1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công nghệ sản xuất màu từ nấm men

37 497 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Một trong rất ít giống nấm men có khả năng tổng hợp được sắc tố carotenoid trong đó chủ yếu là beta-caroten đó là nấm men Rhodotorula sp.. Phân loại Carotenoid được chia làm hai nhóm sắc

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khoa học kỹthuật Công nghệ sinh học phát triển nhanh chóng đang tạo ra một cuộc cách mạng sinhhọc trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm

Việc ứng dụng xử lý và tái chế các nguồn phế phụ phẩm từ động vật và thực vậttrong các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, biến đổi những nguồnnguyên liệu rẻ tiền để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm nguy cơ ô nhiễmmôi trường mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội đang là xu hướng phổ biến

Vitamin A có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và vật nuôi Nguồnnguyên liệu thực vật và vi sinh vật được xem là các nguồn cung cấp dồi dào sắc tốcarotenoid nói chung và tiền vitamin A nói riêng

Một trong rất ít giống nấm men có khả năng tổng hợp được sắc tố carotenoid trong

đó chủ yếu là beta-caroten đó là nấm men Rhodotorula sp Trong tài liêu này sẽ giới thiệu

về “ Công nghệ sản xuất màu từ nấm men”

Trang 3

1.1.2. Lịch sử của carotenoid

Vào năm 1831, Wackenroder đã thu nhận được carotene từ cà rốt Năm 1837Berzelius đã gọi các sắc tố có màu vàng trong lá cây là xanthophylis Thập niên 1950,carotenoid đã được sinh tổng hợp để sử dụng như một chất màu thực phẩm

Ngày nay số lượng các carotenoid tìm thấy trong tự nhiên lên đến 700 hợp chất với cácmàu sắc khác nhau Các carotenoid chủ yếu được tách từ nguồn nguồn nguyên liệu tựnhiên như thực vật và vi sinh vật

1.1.3. Phân bố

Trang 4

1.1.4. Danh pháp và cấu tạo

Có hai cách gọi tên carotenoid

 Tên truyền thống: tên theo nguồn gốc mà loại carotenoid đó được trích chiết đầutiên

 Tên hệ thống: tên theo công thức hóa học Carotenoid được gọi tên theo dẫn xuấtcarotene với hai nhóm cuối được ký hiệu bằng ký tự Hy Lạp (theo trình tự alpha).Các tiếp đầu ngữ được sử dụng để chỉ mức độ hydro hóa và sự hiện diện của cácnhóm chức thay thế

Trang 5

Hình 1: Một số caroteinoid quan trọng

Một số carotenoid quan trọng và tiêu biểu như: lycopene, beta-carotene(III), carotene(IV), beta-cryptoxanthin(V), zeaxanthin(VI), lutein(VII), neoxanthin(VIII),violaxanthin(IX), fucoxanthin(X)

alpha-Tất cả các carotenoid có thể được xem như là dẫn xuất của acrylic C40H56 có trungtâm là chuỗi gồm nhiều nối đôi liên hợp, do kết hợp với hydro (hydrogenation) Khửhydro (dehydrogenation), hình thành vòng (cyclization), thực hiện quá trình oxi hóa(oxidation) tạo nên

Carotenoid được tổng hợp đầu tiên là các tiền chất C5-terpenoid; isopentyldiphosphat (IPP), hợp chất này sau đó chuyển tành geranyl diphotphat (C20).Hai phân tửnày kết hợp với nhau tạo thành phytonene Tiếp theo đó là sự tạo vòng, sự khử hydro và

sự oxi hóa, để tạo ra các carotenoid riêng biệt thường gặp trong tự nhiên

Tuy nhiên có một số ít các hợp chất được biết có sự chuyển hóa cấu trúc cuối cùngdẫn đến hình thành hàng trăm các carotenoid khác nhau

Trang 6

Cấu trúc của carotenoid có thể có vòng hoặc không vòng.Vòng 6 cạch hoặc 5 cạnh

ở 1 đầu hay 2 đầu của phân tử

Do hệ thống nối đôi liên hợp trong phân tử, mỗi loại carotenoid đều có thể tồn tạo

ở những dạng đồng phân lập thể khác nhau Hầu hết các carotenoid tự nhiên đều ở dạngtrans Tuy vậy dạng đồng phân của cis cũng thường có với một lượng nhỏ là kết của sựchuyển từ đồng phân dạng trans sang dạng sis

