1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giới thiệu về chương trình an ninh hàng hóa c tpat

27 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 306,94 KB

Nội dung

Các thành viên của C-TPAT dù ở cấp độ lợi ích nào cũng đều được xem là các doanh nghiệp có mức rủi ro thấp, từ đó ít bị kiểm tra hàng hóa khi thông quan hơn các doanh nghiệp không tham g

Trang 1

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ C-TPAT 1.1 Khái niệm

1.2 Cách thức hoạt động :

1.3 Điều kiện tham gia C-TPAT :

CHƯƠNG 2 : NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH C-TPAT

2.1 Lợi ích từ phía chính phủ Mỹ :

2.1.1 Giảm tỉ lệ kiểm tra hàng hóa :

2.1.2 Được cấp quyền tham gia vào Đường giao dịch tự do và an toàn (FAST Lanes) :

2.1.3 Đối tác xuất nhập khẩu được ưu tiên khi làm kiểm tra phân tầng : 2.1.4 Được ưu tiên kiểm tra trước :

2.1.5 Nối lại giao thương :

2.1.6 Được hỗ trợ bởi chuyên viên an ninh chuỗi cung ứng (SCSS) :

2.1.7 Truy cập cổng thông tin điện tử C-TPAT :

2.1.8 Tham gia hội nghị C-TPAT thường niên :

2.1.9 Tham gia chương trình Nhà nhập khẩu tự đánh giá (ISA) :

2.1.10 Giảm nhẹ tiền phạt :

2.1.11 Được đặc cách tham gia các chương trình khác của chính phủ Mỹ : 2.2 Lợi ích khác mà doanh nghiệp nhận được khi tham gia C-TPAT

2.3 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) và lợi ích mang lại :

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH XÉT DUYỆT C-TPAT 3.1 Nộp đơn – xét duyệt :

3.2 Báo cáo thẩm định và cấp chứng chỉ :

3.2.1 Mục tiêu :

Trang 2

3.2.3 Tiến hành thẩm định :

3.2.4 Tái thẩm định :

CHƯƠNG 4 : HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN C-TPAT TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CHIẾN LƯỢC CHO TƯƠNG LAI

5.1 Kết quả hoạt động của C-TPAT :

5.2 Chiến lược cho tương lai :

5.1.1 Đảm bảo rằng các đối tác C-TPAT cải thiện an ninh của chuỗi cung ứng của mình theo các tiêu chí an ninh C-TPAT.

5.1.2 Gia tăng các ưu đãi và lợi ích liên quan đến xử lý nhanh lô hàng cho các đối tác của C-TPAT

5.1.3 Quốc tế hóa các nguyên tắc cốt lõi của C-TPAT thông qua hợp tác và phối hợp với cộng đồng quốc tế.

5.1.4 Hỗ trợ các sáng kiến an ninh và tạo thuận lợi khác của CBP.

5.1.5 Cải thiện quản lý chương trình C-TPAT

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

C-TPAT - Customs – Trade Partnership Against Terrorism

CBP – Customs and Border Protection

3PL – Third Party Logistics

FAST – Free An Secure Trade

ISA – Importer Self-Assessment

SCSS – Supply Chain Security Specialist

ISF – Importer Security Filling

MRA – Mutual Recognition Agreement

DHS – Department of Homeland Security

Trang 4

1 GIỚI THIỆU VỀ C-TPAT

1 Khái niệm

Ngày 11-9-2001 đã xảy ra sự kiện khủng bố vào tòa tháp đôi World TradeCenter làm rúng động thế giới Ngay sau sự kiện đó, một yêu cầu cấp thiết về cácchương trình an ninh chống khủng bố được ban hành, an ninh biên giới của Hoa Kỳđược thắt chặt và Hải quan Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc gặp với khu vực tư nhân đểthảo luận giải pháp đảm bảo an ninh thương mại và tạo thuận lợi cho thương mạiquốc tế Và C-TPAT đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy Chương trình dành cho cácđối tác thương mại tin cậy, là một sáng kiến chung của chính phủ và doanh nghiệpHoa Kỳ được chính thức đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2001, với số lượngthành viên ban đầu chỉ bao gồm 7 doanh nghiệp, là 7 Công ty nhập khẩu chính vào

Mỹ C-TPAT được thiết kế để tăng cường an ninh biên giới, chống khủng bố vàtăng cường an ninh chuỗi cung ứng thông qua việc quan hệ hợp tác giữa Cục hảiquan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) với các thành viên chủ chốt của chuỗi cung ứng– những nhà nhập khẩu, các hãng vận tải, những người môi giới, các nhà điều hànhkho bãi và các nhà sản xuất Hiện nay, chương trình đã quy tụ được hơn 10.500thành viên tham gia, chiếm khoảng 55% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ

Mục tiêu của chương trình C-TPAT là đẩy mạnh hơn nữa an ninh hàng hóabằng cách kiểm soát an ninh ngay từ điểm bắt đầu của chuỗi cung ứng chứ khôngchỉ thụ động kiểm tra khi hàng hóa ở ngay trước biên giới Nhờ đó, chương trìnhgiúp cho Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ có thể đánh giá rủi ro một cách tốthơn đồng thời tự do luân chuyển nguồn lực để có thể tập trung vào các chuyến hàng

có nhiều nghi vấn hơn Bên cạnh đó, khi thành lập mối quan hệ đối tác với mộtdoanh nghiệp, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ sẽ đưa ra các yêu cầu về anninh ở mức thiết yếu kèm theo đó là các lợi ích cho các đối tác này nếu họ có thểthiết lập và duy trì các yêu cầu về an ninh đó Chính sách này một mặt đảm bảo an

Trang 5

ninh hàng hóa vào và ra khỏi Mỹ, một mặt nhằm tăng cường hợp tác chống khủng

bố ở quy mô toàn cầu thông qua việc hợp tác và phối hợp với cộng đồng quốc tế

Hình 1 : Đảm bảo an ninh hàng hóa từ điểm bắt đầu của chuỗi cung ứng

2 Cách thức hoạt động :

Bản chất của chương trình C-TPAT là một chương trình mang tính chất tựnguyện, các doanh nghiệp không nhất thiết phải tham gia để có thể xuất khẩu hàngsang Mỹ Tuy nhiên, khi tham gia vào chương trình chống khủng bố cùng với CụcHải quan và Biên phòng Hoa Kỳ nghĩa là các doanh nghiệp đang ở tiền tuyến trongcuộc chiến chống khủng bố Các công ty được yêu cầu ký kết các thỏa thuận cam

Trang 6

kết sẽ hợp tác với CBP để bảo vệ hoạt động chuỗi cung ứng, phát hiện các lỗ hổng

an ninh, thực hiện các giải pháp an ninh cụ thể và áp dụng các tiêu chuẩn thực hànhtốt nhất (best practices) do CBP đưa ra Bên cạnh đó, các đối tác sẽ cung cấp choCBP hồ sơ an ninh nêu rõ các chương trình an ninh mà doanh nghiệp đã xây dựngcho doanh nghiệp của mình Các chương trình này phải thể hiện được các dự đoán

về rủi ro an ninh và liệt kê các biện pháp giải quyết cụ thể từ phía doanh nghiệpnhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ chuỗi cung ứng

Khi các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu ở mức tối thiểu về an ninh theotiêu chuẩn của CBP, họ sẽ nhận được các lợi ích ở Cấp 2 Và khi các doanh nghiệpđáp ứng các tiêu chuẩn an ninh vượt xa mức tối thiểu, tuân theo các tiêu chuẩn thựchành best practices, họ sẽ nhận được các lợi ích Cấp 3 Các thành viên của C-TPAT

dù ở cấp độ lợi ích nào cũng đều được xem là các doanh nghiệp có mức rủi ro thấp,

từ đó ít bị kiểm tra hàng hóa khi thông quan hơn các doanh nghiệp không tham giaC-TPAT

3 Điều kiện tham gia C-TPAT :

Để có thể được xét duyệt tham gia vào chương trình C-TPAT, một doanh nghiệpphải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết : có hoạt động về hàng hóa vào và (hoặc) rakhỏi Mỹ và thuộc nhóm 12 doanh nghiệp sau :

- Hãng vận chuyển đường dài tại Mexico

- Các nhà điều hành cảng biển / nhà khai thác cảng hàng không

- Hãng vận chuyển đường sắt

- Hãng vận chuyển đường biển

- Công ty Logistics bên thứ 3 (3PL)

Trang 7

2 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH C-TPAT

1 Lợi ích từ phía chính phủ Mỹ :

Các thành viên của C-TPAT được hưởng nhiều lợi ích, bao gồm cả việc đóngvai trò tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ hơn với chính phủ Hoa Kỳ trong cuộcchiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Khi tham gia vào chương trình này, các thànhviên của C-TPAT có thể xác định tốt hơn các lỗ hổng bảo mật của riêng mình và cónhững hành động khắc phục để giảm thiểu rủi ro Có thể kể đến những lợi ích điểnhình sau :

1 Giảm tỉ lệ kiểm tra hàng hóa :

Việc kiểm tra hàng hóa ngẫu nhiên khi thông quan tuy giúp đảm bảo an ninhhàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng đồng thời cũng mang đến không ít khó khăn và bấtcập cho các doanh nghiệp, từ việc gia tăng thời gian chờ của hàng hóa tại cảng đếngia tăng chi phí lưu kho và làm chậm quy trình Tuy nhiên, dù cho tỉ lệ kiểm trahàng hóa khi thông quan tăng lên một cách rõ rệt sau sự kiện 11-9, các thành viêncủa chương trình C-TPAT luôn được hưởng một đặc quyền về tỉ lệ thông quan thấphơn nhiều so với các doanh nghiệp không phải là thành viên của C-TPAT

Hệ thống cấp lợi ích của thành viên chương trình C-TPAT được đưa vào xemxét khi chuyền hàng được xem xét bởi hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của CBP –một chương trình có chức năng phân tích dữ liệu điện tử để đánh giá rủi ro trước khihàng cập cảng Các thành viên của chương trình C-TPAT được xem là có mức độrủi ro thấp, do đó hàng của các doanh nghiệp này thường được kiểm tra ở mức thấphơn nhiều so với các doanh nghiệp không phải thành viên của C-TPAT

Trang 8

Hình 2 : Biểu đồ so sánh tỉ lệ kiểm tra hàng hóa thông quan

Từ biểu đồ hình 2, có thể thấy các danh mục hàng nhập khẩu bởi các doanhnghiệp có mức lợi ích cấp 3 có tỉ lệ hàng bị kiểm tra thấp hơn gấp 9 lần so với cácdoanh nghiệp không thuộc chương trình C-TPAT Tỉ lệ này đối với mức lợi ích cấp

Bên cạnh đó, phần lớn các công ty nhập khẩu hàng vào Mỹ thường yêu cầucác đối tác của mình có chứng nhận C-TPAT Do đó các doanh nghiệp vận tải đường

bộ là thành viên C-TPAT khi nhập hàng vào Mỹ còn nhận được lợi ích về lợi thếcạnh tranh so với các công ty khác không phải là thành viên của C-TPAT

Trang 9

3 Đối tác xuất nhập khẩu được ưu tiên khi làm kiểm tra phân tầng :

Những doanh nghiệp thành viên của C-TPAT với mức lợi ích 2 hoặc 3 nếutham gia vào chương trình nhà nhập khẩu tự đánh giá (ISA) thì các đối tác củanhững doanh nghiệp này sẽ được miễn kiểm tra phân tầng hải quan

4 Được ưu tiên kiểm tra trước :

Việc tham gia chương trình C-TPAT không giúp các doanh nghiệp miễn hoàntoàn kiểm tra Hải quan Do đó, đặc quyền này được cấp cho các doanh nghiệp C-TPAT khi hàng của họ thuộc diện kiểm tra Khi đó các doanh nghiệp C-TPAT sẽđược ưu tiển chuyển hàng hóa lên kiểm tra trước các doanh nghiệp không tham giaC-TPAT Đặc quyền này có thể mang lại lợi ích rất lớn về chi phí cho doanh nghiệp

vì có thể giảm thời gian chờ cho hàng hóa và tăng tốc độ cho chu trình

5 Nối lại giao thương :

Nếu có bất kỳ sự kiện nào làm chậm hoặc gián đoạn quy trình xử lý hàng hóabởi CBP, khi đó Cục Hải quan và Biên giới Hoa Kỳ ưu tiên giữ liên lạc và kết nốivới các doanh nghiệp C-TPAT và chính quyền của quốc gia liên quan để chủ độngnối lại giao thương Đây là một lợi ích vô hình mà nhiều thành viên trong chươngtrình C-TPAT có thể chưa nhìn thấy được nhưng chắc chắn đó là một lý do quantrọng cho việc gia nhập C-TPAT Trong những trường hợp khẩn cấp cấp quốc giahoặc hành động khủng bố xảy ra, mà kết quả là việc đóng cửa không phận, đất liền

và đường biển của Cảng nhập cảnh Mỹ, điều kiện C-TPAT sẽ có thể được xem xétkhi CBP tiếp tục xử lý các lô hàng Nhờ đó, C-TPAT chứng nhận lô hàng sẽ được ưutiền nhập vào thị trường Mỹ

6 Được hỗ trợ bởi chuyên viên an ninh chuỗi cung ứng (SCSS) :

Mỗi thành viên của C-TPAT được chỉ định một chuyên viên an ninh chuỗicung ứng, người này có nhiệm vụ quản lý mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp và CBP.Ngoài ra, chuyên viên này cũng sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề liên quanđến an ninh chuỗi cung ứng cũng như trả lời các câu hỏi, thắc mắc về Cục hải quan

và Biên phòng Hoa Kỳ

Trang 10

7 Truy cập cổng thông tin điện tử C-TPAT :

Thông quả cổng thông tin điện tử C-TPAT, các thành viên C-TPAT có thểliên lạc và trao đổi về chương trình một cách bảo mật với CBP Bên cạnh đó, cổngcòn cung cấp các tài liệu huấn luyện an toàn chuỗi cung ứng cũng như các tiêuchuẩn thực hành best practices luôn được cập nhật thường xuyên

8 Tham gia hội nghị C-TPAT thường niên :

Các thành viên C-TPAT được cấp quyền tham gia hội nghị C-TPAT thườngniên cũng như các hội thảo huấn luyện được tổ chức bởi CBP Những sự kiện nàytạo cơ hội cho các thành viên có cơ hội trao đổi với các thành viên của nhữngchương trình khác, các cơ quan của chính phủ và các chuyên gia về an ninh chuỗicung ứng trên toàn thế giới

9 Tham gia chương trình Nhà nhập khẩu tự đánh giá (ISA) :

Chương trình Nhà nhập khẩu tự đánh giá chỉ dành cho các nhà nhập khẩu TPAT, là một chương trình tự nguyện khuyến khích các nhà nhập khẩu tự đánh giá

C-và giám sát việc tuân thủ các quy định của CBP để đổi lấy những lợi ích cụ thể

10 Giảm nhẹ tiền phạt :

Lợi ích này dành riêng cho vận tải biển khi các nhà vận chuyển hoặc nhậpkhẩu chậm trễ trong việc nộp các hồ sơ cần thiết theo chương trình khai báo an ninhnhập khẩu (ISF) Theo đó, các thành viên của C-TPAT nếu vi phạm ISF sẽ chịu mức

án phạt nhẹ hơn so với các doanh nghiệp không phải là thành viên C-TPAT

11 Được đặc cách tham gia các chương trình khác của chính phủ Mỹ

Thành viên C-TPAT được đặc cách tham gia các chương trình thí điểm kháccủa chính phủ Mỹ Ví dụ như chương trình đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng củaCục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu thành viên phải có chứng chỉC-TPAT cấp 2 hoặc 3

Trang 11

2 Lợi ích khác mà doanh nghiệp nhận được khi tham gia C-TPAT

Bên cạnh các lợi ích mà chúng phủ Hoa Kỳ đặc cấp cho thành viên của C-TPAT,các doanh nghiệp tham gia C-TPAT còn nhận ra chương trình này mang lại nhữnglợi ích thiết thực khác vượt xa giá trị của những đồng đô la, cụ thể như :

− Chuỗi cung ứng toàn vẹn hơn

− Quan hệ thân thiết và tin tưởng lẫn nhau hơn với các đối tác kinh doanh

− Chuỗi cung ứng hiệu quả làm giảm thời gian quay vòng hàng tồn kho

− Các chuyến hàng đến dễ dự đoán hơn do giảm thiểu được tỉ lệ bị kiểm tra hảiquan

− Giảm thiểu rủi ro về mất cắp hàng hóa

− Thương hiệu có uy tín hơn

− Cải thiện sử dụng tài sản

− Tăng cường an ninh cho lực lượng lao động

− Môi trường làm việc an toàn hơn

− Tăng cường hình ảnh của công ty trước công chúng

− Biết rõ mỗi chủ thể trong toàn bộ quy trình giúp doanh nghiệp yên tâm hơntrong việc vận chuyển hàng hóa

3 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) và lợi ích mang lại :

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau là văn bản thỏa thuận giữa Cục Hải quan và Biênphòng Hoa Kỳ với Cục Hải quan của một quốc gia khác trong đó xác nhận : các tiêuchuẩn, yêu cầu về an ninh an toàn, quy trình kiểm tra và chứng chỉ của chương trìnhC-TPAT là giống hoặc tương đương với chương trình của quốc gia đó Điểm cơ bảncủa thỏa thuận công nhận lẫn nhau chính là việc công nhận sự tương thích cả trong

lý thuyết lẫn thực hành của chương trình C-TPAT và một chương trình tương đươngcủa một quốc gia khác, để cả hai có thể công nhận và sử dụng chứng chỉ của nhau.Thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, các chương trình hợp tác trên toànthế giới được liên kết lại với nhau từ đó xây dựng một hệ thống an ninh thống nhất

và bền vững

Tính đến tháng 12 năm 2014, CBP đã ký kết 10 thỏa thuận công nhận lẫn nhaubao gồm New Zealand, Canada, Jordan, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Đài Loan, Israel,Mexico và Singapore

Trang 12

Việc công nhận lẫn nhau mang đến những lợi ích nhất định cho công tác giaothương quốc tế, có thể kể đến một số lợi ích như :

- Làm giảm điểm nguy cơ : các thành viên của thỏa thuận công nhận lẫn nhauđược xem là các doanh nghiệp đáng tin cậy bởi những tiêu chuẩn về an toàncủa các doanh nghiệp này hoặc được chứng nhận bởi C-TPAT, hoặc đượcchứng nhận bởi một chương trình tương đương của một quốc gia khác Do

đó, các nhà xuất khẩu từ Mỹ đến các thị trường có ký kế MRA và các nhàxuất khẩu từ các thì trường này vào Mỹ đều được xem như có điểm nguy cơthấp, từ đó giảm thiểu tỉ lệ kiểm tra hải quan, đẩy nhanh quá tình thông quanhàng hóa

- Giảm thiểu sự rườm rà / lặp lại : Doanh nghiệp không cần phải tiến hành haicuộc kiểm tra để lấy chứng nhận Giấy chứng nhận C-TPAT của CBP có thểđược sử dụng ở một thị trường khác nếu giữa thị trường đó và Mỹ đã có kýkết MRA và ngược lại

- Một tiêu chuẩn chung tạo thuận lợi cho giao thương : Các công ty xuất nhậpkhẩu hàng hóa qua các quốc gia có ký kết MRA sẽ chỉ cần thỏa mãn một tiêuchuẩn về an ninh duy nhất Tránh việc phải thực hiện nhiều thủ tục về anninh khi đi từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ đó gia tặng thuận lợi chohoạt động giao thương hàng hóa

Trang 13

3 QUY TRÌNH XÉT DUYỆT C-TPAT

Quy trình từ khi đăng ký đến khi được phê chuẩn là thành viên chính thức củaC-TPAT có thể tóm vào 2 giai đoạn chính là giai đoạn Nộp đơn – xét duyệt và giaiđoạn Thẩm định – công nhận

1 Nộp đơn – xét duyệt :

Quá trình xin đăng ký gia nhập C-TPAT được thực hiện hoàn toàn trực tuyếnthông qua trang web chính thức của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ Đại diệncủa công ty sẽ điền các thông tin vào văn bản theo quy định và gửi đến cổng thôngtin của CBP gọi là C-TPAT Portal Văn bản đăng ký bao gồm 2 phần chính : Hồ sơcông ty và hồ sơ an ninh Mảng hồ sơ công ty sẽ yêu cầu các thông tin cơ bản vềcông ty như địa điểm, thông tin liên lạc v v Khi đã hoàn thành hồ sơ công ty vàbấm vào nút “Submit”, một tài khoản trên cổng C-TPAT Portal sẽ được lập dànhriêng cho công ty Sau khi lập tài khoản, công ty sẽ được yêu cầu khai báo các thôngtin vào hồ sơ an ninh Hồ sơ an ninh bao gồm nhiều câu hỏi đặc thù mà các chuyênviên an ninh chuỗi cung ứng SCSS sẽ xem xét và quyết định xem công ty có đạtđược mức tối thiểu về an ninh theo tiêu chuẩn C-TPAT hay không

Một hồ sơ an ninh sẽ yêu cầu một khai báo toàn diện theo 8 tiêu chí :

 An ninh container :

- Quy định về dấu niêm phong

- Kiểm tra và bảo quản container tại nơi xếp dỡ : hoạt động kiểm tra containerphải tuân thủ theo 7 bước kiểm tra container trống trước khi xếp hàng lên Cụthể :

Ngày đăng: 28/08/2017, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w