Cô dặc chân không

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất màu từ nấm men (Trang 29 - 31)

Mục đích:

 Chuẩn bị (quá trình cô đặc làm tăng hàm lượng chất khô chuẩn bị cho quá trình sấy phun).

 Khai thác: tách bớt nước và dung môi ra khỏi nguyên liệu.

Biến đổi nguyên liệu:

 Vật lý: dung môi bay hơi, nồng độ chất hòa tan tăng dần. Độ nhớt, khối lượng riêng tăng, hệ số truyền nhiệt giảm.

 Hóa lý: có sự chuyển pha từ lỏng sang hơi của dung môi và nước.

Thiết bị: dùng thiết bị cô đặc chân không một nồi.

Hình 11: Thiết bị cô đặc một nồi

2.2.10.Sấy phun

Mục đích:

 Khai thác: sản phẩm ra khỏi thiết bị đồng hóa ngoài chứa sản phẩm cần thu, còn chứa dung môi. Qua quá trình sấy phun, dung môi cùng với nước bay hơi, thu nhận sản phẩm dưới dạng bột mịn.

 Hoàn thiện: sau quá trình sấy phun sản phẩm thu được dưới dạng bột min.

Biến đổi nguyên liệu:

 Vật lý: trong quá trình sấy, gradient nhiệt bên trong nguyên liệu. Tại vùng bề mặt nguyên liệu nhiệt độ sẽ tăng cao và giảm dần tại vùng trung tâm. Thể tích, tỷ trọng của sản phẩm sau sấy giảm nhiều so với nguyên liệu trước khi sấy. Kích thước của sản phẩm cần thu thay đổi, tồn tại dạng bột.

 Hóa học: do phản ứng oxy hóa dưới tác dụng của nhiệt độ, chất màu có thể bị nhạt màu. Tuy nhiên sấy phun được tiến hành trong thời gian rất ngắn (chưa đến 10 giây) nên sự thất thoát trên cũng được hạn chế.

 Hóa lý: biến đổi quan trọng nhất là sự chuyển pha của nước thành lỏng bay hơi, cùng với đó là sự bay hơi của dung môi.

Thiết bị: dùng hệ thống sấy phun.

Thông số công nghệ: dòng tác nhân và dòng nguyên liệu chuyển động cùng chiều. Thời gian sấy ngắn hơn 10 giây.

Hình 12: Sơ đồ hệ thống sấy phun

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất màu từ nấm men (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w