Hợp chất carotenoid bị mất đi một nhóm đầu thì gọi là apo-carotenoid Một vài loạiapo-carotenoid là những chất màu thực phẩm quan trọng

1.1.5. Phân loại

Carotenoid được chia làm hai nhóm sắc tố chính:

 Carotenes: Gồm các hợp chất hydrocacbon carotenoid

 Xanthophylis: Gồm các gần xuất carotene với nhóm chức có chứa oxy (hydroxyl,keto, epoxy, methoxy, các nhóm acid carboxylic)

Theo Bong và cộng sự (2004) các carotenoid chính được nghiên cứu từ giống nấmmen Rhodotorula hiện diện đủ cả hai nhóm, trong đó torulene, beta-carotene thuộc nhómcarotenes; torularhodin thuộc nhóm xanthophylis

1.1.6. Tính chất

Carotenoid thường kết tinh ở dạng tinh thể Tinh thể carotenoid có nhiều dạngkhác nhau và kích thước của chúng cũng rất khác nhau: dạng hình kim dài (lycopene,δ-carotene), hình khối lăng trụ đa diện (alpha-carotene), dạng hình thoi (beta-carotene), kếttinh vô định hình (γ-carotene)

Nhiệt độ nóng chảy cao, khoảng 130-2200C

Độ hòa tan của carotenoid thay đổi tùy thuộc dung môi Tinh thể carotenoid khôngtan trong nước, tan tốt trong các dung môi như: Chloroform, dichloromethane Hầu nhưtất cả carotenoid đều tan trong chất béo và các dung môi không phân cực

Các carotenoid tự do tạo màu kem, vàng, cam, hồng, đỏ tùy theo loại hợp chất,nguồn nguyên liệu, điều kiện nuôi trồng, thời tiết,… dạng carotenoprotein tạo dãy màu từ

Trang 7

xanh lá, tím, xanh dương và đen Khi đun sôi sẽ chuyển sang màu đỏ cam do protein bịbiến tính, phức hợp với carotenoid bị phá hủy, màu carotenoid trở lại bình thường.

Do hệ thống nối đôi liên hợp nên carotenoid dễ bị oxi hóa mất màu, hoặc đồngphân hóa, hydro hóa tạo màu khác Các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền màu là nhiệt độ,phản ứng oxy hóa trực tiếp, ion kim loại, ánh sáng, tác dụng của enzyme (peroxidase,lipxidase, lipperoxidase)…

Carotenoid tinh khiết rất bền khi ở dạng huyền phù hoặc dung dịch với dầu thựcvật, đặc biệt là khi có chất chống oxi hóa là α-tocopherol

1.1.7. Ứng dụng

Tổ chức Food Additives and Contaminants Committee (FACC) đã chấp nhận cho

sử dụng các chất màu vào thực phẩm và đưa ra danh mục các chất màu được sử dụngtrong thực phẩm

Các loại carotenoid đã được ứng dụng để làm chất tạo màu cho sản phẩm.Carotenoid cũng có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm, trị liệu

Có thể sử dụng carotenoid để tạo màu cho sản phẩm theo 2 cách : gián tiếp và trựctiếp

 Gián tiếp: Carotenoid còn trong nguyên liệu hay đã trích ly được trôn với thức ăngia súc làm đậm thêm màu vàng, đỏ của lông, da, trứng, thịt gia súc, gia cầm

Ví dụ: trước kia người ta trộn cỏ linh lăng và bắp có chứa zeaxanthin và lutein vàothức ăn của gà thì màu lông gà con và lòng đỏ trứng sẽ đậm hơn Sau này khi đã có dịchchiết màu, người ta cho chất màu đã chiết hoặc màu tổng hợp vào thức ăn súc vật thì hiệuquả sẽ cao hơn, quy trình sẽ đơn giản hơn

Màu vàng của chim Hoàng Yến và màu hồng của chim Hồng Hạc sẽ nhạt đi nếu thiếucarotenoid trong thức ăn Ta phải bổ sung zeaxanthin vào thức ăn của Hoàng Yến vàcanrhaxanthin vào thức ăn của chim Hồng Hạc

 Trực tiếp: Phương pháp bổ sung gián tiếp không có lợi lắm về mặt kinh tế, sựthuận lợi và tính đồng đều của sản phẩm Biện pháp tốt hơn là sử dụng vào

Trang 8

Gần đây, người ta còn tạo ra dạng bột sấy phun có thể phân tán tốt trong cả nướcnóng và nước lạnh, rất bền màu Cathaxathin ở dạng bột sấy khô giữ được 93 – 100%cường độ màu trong một năm, còn β

-coroten giữ được 95% hoạt tính sau 6 tháng ở nhiệt

độ thường Các dạng thương phẩm thông dụng là dạng nhũ tương (β

-coroten), dạng bộttan trong nước (β

Vitamin A giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người Nó bảo vệ biểu bì mô,tham gia tạo rhodopsin duy trì tính nhạy ánh sáng của mắt, vận chuyển oxy nhờ hệ nốiđôi liên hợp, tham gia trao đổi protein, glucid, lipid, muối khoáng…

Ngoài tác dụng cung cấp provitamin A, sự bổ sung các loại carotenoid (lycopene,β

-caroten, astaxanthin, phyotene, phytofluence) vào thức ăn còn có tác dụng ức chế sựtăng sinh của các tế bào ung thư vú và nội mác tử cung Cơ chế chống tác nhân ung thư là

do tính chống oxy hóa của các hợp chất carotenoid

Trang 9

Chất màu carotenoid còn được sử dụng trong dược phẩm đơn giản chỉ để tạo màucho các loại thuốc viên nén, con nhộng, thuốc nước,…

1.2. Giới thiệu về nấm men Rhodotorula sp

Hình 2: Khuẩn lạc nấm men Rhodotorula sp

Còn được gọi là nấm men sinh sắc tố carotenoid, là một trong rất ít các giống nấmmen có khả năng tổng hợp, tích lũy một lượng lớn các sắc tố carotenoid trong đó chủ yếu

là β

-caroten, torulen, torulahodin

Theo Lodder (1971), Koneman E.W và Robert (1983), Rhodotorula sp thuộc cơ

thể đơn bào, nhóm nấm men không sinh bào tử, không có sợi khuẩn ty hay sợi khuẩn tygiả và là nhóm vi sinh vật ưa ấm, khoảng nhiệt độ hoạt động từ 20 – 40oC

Trang 10

và thịt đã qua chế biến.

1.2.2. Hình thái, kích thước tế bào

Khi quan sát dưới kính hiển vi tế bào Rhodotorula sp có dạng hình tròn, oval, elip,

cầu đến dạng thon dài hoặc gậy

Tế bào nấm men Rhodotorula sp ở dạng đơn bào, kích thước tế bào dao động

Quan sát dưới kính hiển vi không thấy có sự hình thành sợi nấm, một số loài cósinh sợi nấm giả nhưng rất kém phát triển, không hình thành bào tử túi Trong quá trìnhphát triển, hình thái nấm men có thể dần thay đổi

1.2.3. Cấu tạo và sinh sản

Trang 11

 Manan: là hợp chất cao phân tử của D-manose, mỗi phân tử thường chứa 200 –

400 thành phần manose Thường manan liên kết với protid theo tỷ lệ 2:1 Mananthường có mối liên kết α

 Kitin: nằm ở phần nẩy chồi Chúng chiếm số lượng rất nhỏ khoảng 3% Là chấtbền vững, không bị enzyme phá hủy, vì thế chúng có tác dụng bảo vệ chồi cònnon

Ngoài ra còn thấy trong thành tế bào có lipid ở dạng phospholipid, khoảng 1 –10%

Nhân:

Ở Rhodotula đã có nhân thật, nhân hình bầu dục hay hình cầu Nó được bao bọc

bởi lớp màng bên trong là lớp dịch nhân Giống như các vi sinh vật khác, nhân nấm men

có chứa protein và acid nucleic Ở trạng thái lên men nhân tăng 20 – 30 lần so với ở trạngthái hô hấp

Các thành phần khác:

Không bào: là nơi chứa đựng protese

Trang 12

Hạt không bào: thường nằm trong không bào, là chất dinh dưỡng của tế bào,nguồn năng lượng cho tế bào, tham gia điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triểncủa tế bào.

Ty thể: cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào

Riboxom: tham gia vào nhiều quá trình sinh tổng hợp của nấm men

Volutin: không phải là thành phần cấu trúc tế bào, chúng xuất hiện ở những điềukiện đặc biệt như khi nuôi cấy trên môi trường giàu hydrocacbon và phosphat vô cơ Sốlượng volutin còn phụ thuộc vào tỷ lệ cacbon: nitơ và sự có mặt của lưu huỳnh cũng nhưcủa vitamin

Volutin đóng vai trò quan trọng sau:

 Là chất dự trữ dinh dưỡng cho tế bào

 Tham gia điêu hòa quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào

 Làm nguồn năng lượng cho tế bào

1.2.3.2. Sinh sản

Đa số loài của nấm men Rhodotorula sp sinh sản bằng cách nẩy chồi, ngoài ra

cũng có thể sinh sản theo kiểu phân đôi

Sinh sản bằng hình thức nẩy chồi

Đầu tiên, hạch nấm men bắt đầu dài ra và sau đó hạch bắt đầu thắt lại ở chínhgiữa Tế bào mẹ bắt đầu phát triển một chồi con Hạch, một phần chuyển vào chồi và mộtphần ở tế bào mẹ, nguyên sinh chất cũng chuyển sang chồi con Khi chồi con gần bằngchồi mẹ nó sẽ được tách ra và sống độc lập Đây là phương pháp sinh sản vô tính chủ yếunhất ở nấm men

Sinh sản bằng hình thức phân đôi

Lúc đầu tế bào dài ra, sau đó từ từ thắt lại ở chính giữa, nơi thắt này nhỏ dần, nhỏdần tới khi đứt hẳn và tạo thành hai tế bào con độc lập Hai tế bào con này giống hệt nhau

và đều mang một nửa vật chất di truyền của tế bào mẹ

Tốc độ sinh sản của Rhodotorula : nhanh, thời gian để số tế bào tăng gấp đôi

thường từ 2 – 6 giờ

Trang 13

Quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm men gồm bốn giai đoạn: giai đoạnthích nghi, giai đoạn phát triển, giai đoạn ổn định và giai đoạn diệt vong.

Thời gian sinh trưởng tốt nhất của Rhodotorula trong khoảng 24 – 96 giờ tùy loài,

tùy thuộc vào thành phần môi trường dinh dưỡng và điều kiện nuôi cấy

1.2.4. Đặc điểm sinh hóa

Nấm men Rhodotorula sp có một số đặc tính sinh hóa sau:

- Không lên men các loại đường D-glucose, D-galactose, maltose, α

-D glucoside,saccharose, trehalose và nhiều loại đường khác, nhưng chúng lại sử dụng các loại đườngnày để cung cấp cacbon cho việc xây dựng tế bào

- Tạo ra enzyme urease

- Đồng hóa DBB ( Diazonium Blue B)

- Không tạo thành hợp chất tinh bột

- Không tạo ra acid acetic

- Không đồng hóa được inositol, đây là nét đặc trưng cơ bản nhất của Rhdotorula sp khác

với các giống nấm men Cryptococus, Candida

- Có hoạt tính protease ngoại bào trên các nguồn cơ chất khác nhau

- Có chứa enzyme D-amino-acid oxidase (EC 1.4.3.3)

- Có chứa các enzyme khử bão hòa (desaturase), đặc biệt có khả năng chuyển hóa các acidoleic (C 18:1) thành acid linolenic (C 18:3)

- Khả năng sinh tổng hợp sắc tố carotenoid

1.2.5. Giá trị dinh dưỡng của sinh khối nấm men Rhodotorula

Sinh khối nấm men Rhodotorula giàu protein, chất béo, vitamin đặc biệt là các

carotenoid dạng carotene

Theo nhiều tác giả, giá trị dinh dưỡng của sinh khối nấm men nói chung cao dogiàu hàm lượng protein và enzyme, hàm lượng protein (theo nitrogen) đạt từ 13,9-25,12g/100g sinh khối khô, có chứa các khoáng chất và vitamin nhóm B

Sinh khối nấm men Rhodotorula được ghi nhận là có hàm lượng acid béo không

no có giá trị cao, đặc biệt là acid folic và acid linoleic chiếm chủ yếu và được xếp vào

Trang 14

loại vi sinh vật siêu tổng hợp chất béo, cụ thể là men Rh.gracilis có khả năng tích lũy tới

65% chất béo/ trọng lượng khô tế bào

Theo Khaled M.Ghanem nấm men Rh Glutinis là sinh vật tổng hợp chất béo cao

nhất, do đó ngoài tên gọi carotenogenis do có khả năng tổng hợp carotenoid, giống

Rhodotorula còn được gọi là nấm men dầu (oleaginous yeast) Nấm men Rhodotorula có

khả năng tổng hợp chất béo rất cao trên cơ chất là các hydrocacbon mạch dài

Khi nghiên cứu khả năng tổng hợp chất béo của tế bào nấm men đã xác định được

hàm lượng các acid béo có trong tế bào nấm men Rh Glutinis và Rh Gracilis khi phát

triển trên chất nền là hydrocacbon mạch dài thu được lượng acid béo lần lượt là 35% và32%

1.2.6. Cơ chế sinh tổng hợp sắc tố carotenoid ở vi sinh vật

Toàn bộ quá trình sinh tổng hợp sắc tố carotenoid của nấm men có thể chia thành 3

giai đoạn.: giai đoạn cảm ứng ánh sáng (tối thiểu 12 giờ), giai đoạn tổng hợp các enzyme

– xảy ra trong bóng tối, giai đoạn tổng hợp carotenoid phụ thuộc vào ánh sáng

Giai đoạn đầu tiên hình thành các tiền terpenoid gồm 5 cacbon đầu Giai đoạn hai

là giai đoạn hình thành các hợp chất C40 Giai đoạn cuối cũng là thay đổi chuỗi C40trong hệ thống các carotenoid Có nhiều hệ enzyme khác nhau được sử dụng vào giaiđoạn cuối của quá trình tổng hợp các sterol và carotenoid, chúng có chung con đường làthông qua farnesyl pyrophospate

Màu của nấm men sinh sắc tố tăng lên rất nhiều so với màu của các giống nấmmen trắng khi sống ở vùng có tia cực tím mạnh Tuy nhiên, ở cường độ bức xạ quá cao,các sắc tố carotenoid không có khả năng che chở cho cơ thể vi sinh vật

Giống Rhodotorula thông qua tổng hợp acid mevalonic phù hợp với sự hình thành

caroten của nấm men và tương tự với con đường tổng hợp caroten của các vi sinh vậtsinh sắc tố carotenoid khác

Carotenoid là một loại hợp chất isoprenoid được sinh tổng hợp từ acetylcoenzyme-A qua acid mevalonic Giai đoạn tạo các carotenoid bắt đầu với sự tạo thànhhợp chất C40 đầu tiên, phyotene, từ hai đầu phân tử geranylgeranyl diphosphate (GGDP)

Trang 15

Hình 3: Con đường sinh tổng hợp carotenoid

Phyotene tạo thành ở dạng đồng phân 15C, có 3 nối đôi liên hợp, không có màu,

sẽ chuyển hóa tiếp tục bằng những phản ứng dehydro hóa, tạo sản phẩm cuối cùng làlycopene

Trang 16

Hình 4: Các phản ứng dehydro hóa trong quá trình sinh tổng hợp carotenoid

Sau cùng, lycopene tiếp tục đóng vòng ở một hoặc hai đầu tạo ra các sản phẩmcaroten như γ -caroten, δ

-caroten (đơn vòng), β

-caroten, α

-caroten, ε

-caroten (haivòng)

Hình 5: Tổng hợp carotenoid có vòng từ lycopene

1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy nấm men Rhodotorula

1.2.7.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng

a. Ảnh hưởng nguồn cacbon

Nguồn cacbon ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, khả năng tổng hợp sắc tố và

hình thành sắc tố và các acid béo của nấm men Rhodotorula Khi nuôi Rhodotorula bằng

nguồn cacbon là saccharose sẽ cho torularhodin và beta-carotene cao hơn khi nuôi bằng

Trang 17

nguồn glusoce Ngược lại nếu nuôi nấm men bằng nguồn torulene tổng hợp được lại kémhơn khi nuôi bằng glucose

Nếu Rhodotorula được sử dụng nguồn cacbon là nước ép cà rốt, không cần bổ

sung khoáng chất thì hàm lượng beta-carotene thu được chiếm 98% carotenoid tổng

Ngoài ra, nhiều loài thuộc giống Rhodotorula có thể sử dụng được benzoate như

nguồn carbon

Nấm men Rhodotorula đặc biệt có khả năng sử dụng nguồn cacbon là hydrocarbon

mạch dài, các loại than bùn.Dễ dàng đồng hóa nguồn cacbon thô từ các phế phụ phẩmcủa ngành công, nông nghiệp thực phẩm như: bột mì, bột bắp, dịch chiết bột dậu nành,dịch chiết bột ngô, nước sữa, nước chiết than bùn, mật đường glucose, rỉ đường, nước épnho Các hydrocarbon mạch dài có trong các loại dầu mỏ đã được dùng làm cơ chất choquá trình tổng hợp sinh khối tế bào, carotenoid, protein, lipid và trong công nghệ sản xuất

protein đơn bào SCP (Single Cell Protein) từ nấm men Rhodotorula.

b. Ảnh hưởng của nguồn nitơ

Nguồn nitơ có ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp carotenoid của Rhodotorula và

tùy thuộc vào khả năng sử dụng các nguồn nitơ của từng loài Song cũng có quan điểmcho rằng khả năng tổng hợp carotenoid của vi sinh vật không chịu ảnh hưởng của nguồnnitơ mà phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của chủng giống dùng trong nghiêncứu

Hai nguồn nitơ có ảnh hưởng lớn đến khả năng tổng hợp carotenoid tổng của

Rhodotorula là NH4NO3 và (NH4)2SO4 Trong khi đó, nguồn nitơ acid như: glycine,valine, asparagine và leucine không ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp carotenoid

Nitơ sử dụng mới dưới dạng NH4+có tác dụng kích thích quá trình tích lũy sinhkhối cực đại Trong khi đó, nitơ ở dạng NH3- sẽ cho hiệu suất thu hồi sinh khối chỉ ở mứctrung bình nhưng hàm lượng carotenoid tổng (theo khối lượng sinh khối thô) tăng lên rấtlớn Tỷ lệ C/N thích hợp từ 30-40

c. Ảnh hưởng của các muối

Trang 18

Trong môi trường muối làm gia tăng hàm lượng acid béo, sterol và triglyceride

Một số loài nấm men thuộc giống Rhodotorula bị ức chế ở nồng độ muối trên 5%,

hiện tượng này đã giải thích vì sao khả năng lên men của nấm men càng thấp khi ở nồng

độ muối càng cao

1.2.7.2. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy

a. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nấm men Rhodotorula thường phát triển ở nhiệt độ khoảng 250C đến 300C.Theo

các nghiên cứu cho thấy đa số các loài thuộc giống Rhodotorula phát triển tối ưu ở nhiệt

độ 27-280C

Khi nuôi cấy ở nhiệt độ 400C, nấm men Rhodotorula kém hoặc hầu như không

phát triển Tổng hàm lượng carotenoid theo trọng lượng khô khi nuôi cấy ở nhiệt độphòng 250C và 50C gần bằng nhau Khi nhiệt độ tăng lên đến 300C, hàm lượng carotenoidtổng thay đổi không đáng kể do hàm lượng -carotenoid gần như không đổi nhưng hàmlượng beta-carotenoid giảm đi đồng thời giảm lượng torulene và torularhodin

b. Ảnh hưởng của pH

pH thích hợp cho sự phát triển của nấm men Rhodotorula khác nhau tùy từng loài,

chủng.Tuy nhiên, pH thích hợp thông thường ở khoảng pH hơi acid từ 5-6.Giá trị pH

thích hợp của từng loài Rhodotorula cụ thể còn phụ thuộc rất nhiều vào thành phần môi

trường và nhiệt độ nuôi cấy

Ví dụ: loài Rhodotorula glatinis có tốc độ phát triển cực đại ở môi trường có

nguồn cacbon là glucose có bổ sung dịch chiết nấm men và khoáng chất thì nấm menphát triển tốt nhất ở pH acid từ 4,3 đến 4,7

c. Ảnh hưởng của ánh sáng

Khả năng hình thành carotenoid ở Rhodotorula nói riêng và nấm men nói chung

phụ thuộc nhiều vào cường độ chiếu sáng Việc điều khiển quá trình tổng hợp sắc tốcarotenoid qua hai giai đoạn

Ngày đăng: 28/08/2017, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w