1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI THU HOẠCH bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE 20, 22, 23 cấp TIỂU học

38 6,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 349 KB

Nội dung

MỤC TIÊU CỦA VIỆC BDTX : - Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhậtkiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệ

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BA ĐỒN

TRƯỜNG TH QUẢNG TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Trung, ngày 10 tháng 8 năm 2016

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016- 2017

Họ và tên giáo viên : Phan Xuân Hà Trình độ chuyên môn: ĐH tiểu học Chức vụ, tổ chuyên môn: Giáo viên khối 3 Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: Giáo viên giảng dạy chủnhiệm lớp 3B

I CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BDTX:

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGD-ĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của

Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo

viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; các văn bản quy định về

chương trình BDTX giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ

thông và giáo dục thường xuyên;

Công văn số 1428/SGDĐT-TCCB của sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng

dẫn công tác BDTX giáo viên năm học 2016– 2017;

Kế hoạch số 226/CV-PGDĐT, ngày 3 tháng 8 năm 2016 của phòng

GD&ĐT; Trường Tiểu học Quảng Trung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường

xuyên năm học 2016-2017

- Căn cứ vào kế hoạch BDTX của trường Tiểu học Quảng Trung

- Căn cứ vào thực tế thực hiện nhiệm vụ công tác được giao; xét khả năng,

năng lực của bản thân, tôi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên cho cá

nhân năm học 2016 - 2017 như sau:

II MỤC TIÊU CỦA VIỆC BDTX :

- Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhậtkiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức

nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực

khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học,

cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của thị xã, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất

lượng giáo dục trong toàn ngành

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên;

năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý

hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường

- Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽvới việc triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo Chuẩn và theo chỉ

Trang 2

đạo đổi mới giáo dục của Ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nâng cao mức độđáp ứng khả năng của bản thân với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêucầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục năm học 2016- 2017

1 Về kiến thức

- Bồi dưỡng thường xuyên nhằm thực hiện quy chế bồi dường thườngxuyên đối với giáo viên, thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng để đạt chuẩngiáo viên Tiểu học

- BDTX nhằm nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng; nâng cao trình độnhận thức và chuyên môn nghiệp vụ của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ nămhọc và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục

2 Về kĩ năng

Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và các năng lực khác theo yêucầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêucầu phát triển giáo dục của trường nói riêng của tỉnh nói chung

3)Về thái độ

Nghiêm túc, nhiệt tình Tích cực tự học hỏi, trau dồi, tự bồi dưỡng một cáchthường xuyên liên tục

III.HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG:

* Bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức tự học

* Bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức học tập trung có sự hướngdẫn tự học, thực hành, hệ thống kiến thức kết hợp với sinh hoạt chuyên

đề, hội thảo của tổ chuyên môn, nhà trường

* Bồi dưỡng thường xuyên qua các đợt tập huấn chuyên môn

IV THỜI GIAN BỒI DƯỠNG VÀ TÀI LIỆU

* Tháng 9 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017

* Tự sưu tầm tài liệu ở sách báo, trên mạng, các tài liệu liên quan khác

V PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG

- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập bồi dưỡng thường xuyên theo sựchỉ đạo của ngành Lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cụ thể, chi tiết cho mỗinăm học

- Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối, thăm lớp dự giờgiáo viên tại các lớp (ít nhất có 17 tiết/1 học kỳ) Qua các tiết dạy đúc rút chuyênmôn cho mình, giúp đỡ chuyên môn cho bạn bè đồng nghiệp

- Nghiên cứu và học tập đầy đủ các công văn, quyết định, thông tư, chỉ đạocủa các cấp về công tác giáo dục Vận dụng linh hoạt các nội dung vào thực tếđơn vị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác

- Tham gia giảng dạy các tiết học tại trường theo quy định; thực hiện đổimới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcsinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên, nhất là đối với học sinh yếu, họcsinh khó khăn về học Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng linh hoạt, tự

Trang 3

chủ, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh Dạy phân hóa đối tượng thu húthọc sinh tham gia học tập.

