.4.4 Vận động 21

Trang 3

2.4.5 Chu kỳ lấy tinh 21

2.4.6 Bệnh lý 21

2.4.7 Dị tật trên bộ phận thú đực 22

CHƯƠNG 3 23

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC NÁI HẬU BỊ 23

3.1 KHÁI NIỆM 23

3.2 CHỌN NÁI HẬU BỊ 23

3.2.1 Chọn lọc qua tổ tiên 23

3.2.2 Chọn lọc qua bản thân 23

3.2.3 Chọn lọc trong quá trình nuôi 24

3.3 NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC NÁI HẬU BỊ 24

3.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng 24

3.3.2 Chuồng trại 27

3.3.3 Vận động và vệ sinh tắm chải 27

3.3.4 Theo dõi và điều khiển động dục 28

3.3.5 Phối giống cho heo nái hậu bị 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

Bảng 2.1:Nhu cầu dinh dưỡng của đực hậu bị và đực giống

Nguồn TCVN 1974 – 1994 13

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của Selen và vitamin E đến chất lượng tinh

dịch lợn đực trưởng thành và tỷ lệ thụ thai ở lợn nái

(Marin-Guzman và CS, 1997) 19

Bảng 3.1:Ảnh hưởng của chế độ ăn tự do và hạn chế đến số lượng trứng rụng của lợn nái 25

Trang 5

CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG

1.1 PHÊ XÉT ĐÁNH GIÁ GIA SÚC

Phê xét đánh giá là một công việc có tính chất căn bản đầutiên của công tác giống Việc đánh giá bao gồm: đánh giá ngoạihình thể chất (ngoại hình, thể trạng, thể chất), đánh giá sinhtrưởng phát dục (đánh giá qua các chiều đo của cơ thể và đánh giábằng các chỉ số cấu tạo), đánh giá các sức sản xuất (đo lường sứcsản xuất thịt, đo lường sức sinh sản) và đo lường các chỉ tiêu bêntrong (sinh lý, sinh hóa…)

Ta cần hiểu rõ 3 khái niệm: ngoại hình, thể chất và thể trạng

để việc chọn lọc heo đực hậu bị được đúng với mục tiêu chọn lọc.Ngoại hình được phê xét, đánh giá qua việc dùng mắt quansát, dùng tay sờ nắn toàn bộ hay một số bộ phận của cơ thể thú,nhất là những bộ phận liên quan mật thiết đến tính chất sản xuấtcủa con vật, sau đó nhận xét tổng thể giá trị ngoại hình theo mộttiêu chuẩn quy định

Bảng 1.1: Tính điểm ngoại hình của heo đực giống và heo

cái giống Yorkshire (theo TCVN 3666 – 3667 – 89)

Trang 6

7 Vú và bộ phận sinh

dục

Bảng 1.2: Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất của

heo đực giống và heo cái giống Yorkshire ( theo TCVN 3666 – 3667– 89)

Đặc cấp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

≥ 85 điểm 70 – 84 60 – 69 50-59

Thể chất là chất lượng của cơ thể là một cách tổng quát liênquan đến sức khỏe và sức sản xuất Phân loại thể chất dựa vàocấu tạo cơ thể

+ Phần cứng (xương): được chia ra làm thanh và thô

+ Phần mềm (cơ mỡ): được chia ra gồm săn và sổi

Kết hợp phần trên, người ta chia thể chất theo cấu tạo cơ thểgồm 4 loại:

thanh săn, thanh sổi, thô săn và thô sổi

Như vậy để phù hợp với mục tiêu chọn đực hậu bị, nái hậu bị

ta cần chọn những thú có thể chất thanh săn có biểu hiện xươngnhỏ nhưng chắc, xương dài, cơ dài, rắn rõ rệt dưới da, lớp mỡ dưới

da mỏng, khả năng trao đổi chất dồi dào, thần kinh linh hoạt

Thể trạng: nếu thể chất của con vật là bẩm sinh, biểu hiện từlúc con thú mới sinh ra cho đến lúc chết thì thể trạng là tình trạngsức khỏe, độ mập ốm hình dáng bên ngoài và tiêu biểu cho mộtgiai đoạn phát triển cảu con vật hay phù hợp với mục đích nhấtthời Hiểu được thể trạng và phát hiện những đặc điểm của thểtrạng đó chính là dễ phân biệt khi chọn lọc

Trang 7

Như vậy đối với đực hậu bị, nái hậu bị ta cần chú ý đến thểtrạng phối giống và thể trạng huấn luyện

