1 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai thời gian từ ngày 27/6/2016 đến ngày 22/7/2016, và hôm nay nhóm chúng em gồm 10 sinh viên có danh sách kèm theo cũn
Trang 11
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai thời gian từ ngày 27/6/2016
đến ngày 22/7/2016, và hôm nay nhóm chúng em gồm 10 sinh viên (có danh sách kèm theo)
cũng đã hoàn thành khóa thực tập bộ môn “Quá trình và Thiết bị” theo chương trình đào tạo
ngành của trường Thời gian thực tập tuy chỉ vỏn vẹn một tháng ngắn ngủi tại công ty nhưng
đã giúp cho chúng em rất nhiều về mặt kiến thức thực tế để hiểu rõ hơn và bổ sung cho
những kiến thức lý thuyết đã học ở trường, cũng như giúp chúng em tìm hiểu, tiếp cận lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm nhựa của công ty nói riêng và trên toàn nước Việt Nam nói
chung
Để hoàn thành được chuyến thực tập này, nhóm chúng em đã được hỗ trợ rất nhiều từ
thầy cô và các cô, chú, anh, chị ở Công ty Cổ Phần nhựa Đồng Nai Chúng em xin bày tỏ lòng
biết ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Cổ phần nhựa Đồng
Nai Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Kim Nguyên, anh Trần Thế Sử, anh Nguyễn Văn
Ninh cùng tập thể cô, chú, anh, chị công nhân trong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cũng
như tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cho chúng em trong thời gian thực tập tại công ty
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Kỹ thuật Hóa học- Trường Đại Học Bách
Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em đến tìm hiểu và thực tập tại
Công ty Cổ Phần nhựa Đồng Nai Chân thành cảm ơn thầy Ngô Văn Tuyền - Giáo viên trực
tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành bài báo cáo thực tập này
Sau đợt thực tập, chúng em rất cám ơn nhà trường và nhà máy đã cho chúng em cơ hội
để làm quen với môi trường làm việc Chúng em đã học tập được nhiều điều mới như: thái
độ-phong cách làm việc, cách giao tiếp với mọi người, kỹ năng làm báo cáo, kỹ năng làm
việc nhóm Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị trong công ty, chúng em đã
được học hỏi các quy trình sản xuất, các chức năng của thiết bị và phương thức vận hành máy
móc một cách tường tận nhất
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng để hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất
nhưng với lượng kiến thức còn hạn hẹp thu thập được cũng như thời gian thực tập tương đối
ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em mong nhận được sự đóng góp ý
kiến từ quý Công ty, quý Thầy cô để phần báo cáo thực tập của chúng em được hoàn thiện
hơn
Sau cùng chúng em xin kính chúc quý công ty ngày càng phát triển và đạt nhiều thành
tựu trong sản xuất Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và
cuộc sống
Trân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Trang 22
Nhận xét của Công ty
Trang 33
Nhận xét của Giảng Viên phụ trách
Ngày tháng năm
Kí tên
Trang 44
Nhận xét của Hội đồng
Ngày tháng năm
Kí tên
Trang 55
Phần I Tổng quan về công ty 8
I Lịch sử thành lập và phát triển 8
I.1 Giới thiệu 8
I.2 Những sự kiện quan trọng 8
II Địa điểm xây dựng 9
II.1 Trụ sở chính 9
II.1.1 Mặt bằng tổng thể Công ty Nhựa Đồng Nai 11
II.2 Chi nhánh 12
II.3 Công ty con 12
III Cở sở hạ tầng 12
IV Sơ đồ tổ chức nhân sự 13
IV.1 Hội đồng quản trị 13
IV.2 Ban điều hành 15
IV.3 Ban kiểm soát 16
IV.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự 17
V An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 17
