A: GIỚI THIỆU CHUNG- Khi xã hội phân bổ các nguồn lực không hiệu quả - Khi nền kinh tế sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hàng hóa nào đó - Độc quyền - Ngoại ứng -Hàng hóa công cộng -Hàn
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2Mục lục
A: GIỚI THIỆU CHUNG 3
1 KHÁI NIỆM: 3
2 NGUYÊN NHÂN CỦA THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG: 3
3 NGUỒN GỐC CỦA CÁC THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG: 3
B: LÀM RÕ MỨC ĐỘ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM SO VỚI THỂ GIỚI VÀ SO VỚI THỜI GIAN TRƯỚC HỘI NHẬP 3
I) ĐỘC QUYỀN 3
II) NGOẠI ỨNG 8
1) NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC 10
2) NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC 12
III) HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG, PHI KHUYẾN DỤNG 15
1) HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG 15
2) HÀNG HÓA PHI KHUYẾN DỤNG 17
IV HÀNG HÓA CÔNG CỘNG 23
V DANH MỤC THAM KHẢO 29
Trang 3A: GIỚI THIỆU CHUNG
- Khi xã hội phân bổ các nguồn lực không hiệu quả
- Khi nền kinh tế sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hàng hóa nào đó
- Độc quyền
- Ngoại ứng
-Hàng hóa công cộng
-Hàng hóa khuyến dụng
Trang 4B: LÀM RÕ MỨC ĐỘ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM SO VỚI THỂ GIỚI VÀ SO VỚI THỜI GIAN TRƯỚC HỘI NHẬP.
Chế độ bản quyền với phát minh sáng chế và sở hữu chí tuệ tạo chongười có bản quyền vị thế độc quyền trên thị trường
Sở hữu nguồn lực đặc biệt: mang lại cho chủ sở hữu thế mạnh độcquyền trên thị trường
Giảm chi phí khi sản xuất lớn: do tính chất đặc biệt của ngành, cáchãng nào đó có mặt trên thị trường trước, có thể liên tục giảm giá khi
mở rộng sx và trở thành 1 hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhậpthị trường của các hãng mới Hiện tượng này gọi là độc quyền tựnhiên
1.3 PHÂN LOẠI
Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên Độc quyềnthường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sảnphẩm, không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi Tuy nhiên trên thực tếkhông có loại độc quyền thường
Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trìnhsản xuấ đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản
Trang 5xuất mở rộng Do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thôngqua một hãng duy nhất chẳng hạn độc quyền trong ngành điện là một ví dụ chohình thức độc quyền tự nhiên
1.4 THỰC TRẠNG
Một số ví dụ về công ty độc quyền: VNPT, tập đoàn điện lực Việt Nam
EVN PetroVietnam,
Độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng:
+ Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, giao thông… chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nhà nước được phép hoạt động
VD: Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Namkinh doanh đa ngành Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuấtnhập khẩu điện năng
Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang độc quyền trong ngành điện, là người
tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điệnđạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngoài như Trung Quốc… Do bị ép giá,giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nênnhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuốicùng phải bán chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho EVN, báo đài cũng đãphản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện Tập đòan cũng là người bán và phân phối điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất vàsinh họat của người dân và doanh nghiệp
Tình trạng cắt điện luân phiên hay cắt điện đột xuất của ENV ảnh hưởng tớicuộc sống người dân hay gây ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp,
Nếu nhìn ra thế giới, những quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Brazil,… trướcđây không lâu họ cũng ở trong tình trạng độc quyền về điện và nước như ViệtNam Hậu quả mang đến chính là việc các nước lớn mạnh có nền công nghiệp
Trang 6phát triển mạnh trên thế giới thì ngành điện lại không hề phát triển Do đó màcác quốc gia này đã phải thay đổi thể chế, phá vỡ thế độc quyền ngành điện đểđưa nền kinh tế đi lên Ví dụ như ở Mỹ hiện nay mỗi bang ở đây đều có ít nhất 2đơn vị cung cấp điện, có nơi lên tới 12 đơn vị như ở Texas Điều đó đảm bảoquyền lợi và sự lựa chọn của người dân.