+ Thể trạng phối giống: thú sẽ có đặc điểm đầy đặn, không béomập hoặc ốm quá Con vật đi đứng nhanh nhẹn, biểu hiện có sứckhỏe tốt

+ Thể trạng làm việc: thú có biểu hiện cơ thể thịt không nhão, các

cơ săn chắc, luôn luôn có tư thế hiếu động, hăng hái tinh nhanh,vành tai lắc lư, nhỏng chân

1.2 CHỌN GIỐNG

1.2.1 Cơ sở lý luận khoa học của chọn giống

Cường độ chọn lọc (intensity selection): Là một sự chọn lọccao hay thấp hay việc thực hiện một áp lực chọn lọc do con người

áp đặt trên một quần thể thú ở một thời điểm nào đó để lọai hoặctuyển chọn bao nhiêu thú để lại làm giống Có 2 cách để mô tảcường độ chọn lọc

+ Tỉ lệ chọn lọc (%): (số cá thể có tính trạng định lượng đang xét ởmức độ cao hơn trong đàn/tổng số cá thể của đàn) x 100

+ Hiệu số chọn lọc (selection differential): là hiệu số giữa trungbình một tính trạng nào đó giữa thú được lựa chọn và của thútrước khi chọn lọc

Hệ số di truyền (h2¿: hệ số di truyền của một tính trạng là mộtđại lượng, biểu thị khả năng di truyền của tính trạng đó cho đờisau, được xác định bằng cách tính tỉ lệ của phần di truyền trongviệc tạo nên giá trị kinh tế kiểu hình

Tiến bộ di truyền (Genetic progress): tiến bộ di truyền cònđược gọi là hiệu quả chọn lọc (selection response), là sự khác nhau

Trang 8

về giá trị kiểu hình giữa đời con của cha mẹ đã được chọn lọc vàtoàn bộ quần thể thuộc thế hệ cha mẹ trước chọn lọc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến các thông số chọn giống như: loài,chính sách chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, hệ số di truyền của tínhtrạng (cao, thấp, trung bình), điều kiện ngoại cảnh…

1.2.2 Phương pháp chọn giống

1.2.2.1 Phương pháp chọn giống theo tính trạng

Có nhiều phương pháp như: đơn tuyển (tandem selection),đồng tuyển tuyệt đối (independent culling level selection), đồngtuyển tương đối (index method)

Ngày nay trên thế giới, ở các nước có ngành chăn nuôi pháttriển, index method được sử dụng như một công cụ đắc lực trongviệc chọn giống

Index method là một phương pháp chọn lọc cùng một lúcnhiều tính trạng, nhưng mỗi tính trạng được đánh giá khác nhautùy theo sự tương quan giữa những tính trạng được chọn lọc, hệ số

di truyền và giá trị kinh tế của mỗi tính trạng để đem lại kết quảcao nhất trên đàn thú sau khi chọn lọc Phương pháp này còn gọi

là phương pháp chọn giống theo chỉ số (selection index)

Theo phương pháp này, chỉ số chọn lọc sẽ được tính toán chotừng con vật thành ra một dạng điểm tổng hợp từ đó dễ dàng xếphạng thứ tự các thú đang được chọn lọc và căn cứ vào chỉ số này,những con vật nào có kết quả cao nhất là những con vật có giá trịgây giống cao nhất và ngược lại

Chỉ số chọn lọc được chia ra làm 2 loại: chỉ số chọn lọc theophương pháp cổ điển và chỉ số chọn lọc theo phương pháp BLUP

Trang 9

+ Chỉ số chọn lọc theo phương pháp cổ điển

bi: là hệ số hồi quy riêng phần của tính trạng i, phản ánh mức độ

di truyền, giá trị kinh tế và tương quan giữa các tính trạng đượcchọn lọc

+ Chỉ số chọn lọc theo phương pháp BLUP ( best linear unbiasedprediction)

I = a1EBV1 + a2EBV2 +…+ anEBVn =

ai : là giá trị kinh tế của tính trạng thứ i

Việc xây dựng chỉ số chọn lọc rất phức tạp, đòi hỏi phải có hệthống sổ sách ghi chép dữ liệu lớn về các tính trạng sản xuất củacác con thú có quan hệ thân tộc với thú đang được chọn lọc và bêncạnh đó cần phải có sự hỗ trỡ của máy tính, các phần mềm chuyêndụng và đội ngũ làm công tác giống có trình độ Tuy nhiên, nếuthực hiện được rõ ràng phương pháp chọn giống theo chỉ số chọnlọc có nhiều ưu điểm và mang lại kết quả cao hơn so với đơn tuyển

và đồng tuyển tuyệt đối

1.2.2.2 Phương pháp chọn giống theo liên hệ thân tộc

Trang 10

Là phương pháp dựa vào các tính trạng kiểu hình của bản thân

cá thể thú được dự tuyển và các thú có quan hệ thân tộc huyếtthống với thú dự tuyển để chọn lọc thú dự tuyển làm giống Gồmcó:

- Chọn lọc theo đời trước

- Chọn lọc theo đời sau

- Chọn lọc theo anh chị em

- Chọn lọc theo bản thân

CHƯƠNG 2 NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC HEO ĐỰC HẬU BỊ

2.1 KHÁI NIỆM

Trang 11

Là heo được tuyển chọn để làm giống, đang trong thời giannuôi để đánh giá khả năng sản xuất tinh, chưa được chính thứccông nhận là đực giống

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN ĐỰC

Cơ chế thần kinh nội tiết điều khiển quá trình thành thục sinh dục

Quá trình thành thục sinh dịc ở lợn đực hậu bị chịu sự điềukhiển của hoạt động nội tiết tuyến yên chủ yếu là FSH (FollicleStimulating Hormone) và LH (Luteinizing Hormone)

FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh, kích thích quátrình sinh tinh ( Spertogense) làm cho các tế bào sinh dục biến đổiqua các giai đoạn cho đến lúc tạo thành tinh trùng FSH còn làmcho testosterone xâm nhập dễ dàng vào tế bào Sertoli, để tế bàonày làm chức năng dinh dưỡng đối với các tế bào dòng tinh Nócũng kích thích sự phát triển của các nhân cảm thụ gắn LH trong

FSH- ống sinh tinh và LH- tổ chức kẽ Hệ FSH ống sinh tinh bắtđầu hoạt động trước làm khởi phát các biểu hiện thành thục đầutiên Tiếp đó là hệ LH- tổ chức kẽ hoạt động làm xuất hiện các đặctính sinh dục phụ

Nhìn chung sự thành thục sinh dục ở các giống lợn ngoại nhưYorshire, Landrace, Bershire váo lúc 7-8 tháng tuổi khi khối lượng

Trang 12

cơ thể đạt 70-80kg, các giống lợn Ỉ , Móng Cái lúc 5 -6 tháng tuổikhi khối lượng cơ thể đạt 20-25kg.

Thời kỳ 4-8 tháng tuổi lợn ngoại và 2-6 tháng tuổi lợn nội tinhhoàn phát triển rất nhanh để đạt tới dộ thành thục sinh dục Songngoài ra độ thành thục sinh dục phụ thuộc và sự phát triển cơ thểhơn là tuổi con vật Nếu nuôi dưỡng kém sẽ kéo dài thời gian thànhthục sinh dục và ngược lại nếu nuôi dưỡng tốt sẽ thành thục sớmhơn

Thời gian bắt đầu sử dụng lợn nội 8 tháng tuổi, lợn ngoại 10tháng tuổi Khoảng thời gian 2-3 tháng từ khi thành thục chúng takiểm tra tinh dịch của chúng bằng việc cho phối với các con cáikiểm tra (Số nái dùng kiểm tra :30-50 con)

2.2 CHỌN ĐỰC HẬU BỊ VÀ HUẤN LUYỆN ĐỰC HẬU BỊ

2.2.1 Chọn đực hậu bị

2.2.1.1 Một thú đực giống tốt phải có các điều kiện sau:

Rõ về lý lịch và huyết thống để dễ dàng ghép đôi giao phối Ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục phải từ cấp I trở lên

 Chân tốt (good legs), dục tính cao (good libido) và cặp dịch hoàncân đối, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp, mạnh khỏe (healthy)

ngày (ADG: average daily gain), rộng mông (Wide of the ham)

sản (mắn đẻ, sai con) và chiều dài của cơ thể cũng như số lượng

vú cũng phải được xem xét

Trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải kiểm tra phẩm chấtgiống qua đời sau và so sánh các đực giống để có thể tuyển lựađược các đực giống tốt nhất