V.1 Những nguyên tắc chung về an toàn lao động 17
V.1.1 Các qui tắc an toàn khi sắp xép vật liệu 17
V.1.2 Các qui tắc an toàn khi đi lại 18
V.1.3 Các qui tắc an toàn khi làm việc 18
V.1.4 Các qui tắc an toàn khi làm việc tập thể 18
V.1.5 Các qui tắc an toàn khi tiếp xúc với hóa chất độc hại 18
V.1.6 Các qui tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ bảo hộ 18
V.1.7 Các qui định về an toàn máy móc 18
V.1.8 Các qui định về an toàn điện 18
V.1.9 An toàn khi làm việc với máy nghiền, máy trộn 19
Trang 66
V.2 Phòng cháy chữa cháy 19
Phần II Sản phẩm và qui trình sản xuất ống uPVC 20
I Nguyên liệu 20
II Qui trình và thành phẩm 20
III Qui trình sản xuất 22
III.1 Diễn giải qui trình 22
III.1.1 Phối trộn 22
III.1.2 Ép đùn, định hình chân không và làm nguội 22
III.1.2.1 Thiết bị đùn ExTruder 22
III.1.2.2 Thiết bị Khuôn 22
III.1.2.3 Thiết bị định hình chân không vaccuum Tank 22
III.1.2.4 Thiết bi làm mát Cooling tanks 22
III.1.3 Thiết bị kéo haul- off 23
III.1.4 Thiết bị cưa/cắt 23
IV Ứng dụng 24
Phần III Sản phẩm và qui trình sản xuất ống HDPE 25
I Nguyên liệu 25
II Đặc tính cho ống 25
III Qui trình sản xuất 26
III.1 Diễn giải quy trình 27
III.1.1 Phối trộn 27
III.1.2 Ép đùn, định hình chân không và làm nguội 27
III.1.2.1 Thiết bị đùn ExTruder 27
III.1.2.2 Thiết bị Khuôn 27
III.1.2.3.Thiết bị định hình chân không vaccuum Tank 27
III.1.2.4 Thiết bi làm mát Cooling tanks 27
III.1.3 Thiết bị kéo haul- off 27
Trang 77
III.1.4 Thiết bị cưa/cắt 28
IV Ứng dụng 28
Phần IV Sản phẩm và qui trình sản xuất bao bì 29
I Thành phần nguyên liệu 29
II Một số đơn phối trộn chính 30
III Một số sản phẩm chính 30
IV Qui trình công nghệ 32
Phần V Hệ thống quản lí và chất lượng 35
Phần VI Các sản phẩm kinh tế và công nghiệp 36
I Ống HDPE 36
II Ống uPVC 37
III Phụ kiện ống 38
IV Sản phẩm bao bì 39
Phần VII Nhận xét và đề nghị của Sinh viên 40
Trang 88
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHỰA ĐỒNG NAI
I Lịch sử thành lập và phát triển
I.1 Giới thiệu
- Tên công ty: Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai
- Tên tiếng Anh : Dong Nai Plastic Joint Stock Company
- Ngày thành lập : 1976
I.2 Những sự kiện quan trọng
Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai, tiền thân là công ty Diêm Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 393/CNN-TCLĐ ngày 29/04/1993 của Bộ Công Nghiệp nhẹ
Tháng 06/1996, trở thành doanh nghiê ̣p thành viê n của Tỏng co ng ty nhựa Viê ̣t Nam VINAPLAST
Ngày 10/01/1998, Công ty Diêm Đồng Nai được đổi tên thành Công ty Nhựa Đồng Nai theo Quyết định số 02/1998/BCN Công ty đã tiến hành cổ phần hóa DNNN theo Quyết định số 971/QĐ-TCCB ngày 15/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và chính thức đăng ký kinh doanh hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ ngày 02/01/2004 theo GPĐKKD số 4703000083 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp, số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 3 tỷ VNĐ
Năm 2004, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Nhựa – Xây dựng Đồng Nai Năm 2005, Công ty đầu tư nhà máy sản xuất bao bì mềm xuất khẩu
Đến năm 2006, Thành lập công ty Cổ phần nhựa Thịnh Phú – nay là công ty cổ phần nhựa Đồng Nai miền Trung
Công ty đã thực hiện việc Niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán (Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) theo giấy phép niêm yết số 85/UBCK-GPNY
Trang 99