- Tham gia các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tại trường, cụmtrường triển khai đúc rút kinh nghiệm của bản thân qua việc dự giờ đồng nghiệp

- Bản thân tự học trên cơ sở các tài liệu, sách báo, thư viện giáo dục đượccập nhật thường xuyên trên mạng Internet, được học tập với sự hỗ trợ của tập thể

sư phạm

- Tự tìm hiểu hoàn cảnh, tình hình thực tế địa phương nơi công tác về kinh

tế, chính trị, phong tục tập quán, văn hóa, môi trường để kết hợp làm tốt côngtác chủ nhiệm; vận dụng trong giảng dạy và giáo dục học sinh phù hợp với nhucầu phát triển của xã hội hiện nay

- Nghiên cứu, vận dụng các đề tài khoa học; các kinh nghiệm hay của các đồngnghiệp vào dạy học và giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt nhất Lập kế hoạchnghiên cứu, thực hiện đề tài cho bản thân ngay từ đầu năm học

V Nội dung bồi dưỡng:

1 Nội dung: - Cả năm học là 120 tiết.

a) Nội dung bồi dưỡng 1 (30 tiết/năm học/giáo viên)

- Bồi dưỡng về Đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Ngành

- Tình hình và xu hướng phát triển KT-XH, GD&ĐT cả nước và của Tỉnh Quảng

Bình trong giai đoạn 2016-2020

-Triển khai mô hình trường học mới VNEN lớp 2-3 và chương trình công nghệ lớp 1

b) Nội dung bồi dưỡng 2 (30 tiết/năm học/giáo viên)

- Bồi dưỡng về đổi mới sinh hoạt chuyên môn

c) Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết/năm học/giáo viên)

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên gồm các mã mô đun:

TH20: Kiến thức- kỹ năng tin học cơ bản

TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học Tiểu học

TH 23: Mạng Internet- Tìm kiếm và khai thác thông tin

- Giáo viên xây dựng

kế hoạch cá nhân

- Bám sát các công văn chỉ đạo và kế hoạch của PGD để xây dựng kế hoạch của Nhà trường, hướng dẫn GV xây

Trang 4

- Tham gia bồi dưỡngtập trung của Sở, Phòng (nếu có

dựng kế hoạch cá nhân

- GV trình lãnh đạo duyệt kế hoạch BDTX

- Tham gia bồi dưỡngtập trung của Sở, Phòng (nếu có)

- Nắm được Đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

về GD&ĐT Chương trình đổi mới của GD

- Nắm được các văn bảnchỉ đạo, hướng dẫn thựchiện nhiệm vụ năm học

2016 – 2017 của Ngành

để thực hiện

- Xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện năm học 2016-2017

- Viết bài thu hoạch

- Tài liệu thu thập lưutrữ trong hồ sơ

BDTX cá nhân để làm minh chứng

- Tham gia bồi dưỡngtập trung của Sở, Phòng (nếu có)

- Nắm được tình hình và

xu hướng phát triển

KT-XH, GD&ĐT của cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng

liệu tự bồi dưỡng

- Tài liệu thu thập lưutrữ trong hồ sơ

BDTX cá nhân để làm minh chứng

- Tham gia bồi dưỡngtập trung của Sở, Phòng (nếu có)

- Tiếp thu nắm chắc nội dung kiến thức

- Vận dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị

Tháng

12/2016 Nội dung bồi

- GV tự thu thập tài liệu tự bồi dưỡng

- Tiếp thu nắm chắc nội dung kiến thức

Trang 5

- Đổi mới sinh

- Tham gia bồi dưỡngtập trung của Sở, Phòng (nếu có)

- Vận dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị

- Viết bài thu hoạch

Nội dung bồi dưỡng 3: Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề

nghiệp liên tục của giáo viên Thời lượng 60 tiết/năm học/giáo viên

- Tiếp thu nắm chắc nội dung kiến thức

- Viết bài thu hoạch.Tháng

02/2017

TH 20: Kiến thức- kỹ

năng tin học cơ bản 15 - GV tự thu thập

tài liệu tự bồi dưỡng

- Tài liệu thu thập lưu trữ trong hồ sơBDTX cá nhân đểlàm minh chứng

- Tiếp thu nắm chắc nội dung kiến thức

- Viết bài thu hoạch

- Tiếp thu nắm chắc nội dung kiến thức

- Tiếp thu nắm chắc nội dung kiến thức

- Căn cứ kết quả bồidưỡng thường xuyên

Trang 6

bồi dưỡng theođúng quy trình củaPhòng GD&ĐT

nhà trường tập hợpbáo cáo kết quảBDTX về Phòng

GD

Tháng

6,7,8/2017

- Bồi dưỡng chính trị hè 2017

- Bồi dưỡng Tinhọc

- Cá nhân tự bồidưỡng

-Nắm được nội dung

về tư tưởng, chính trịcần bồi dưỡng

- Nắm được kiến thức Tin học cần bồidưỡng

BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN

Đoàn Lương Yên Phan xuân Hà

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT

TRƯỞNG PHÒNG DUYỆT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

THÁNG 9 và 10 Nội dung bồi dưỡng 1:

Trang 7

1.BỒI DƯỠNG VỀ ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ GD&ĐT, CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA GD:

- Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CN hóa, HĐ hóa trong điều kiện KT thị trường định hướng XHCN và hội

nhập quốc tế”

Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng luôn quan tâm đến giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng Đã có nhiều Nghị quyết, chỉ thị về GD&ĐT quan trọng được ban hành và đi vào cuộc sống Đáng chú ý là Nghị quyết Trung ương 4 (NQTW) (khóa VII), NQTW 2 (khóa VII), Thông báo Kết luận số 242 của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 15/9/2009 Đảng đã khẳng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước

và toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; giáo dục phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ; đa dạng hóa các loại hình giáo dục; học

đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục…

Hiện nay trào lưu đổi mới, cải cách giáo dục có tính chất thời đại đang trởthành phổ biến, nổi bật hiện nay trên thế giới, nên Việt Nam phải nhanh chónghội nhập Thực chất cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia hiện nay trên thế giới làcạnh tranh giáo dục Giáo dục phát triển, kinh tế sẽ mạnh Do vậy, hầu hết cácquốc gia dù là chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển đều tiến hành canhtân, đổi mới hoặc cải cách giáo dục Đây là xu thế mang tính toàn cầu, với nhữngmức độ khác nhau tùy theo từng khu vực và từng quốc gia Nếu tính từ thế kỷtrước, về tổng thể đã diễn ra 4 cao trào chính Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng

về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta tiếpcận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủcác nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục

Nước ta đã tiến hành ba cuộc cải cách và đổi mới giáo dục: Cải cách giáodục lần thứ nhất vào năn 1950 nhằm xây dựng một nền giáo dục mới do dân và vìdân Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) nhằm “ đào tạo,bồi dưỡng thế hệthanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những côngdân tốt trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nướcnhà, có tài đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập

và dân chủ”(1) Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba bắt đầu từ 1979, tiến hành trên

cả ba mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học

Trang 8

Sau gần 30 năm đổi mới, giáo dục của chúng ta đã đạt được những kết quảquan trọng, rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo

nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Tuy nhiên, GD&ĐT còn những bất

cập, yếu kém Giáo dục và đào tạo vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa

là động lực quan trọng nhất cho phát triển Chất lượng giáo dục nhìn chung thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa theo kịp sự chuyển

biến của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, yêu cầu phát triển giáo dục, Nghị

quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đổi mới

căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã

hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”(2) Tháng 10/2013, Hội nghị Trungương 8 đã thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục, xin nêu tóm tắt một sốnội dung cơ bản của Nghị quyết

Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

1 Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước

và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trướctrong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

2 Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấpthiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơchế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng,

sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việctham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cảcác bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy nhữngthành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệmcủa thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc Đổi mớiphải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng vàcấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình,bước đi phù hợp

3 Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắnvới thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xãhội

4 Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ

Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.Chuyển phát triển GD&ĐT tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chấtlượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng

5 Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậchọc, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo Chuẩn hóa, hiện đại hóaGD&ĐT

Trang 9

6 Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường,bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD&ĐT Phát triển hàihòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưutiên đầu tư phát triển GD&ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộcthiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thựchiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT.

7 Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển GD&ĐT, đồng thời GD&ĐTphải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước

Nhiệm vụ, giải pháp

1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới

GD&ĐT Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,

giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền GD&ĐT trong hệ thống chính trị, ngànhGD&ĐT và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi GD&ĐT là quốc sách hàngđầu Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong cáctrường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên Bảo đảm các trường học có chibộ; các trường đại học có đảng bộ Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục - đào tạo phảithực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng,trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáodục, đào tạo Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên,viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địaphương để xây dựng nhà trường

2 Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo

theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Đổi mới

chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức,lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bảncủa văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốtlõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tăng cườnggiáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp Tiếp tục đổimới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phụclối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Chuyển từ học chủ yếu trên lớpsang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy và học

3 Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả

giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Phối hợp sử dụng kết quả

đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá củangười dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giácủa gia đình và của xã hội Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệptrung học phổ thông Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáodục nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạođức nghề nghiệp Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng

Trang 10

kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo Giaoquyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học Hoàn thiện hệ thốngkiểm định chất lượng giáo dục Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phùhợp với các loại hình giáo dục cộng đồng.

