Phần I: KHÁI QUÁT: Qua mấy chục năm xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ 1994, Đảng ta đã xác định nhiệ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trước hết, để có thể hiểu được củ trương xây dựng Nhà nước phápquyền cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng trong hệ thống chính trị thời
kỳ đổi mới, ta phải hiểu được thế nào là thời kỳ đổi mới
Về khái niệm: Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội
do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Chính sách Đổi Mớiđược chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI,năm 1986 [1]
Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên Trong những năm đầu thế kỷ
21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chính trị,
tư duy, cơ chế, văn hóa Tuy nhiên chính trị không có những thay đổi nhiều so vớiKinh tế
Trang 2Phần I: KHÁI QUÁT:
(Qua mấy chục năm xây dựng và đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1994), Đảng ta
đã xác định nhiệm vụ và phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đây là nhiệm vụ lớnlao của Đảng và của toàn dân tộc, cho nên Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện
và cụ thể hóa trong các văn kiện của Đảng như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8, khóa VII, năm 1995; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, v.v ) ->Bạn thuyết trình có thể dẫn dắt như này vào nhé
1 Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCNVN:
Là nhà nước trong đó phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máynhà nước do pháp luật quy định và thừa nhận tính tối cao của pháp luật; bao hàmviệc xác định rõ ràng quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với hệ thống pháp luậtđầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điềuchỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung)
* Bốn tiêu chí chung của nhà nước pháp quyền như sau:
- Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do pháp luậtquy định;
- Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật (đảng phái, tổchức, tôn giáo phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật);
- Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp vàquyền tư pháp;
- Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọngcủa nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội; đặcbiệt là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con ngườinói chung)
Trang 32 Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền
XHCN(của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân):
Theo quan điểm của Đảng ta, Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện naybao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn
chỉnh, có chất lượng cao; thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhândân, phù hợp với tiến bộ xã hội Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và mọithành viên trong xã hội phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, phápluật
- Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực nhà
nước đều thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền của mình thông qua hìnhthức đại diện (qua cơ quan nhà nước do mình bầu ra) và hình thức trực tiếp
- Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lý xã hội bằng
pháp luật, tăng cường tính pháp chế trong xã hội, xử lý nghiêm minh mọi vi phạmpháp luật; bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền tự do cũng như những lợi ích chínhđáng, hợp pháp khác của công dân, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạtđộng của mình
- Thứ tư, Nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp - hành pháp - tư pháp, nhằm hạnchế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phíanhà nước
Nhà nước pháp quyền là một phạm trù lịch sử Nó có những giá trị mangtính phổ quát, nhưng cũng có những nét đặc thù được quy định bởi đặc điểm, điềukiện cụ thể của từng quốc gia, dân tộc Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện nhànước pháp quyền phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội
cụ thể của mỗi nước Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn coinhà nước là một nội dung trọng tâm, là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụthực hiện quyền lực của nhân dân Đồng thời, chủ trương xây dựng Nhà nước ViệtNam theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân; lấy liên minh công nông và tầng lớp trí thức làm nền tảng, đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản
Trang 43 Những đặc trưng cơ bản của NHà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn hiện nayĐại hội X chỉ rõ: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân;quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quannhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Cương lĩnh (bổsung phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội XI yêu cầu : "Không ngừng hoàn
Hai là, đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội:
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Hoàn thiện cơ chế bầu cử đểnâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hộichuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội
- Tổ chức lại một số uý ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hộiđồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội
- Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh
- Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước vàchức năng giám sát tối cao của Quốc hội
Ba là, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theohướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại
- Luật hoá cơ cấu tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực,
Cơ cấu lại bộ máy Chính phủ theo hướng giảm mạnh các đầu mối phùhợp với yêu cầu đổi mới chức năng, nhiệm vụ Cơ cấu lại các cơ quan trong hệthống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm mạnh cấp phó, bỏ cấp trunggian; chuyển các bộ phận phục vụ sang hình thức hợp đồng dịch vụ; phân cấp
Trang 5mạnh cho cấp dưới gắn với thực hiện có hiệu quả thanh tra, kiểm tra của cấp trên.Tăng cường quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, về tổ chức,nhân sự và tài chính của các đơn vị dịch vụ công cộng Nghiên cứu để áp dụng cơchế thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm chức danh người đứng đầu
cơ quan chính quyền cấp dưới Tách hoạt động hành chính với các hoạt động sựnghiệp, các hoạt động công quyền với các hoạt động dịch vụ Thực hiện đầy đủnguyên tắc công khai dân chủ và phục vụ nhân dân đối với các cơ quan và côngchức nhà nước Thực hiện nghiêm ngặt chế độ công vụ trong các cơ quan nhànước
- Nghiên cứu việc thành lập cơ quan tài phán hành chính để giải quyết các khiếu
- Thực hiện phân cấp mạnh, hợp lý cho chính quyền địa phương, giao quyền chủđộng hơn nữa cho các địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tàichính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương Bốn là, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ
- Xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
- Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Cải cách tư phápkhẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ
- Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập
- Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân
- Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính
Sáu là, đổi mới tổ chức, bộ máy hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính,
- Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ
Trang 6Ban hành và thực hiện Luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chứcnhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép Xây dựng tiêu chuẩn đạo đứcnghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khenthưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nângcao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức
- Có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những người không xứng đáng, kémphẩm chất, năng lực Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ máy nhànước, hành vi của công chức Trừng trị nghiêm khắc theo pháp luật những hành viphạm pháp, phạm tội bất cứ ở cương vị, chức vụ nào
- Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theohướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có
- Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí Đây là đòi hỏibức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng bộ máy lãnhđạo, quản lý trong sách, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đedoạ sự sống còn của chế độ ta
Phần II: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA
VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG XÂY DỰNG PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ MỚI
1 Thành tựu và hạn chế:
a/ Thành tựu
Trên bình diện nghiên cứu cơ bản đã đạt được sự thống nhất trongviệc xác định sự cần thiết, bản chất, vai trò, những đặc trưng cơ bản của Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam Về mặt quyết tâm chính trị, nhiệm vụ xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam đã được xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Trên phương diện lập pháp,xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một nguyên tắc hiến định.Dưới góc độ chính trị - pháp lý có thể khái quát những thành tựu cơ bản của Đảng
ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN như sau:
Trang 7Một là,Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác lập một số nguyên tắc cơ bản,
là nền tảng tư tưởng và quan điểm cho việc kiến tạo một Nhà nước pháp quyềnXHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đó là các nguyên tắc quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân với các cơ chế bảo đảm cho quyền lực nhà nước luônluôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân; Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểmtra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước từ phía nhân dân; Nguyêntắc Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền… Những nguyên tắc này khôngchỉ dừng ở những chủ trương chính trị mà đã được thể chế trong Hiến pháp năm2013- Đạo luật gốc, đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước Điều này, đòi hỏi trongquá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phải không ngừng quán triệt, vậndụng và hiện thực hóa những nguyên tắc hiến định
Hai là, xác định rõ hơn vị trí, vai trò và chức năng của Nhà nước Nhànước pháp quyền là Nhà nước đề cao vai trò của pháp luật, tính độc lập của cơquan xét xử, hoạt động của Nhà nước vì con người và bảo vệ quyền con người,quyền công dân Nhận thức rõ những giá trị này, trong lãnh đạo xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ vị trí, vai tròcủa Nhà nước là trụ cột, trung tâm của hệ thống chính trị, chuyển mạnh chức năngcủa Nhà nước theo hướng phục vụ nhân dân
Theo đó, một mặt, Đảng ta đã lãnh đạo phát huy tối đa vai trò trungtâm của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cải cách tổ chức vàhoạt động của các bộ phận quyền lực nhà nước - từ lập pháp, hành pháp, tư pháp,phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế Nhà nước từ chỗ là người trực tiếp điềuhành sản xuất kinh doanh, phân phối, sang là người có vai trò định hướng, điềutiết, phối hợp, hướng dẫn một cách có kế hoạch nền kinh tế thị trường Nhà nướcđang trở thành người bảo trợ, xúc tác, tạo lập môi trường, huy động các nguồn lực