do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 28/11/2006 Cổ phiếu của công ty CP Nhựa-Xây dựng Đồng Nai chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán kể từ ngày 20/12/2006 với mã chứng khoán là DNP
Năm 2007, xây dựng nhà máy sản xuất ống thứ 2 đặt tại Quảng Nam
Ngày 09/07/2008, Công ty cổ phần Nhựa-Xây dựng Đồng Nai đổi tên thành Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai để củng cố thương hiệu của mình Tên chính thức này được sử dụng đến nay Ngày 18/10/2008 triển khai hệ thống mạng văn phòng điện tử kết nối toàn bộ hệ thống văn phòng, xí nghiệp và chi nhánh Cũng trong năm 2008, Công ty là nhà máy sản xuất đầu tiên ở Việt Nam đầu tư sản xuất ống HDPE 1000mm
Năm 2010, đầu tư nâng cấp khả năng sản xuất lên toàn diện và nâng công suất nhà máy lên 3000 tấn/ tháng Đồng thời Nhựa Đồng Nai trở thành nhà sản xuất ống nhựa trong TOP 5 tại thị trường Việt Nam Đạt quy mô doanh thu hàng năm 500 tỷ VNĐ với tổng tài sản
Trải qua gần 20 năm, đến nay Công ty CP Nhựa Đồng Nai đã có vị thế mạnh trên thị trường, là một trong những nhà cung cấp ống nhựa có uy tín hàng đầu Việt Nam
Sản phẩm ống nhựa mang thương hiệu DONAPLAST, được các công ty cấp thoát nước, các trung tâm Nước & VSNT, các công ty điện lực và xây lắp điện sử dụng cho các công trình, dự án Quốc gia về cấp thoát nước và công trình đô thị ở khắp các tỉnh thành từ các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và hiện đang mở rộng ra phía Bắc
Sản xuất ống nhựa đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn Quốc tế: ISO 4422-1996; ISO 4427-2007; AS/NZS 1477:2006; BS3505:1986; DIN8074:1999
II Địa điểm xây dựng
II.1 Trụ sở chính:
-Công ty CP Nhựa Đồng Nai cơ sở ở Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
-Diện tích tổng thể vào khoảng 3ha
Trang 1010
- Gồm: xí nghiệp sản xuất ống uPVC, xí nghiệp sản xuất ống HDPE, xí nghiệp sản xuất bao bì, phân xưởng phụ kiện và phân xưởng cơ khí
Trang 1111 II.1.1 Mặt bằng tổng thể Công ty CP Nhựa Đồng Nai
Trang 1212
II.2 Chi nhánh tại Hà Nội:
-Địa chỉ: Phòng 501A, tòa nhà Thăng Long Ford, 105 Láng Hạ, Hà Nội
-Hạch toán kế toán: Hạch toán kế toán, quyết toán thuế độc lập
II.3 Công ty con:
-Công ty CP Nhựa Đồng Nai Miền Trung, Lô 09- KCN Điện Nam- Điện Ngọc- Huyện Điện Bàn- Tỉnh Quãng Nam
-Công ty CP Đầu tư hạ tầng nước DNP- Long An,Aáp 7- Xã Nhị Thành- Huyện Thủ Thừa- Tỉnh Long An
-Công ty CP Bình Hiệp, Số A6-A7 Khu dân cư Kênh Bàu- Thành phố Phan Thiết- Tỉnh Bình Thuận
III Cơ sở hạ tầng
H.2 Bản đồ vị trí các cơ sở DNP
1: Nhà máy Biên Hòa, 3ha:
o Ống nhựa HDPE (25-1000m) và uPVC (21-400mm): 3.000 tấn/tháng;
o Bao bì mềm: 1.100 tấn/tháng
Trang 1313
2: Nhà máy nước Bình Hiệp công suất 31.250 𝑚3/ngày đêm
3: Nhà máy Quảng Nam, 1,5ha, sản xuất ống nhựa HDPE (25- 630mm) và uPVC
(21-225mm): 1.000 tấn/tháng
4: Chi nhánh Hà Nội
IV Sơ đồ tổ chức nhân sự
IV.1 Hội đồng quản trị:
Ông VŨ ĐÌNH ĐỘ
Chủ tịch HĐQT
Ông tốt nghiệp Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội năm
2004
Ông Độ đã tham gia vào
DNP từ năm 2012, giữ các
cương vị Phó chủ tịch HĐQT,
Tổng Giám Đốc năm 2013
và Chủ tịch HĐQT từ năm
2015
Ông có kiến thức và kinh
nghiệm sâu rộng trong các
lĩnh vực tài chính doanh
nghiệp, kế toánkiểm toán,
quản trị doanh nghiệp và
quản trị đầu tư Trước khi gia
nhập DNP, Ông có gần 3
năm làm kiểm toán viên tại
KPMG Việt Nam và 1 năm
làm việc tại KPMG
Singapore Từ năm 2007 đến
năm 2011, Ông trải qua các
vị trí cấp cao về phân tích
Ông TRẦN HỮU CHUYỀN
