NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC HEO NÁI HẬU BỊ
3.3 NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC NÁI HẬU BỊ 1 Nhu cầu dinh dưỡng
3.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng của heo nái hậu bị không hợp lý ảnh hưởng lớn đến tăng khối lượng và khả năng sinh sản. Chất lượng thức ăn kém, không đủ chất dinh dưỡng lợn sinh trưởng chậm, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu tiên, kéo dài tuổi đẻ lứa đầu. Ngược lại ăn quá mức nhất là giai đoạn lợn ngoại 80 – 120
kg, lợn nội 55kg trở lên làm cho lợn quá béo, khó động dục hoặc động dục bất thường, thụ thai kém.
Theo ITCPH, Phylippines, (1998) chế độ ăn tự do và hạn chế ảnh hưởng đến số lượng trứng rụng của lợn nái ( Phan Sỹ Tiệp, 2004)
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của chế độ ăn tự do và hạn chế đến số lượng trứng rụng của lợn nái
Giai đoạn thành
thục Trước phối giống Số trứng rụng
Ăn tự do Ăn tự do 13.9
Ăn tự do Ăn hạn chế 11.1
Ăn hạn chế Ăn tự do 13.6
Ăn hạn chế Ăn hạn chế 11.1
Thức ăn cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng 3000 – 3200 kcal ME/ kg thức ăn. Hàm lượng protein thay đổi theo ngày tuổi: cái hậu bị 20- 50 kg: 16%; cái hậu bị lớn hơn 50kg cần 15%. Cân đối giữa Ca và P: 0.95% và 0,85%
Heo 20 -50kg nên được cho ăn tự do. Heo từ 50kg trở lên, cho ăn khẩu phần hạn chế (chỉ cho ăn 75% lượng thức ăn tự do) để heo đạt 85 – 90kg lúc 6 tháng tuổi. Tiếp tục cho ăn như vậy đến 14 ngày trước ngày phối dự định, tăng lượng thức ăn lên 3 – 3,5 kg/con/ngày. Sau khi phối giảm còn 2kg/con/ngày. Việc tăng và giảm thức ăn nhằm giúp tăng hiệu quả rụng trứng và hình thành phôi.
Giai đoạn phát triển của nái hậu bị bắt đầu từ khi ra đời đến lần phối đầu tiên. Một quy trình dinh dưỡng tối ưu cho nái hậu bị nên được triễn khai từ khi chúng đạt 25kg trọng lượng, nhằm giúp cho cơ quan sinh sản phát triển một cách tốt nhất. Trong điều kiện
chăn nuôi mà không thể chăm sóc heo nái hậu bị ngay từ 25 kg thể trọng thì cần áp dụng chế độ khẩu phần khởi động đặc biệt sớm nhất có thể trong thời gian sau đó. Khẩu phần từ 25kg thể trọng hoặc khẩu phần khởi động đặc biệt cần được duy trì đến khi chúng đạt 40 -50 kg thể trọng.
Khẩu phần cho nái hậu bị 45 – 50 kg thể trọng trở lên nên cho ăn với mức 2,5 – 3,5kg/ ngày, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng mong muốn, các điều kiện chuồng nuôi, sức khỏe, di truyền học và điều kiện quản lý. Ba tuần trước khi phối lần dầu, một khẩu phần năng lượng cao (khoảng 2500 kcal/ kg NE) nên được cung cấp để kích thích heo nái hậu bị có tỷ lệ trứng rụng cao.
Hàm lượng dinh dưỡng khi so với khẩu phần heo thịt gia đoạn vỗ béo, khẩu phần nái hậu bị nên có hàm lượng dinh dưỡng ít hơn, ít nhất là về mặt năng lượng và các axit amin nhằm đạt mức tăng trọng lượng hằng ngày trung bình khoảng 550 – 650 gram kể từ khi sinh ra cho tới khi phối lần đầu. Điều này nhằm đảm bảo heo nái sẽ đủ trưởng thành trong độ tuổi mong muốn, có kích thước cơ thể lý tưởng với lượng mỡ dự trữ vừa đủ tại thời điểm thụ tinh đầu tiên. Điều này nhằm đảm bảo heo nái sẽ đủ trưởng thành trong độ tuổi mong muốn, có kích thước cơ thể lý tưởng với lượng mỡ dự trữ vừa đủ tại thời điểm thụ tinh đầu tiên. Bởi vì tuổi tác và tình trạng cơ thể khi nái hậu bị được phối lần đầu sẽ có một tác động đáng kể trên năng suất trọn đời, nên kiểm soát tốc độ tăng trưởng của nái hậu bị rõ ràng là một mục tiêu của một chương trình dinh dưỡng thành công.