4 Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học

tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục

phổ thông như hiện nay Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướngnghề nghiệp ở trung học phổ thông Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáodục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáodục của thế giới Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dụcđại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồnnhân lực Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu

và ứng dụng, thực hành Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; củng

cố và phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượngcao đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới Đa dạng hóa các phương thứcđào tạo Thực hiện đào tạo theo tín chỉ

5 Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống

nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý

nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ củacác bộ, ngành, địa phương Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của

cơ sở GD&ĐT Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tínhchủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo Giao quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường.Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường côngtác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai,minh bạch

6 Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới

GD&ĐT Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và

cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm anninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trunghọc cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ

từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ

từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Cán bộquản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý Phát triển hệthống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm,trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thốngcác cơ sở đào tạo nhà giáo Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậclương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theovùng Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiêncứu khoa học Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáotrường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

Trang 11

nghiệp vụ Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoàitham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước.

7 Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn

xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT Nhà nước giữ vai trò

chủ đạo trong đầu tư phát triển GD&ĐT, ngân sách nhà nước chi cho GD&ĐT tốithiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốnngân sách Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sởgiáo dục, đào tạo công lập Hoàn thiện chính sách học phí Đẩy mạnh xã hội hóa,trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; khuyến khích liên kếtvới các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín Khuyến khích các doanh nghiệp, cánhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo Xây dựng cơ chế, chínhsách tài chính phù hợp đối với các loại hình trường Có cơ chế ưu đãi tín dụng chocác cơ sở giáo dục, đào tạo Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục - đàotạo Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồidưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang Giám sát chặt chẽ, côngkhai, minh bạch việc sử dụng kinh phí

8 Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ,

đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý Quan tâm nghiên cứu khoa

học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng,hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia Nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục Triển khai chươngtrình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục Khuyến khích thành lập viện,trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu

tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành,

đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnhtranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới

9 Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào

tạo Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập,

tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoahọc, công nghệ của nhân loại Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đaphương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo Tăng quy mô đào tạo

ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơbản và khoa học mũi nhọn, đặc thù Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế,

cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo,nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam Tăngcường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế

Nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục - đào tạo, nhìn lại quá trìnhphát triển của trường sư phạm, suy ngẫm về sự nghiệp đổi mới căn bản và toàndiện nền giáo dục, chúng tôi thấy Nghị quyết đã soi đường cho giáo dục, chotrường sư phạm phát triển Toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trường ĐHSP

Hà Nội nghiêm túc vận dụng, thực hiện tốt Nghị quyết nói trên để "Làm thế nào

để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước”.

Trang 12

2.CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

NĂM HỌC 2016-2017 CỦA NGÀNH.

NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2016-2017

1 Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn quốc.

Triển khai rà soát, quy hoạch lại các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm tăng cườngcác điều kiện đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư, phù hợp với nhucầu xã hội Trong năm học 2016-2017 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:1.1 Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí quy hoạch để các địa phương thực hiện quyhoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục chuyênnghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương; tăng cường công tác

dự báo về phát triển trường lớp, đội ngũ để nâng cao chất lượng quy hoạch.1.2 Tiến hành kiểm định chất lượng để xếp hạng, phân tầng các cơ sở giáo dụcđại học phục vụ cho việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học mộtcách tổng thể, phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lựcchất lượng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế, trong đó ưu tiên quy hoạchtrước mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông

2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp, cần ràsoát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ, hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệpphù hợp với yêu cầu đổi mới, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồidưỡng để nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp có thể đạt chuẩn theo yêu cầu.Trong năm học 2016-2017 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:2.1 Xây dựng và hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, chuẩn/tiêu chuẩnCBQL giáo dục các cấp đáp ứng đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế

về GD-ĐT

2.2 Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dụccác cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn ban hành, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡnghoặc tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.2.3 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp theoyêu cầu của chuẩn/tiêu chuẩn ban hành Quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao trình

độ ngoại ngữ, tin học của nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp Tạo sự côngbằng trong đào tạo, bồi dưỡng giữa nhà giáo trong và ngoài công lập.2.4 Tổ chức kiểm định chất lượng, trên cơ sở đó tiến hành phân tầng, quy hoạchlại các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước cho phù hợp với nhu cầu và nângcao chất lượng đào tạo Điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo để khắc phục dần việc dôi dưnhà giáo Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, xâydựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL.2.5 Rà soát những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo,CBQL, nhân viên ngành Giáo dục, tiến tới triển khai nghiên cứu, xây dựng Luật

2.6 Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo, CBQL giáodục, nhân viên ngành Giáo dục theo hướng thiết thực, hiệu quả Tăng cườngtruyền thông những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuấtsắc nhằm khơi dậy nhiệt huyết và ý thức tự hào nghề nghiệp của đội ngũ

Trang 13

3 Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho HS phổ thông.

Để tổ chức tốt giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng HS sau trung học.Trong năm học 2016-2017 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp vàphân luồng HS ở trong và ngoài nhà trường Cung cấp rộng rãi thông tin về tìnhhình phát triển KT-XH, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm hướng các hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp đáp ứng thị trường lao động, phục vụ phát triển

3.2 Quy hoạch, sắp xếp lại các trường THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệpcấp huyện để thí điểm hình thành trường trung cấp vừa tổ chức học văn hóa vàhọc kĩ năng nghề trên địa bàn cấp huyện; đánh giá mô hình kết hợp giữa trungtâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để cấp hai văn bằngcho người học; hoàn thiện chương trình giáo dục hướng nghiệp trong trường phổthông; tiếp tục thực hiện hợp tác, liên kết giữa trường phổ thông và trườngchuyên nghiệp trên đia bàn để đào tạo và công nhận kĩ năng nghề cho học sinh;xây dựng tiêu chuẩn giáo viên dạy hướng nghiệp và có chính sách, cơ chế pháttriển đội ngũ giáo viên hướng nghiệp trong trường phổ thông; biên soạn tài liệugiáo dục hướng nghiệp, khởi sự kinh doanh và quản lí giáo dục hướng nghiệp.3.3 Thí điểm triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuấtkinh doanh của địa phương; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và cácđiều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạtđộng dạy thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở THCS, phục vụ cho giáo dụchướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả

4 Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp

và trình độ đào tạo.

Trong bố cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, để nguồn nhân lực đáp ứngđược yêu cầu hội nhập thì năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là năng lực sửdụng tiếng Anh là yêu cầu hết sức quan trọng Để nâng chất lượng dạy họcngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân Trong nămhọc 2016-2017 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:

4.1 Tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đápứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổthông và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cảcác cơ sở nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học Hỗ trợ các trường đại học sưphạm và cao đẳng sư phạm triển khai đào tạo giáo viên ngoại ngữ theo chươngtrình ngoại ngữ mới; chú trọng đào tạo giáo viên ngoại ngữ trình độ cao đẳng,đại học ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

4.2 Hoàn thiện chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoạingữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo; xây dựng, thẩm định, banhành chương trình dạy và học một số ngoại ngữ khác (ngoài tiếng Anh) vàchương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ

ở một số môn học của giáo dục phổ thông, một số môn học, ngành học của các

cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp đáp ứng yêu cầu của từng vùng vàđịa phương, phù hợp nhu cầu người học

Trang 14

4.3 Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lựcngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và kếtquả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo Xây dựng, hoàn thiện các định dạng đề thitheo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; tiếp tục xây dựng vàtừng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia; khẩn trương đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ biên soạn câu hỏi thi, đội ngũ giám khảo phục vụ đổi mới thi,đánh giá năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai đánh giá năng lực ngoạingữ của học sinh, sinh viên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho ViệtNam Hoàn chỉnh các quy định về kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉngoại ngữ; thành lập các cơ sở khảo thí ngoại ngữ có chất lượng.

4.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng côngnghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ Xây dựng chương trình, tàiliệu và triển khai bồi dưỡng thường xuyên, định kì về công tác sử dụng thiết bịdạy và học ngoại ngữ, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả Hoàn thiện mô hìnhTrung tâm học liệu ngoại ngữ quốc gia

.5 Tổng kết, nhân rộng những điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ ở cáccấp trung học phổ thông, mô hình học tập tiếng Anh cộng đồng trong các cơ sởgiáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học, mô hình câu lạc bộ ngoại ngữ cộngđồng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh);hình thành môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ của thế hệ trẻ

4.6 Tiếp tục tăng cường mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chứcgiáo dục quốc tế, các cơ sở giáo dục nước ngoài, tranh thủ tối đa hỗ trợ quốc tếtrong lĩnh vực bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viênngoại ngữ, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ và ứng dụngCNTT trong dạy và học ngoại ngữ

4.7 Tổ chức nghiên cứu, xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữthứ 2 ở Việt Nam Với mỗi lộ trình, cần nghiên cứu và xây dựng các nguồn lựccần huy động, các hoạt động cần triển khai và các kết quả cần đạt được

5 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lí giáo dục

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số29NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong đó cónhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy, học và quản lí giáodục; đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ vềchính phủ điện tử và chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong năm học 2016-2017 tập trungthực hiện một số nhiệm vụ:

5.1 Ban hành các bộ tiêu chuẩn, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trongdạy, học và quản lí giáo dục, làm cơ sở để định hướng đầu tư và triển khai ứngdụng CNTT một cách có hiệu quả ở cơ quan, nhà trường Xây dựng các đề án,

dự án và kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT một cách hiệu quả.5.2 Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị CNTT toàn ngành theo hướng đồng

bộ, hiện đại Tăng cường công tác và các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninhthông tin Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, thuêdịch vụ CNTT và xã hội hóa

Trang 15

5.3 Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí, chỉ đạo điều hành và triển khaiChính phủ điện tử ở các cơ sở GD-ĐT và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng

bộ, kết nối liên thông; hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ thông tin chocông tác hoạch định chính sách và quản lí cho tất cả các cơ quan quản lí GD-ĐT

5.4 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học,kiểm tra, đánh giá một cách sáng tao, thiết thực và hiệu quả Xây dựng kho bàigiảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời củangười học, thu hẹp hoảng cách tiếp cận các dịch vụ GD-ĐT có chất lượng củangười học giữa các vùng, miền, là công cụ để hội nhập quốc tế về chương trình

và nội dung GD-ĐT

5.5 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng CNTTtoàn ngành theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTTmột cách chuyên nghiệp và hiệu quả

6 Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học

Tăng quyền tự chủ và yêu cầu về trách nhiệm giải trình nhằm góp phần nâng caochất lượng đào tạo, phù hợp với xu thế chung của thế giới Mức độ tự chủ căn cứvào năng lực tự chủ và kết quả kiểm định, xếp hạng chất lượng của các cơ sởđào tạo Trong năm học 2016-2017 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:6.1 Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tự chủ đại học

và giáo dục nghề nghiệp, trong đó trình Chính phủ ban hành Nghị định về cụ thểhóa Nghị định khung số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của các cơ sởgiáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp công lập Tăng cường hướng dẫn thựchiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình tự chủ trong hệ thống; thực hiệnkiểm tra, thanh tra và xử lí nghiêm các vi phạm pháp luật để đảm bảo thực hiệnhiệu quả quyền tự chủ

6.2 Đề nghị các bộ, ngành, địa phương quản lí trực tiếp các trường đại học thựchiện đồng bộ các quy định của Luật Giáo dục đại học về quyền tự chủ theo Nghịquyết số 77/NQ-CP của Chính phủ; giảm dần vai trò của cơ quan quản lí trựctiếp, tiến tới xóa bỏ cơ quan chủ quản theo tinh thần Nghị quyết số 14/NQ-CPcủa Chính phủ về đổi mới căn bản giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020.6.3 Các cơ sở đào tạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức của trường theo quy định, đặcbiệt là thành lập Hội đồng trường; ban hành văn bản quy định về quy chế làmviệc của Hội đồng trường và mối quan hệ giữa Hội đồng trường với Đảng ủy vàBan Giám hiệu; đảm bảo các điều kiện để Hội đồng trường thực hiện đúng chứcnăng, nhiệm vụ theo quy định Thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn chất lượngtheo quy định, đặc biệt là đảm bảo tỉ lệ sinh viên/giảng viên, đảm bảo chuẩn đầu

ra và tỉ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp Chủ động, tích cực tham giakiểm định chất lượng; công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng

và kết quả kiểm định, xếp hạng; cam kết, chịu trách nhiệm về điều kiện đảm bảochất lượng đào tạo, khả năng có việc làm và hòa nhập thị trường lao động củangười học

7 Tăng cường hội nhập quốc tế trong GD-ĐT

Trang 16

Hội nhập quốc tế vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp nâng cao chất lượng các hoạtđộng GD-ĐT Để hội nhập quốc tế đạt hiệu quả cao, trong năm học 2016-2017tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:

7.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội nhập quốc

tế trong giáo dục, trong đó đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác và đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vựcgiáo dục Đàm phán, kí kết các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài về hợp tácgiáo dục, công nhận văn bằng, tín chỉ tạo cơ sở pháp lí để các cơ sở giáo dụchợp tác với nước ngoài

7.2 Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí và phương pháp tiếp cận chungcủa khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, cập nhật chương trình và triểnkhai đào tạo, nghiên cứu khoa học Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học,giáo dục nghề nghiệp nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài,

sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành Tích cực tham gia kiểm địnhchất lượng theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.7.3 Nghiên cứu, đề xuất kinh nghiệm quốc tế về bồi dưỡng giáo viên, phát triểnchương trình giảng dạy và sách giáo khoa, về kiểm tra, đánh giá HS ở giáo dụcphổ thông Tăng cường học tập kinh nghiệm quốc tế về áp dụng các mô hìnhđào tạo tiên tiến và giáo dục hướng nghiệp Tham gia đánh giá quốc tế về chấtlượng giáo dục phổ thông

7.4 Các cơ sở giáo dục đại học chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển cácchương trình hợp tác trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài, thựchiện hợp tác nghiên cứu, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng vớicác trường đại học có uy tín trên thế giới, quốc tế hóa các chương trình đào tạotrình độ đại học

7.5 Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ hợp tác quốc tế cho công tácđào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tăng cường cơ sở vật chất thông quacác nguồn vốn viện trợ, các chương trình, dự án hợp tác với các nước, các tổchức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặcbiệt là các vùng và các cơ sở giáo dục thuộc các khu vực còn nhiều khó khăn;các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm Triển khai hiệuquả các nguồn học bổng ngắn hạn, dài hạn để gửi các giảng viên, cán bộ nghiêncứu, sinh viên đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục tiên tiến ởnước ngoài Đồng thời, xây dựng chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thứcViệt Kiều về nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trườngđại học, cao đẳng

7.6 Phối hợp với các bộ, ngành đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút, sửdụng có hiệu quả học sinh, sinh viên học tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệpđóng góp xây dựng đất nước

7.7 Tiếp tục đổi mới công tác quản lí nhà nước về hợp tác quốc tế trong giáodục Trong đó, tiếp tục thực hiện phân cấp, trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục

để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế Xây dựngmạng lưới hợp tác quốc tế của tất cả các địa phương và cơ sở giáo dục, hỗ trợnâng cao năng lực về hợp tác và hội nhập quốc tế cho các cơ sở Xây dựng cơ sở

dữ liệu và cổng thông tin điện tử về hợp tác quốc tế của toàn ngành

Trang 17

8 Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD-ĐT

8.1 Đối với giáo dục mầm non và phổ thông:

 Thực hiện có hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015, lộ trình 2020

 Tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

8.2 Đối với các cơ sở giáo dục đại học:

 Thu hút các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước như nguồn ODA, cácchương trình , dự án hợp tác với nước ngoài, các nguồn xã hội hóa để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu

 Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối thuộc để đầu tư các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo, đồng thời giải quyết các bài toán thực tiễn của doanh nghiệp đặt ra

9 Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong bakhâu đột phá để phát triển đất nước trong những năm sắp tới Để thực hiện chủtrương này, trong năm học 2016-2017 tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:9.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy từ cung cấp kiến thức sang hỗ trợ pháttriển năng lực và phẩm chất người học; đổi mới cách tiếp cận xây dựng chươngtrình đào tạo đại học dựa trên kinh nghiệm của POHE, CDIO; đổi mới, cập nhậtnội dung giáo trình, nhất là giáo trình các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học

9.2 Tăng cường kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc

tế, trên cơ sở đó tiến hành phân tầng và công khai kết quả kiểm định để xã hội,người học đánh giá, xếp hạng, đặc biệt là công khai tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp cóviệc làm đúng chuyên ngành đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học; khuyến khíchcác trường thực hiện các chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của thì trường laođộng khu vực và quốc tế

3.TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN LỚP 2-3 VÀ CHƯƠNG TRINHFCÔNG NGHỆ LỚP 1.