Phó Chủ tịch HĐQT Ông tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hóa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cử nhân Kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Ông từng giữ chức vụ Phó Giám Đốc Xí nghiệp, Tổng Giám Đốc DNP Ông đã làm việc cho DNP hơn 30 năm, có kinh nghiệm chuyên sâu về ngành Nhựa Hiện tại ông giữ Chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ Sản xuất Ống Nhựa
Ông NGÔ ĐỨC VŨ
Thành viên HĐQT Ông tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị
Tài chính Trường Quản lý Châu Âu ESCPEAP (Pháp), Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Viện Công nghệ Châu Á – Thái Lan và cử nhân Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội Oâng đã từng giữ chức vụ Giám đốc Đầu tư Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sao Việt, Chủ tịch HĐQT công
ty Nhựa Đồng Nai Miền Trung, Phó TGĐ thường trực Công ty CP Nhựa Đồng Nai; Hiện tại ông giữ
Trang 1414
đầu tư, đầu tư, thị trường vốn,
M&A và công cụ phái sinh
tại CTCP Chứng khoán Sài
Gòn, CTCP Chứng khoán
VNDirect và Maritime Bank
Bên cạnh công việc chính tại
DNP, Ông đang giữ các trọng
trách khác như là chủ tịch
HĐQT của CTCP Thủy Điện
Nậm La, chủ tịch HĐQT
CTCP Nhựa Đồng Nai Miền
Trung và là thành viên
Trường Đại học Công nghệ
Vạn Xuân, Phó Chủ tịch
HĐQT Công ty Cổ phần
Galax Ông tham gia Công ty
Cổ phần Nhựa Đồng Nai với
tư cách là thành viên HĐQT
Công ty CP Nhựa Đồng Nai
Với năng lực quản lý, kinh
Ông PHẠM HUY CƯƠNG
Thành viên HĐQT Ông tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội
Ông đã từng giữ các chức vụ:
Chuyên viên Kinh doanh Công ty xây dựng cấp thoát nước số 1 Waseenco, Chuyên viên Đầu tư Công ty Xây dựng Cấp thoát nước số 1 Waseenco (Bộ Xây dựng), Chánh văn phòng Công ty Xây dựng Cấp thoát nước và môi trường Việt Nam
ViwaSeen – Bộ Xây dựng
Ông NAKAGAWA
Cố vấn HĐQT Ông Nakagawa có chuyên môn, hiểu biết và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thị trường vốn quốc tế với 10 năm làm việc Công ty Chứng khoán Nikko, một trong những công ty chứng khoán hàng đầu của Nhật Bản Ông tham gia Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai từ năm 2015 và đóng góp lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ chiến lược với
Trang 1515
nghiệm kinh doanh và quan
hệ cộng đồng rộng rãi, Oâng
đã đóng góp to lớn trong việc
phát triển các quan hệ chiến
lược với các đối tác quan
trọng là khách hàng, ngân
hàng, cơ quan chuyên môn
Hiện nay ông đang nắm giữ chức vụ Chánh văn phòng Tổng công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam Viwaseen – Bộ Xây dựng; Thành viên HĐQT Công ty CP Nhựa Đồng Nai
các đối tác Nhật Bản (khách hàng, nhà sản xuất, tổ chức tài chính, tổ chức JICA, JETRO), nâng cấp hệ thống quản trị, kết nối và hỗ trợ quá trình chuyển giao công nghệ của Nhật bản ứng dụng vào Công ty
IV.2 Ban điều hành:
Ông NGUYỄN VĂN HIẾU
Phó TGĐ Điều hành
Ông tốt nghiệp Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội năm
2004
Trước khi gia nhập DNP vào
năm 2012, ông có 3 năm kinh
nghiệm làm kiểm toán viên
của Công ty kiểm toán quốc
tế và 5 năm làm Giám đốc
Tài chính của Tập đoàn quy
mô 2.500 tỷ doanh thu của
Việt Nam
Ông đã tham gia điều hành
DNP 4 năm qua các vị trí chủ
chốt của Công ty như Giám
đốc Kinh doanh (2013), Phó
Tổng Giám đốc Kinh doanh
Ông đã từng giữ chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật, P.TGĐ Kỹ thuật Sản xuất
Ông đã công tác gần 20 năm, có nhiều kinh nghiệm về Sản xuất ỐÂng Nhựa