và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêucực và khuyết tật của kinh tế thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi íchcủa nhân dân Mặt khác, quá trình xã hội hóa đang được đẩy nhanh, từng bước loại
bỏ dần sự can thiệp của Nhà nước vào những lĩnh vực quan hệ xã hội mà tính chấtcủa chúng không đòi hỏi sự can thiệp ấy, tăng cường vai trò và khả năng độc lậpcủa các thiết chế chính trị - xã hội theo hướng tạo ra những chủ thể bình đẳng và có
tư cách kiểm soát hoạt động của Nhà nước
Trang 8Ba là, công tác phòng ngừa và đấu tranh chống quan liêu, tham nhũngđạt được nhiều kết quả Với chế độ chính trị nhất nguyên thì quan liêu, tham nhũng
là một nguy cơ hiện thực, đe dọa nền dân chủ Vì vậy, phòng ngừa và đấu tranhchống quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước làmột nhiệm vụ tất yếu được đặt ra Trong thực tế, nhiệm vụ nói trên đã được triểnkhai thường xuyên và đạt những kết quả nhất định Các văn kiện của Đảng từ Đạihội IX đến nay đều đánh giá: trong nhiều năm qua, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốnĐảng đã được coi trọng Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một bộphận cán bộ, đảng viên đã giảm khá nhiều và đang tiếp tục được cảnh tỉnh, răn đe;một số nơi tham nhũng, quan liêu, lãng phí, trong đó có không ít vụ việc tồn đọngkéo dài nhiều năm, đã được tiếp tục giải quyết…
Bốn là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững được vai trò lãnh đạo Nhànước và xã hội, từng bước tìm tòi và dẫn dắt quá trình nhận thức cũng như quátrình thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền XHCN trên cảphương diện chính trị và pháp lý
Đảng ngày càng xác định rõ hơn nội dung của phương thức lãnh đạo vàcác kênh, các con đường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền đốivới Nhà nước pháp quyền XHCN
Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bao quát toàn bộ nhữngvấn đề then chốt về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thể hiện ở ba bộphận trọng yếu:
1) lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật,chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, bảođảm cho đường lối, chủ trương của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đờisống xã hội của nhân dân;
2) Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của công cuộcxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam;
3) Lãnh đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được cảitiến theo hướng ngày càng có nhiều cách làm nhằm thực hiện và mở rộng dân chủtrong quan hệ Đảng - Nhà nước - Dân (ứng cử tự do, công khai các cuộc họp củaQuốc hội, công bố các dự thảo luật để nhân dân góp ý, công bố nội dung các kỳhọp của Chính phủ ); các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát huy vai
Trang 9trò tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân và vai trò người phản biện đối vớicác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày càng phân định rõ hơn chức năng của các tổ chức đảng và các cơquan nhà nước, nhất là ở Trung ương, giảm bớt sự chồng chéo Theo hướng đó,hoạt động của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước thể hiện ngày càng rõhơn tính chất pháp quyền Vai trò của các tổ chức nhà nước ngày càng được pháthuy, được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, tính chủ động, hiệu lực
và hiệu quả ngày càng được nâng cao
Đảng bố trí cán bộ, đảng viên của mình giữ những cương vị chủ chốttrong bộ máy chính quyền các cấp, nhờ đó, giữ vững được sự lãnh đạo toàn diện vàtuyệt đối của Đảng đối với hệ thống chính trị
Năm là, về phương diện tổ chức quyền lực, Đảng lãnh đạo đổi mới tổchức, hoạt động của Nhà nước theo hướng minh bạch, cụ thể các bộ phận thực hiệnquyền lực và mối quan hệ giữa các cấp chính quyền
Cùng với sự khẳng định về sự thống nhất của quyền lực nhà nước và sựtồn tại của ba bộ phận quyền lực trong mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soátquyền lực nhà nước thì việc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng thểhiện rõ hơn Tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyềnnói chung, của từng loại cơ quan nhà nước từng bước được đổi mới; chủ trương cảicách tổng thể bộ máy nhà nước đang được triển khai có kết quả:
- Trong lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động của Quốc hội
Hoạt động lập pháp đã có sự đổi mới mạnh mẽ trong xây dựng các đạoluật, nghị quyết, pháp lệnh, đã kịp thời thể chế hóa đường lối của Đảng và bao quáthầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Đảng lãnh đạo Quốc hội thực hiện tốtchức năng quyết định các vấn đề quan trọng và chức năng giám sát tổ chức hoạtđộng của bộ máy nhà nước
- Trong lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động của Chính phủ
Đảng lãnh đạo Chính phủ thông qua chủ trương, đường lối và cácphương thức khác để định hướng hoạt động, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quancủa Chính phủ với các cơ quan Trung ương và giữa Chính phủ với chính quyền địaphương Thông qua đó, Đảng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động và cơ chế điềuhành của Chính phủ, bảo đảm cho Chính phủ thực hiện được quyền hành pháp,
Trang 10đồng thời phải bảo đảm được tính định hướng chính trị thể hiện trong đường lối,chính sách của Đảng.