+Kinh doanh theo mô hình khép kín, từ khâu đầu đến khâu cuối rồi đưa ra mức giá chung cao hơn mức giá thực tế của sản phẩm để thu lợi nhuận siêu ngạch… nên người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hóa dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng…
VÍ DỤ:
(số liệu từ Ngân Hàng thế giới năm 2013) thì mức giá cước 3G củaViệt Nam chỉchiếm 2,2% GNI bình quân đầu người và chỉ bằng:
- Khoảng 1/3 mức trung bình thế giới
- Bằng ¼ mức trung bình các nước đang phát triển Giá cước Việt Nam khá rẻ tuy nhiên thì chất lượng 3G lại quá kém và khiến đại đa số người dân không hài long
Chi phí một phút gọi từ Kuala Lumpur về VN (qua tổng đài tiết kiệm 132)
là 1.350 đồng/phút Giá cước của MobiFone gọi cho mạng khác là xấp xỉ 1.200 đồng/phút) Còn nếu ang MobiFone gọi qua Malaysia qua tổng đài
171, rẻ hơn so với thông thường, nhưng cũng đến 3.600 đồng/phút (chưa VAT)!
Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của VN không bằng ¼ so với Malaysia
+ Giá hàng hóa cao trong khi chất lượng phục vụ hàng hóa còn hạn chế.
VÍ DỤ:
Trang 7 Hệ thống giao thông kém phát triển,đường xá chật hẹp,gây ùn tắc tai nạn,tình trạng ngập úng trên các con đường khi có mưa… đặc biệt ở các thành phốlớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Kho hàng bến bãi cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấpthoát nước thiếu, mất vệ sinh
NHƯ VẬY: Độc quyền khiến năng suất lao động thấp, giá cả tăng cao 1 cáchbất hợp lí,buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào cao,tăng chi phícho các doanh nghiệp kinh doanh khác trong nền kinh tế quốc dân
1.5 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ.
a) Hạn chế bớt các doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh, các rào
cản với các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần được tháo gỡ dần
Ví dụ: như ở ngành điện thì Theo Quyết định số 8266/QĐ-BCT Bộ Công
thương đã chính thức phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường buôn bán điện cạnhtranh.Theo đó Tổng công ty Điện lực được quyền tham gia và bán buôn điệncạnh tranh, thay vì chỉ một Công ty mua bán điện Thuộc Tập đoàn Điện lực việtNam (EVN) như trước kia Từ năm 2016 sẽ là giai đoạn vận hành thí điểm bước
1 thị trường bán buôn điện cạnh tranh.Từ năm 2017 – 2018, là giai đoạn vậnhành thí điểm bước 2 và thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ chính thức hoànchỉnh từ năm 2019 Việc hạn chế doanh nghiệp nhà nước độc quyền sẽ khiến cácdoanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hang hóa dịch vụ cũng như chấtlượng cuộc sống người dân sẽ tăng lên và đất nước sẽ phát triển hơn Tuy nhiênhiện tại nhà nước vẫn chưa có luật quy định rõ rang về doanh nghiệp độc quyềncũng như chưa thực sự mạnh tay để cải tổ các doanh nghiệp độc quyền
b) Cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh vận hành 1 cách
trôi chảy, hạn chế các hành vi cạnh tranh ko lành mạnh trên thị trường….
Ví dụ: Tại cuộc họp do Bộ Thương mại chủ trì diễn ra trong hai ngày 29-30/5,
Dự án Luật Cạnh tranh đã được đưa ra góp ý kiến Dự luật được soạn thảo từ 10tháng nay với mong muốn bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, lành
Trang 8mạnh, chống độc quyền trong nền kinh tế có nhiều tổng công ty nhà nước, hiệphội ngành nghề.