Hiện tại Ông đang giữ vị trí P.TGĐ Dịch vụ Kỹ thuật Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai
Bà NGUYỄN THỊ HUYỀN
Phó TGĐ SXKD Bao bì Bà tốt nghiệp Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội năm
2007 Và lấy bằng Thạc sỹ tại Học viện Tài Chính năm 2012
Bà gắn bó với DNP hơn 9 năm
Bà đã từng giữ các chức vụ Phó Phòng Kế Toán, Kế toán trưởng và Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Tài chính DNP
Hiện tại Bà đang giữ Chức vụ Phó TGĐ Sản xuất
Trang 1616
nhiệm làm Phó Tổng Giám
đốc điều hành vào tháng
10/2015
Ông có chuyên môn, hiểu
biết sâu sắc về lĩnh vực tài
chính, và năng lực phát triển
kinh doanh, mở rộng thị
trường
Kinh doanh Xuất khẩu Bao
bì Nhựa
IV.3 Ban kiểm soát:
Ông MAI HỮU ĐẠT
Trưởng BKS
Trình độ: Tiến sỹ Luật Oâng
đã tham gia vào DNP từ
năm 2012, giữ vị trí Trưởng
ban kiểm soát cho đến nay
Ông là luật sư chuyên về
mảng tài chính chứng
khoán, ngoài ra ông cũng có
kiến thức chuyên sâu về
quản trị, điều hành và giám
sát hoạt động của doanh
nghiệp Trước khi gia nhập
DNP
Ông đã trải qua các vị trí
Công việc bao gồm: Thanh
tra viên UBCKNN; Phụ
trách khu vực châu Á Công
ty đầu tư Numbero (CH
Cezch); Sáng lập viên Công
Ông TRỊNH KIÊN
Thành viên BKS Trình độ chuyên môn: Cử Nhân kinh tế
Ông Kiên tham gia vào DNP từ năm 2013, ông Kiên đã từng đảm đương các công việc Giám đốc dự án, Chánh văn phòng, Trưởng ban kiểm soát nội bộ và là Thành viên Ban kiểm soát từ năm 2015
Ông có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán, tư vấn tài chính doanh nghiệp Trước khi gia nhập DNP ,ông Kiên có 5 năm kinh nghiệm làm kiểm toán viên tại Công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam
Ông PHÙNG QUANG VIỆT
Thành viên BKS Ông tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng tại Hà Nội năm
ty chứng khoán VNDIRECT –Công ty chứng khoán có thị phần thuộc tốp đầu tại Việt Nam với quy mô tổng tài sản gần 6.000 tỷ đồng
Trang 1717
ty chứng khoán Alpha; Phó
tổng giám đốc Công ty
Ông là đại diện đại hội đồng cổ đông DNP tại vị trí thành viên Ban kiểm soát công ty vào tháng 4/2015
Ông có chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực tài chính, có giá trị kết nối rộng khắp với các định chế tài chính lớn tại Việt Nam
IV.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự công ty Nhựa Đồng Nai:
V An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
V.1 Những qui tắc chung về an toàn lao động
V.1.1 Các qui tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu:
Dùng đế kê và định vị chắc chắn khi bảo quản vật dễ lăn
Trang 1818
Dùng vật liệu xếp riêng từng loại và theo thứ tự thuận tiện cho việc bảo quản, sử dụng
Bảo quản riêng các chất gây cháy, chất dễ cháy, acid, xăng, dầu, gas
V.1.2 Các qui tắc an toàn khi đi lại:
Chỉ được đi lại ở các lối đi riêng dành cho người đã được xác định
Không bước, dẫm qua máy, góc máy, vật liệu, thiết bị dành riêng cho vận chuyển
Không đi lại trong khu vực có người làm việc ở trên hoặc có vật treo ở trên
không đi vào khu vực đang chuyển tải bang cẩu…
V.1.3 Các qui tắc an toàn khi làm việc:
Không bảo quản chất độc hại nơi làm việc
Khi làm việc luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ, vật liệu luôn được xếp gọn gàng
Thực hiện theo các biển báo, các qui tắc an toàn khi cần thiết
V.1.4 Các qui tắc an toàn khi làm việc tập thể:
Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau
Sử dụng dụng cụ bảo hộ thích hợp trước khi làm việc
Khi đổi ca phải bàn giao công việc tỉ mỉ rõ rang