***Lưu ý: Việc điều chỉnh tốc độ tăng trưởng và tích mỡ phải được thực hiện thông qua việc điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng chứ không phải là điều chỉnh số lượng thức ăn cho nái ăn. Thông
thường, việc giảm hàm lượng năng lượng và axit amin nên được thực hiện bằng cách thay thế những thực liệu giàu dinh dưỡng và năng lượng như bắp bằng những thực liệu giàu chất xơ như cám gạo, lúa mạch đen, lúa triticale, bã củ cải, bã mì để lượng ăn vào vẫn đảm bảo thỏa mãn cảm giác đầy của cơ quan tiêu hóa.
Các yêu cầu canxi và phospho (phốt-pho) của heo nái hậu bị thì cao hơn so với nhu cầu của heo thịt ở độ tuổi tương tự. Điều này là do nái hậu bị cần phát triển xương và tích lũy tối đa trữ lượng khoáng trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình mang thai và nuôi con sau đó. Hai khoáng chất này rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển xương, mà còn cho sự phát triển của thai nhi và tiết ra trong sữa cho con bú. Do đó, sự thiếu hụt canxi và phospho sớm trong quá trình sinh sản sẽ làm cho xương của nái bị suy yếu sớm, dẫn đến các bệnh như sốt sữa, què, gãy chân, loại thải nái sớm hoặc gây còi cọc trên heo con.
Tương tự như vậy, lượng vitamin cũng sẽ cao hơn so với nhu cầu cho heo thịt cho cả hai loại vitamin tan trong chất béo và các vitamin tan trong nước. Đặc biệt, cần có sự quan tâm đến hàm lượng vitamin A, vì vitamin A ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của một protein tên là ‘protein liên kết retinol’ được tiết ra trong tử cung. Vì thế, có thể nói rằng vitamin A có liên quan đến việc thành lập và duy trì thai kỳ một cách gián tiếp.
3.3.2 Chuồng trại
Heo nái hậu bị có thể được nuôi 4 -6 con/ô chuồng, với diện tích 2,5 - 3 m2, có sân chơi ( 0,5 – 0,6 m2/ con) và bãi vận động để điều khiển động dục hay cho tiếp xúc với heo đực giống trong quá trình vận động. Cần tập cho nái hậu bị ở trong chuồng cá thể trước khi phối. Đặc biệt đối với heo nái hậu bị ngoại nhất thiết phải được
vận động với con đực. Chuồng trại hướng về đông nam và luôn luôn khô sạch, đảm bảo đông ấm, hè mát. Nền chuồng cao so với mặt đất từ 0,3 - 0,5 m. Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi heo hậu bị là 16 giờ. Có quạt hút đẩy cho không khí luôn thông thoáng.
Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp : 20-23 cho heo 20-40 kg; 16- 23 cho heo 40 – 60 kg; 17-21 cho lợn 60 kg đến phối giống.
Có nước sạch luôn đủ cho heo uống, tốt nhất bằng vòi uống tự động. Nước cho heo 18 – 30 kg từ 4 -8 lít. Heo 30 – 70 kg từ 8 -15 lít. Mùa nóng nhu cầu nước uống của lợn cao hơn.
Vệ sinh chuồng trại: Hằng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi. Tẩy uế chuồng trại 1 tuần/ lần, thông cống rãnh thoát nước, rắc vôi bột để diệt khuẩn. Chuồng bẩn khí đôc cao, nóng hay quá lạnh có thể làm chậm tuổi động dục lần đầu từ 25 -30 ngày
3.3.3 Vận động và vệ sinh tắm chải
Tốt nhất cho heo nái hậu bị vận động tự do trên sân bãi để nâng cao sức khỏe và bộ xương rắn chắc hơn, đồng thời kích thích hoạt động sinh sản. Thường cho heo nái hậu bị vận động cùng với heo đực giống để kích thích heo nái sớm động dục. heo nái hậu bị phải được tắm chải thường xuyên về mùa hè nóng nực. Về mùa đông heo được tắm chải khi chuyển thành heo kiểm định. Tắm chải có tác dụng ngăn được các bệnh ngoài da, kích thích tính thèm ăn, nâng cao sức khoẻ và hoạt động tính dục cho heo nái. Đồng thời cũng tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa heo và người chăm sóc nuôi dưỡng.