- Trong lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động của các cơ quan tư pháp
Đảng xác định đúng vị trí, chức năng, thẩm quyền của từng cơ quan tưpháp và các thiết chế bổ trợ tư pháp trong mối liên hệ với khâu trung tâm là xét xửtheo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Đó là các yêu cầu về tính độc lập, kháchquan, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân,dân chủ, minh bạch Việc tổ chức thực hiện các chủ trương về cải cách tư pháp củaĐảng, các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trong thờigian qua đã và đang tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tư pháp trong điều kiện xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
- Trong lãnh đạo tổ chức, kiện toàn hoạt động, đa dạng hóa mô hình của chínhquyền địa phương các cấp
Hiến pháp năm 2013 đã tạo ra bước tiến lập pháp quan trọng, làm nềntảng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theohướng đa dạng hóa các mô hình, gắn với thực tiễn và điều kiện tổ chức chínhquyền đô thị, mô hình tổ chức chính quyền nông thôn, phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định
b/ Hạn chế
Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểnhân dân còn một số khâu chậm đổi mới Quốc hội còn lúng túng trong việc thựchiện chức năng giám sát Bộ máy quản lý nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở cònyếu kém Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phậncông chức, nhất là ở các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanhnghiệp, chậm được khắc phục Mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất là tổchức hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý Cải cách hành chính chưa đạtyêu cầu Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơicòn mang tính hành chính, hình thức Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm Kỷcương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm"1 Hơn nữa, công tác tuyên truyền, giáodục pháp luật đối với nhân dân còn hạn chế
Trước hết, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phốihợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
Trang 11hành pháp, tư pháp” là một nguyên tắc mới, chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, nhưng cho đến nay không phải đã có sự nhận thức thốngnhất, đầy đủ Vì thế, trên thực tế việc thể chế hóa một cách minh bạch, đồng bộ,hiệu quả cơ chế phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa Trung ương và địa phương chưa thật sựhợp lý, chưa phát huy đầy đủ hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền.Đây là vấn đề vừa mang tính chất lý luận, nhận thức, lẫn tổ chức thực hiện cần
Hai là, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì nhiệm vụ hàng đầu làphải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả trongviệc điều chỉnh các quan hệ xã hội Mặc dù, đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhìn chunghoạt động lập pháp của Quốc hội thời gian qua chỉ mới chú trọng theo chiều rộng(để đáp ứng đủ luật trên các lĩnh vực) chứ chưa chủ động nhiều theo chiều sâu Vìthế, nâng cao chất lượng lập pháp để có những đạo luật, bộ luật thật sự trở thànhrường cột, ổn định lâu dài, đủ sức đảm đương vai trò là phương tiện hàng đầu trongxây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế
và xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Đây là nhiệm vụ quan trọng
Ba là, thủ tục hành chính là “kinh thánh tự do” của công dân trong mốiquan hệ với công quyền của một nhà nước dân chủ và pháp quyền Vì thế, trong 30năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng cải cách hành chính Tuy nhiên, cảicách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, cho nên thủ tụchành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà, là những rào cản lớn đối với việc tạo lậpmôi trường xã hội thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh lành mạnh, minh bạch cóhiệu quả Tiếp tục cải cách hành chính là nhiệm vụ phải tiếp tục một cách quyết
Bốn là, cải cách tư pháp tuy được quan tâm, nhưng tiến hành còn chậm,nền tư pháp nước nhà chưa thật sự là biểu tượng của công bằng và công lý của mộtquốc gia dân chủ và pháp quyền, cho nên vẫn còn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu,tiêu cực, oan sai, tồn đọng án, bỏ lọt tội phạm trong hoạt động tư pháp Vì thế, tiếptục cải cách tư pháp vẫn là nhiệm vụ rất nặng nề và phải với quyết tâm cao hơn
Trang 12Năm là, kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề mới, nhưng có vai trò tolớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng thật sự của dân, do dân và
vì dân; phòng chống sự lạm quyền, lộng quyền từ phía quyền lực nhà nước, gópphần đấu tranh có hiệu quả với phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các cơquan nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, công chức Vì thế, phải khẩn trương xâydựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm cơ chế kiểm soát quyền lựcnhà nước từ bên ngoài nhà nước (đó là cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhànước gồm: Mặt trận Tổ quốc, các thành viên, tổ chức, các cá nhân tiêu biểu vàcông dân thực hiện quyền lực nhà nước một cách trực tiếp); cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (cơ chế kiểm soátbên trong nội bộ nhà nước) và cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách theo luật địnhđược điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định Xây dựng đồng bộ các cơ chế kiểmsoát quyền lực nhà nước là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN trong những năm tới
2 Các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kì mới
- Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã đưa ra sự đánh giá tình hình xây dựngNhà nước trong thời gian qua, khẳng định cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết lần thứ
8 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII và nhấn mạnh ba yêu cầu:
+ Một là: tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân quacác hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng
và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt độngcủa cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước Mọi đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân
+Hai là: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Namtrong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ công chức Nhànước thật sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân Đây là vấn đề được đặt ra hếtsức bức thiết nhằm ngăn chặn và hạn chế những tiêu cực, tình trạng sách nhiễu,quan liêu, tham nhũng,… trong các cơ quan nhà nước