Dự án Luật Cạnh tranh, do Bộ Thương mại chủ trì soạn thảo gồm 62 điều, chialàm 8 chương, gồm: Những quy định chung; Thoả thuận hạn chế cạnh tranh;Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanhnghiệp; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Quản lý nhà nước về cạnhtranh; Xử lý vi phạm; Điều khoản thi hành.Xây dựng cơ quan chuyên trách theodõi ,giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.Rà soát và hạnchế bớt các lĩnh vực độc quyền,kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn.Việc hạn chế các doanh nghiệp độc quyền, khuyến khích cạnh tranh lành mạnhgiúp nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội
c) Cải thiện môi trường thông tin và pháp lí theo hướng minh bạch và kịp
thời hơn, đồng thời cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
Cải cách khâu hành chính vốn đã rườm rà phức tạp của Việt Nam góp phần giúpcác doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn khi tham gia cạnh tranh lành mạnh Nhưng ởViệt Nam việc cải cách hành chính chưa thực sự hiệu quả Môi trường cung cấpthông tin và pháp lý chưa thực sự minh bạch và kịp thời
d) Cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền Điều tiết giá cả, khống chế giá trần
Đánh thuế và lợi nhuận độc quyền Sẽ khiến doanh nghiệp hoạt đông lành mạnh hơn, đời sống nhân dân và xã hội tốt hơn
e) Đặc biệt vừa rồi khi Việt Nam mới kí hiệp định TPP , sau khi đàm phán với
các nước, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Việt Nam đã thông qua một số quy định củaHiệp định TPP về DNNN Trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu như: các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường; DNNN không được nắm vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư; DNNN phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính…; Nhà
Trang 9nước không được trợ cấp quá mức cho các DNNN, gây ảnh hưởng lớn đến lợiích của nước khác.
Thực tế này đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách DNNN theo yêu cầu loại bỏ độc quyền và những ưu đãi dành riêng cho DNNN, áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN để đảm bảo “tương thích” với cam kết TPP và giúpcác DNNN phát triển vững chắc và phát triển hơn trong giai đoạn tới
II) NGOẠI ỨNG
• Khái niệm: Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc
hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng
• Ngoại ứng gồm hai loại: Ngoại ứng tiêu cực và Ngoại ứng tích cực.
• Đặc điểm ngoại ứng:
- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra
- Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối
- Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tươngđối
- Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội
Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển vàtạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử
Trang 10thách Vấn đề khó khăn nhức nhối nhất hiện nay, ảnh hưởng đến đời sống của từng cá nhân trong xã hội, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường Theo thống
kê của Ngân hàng Thế giới thì thiệt hại về ô nhiễm không khí ở Thái Lan về kinh tế làm mất đi 1,6% tổng sản lượng quốc gia hàng năm do mất đi những ngày lao động, phí tổn y tế nhập viện, chữa trị Năm 2002, ô nhiễm bụi đã đưa đến hơn 17.000 ca nhập viện, tốn 6,3 tỷ đô la Mỹ chi phí y tế Qua con
số thống kê này có thể thấy chi phí xã hội cho ngoại ứng tiêu cực này là rất lớn đối với mỗi quốc qia Đối với Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ
rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang gây thiệt hại kinh tế đến5% GDP hằng năm Ngoài ra, hằng năm Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu USD cho việc chữa trị những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên
Tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 0,3% GDP,
dự kiến sẽ tăng lên tới 1,2% GDP năm 2020 Hiện tại, tỷ lệ ung thư và các bệnh có liên quan đến môi trường ở Việt Nam rất lớn
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức
độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
Thực tế là các nhà máy sản xuất ở Việt Nam thường lựa chọn những dây chuyền công nghệ cũ, giá rẻ nhằm giảm chi phí mà họ không quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải Lý do là nhà nước do chưa có quy định, biện pháp chếtài thật sự hiệu quả về vấn đề này đối với các doanh nghiệp cho nên những thiệt hại về ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra nhà nước phải tiêu tốn chí phí khá lớn để giải quyết vấn đề này, chi phí này chính là chi phí
xã hội và ngoại ứng ô nhiễm môi trường này cũng dẫn đến tính phi hiệu quả của thị trường
1) NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC.