Trang 13

Chọn theo ngoại hình thần kinh: ngoài các yêu cầu chọn lựađực giống kể trên người ta còn chọn lựa đực giống theo loại hìnhthần kinh phù hợp, giúp dễ huấn luyện, nâng cao được hiệu suất

sử dụng, đồng thời bảo đảm an toàn cho người chăn nuôi và cả giasúc Người ta dựa vào 3 căn cứ sau đây để phân biệt 3 loại hìnhthần kinh:

hay chậm)

phấn và ức chế

Các loại hình thần kinh (tính tình):

Hưng phấn, ức chế đều mạnh, cân đối, sự chuyển đổi giữa 2 quátrình xảy ra nhanh, con vật thuộc loại hình thần kinh này sẵnsàng tấn công kẻ thù một cách mãnh liệt, nhưng cũng dễ dàng

bỏ chạy tùy theo sự so sánh lực lượng Khi thay đổi hoàn toànđiều kiện sống thì thích nghi mau lẹ

thản) Hưng phấn, ức chế đều mạnh, cân đối nhưng thay thếnhau chậm Vật thuộc loại hình thần kinh này tùy lúc có thể rấtliều lĩnh hoặc rất thận trọng, đã đánh nhau thì đánh chí tử nhưngmột khi đã phớt lờ thì dù bị khiêu khích đến đâu cũng chỉ phảnứng vừa phải Thú thuộc loại này khó huấn luyện nhưng khi huấnluyện được thì kết quả bền, thường dùng để huấn luyện nhữngthú khác

phấn và ức chế đều mạnh nhưng không cân đối, hưng phấn lấn

ác ức chế, dễ bộc phát những phản ứng, dễ bị kích thích bởi các

Trang 14

yếu tố ngoại lai, gặp kẻ thù mạnh vẫn tấn công bừa Con vậtthuộc loại hình thần kinh này thì các phản xạ dễ bị hỗn loạn vàthường có những phản ứng bất ngờ mà người chăn nuôi khólường trước được

và ức chế đều yếu, ức chế lấn ác hưng phấn, rất khó huấn luyện

và thường bị đào thải sớm trong quá trình chọn giống

2.2.2 Huấn luyện đực hậu bị

Một số nguyên tắc khi tiếp xúc với ổ giống:

+ Khi tiếp xúc với đực giống nên cầm roi để hướng dẫn thú đi,không được đánh đập hoặc vung roi khi không cần thiết vì như vậy

sẽ làm cho con vật thủ thế hoặc hung hăng, roi phải mảnh vừaphải

+ Khi thật cần thiết thì phải nhanh chóng tránh xa con vật và dùngroi tự vệ bằng cách đánh mạnh vào tai của thú, tuyệt đối khôngđược dùng roi để đánh mạnh vào dịch hoàn hoặc chọc vào bụngbên của thú

+ Không nên đứng trực diện với thú, khi thú chực đánh đuổi thìphải chạy sang ngang, không nên chạy theo hướng đuổi của thú.+ Chuồng phải xây sao cho khi cần người lấy tinh có thể thoát ranhưng thú thì không

- Cách can thiệp khi thú đực đánh nhau:

+ Dùng vòi nước

Trang 15

+ Dùng vách ngăn

+ Dùng lửa

+ Dùng roi điện

+ Dùng vợt, thúng, bao

Các phản xã giao phối: Giao phối là phản xạ phức tạp, thú đực

và thú cái đều tham gia, là bản năng tích lũy trong quá trình tiếnhóa của động vật nó chịu ảnh hưởng vào chức năng của các tuyếnsinh dục Khi giao phối thì sự tiếp xúc giữa ổ giống do thính, thị,khướu, xúc, vị giác làm cho con vậy hưng phấn đến cao độ Cơ sởcủa sự giao phối là các phản xạ không điều kiện dưới đây:

+ Phản xạ cương cứng (Erection reflex): Dương vật cương lên dothể xốp, niệu đạo xung huyết, hiện tượng xung huyết là do mạchquản ở dương vật dãn ra khi thần kinh chậu bị hưng phấn Phản xạcương cứng của con cái làm âm hạch (chtorus) và phần trước âmđạo nở to ra, tử cung và cổ tử cung xung huyết

+ Phản xạ bao ôm (nhảy) (Copulation reflex): Con đực nhảy lênmình con cái ôm chặt lấy con cái trong thời khì lên giống có giaiđoạn con cái nhảy lên lưng con khác cùng bầy cũng được coi làphản xạ nhảy của con cái