*Giải pháp thực hiện

1 Lựa chọn những giáo viên có năng lực tham gia lớp tập huấn

2 Lập kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Mô hình trường học mới tại trường:

Trang 18

- Tiến hành họp thông qua cấp ủy và BGH thống nhất phương án đón nhận triểnkhai dự án trong nhà trường.

- Tổ chức họp BGH và HĐSP nhà trường thông qua kế hoạch triển khai thựchiện theo mô hình VNEN trong 2 khối 2 và khối 3 Tổ chức họp HĐGV quántriệt mục tiêu nhiệm vụ chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để thực hiện thành công Dự

5 Chủ động triển khai, thường xuyên cập nhật thông tin, đúc rút kinh nghiệmtrong quá trình thực hiện

- BGH thường xuyên kiểm tra kết quả đã tiến hành của GV tại các lớp, bổ sunggóp ý kiến thống nhất chung trong các đ/c đã tập huấn Hà Nội, thông qua mạngInternet để chia sẻ giao lưu học hỏi kinh nghiệm thông qua các trường bạn Sau

đó, thống nhất chỉ đạo chung toàn khối từng tuần, từng tháng để đạt kết quả tốthơn

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn một cách nghiêm túc vào các chiều thứ 5 hàngtuần để các GV trao đổi học hỏi lẫn nhau, thống nhất các nội dung chỉ đạo trongkhối, tổ Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn đi sâu vào các nội dung như:

tổ chức các tiết dạy ở các lớp VNEN để GV toàn trường cùng dự và đánh giárút kinh nghiệm; thảo luận thống nhất góp ý về phương pháp, chương trình, sách

Trang 19

tài liệu Từ đó, đưa ra các phương án thực hiện có tính khả thi nhất, phù hợpvới thực tế nhà trường Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cho GV thảo luận

đề xuất các vấn đề nảy sinh trong giảng dạy làm báo cáo gửi về Ban quản lýVNEN TW về chương trình, sách tài liệu

- Hàng tháng BGH tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng các lớp để nắm bắt chấtlượng học sinh và tăng cường dự gìơ thăm lớp GV để đôn đốc giúp đỡ GV thựchiện đúng phương pháp dạy học theo VNEN

- Lấy phiếu thăm dò từ phụ huynh, thu nhận thông tin từ học sinh qua Hộp thưvui để điều chỉnh, bổ cứu, làm công tác tư tưởng một cách kịp thời

- Bước đầu giáo viên đã thực hiện khá tốt về phương pháp dạy theo mô hìnhtrường học mới (VNEN)

- Nhà trường đã chủ động thực hiện giãn tiết, điều chỉnh tài liệu cho phù hợp vềcâu lệnh, lô gô, nội dung ngữ liệu hoặc hình ảnh (việc điều chỉnh tài liệu thựchiện theo tinh thần đảm bảo mục tiêu và chuẩn KT-KN và phù hợp với đốitượng HS; không chủ quan, tùy tiện) Tất cả các GV trong tổ tích cực thiết kếbảng biểu, phiếu học tập, sử dụng thiết bị, đồ dùng DH, khai thác tranh ảnh,

để tạo thuận lợi cho HS trong học tập

- Mỗi GV đã chủ động nghiên cứu kĩ bài, có sự chuẩn bị nội dung kiến thức cơbản và liên quan đến nội dung bài dạy Mỗi giáo viên đã có sổ nhật kí dạy học

và Sổ theo dõi kết quả học tập của HS qua từng bài, từng tuần, từng thời điểm để

có hướng kèm cặp giúp đỡ kịp thời với từng học sinh

- Hình thành được cho HS thói quen học theo nhóm Các em đã thực hiện cộngtác chia sẻ tài liệu học tập để giúp nhau lĩnh hội nội dung bài học Trong tiết họccác em nắm vững 10 bước học tập, biết tự đánh giá nhận xét theo bảng tiến độ

và đã xây dựng được các động hình học tập cho bản thân

- Học sinh được hình thành kỹ năng sống, tự tin, chủ động trong các hoạtđộng tập thể và trong sinh hoạt, biết giao lưu, hợp tác trong các công việc, đặcbiệt là các em đã biết tự học, tự nghiên cứu tài liệu Đội ngũ cán bộ HĐTQ lớp

và các nhóm trưởng được hướng dẫn, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ quản lýđiều hành lớp và hoạt động tự tin, có hiệu quả

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w