3.3.4 Theo dõi và điều khiển động dục
Heo nái hậu bị thường được theo dõi và kiểm tình trạng sức khoẻ và trạng thái sinh lý. Muốn phát hiện và phối giống cho heo
nái hậu bị đúng lúc và có kết quả tốt, người chăn nuôi phải cho heo nái vận động với heo đực giống và theo dõi các hoạt động của chúng, nếu thấy heo nái có hiện tượng chịu đực thì chúng ta cần tách heo nái đó ngay để phối giống. Các heo nái khác vẫn được vận động với heo đực giống vào các buối sáng từ 30 - 45 phút để heo cái được tiếp xúc với đực giống và được kích thích về hoạt động sinh dục. Cho vận động cả nhóm lợn hậu bị hay heo nái chờ phối với heo đực giống. Ghi nhận lần lên giống đầu tiên để xem xét sự lên giống vào những lần sau có nằm trong khoảng 18 -21 ngày hay không. Tạo stress cho nái hậu bị lớn hơn 7 tháng tuổi mà vẫn chưa lên giống ( cho nhịn ăn, dời chuồng…)
3.3.5 Phối giống cho heo nái hậu bị
Heo nái hậu bị nên được phối giống khi có tuổi và trọng lượng thích hợp và đã được tiêm phòng đầy đủ. Nái nội nên được phối giống ở 6- 7 tháng tuổi, khi trọng lượng của heo đạt từ 80 kg trở lên. Nái ngoại 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 130 kg trở lên, dày mỡ lưng 1 -20 mm. Không nên phối quá sớm hoặc quá muộn bởi vì phối giống cho heo quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến tầm vóc heo mẹ hay gầy yếu, khả năng sinh sản kém và sớm bị loại thải. Nếu phối giống cho heo quá muộn thì mất nhiều thời gian và thức ăn để nuôi heo ở giai đoạn hậu bị (đây là giai đoạn không sản xuất của heo), dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Xác định thời điểm phối thích hợp: Khi phối giống phải chú ý xác định đúng thời điểm phối tinh thích hợp. Nguyên tắc là phối vào lúc nào để có nhiều tinh trùng gặp được nhiều tế bào trứng rụng nhất. Muốn vậy khi heo nái hậu bị đến tuổi phối giống, lúc động dục phải tăng cường theo dõi để xác định thời điểm phối tinh thích hợp.
Nếu gọi thời điểm bắt đầu đứng yên chịu đực là giờ 0 thì trứng bắt đầu rụng từ giờ 30 và kéo dài tới giờ 40. Trứng mất khoảng 4 giờ để di chuyển đến vị trí thụ tinh ( đoạn 1/3 trên của ống dẫn trứng). Trứng còn khả năng thụ tinh trong vòng 8 – 12 giờ sau khi trứng rụng.
Tinh trùng mất khoảng 4 – 6 giờ để di chuyển đến vị trí thụ tinh. Tinh trùng có thế sống trong đường sinh dục cái 24 – 48 giờ. Do thời gian sống của tinh trùng dài hơn trứng nên nhất thiết phải phối giống trước khi trứng rụng.
Kỹ thuật phối: Để nâng cao tỷ lệ thụ thai, ngoài việc phải xác định đúng thời điểm phối tinh thích hợp, kỹ thuật phối tinh và chất lượng tinh trùng cũng hết sức quan trọng. Phối vào buổi sáng sớm, lúc mát mẻ, yên tĩnh, thao tác đúng kỹ thuật (nếu là thụ tinh nhân tạo). Có thể áp dụng các hình thức phối lắp, phối kép để nâng cao tỷ lệ thụ thai. Sau khi phối xong, phải ghi chép đầy đủ và theo dõi
Nái hậu bị: lúc 5 và 7 – 8 tháng tuổi tiêm phòng dịch tả, tụ huyết trùng, parvovirus, FMD, Aujeski và xổ lãi trước khi phối giống.