Trang 111.1 KHÁI NIỆM.
Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường
Ví dụ: Vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy thải ra đang ngày một
tăng lên, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và đang trở thành vấn
đề được dư luận quan tâm Điển hình là tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm nay hay gần nhất là hiện tượng cá chết phủ trắng mặt Hồ Tây vào những ngày đầu tháng
10 mới đây vẫn đang trong quá trình điều tra
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng”
Ông Nguyễn Văn Huân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị - cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2016 tỉnh có 2.659 tàu thuyền/4.778 lao động khai thác biển bị thiệt hại Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ướctính 824.221ha; 15.934 lao động mất thu nhập; 1.290 tấn sản phẩm tồn lưu
Trang 12kho đông lạnh Kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân vùng bị ảnh hưởng tính cho 6 tháng trên 959,6 tỷ đồng Sự cố môi trường vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản của toàn tỉnh; sản lượng khai thác chủ yếu là xa bờ; các tàu dưới 90CV nằm bờ gần như hoàn toàn, khai thác không hiệu quả, sản lượng khai thác thủy sản đạt thấp, các cơ sở dịch vụhậu cần nghề cá đang hoạt động cầm chừng và gặp nhiều khó khăn Từ tháng
4 đến nay do sự cố môi trường biển, người dân không dám lấy nước biển vàonuôi nên tôm nuôi bị chết và xảy ra dịch bệnh trên diện rộng với tổng diện tích 313,31ha
1.3 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
Chính phủ đã ban hành các quyết định hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệthại; cấp 15kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian 1,5 tháng cho các hộ đánh bắt ven bờ và vùng lộng bị ảnh hưởng; hỗ trợ các tàu khai thác ven bờ không
ra khơi được mỗi tàu 5 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các hộ thu mua
cá và dịch vụ nghề cá; hỗ trợ tiêu huỷ cá chết
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thực hiện ngay bồi thường, hỗ trợ chuyển nghề cho dân theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, sát thực tế,
có giám sát của dân, mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí
Yêu cầu Formosa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết Đồng thời triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 tỉnh và công khai số liệu Theo đó, Formosa cam kết bồi thường thiệt hại cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD
Trang 13Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết hậu quả Chính phủ cần xem xét đến trách nhiệm của cơ quan quan lí môi trường đã không hoàn thành nhiệm vụ quản lý để Formosa vi phạm nghiêm trọng như vậy
2) NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC.
2.1KHÁI NIỆM.
Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán
Ví dụ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần cải tiến năng suất lao động và tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt của đời sống nhân dân, hay sự phát triển về lĩnh vực y tế, giáo dục không chỉ giúp nâng cao mức sống cho mỗi cá nhân mà còn đào tạo cho xã hội nguồn lực chất lượng cao, lànền tảng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển
Tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực, vì ngoài việc những người được tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm bệnh, cả những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây bệnh sang họ sẽ giảm đi nếu số người nhiễm bệnh giảm Do đó, lợi ích của việc tiêm chủng đã vượt ra ngoài những đối tượng trực tiếp tiêm chủng
Trang 142.3GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ.