Trước khi vận hành thiết bị phải quan sát người xung quanh
V.1.5 Các qui tắc an toàn khi tiếp xúc với chất độc hại:
Cần phân loại và dán nhãn, bảo quản chất độc hại ở nơi qui định
Không ăn uống, hút thuốc ở nói làm việc
Sử dụng dụng cụ bảo hộ
V.1.6 Các qui tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ bảo hộ:
Sử dụng dung cụ bảo hộ được cấp phát theo đúng qui định: mang khẩu trang khi in ấn
Sử dụng dụng cụ bảo vệ nút lỗ tai, bịt tai khi làm việc ở khu vực có độ ồn trên 90
dB như tổ xay phế liệu
V.1.7 Các qui định về an toàn máy móc:
Ngoài người phụ trách ra không ai được điều khiển khởi động máy móc
Trước khi khởi động máy phải kiểm ra vị trí an toàn và vị trí đứng
Trước khi làm việc khác phải tắt máy, không để máy làm việc khi không có người đứng
Cần tắt công tắc nguồn trước khi mất điện
Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho tới khi máy dừng hẳn, không dung tay hay gậy làm đứng máy
Khi vận hành máy cần sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, không mặc áo quá dài, không đeo gang tay, nhẫn,…
Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra máy trước khi vận hành
Trên máy hỏng cần treo biển ghi máy hỏng
Tắt máy trước khi lau chùi và dụng cụ chuyên dung để lau chùi
V.1.8 Các qui định về an toàn điện:
Trang 1919
Khi phát hiện có sự cố phải báo ngay cho người có trách nhiệm
Không ai được sửa điện ngoài người có chứng chỉ
Không sờ vào thiết bị điện, dây điện khi tay ướt
Tất cả công tắc phải có nắp đậy
Không phun, để rớt chất lỏng lên thiết bị điện như công tắc, mô tơ, hòm phân phối điện
Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện
Không để dây dẫn chạy vắt qua góc sắc, hoặc máy có cạnh sắc nhọn
Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục
Khi dung thiết bị chiếu sang di động, cần dùng thiết bị có màng lưới bảo vệ bóng để ngăn, tránh các va đập làm hỏng đèn…
Cần dùng tay nắm cách điện để di chuyển thiết bị chiếu sang di động
Khi thay cầu chì phải ngắt nguồn điện Không sử dụng dây đồng hoặc thép để thay thế
Không dung chất khí, chất lỏng dễ cháy ở khu vực có thiết bị điện
V.1.9 An toàn khi làm việc với máy nghiền, máy trộn:
Xác định nút dừng máy khẩn cấp để có thể dừng máy ngay lập tức
Khi vận hành cần kiểm tra nắp đậy và hoạt động của các bọ phận khóa liên kết giữa nắp và công tắc khởi động
Dừng máy khi lấy nguyên liệu trộn trong máy
Khi lau chùi, sửa chữa trong thùng máy, cần lắp khóa vào công tắc khởi động và bảo quản chìa khóa
V.2 Phòng cháy, chữa cháy
Không được câu mắc, sử dụng tùy tiện, hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt đèn quạt, bếp điện khi ra về
Sắp xếp hàng hóa trong kho theo trật tự gọn gàng Xếp riêng từng loại theo khoảng cách ngăn cháy, xa máy, xa tường để tiện việc kiểm tra hàng hóa và cứu chữa khi cần thiết
Khi xuất nhập hàng, xe không được nổ máy trong kho, nơi sản xuất, và khi đậu phải hướng đầu xe ra ngoài Không để chướng ngại vật tên lối đi lại
Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để ở nơi dễ thấy, dễ lấy và không ai được lấy sử dụng vào việc khác
Trang 2020
PHẦN II: SẢN PHẨM VÀ QUI TRÌNH
SẢN XUẤT ỐNG uPVC
I Nguyên liệu
- Bột nhựa uPVC (80%)
-Chất độn ( CaCO3) nhằm giảm giá thành và tăng cơ lý cho ống
-Chất ổn định ( muối sterat)
- TiO2 nhằm tạo màu, tạo độ che phủ cho ống
- Chất phụ gia và chất chống va đập
II Qui trình và thành phẩm
Nguyên liệu → Phối trộn → Ép đùn → Định hình chân không → Làm nguội → In nhãn
→ Thiết bị kéo → Cắt đoạn → Tạo hình đầu nong, vát cạnh → Thành phẩm