+Phản xạ giao phối (thúc giá, cò cựa) (mating reflex): Con đực đưadương vật vào âm đạo con cái Phản xạ này thực hiện được là doquy đầu tiếp xúc với màng nhày âm đạo: ấm trơn và nhu động lúcnày mông của con cái co giật làm cho dương vật + âm đạo cọ sátnhau Phản xạ giao phối của con cái biểu hiện ở chổ đuôi cong lên,lưng lõm xuống, 2 chân hạ thấp + xoạc ra (tiền treo hậu hạ mắtlim dim) Đồng thời các cơ của cơ quan sinh dục co bóp mạnh + Phản xạ bắn tinh ( Ejaeulation reflex): Khi dương vật cọ sát vớimàng nhày của âm đạo thì các thụ quan ở quy đầu đều hưng phấntruyền về trung tâm của phản xạ bắn tinh ở tủy sống (phần xương

Trang 16

thiêng của tủy sống) xung động từ trung tâm tuyến rạ làm chotuyến sinh dục và dịch hoàn phụ cùng các cơ đường tiết niệu cobóp mạnh để bắn tinh Đối với thú giao phối ở tử cung như heo,ngựa khi bắn tinh hưng phấn toàn thân cao nhất, các yếu tố áplực, nhiệt độ, độ nhày của vách âm đạo kích thích chủ yếu đến thụquan của quy đầu và gây phản xạ bắn tinh Khi lấy tinh nhân tạo

ta phải chụ động tạo ra các yếu tố này

Trong lúc này con cái cũng biểu hiện: Tuyến phần trước âmđạo (tuyến Bartholin) tiết dịch để làm trơn và trung hòa độ pH.Tính dục đạt đến mức cao nhất, cổ tử cung, tử cung co bóp mạnh,dịch nhầy trong cổ tử cung thải ra âm đạo

Thời gian giao phối của Heo: 5–15 phút

Cách huấn luyện thú nhảy giá

Nguyên tắc: Giao phối là phản xạ bẩm sinh không điều kiện,việc huấn luyện ở nhảy giá là chúng ta làm cho chúng tiếp thu mộtloạt các phản xạ có điều kiện trên cơ sở các phản xạ không điềukiện Thực chất việc huấn luyện này là chúng ta cho con đực nhảygiá trong 1 điều kiện không gian, thời gian và 1 quy trình nhất địnhtạo cho chúng 1 động hình thần kinh (tập quán), một chuỗi cácphản xạ có điều kiện xảy ra theo một trình tự hợp lý Cụ thể làtrang phục, thao tác, giá nhảy, dụng cụ, trang thiết bị, màu sắckhông đổi trong quá trình huấn luyện, thời gian huấn luyện phảiđảm bảo đúng quy trình

2.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH

VÀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩmchất tinh dịch như: loài, giống, tuổi, cá thể, dinh dưỡng, chăm sócquản lý, môi trường… thường các nguyên nhân sau đây được lưu ý:

2.3.1 Giống

Trang 17

Giống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phẩm chất tinhdịch Cụ thể như về 2 chỉ tiêu chính đó là thể tích và nồng độ tinhtrùng.

-Thể tích tinh dịch lợn nội biến động từ 50-100 ml

-Thể tích tinh dịch lợn ngoại biến động từ 150-300 ml

-Mật độ tinh trùng giống lợn nội từ 50-80 triệu/ml

-Mật độ tinh trùng giống lợn ngoại từ 170-250 triệu/ml

Từ đó cho thấy tổng số tinh trùng một lần xuất của lợn nội chỉđạt 2.5-10 tỷ, trong khi đó lợn ngoại từ 16-90 tỷ, như vậy chỉ tiêunày ở lợn ngoại cao gấp xấp xỉ 10 lần so với lợn nội Có điều này là

do phẩm giống chú không phải do khối lượng cơ thể đực giống Ởlợn nội thì cứ trung bình 1kg khối lượng cơ thể có thể tạo ra được100-300 triệu tinh trùng, trong khi đó chỉ tiêu này ở lợn ngoại là200-400 triệu

Một số nghiên cứu về số lượng tinh dịch sản xuất ra của cácgiống lợn ngoại được nuôi tại Việt Nam như sau: Lợn Đại Bạch cóV= 246,7ml (Nguyễn Tuấn Anh, 1984), lợn Landrace V= 244,87ml(Nguyễn Văn Thuận Và CS, 1984), lợn Landrace Bỉ V = 220 ml,Landrace Nhật V= 222,3ml (Phạm Hữu Doanh, 1989) Các tác giảPhạm Hữu Doanh và Đinh Hồng Luận (1985) cho biết lợn LandraceCuba giống gốc V= 271,5ml, giống gây chọn ở việt Nam V=215,1ml; lợn Yorshire Large White Cuba giống gốc V= 323.5mlgiống gây chọn tại Việt Nam V= 181,2ml

Giống lợn ngoài ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch còn ảnhhưởng đến nồng độ tinh trùng Theo Nguyễn Văn Thuận và CS(1984) nồng độ tinh dịch lợn Landrace đạt 263 triệu/ml, theo TrầnĐình Miên (1980) đạt 272.2 triệu/ml Lợn Landrace Bỉ nồng độ tinh

Trang 18

trùng là 210 triệu/ml, lợn Landrace Nhật là 220 triệu/ml( Phạm HữuDoanh, 1989) Phạm Hữu Doanh và Đinh Hồng Luận ( 1985), lợnĐại Bạch nuôi tại Hải Hưng đạt nồng độ 194,1 triệu/ml Vũ DuyGiảng và CS ( 1993) cho biết lợn Đại Bạch nuôi tại Thái Bình đạtnồng đọ tinh trùng là 185,5 triệu/ml.

Các giống lợn khác nhau có sức kháng và tỷ lệ kỳ hình củatinh trùng cũng khác nhau

Theo Tăng Văn Lĩnh và CS (1984), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình củalợn Đại Bạch là 5,14% Nguyễn Thuận và CS (1984) tỷ lệ kỳ hìnhcủa lợn Landrace là 4,94%

2.3.2 Tuổi lợn đực giống

Lợn đực giống ở các lứa tuổi khác nhau cho sức sản xuất tinhdịch khác nhau Ở lứa tuổi còn non (khi mới thành thục sinh dục)lượng tinh dịch xuất một lần cũng như mật độ tinh trùng trong tinhdịch thấp

Lợn đực ngoại lúc 8 tháng tuổi thể tích tinh dịch là 70-80 ml,nồng độ tinh trùng trong tinh dịch là 180-200 triệu/ml, tỷ lệ kỳ hình5-10% Trong khi đó ở giai đoạn trưởng thành thì thể tích tinh dịchđạt 150-300 ml và nồng độ tinh trùng là 200-300 triệu/ml

Lợn đực già hoạt động sinh dục kém, mất phản xạ sinh dục vàphẩm chất tinh dịch kém, tinh hoàn bị nhỏ lại, quá trình tạo tinh bịchậm trễ, con vật không muốn giao phối

2.3.3 Dinh dưỡng

Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ gìn để convật cho tinh tốt, nếu thiếu sẽ làm thiếu những yếu tố sinh dục từHypothalamus đến hypophyse Chú ý rằng hiệu quả thức ăn đối vớiđực giống không phải một sớm một chiều Bằng phương pháp

Trang 19

nguyên tử đồng vị phóng xạ đánh dấu (cho C và P đánh dấu vàothức ăn) rồi kiểm tra sự hiện diện của các nguyên tử C đánh dấutrong ADN của tinh dịch ta thấy rằng: Heo sau 38-41 ngày, Bò sau49-51 ngày

Cách cho ăn

Đối với heo đực hậu bị có thể chia làm 2 giai đoạn

 Giai đoạn 1: (từ khoảng 30 – 50 kg)

Giai đoạn này cần cho heo đực lớn nhanh, phát triển tốt khung xương và các

cơ quan sinh dục Vì vậy đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do.Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng cóvai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của heo đực giống như:selen, kẽm, mangan, iot)

 Giai đoạn 2: (từ khoảng 50 kg đến khi phối giống)

Giai đoạn này heo đực giống phát triển nhanh các mô mỡ gây nhiều bất lợitrong quá trình sử dụng đực giống như: sự di chuyển để phối giống hoặc lấy tinhgặp khó khăn, mỡ dư sẽ tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêuhóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch

và sản sinh tinh trùng, và mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong

đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận (2 tuyến nội tiết có liên quan trực tiếpđến các hoạt động tính dục của đực giống), mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này,gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống Vì vậy để phòng ngừa mập

mỡ thì ở giai đoạn này cần phải cho ăn định lượng, bên cạnh đó cũng cần chú ýnhiều đến hàm lượng và chất lượng của đạm và các acid amin

Cho ăn đúng giờ, đúng lượng qui định cho từng con

Có thể cho ăn 2 – 3 bữa/ ngày

Nếu trong khẩu phần có bổ sung thêm thức ăn thô xanh thìnên cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau

Cần có đủ nước sạch cho heo uống

Ngày đăng: 28/08/2017, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w