Ngày 01/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định Chính phủ số 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 đã tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng
bộ cho việc quản lý hoạt động tiêm chủng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước,huy động nguồn lực cho công tác tiêm chủng
Nâng cao tỷ lệ hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng ở đơn vị tuyến
xã, kết hợp chặt chẽ với hình thức tiêm chủng chiến dịch, gồm cả chiến dịch toàn quốc, chiến dịch theo khu vực hoặc chiến dịch nhỏ đáp ứng cho từng địabàn (huyện, xã, nhà trường, khu dân cư ) có nguy cơ cao hoặc xảy ra dịch.Tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ đối với những vùng triển khai tiêm chủng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo
Tranh thủ hỗ trợ quốc tế, đưa vào Chương trình những vắc xin mới, lịch tiêm mới, kỹ thuật tốt hơn; tăng cường chất lượng dây chuyền lạnh; giám sát bệnh,giám sát an toàn tiêm chủng ở những địa bàn trọng điểm và trên toàn quốc.Trong thực tế, Chính phủ đã nhiều lần tiến hành trợ cấp cho ngoại ứng tích cực bằng cách cung cấp những dịch vụ công cộng nhất định với mức giá thấphơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó Chẳng hạn, nhiều công ty môi trường đô thị tiến hành thu nhặt rác thải thành phố, nhưng người dân chỉ phảitrả một mức phí vệ sinh thấp hơn chi phí thực tế vận hành hệ thống thu nhặt rác thải đó Mức chênh lệch này sẽ được Chính phủ bù lỗ - tức là một dạng trợ cấp – nhằm giảm bớt sự tồn đọng của rác thải gây mất mỹ quan chung Tuy nhiên, trước khi tiến hành trợ cấp Chính phủ cần phải lưu ý một số điểm như sau:
Thứ nhất, dù bằng cách này hay bằng cách khác, trợ cấp cũng sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người trả thuế Vì thế, tiến hành trợ cấp sẽ tạo ra một
Trang 15sự phân phối lại từ người trả thuế sang ngườiđược nhận Do đó, cần cân nhắc
cả tác động về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội
Thứ hai, việc một hoạt động nào đó tạo ra lợi ích cho xã hội chưa đủ điều kiện để đề nghị trợ cấp cho hoạt động đó Trợ cấp chỉ có ý nghĩa khi thị trường không cho phép người tạo ra lợi ích này được thù lao đầy đủ cho những lợi ích mà họ tạo nên Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống nhiều người nhưng hoạt động của anh ta lại không tạo ra ngoại ứng tích cực, khi mà tiền lương của anh ta đã phản ánh đúng giá trị của sự phục vụ đó
III) HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG, PHI KHUYẾN DỤNG.
1) HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG.
Hàng hóa khuyến dụng là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dung chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng
VÍ DỤ: Như việc trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Dựa vào nghiên cứu vấn đề trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
để hiểu rõ hơn về thực trạng của hàng hóa khuyến dụng tại Việt Nam
- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2015 đã có gần 9.000 người chết do TNGT, trong đó có tới 1.900 trẻ em Đặc biệt, có tới50% trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm Vấn đề này được Quốc hội, Chính phủ quan tâm và đưa vào trong hệ thống văn bản pháp luật, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội MBH khi ngồi trên xe gắn máy và cũng được nêu rõ trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Trang 16- Theo thống kê của Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP), tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm chỉ chiếm 18% trong khi tỷ lệ người lớn đội mũ bảo hiểm đạt 89%
Một vấn đề đáng bàn nữa đó là các thức đội mũ và chất lượng mũ bảo hiểm -Người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy đội mũ không đúng quycách: không cài quai mũ, không có quai mũ, đội mũ ngược, mũ bị méo mó… -Người dân đội các loại mũ thời trang đa phong cách, mẫu mã, rẻ tiền nhưng kém chất lượng…
-Một bộ phận người dân chỉ đội mũ để đối phó với pháp luật mà không quan tâm tới an toàn bản thân
-Trênthị trường hiện đang có 70%-80% mũ kém chất lượng, không an toàncho người sử dụng
1.4 NGUYÊN NHÂN
- ý thức chấp hành luật của người lớn chưa cao, còn chủ quan, mang tính đối phó nhiều lý do được đưa ra: trẻ em không cần phải đội MBH vì không cần thiết, nóng nực, không có chỗ cất mũ bảo hiểm, sợ trẻ nhỏ bị ảnh hưởng đến đốt sống cổ và đầu… nên vấn đề bảo vệ trẻ em, trong đó có việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy chưa thực sự được quan tâm
- Trong quá trình thực hiện, lực lượng chức năng còn gặp khó khăn trong việc xác định độ tuổi, việc xử phạt đôi khi ảnh hưởng đến giờ học của các cháu nên kết quả xử phạt chưa cao, mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở tuyên truyền là chính, từ đó dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật của nhiều phụ huynh trong việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
- Công tác giáo dục tuyên truyền chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc